Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.096
123.232.141
 
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không?
Phạm Nguyên Trường

Daphna Maor (Haaretz , Israel, 23/02/2011), Phạm Nguyên trường dịch

 
Ở Trung Đông đang diễn ra những sự kiện sẽ đi vào lịch sử thế giới. Cùng với thời gian người ta sẽ thấy rằng những chuyện đang diễn ra trong thế giới Arab có thể so sánh với những cuộc cách mạng vĩ đại trong thế kỉ XVIII. Không có cuộc cách mạng hướng đến tự do, bình đẳng và bác ái nào mà không có nạn nhân, phá hoại và thiệt hại về kinh tế và đạo đức. .


Nhưng điều đáng quan tâm là những sự kiện cách mạng khởi đầu ở Tunisia và lan sang Ai Cập đã không làm các nhà đầu tư phương Tây sợ hãi như là những sự kiện đang diễn ra ở Libya trong một tuần gần đây. Chỉ trong hai ngày giá dầu đã tăng thêm 12%. Thị trường chứng khoán phản ứng bằng sự giảm điểm, dollar mạnh lên. Chuyện đó chỉ xảy ra trong giai đoạn bất ổn về kinh tế và chính trị mà thôi.

 

Các sự kiện ở Libya khác hẳn về mức độ bạo lực và có thể dẫn tới nội chiến. Đấy là điểm khác biệt với những sự kiện ở Ai Cập, nơi cho đến nay vẫn tránh được những vụ đụng độ giữa quân đội và dân chúng. Mặt khác, Libya cách li với phần còn lại trên thế giới trong một thời gian dài, cả trong lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị. Quá trình hội nhập của Libya chỉ mới mới được tái tục trong mấy năm vừa qua.

Nếu chỉ nhìn vào những con số thì nền kinh tế Libya không có giá trị gì đặc biệt. Thí dụ, sản xuất dầu mỏ của Libya chỉ bằng 8% sản lượng của Mĩ và 1,7% sản lượng toàn cầu mà thôi. Các nước còn lại trong khối OPEC có thể bù đắp được sự thiếu hụt là 1,6 triệu thùng một ngày (số liệu vào tháng 1 năm 20111), những nước này đang khai thác nhiều hơn nhu cầu. Nhưng chỉ có Saudi Arabia là có thể sản xuất thêm 3 triệu thùng một ngày, nếu có nhu cầu.

 

Lí do chính làm cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lo lắng là họ sợ rằng các sự kiện trong những nước ở Trung Đông có vị trí quan trọng hơn đối với nền kinh tế thế giới cũng sẽ phát triển theo kịch bản của Libya. Thí dụ như những cuộc bạo loạn ở Bahrain có ý nghĩa quan trọng hơn đối với thị trường năng lượng thế giới. Trước hết là vì nước này nằm ngay bên cạnh Saudi Arabia, nước cung cấp dầu mỏ lớn nhất trong khối APEC. Nhiều người sợ rằng sự mất ổn định của các chế độ ở Bắc Phi và Trung Đông sẽ làm cho giá dầu mỏ gia tăng đột biến. Những lời tuyên bố mang tính bạo lực của nhà độ tài Muamar Kaddfi và việc giết hại hàng trăm người biểu tình là nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư quốc tế lo lắng.

 

Trong thập niên qua, khi giá dầu gia tăng đột biến, nhiều người sợ rằng điều đó sẽ làm cho nền kinh tế thế giới phát triển chậm lại. Nhưng trong những năm đó nhiều nước lại lại có tốc độ phát triển kinh tế khá tốt. Trong hoàn cảnh hiện nay nếu giá dầu đột ngột gia tăng thì đây sẽ là điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế phương Tây vì nó vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng vừa qua, đang bị khốn đốn về những rắc rối trong lĩnh vực tài chính và nạn thất nghiệp. Đây có thể trở thành một vòng xoáy nữa của cuộc khủng hoảng toàn cấu. Chính nó đã gây ra tâm lí hoảng loạn cho các nhà đầu tư.

 

Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ:

 http://inosmi.ru/asia/20110224/166801781.html

Đã đăng trên phamnguyentruong.blogspot.com

 

Phạm Nguyên Trường
Số lần đọc: 1833
Ngày đăng: 27.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bài học từ Ai Cập - Phạm Nguyên Trường
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson - Hiếu Tân
Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga. - Hiếu Tân
Tắm máu ở Libya: Sự Bất lực của Phương Tây - Hiếu Tân
Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh” - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. Tiếp - Hiếu Tân
Luật sư ngôi sao Alan Dershowitz: Assange là một Nhà báo Kiểu mới. - Hiếu Tân
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. tiếp phần 4 - Hiếu Tân
Nga và Trung Quốc nhận thức về cách mạng Ai Cập như thế nào? - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Một vụ ám sát hụt (truyện ngắn)
Thiên tài (truyện ngắn)
Người (truyện ngắn)
Chết treo (truyện ngắn)
Bắc Phi, tiếp sau là gì? (nhìn ra thế giới)
Vì sao Gaddafi phải ra đi? (nhìn ra thế giới)
Bàn về chủ quyền quốc gia (nhìn ra thế giới)
Tầng lớp trí thức là gì? (nhìn ra thế giới)
Giờ hoàng đạo của NATO (nhìn ra thế giới)
Mùa xuân Miến Điện (nhìn ra thế giới)