Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.093
123.230.878
 
Trần Phong Giao và những người viết trẻ
Trần Hoài Thư

 

1. Thời ấy, thời những năm 60, nói đến văn học miền Nam là nói đến nhóm, là phải nhắc đến Sáng Tạo, Hiện đại, Thế Kỷ 20 v.v… Những đề tài thì quanh quẩn những hiện sinh, nôn mửa, làm mới văn học, hay viết về những kinh nghiệm bản thân về một chủ nghĩa là Cộng Sản mà họ đã trải qua… Họ sống ở thủ đô, ít hiểu, ít chất liệu để nói về con quái vật chiến tranh và những hệ lụy của nó. Và nếu có viết thì chỉ đứng ở ngoài nhìn vào, chứ không phải đứng trong lòng cuộc chiến như những kẻ trực tiếp ở trong lòng hoả ngục mà tổng thống thứ 31 của Mỹ là Hoover đã từng nói “tuyên chiến thì dành cho những ông già còn phần đánh và chết thì dành cho đám trẻ“. (Herbert Hoover: The old men declare war. But it is the youth who must fight and die).

 

Riêng, những người trẻ viết văn thì không những lãnh phần đánh giặc, chết thế mà còn tự nguyện lãnh thêm những sấp giấy nhét trong ba lô hay túi áo trận có khi dính đầy máu. Và khác với những quan chức văn nghệ phòng trà, mang bộ đồng phục mà viết về ca sĩ, vũ nữ v.v… thì các người viết trẻ phải viết trong điều kiện:

Viết thư thăm ông sau cuộc hành quân biên phòng, kéo dài suốt 20 ngày trong rừng đầy muỗi, lạnh và vắt rừng.


Ở đây thiếu thốn về nhiều phương diện. Ngay như báo chí. Đôi khi tờ báo hàng ngày xuất bản ngày 10 thì đến 20 chúng tôi mới được đọc. Còn nói gì đến những tập san văn học nghệ thuật? “

(t.l, thư từ Dakto ngày 12-12-1970, Vấn đề số 45 tháng 4- 71)

 

2. May mắn trong thế giới ấy chúng ta có một Trần Phong Giao của Văn.

Có thể nói, trong thời chiến, không một người viết trẻ nào lại không nhớ đến cái công tìm tòi, khai phá những tài năng mới của tạp chí Văn, mà thơ ký tòa soạn Trần Phong Giao (TPG) là người đầu tàu.

 

3. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một đức tính quí hiếm mà chúng tôi đã tìm thấy ở ông, dù ít khi chúng tôi có dịp gần gũi với ông.

 

Nhớ lại trong vài lần từ vùng hai về phép, ghé ngang tòa soạn Văn, thăm ông, thấy ông với gương mặt lạnh lùng, họa hoằn lắm mới thốt vài câu thăm hỏi, sau đó lại tiếp tục cúi xuống bàn máy đánh chữ, thì thấy lòng hơi bất mãn.

 

Vậy mà trên tạp chí Văn, ở mục trang Sinh Họat Văn học Nghệ thuật, dưới bút hiệu Thư Trung, ông luôn luôn viết về chúng tôi, đề cập đến chúng tôi, và cất lời thống thiết vì chúng tôi. Thật khó tìm một tạp chí có người thơ ký tòa soạn lại chú tâm về cuộc hành trình của những người mang màu áo đồng phục như chúng tôi như thế. Nhờ Văn mà chúng tôi tìm đến nhau, và biết tin nhau dù chúng tôi luân lạc tứ phương, ví dụ qua bản tin trên Văn số 121 năm 1968:

 

 

 

Hay trên tạp chí Văn số 103 Tháng 4 năm 1968, ông đã viết về lần chúng tôi (THT) bị thương trong trận Mậu Thân:

 

 

 

Ông gọi, kêu, khan cổ. Cái máy chữ Olympic phương tiện mà ông xử dụng từ việc liên lạc, đến việc trị sự, tòa soạn, đã bao lần thấy được nỗi lòng của ông, vì bạn văn, vì những người đồng chung một mái nhà văn chương. Như lần ông kêu cứu nhà văn Duy Lam giúp đỡ nhà thơ Đỗ Tấn sau khi nhà thơ này gặp nạn vào Tết Mậu Thân:

 

 

*

Sau 1975, Trần Phong Giao sống lặng lẽ, ít giao tiếp với ai, nhất là giới văn nghệ sĩ ở hải ngoại.

Ông chết vào ngày 12-4-2005 tại Saigon thọ 70 tuổi vì bịnh ung thư đại tràng.

 

Lòng bùi ngùi nhớ lại người đã gây dựng tạp chí Văn, đưa tạp chí này lên một vị thế lớn trong bầu trời văn chương miền Nam, thêm vào cõi lòng từ tâm hiếm có, không biết gì hơn là xin được đăng bài thơ của ông sau 1975 mà ông cảm tác khi vào tuổi 60 do một người bạn văn thương mến gởi tặng tòa soạn TQBT để chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời của ông sau 1975:

 

Khai bút đầu xuân gõ máy chơi
Tưởng mình “cả tiếng lại dài hơi” (1)
Nào ngờ mắt kém, tay run rẩy
Đã lão, tuy vừa chớm sáu mươi!

Tuổi “tri thiên mệnh” tưởng được nghỉ
Nào ngờ vợ ốm thêm vận bỉ
Lại thức thâu đêm mài chữ bán
Bảy hào một từ, sung sướng nhỉ?

“Chữ nghĩa tây tầu chót dở dang
Nôm na phá nghiệp kiếm ăn soàng” (2)
Mười ba năm đã quên cầm bút
Nghĩ đến Kiều thêm nỗi bẽ bàng!

Xin hiểu lòng tôi, hỡi nguyệt vàng:
Mưu sinh hệ lụy của trần gian
Tôi còn sống nhé, tôi chưa chết,
Chỉ có tên xưa: cát bụi tan!…

Trà, rượu, xuân tình vẫn cứ chơi
“Cơm toàn rau muống, chẳng chiên ngồi” (3)
Đã lỡ phong lưu nên phải gượng
Sàng đầu kim tận cũng đành vui…

Tưởng lúc về già được con nuôi:
Chơi chim, chơi cảnh, hưởng nhàn chơi,
Hạo khí chưa mòn, râu tóc bạc
Mới biết cao xanh chẳng đãi người…

Trời cao mây trắng ngẩn ngơ trôi…
Ngoài hiên hoa mướp nhởn nhơ cười
Thơ xuân, đánh chữ, ghê ông quá,
Chữ nghĩa thư-trung chán mớ đời! (4)

Đầu năm khai bút, à, khai máy,
Rượu uống mềm môi vẫn chẳng say,
Ngậm ngùi pha loãng men cay đắng,
Hàng xóm hoa mai lơi lả bay…

Một bầu tâm sự gởi về đâu?
Mênh mang giấy trắng ngẩn ngơ sầu,
Trước đèn nào biết xuân hay tết,
Chỉ biết lòng riêng nỗi quặn đau.

Khai bút đầu xuân gõ máy chơi
Tâm sự vô cùng, cố hữu ơi!
Đã không thương nhớ, đừng thương xót,
Hãy mặc tôi

tuổi sáu mươi!….

 

Trần Phong Giao (*) – 1990

 

Ghi Chú:

1. Mõ Làng Văn: Một bút hiệu ngày cũ

2. Thơ Tản Đà

3. Thơ Nguyễn Trãi: “bàn duy mục túc, tọa vô chiên”

4. Một bút hiệu ngày cũ

(1) Trích từ Thư Quán Bản Thảo số 35 tháng 2-2009

Địa chỉ liên lạc: tranhoaithu@verizon.net

 

Trần Hoài Thư
Số lần đọc: 1940
Ngày đăng: 17.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tạp chí VĂN, một thời tôi tới - Cao Thoại Châu
Tạp chí Văn từ lòng đất - Ban Mai
Bàn tay cầm bút - Phan Triều Hải
Quê Nội Và Mùa Cúc Vàng Rực Rỡ - Lê Nguyệt Minh
Sài Gòn Tôi Yêu - Nguyễn Thị Hậu
Thoáng Nhớ Ngày Đầu Năm - Đinh Cường
Hội đàm hình và bóng - Trần Hạ Tháp
Những Mầm Non - Kinh Dương Vương
Đầu Năm Đọc Thơ Tình - Thụy Vi
Thơ Của Văn - Trần Hoài Thư