Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.215.261
 
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới
Hiếu Tân

Phỏng vấn Ewald von Kleist, người tham gia ám sát Hitler 66 năm trước

 

SPIEGEL 28/02/2011

http://www.spiegel.de/international/germany/0,1518,748844,00.html

 

Ewald von Kleist, 88 tuổi, cựu sĩ quan Wehrmacht Đức và thành viên cuối cùng còn sống của mưu đồ giết Hitler 20 tháng Bẩy 1944, thảo luận về việc bỏ chế độ quân dịch Đức, tại sao binh lính Đức cần được tôi luyện mạnh hơn và kế hoạch giết Adolf Hitler không thành của ông

 

SPIEGEL: Thưa ông Von Kleist trong nhiều thập kỷ, chế độ quân dịch đã được coi như một bảo đảm cho các lực lượng vũ trang Đức không phát triển thành một loại nhà nước trong nhà nước. Bây giờ chế độ quân dịch đã bị bãi bỏ có hiệu lực. Ông có đồng ý với quyết định này không?

 

Ewald von Kleist: Các lực lượng vũ trang phải được tổ chức thế nào cho chúng có thể thực hiện được những gì người ta trông chờ ở chúng. Trong Chiến tranh lạnh, chúng ta có một quân đội lớn để có thể đẩy lùi một cuộc tấn công từ phía Đông. Bây giờ thì khác. Chẳng bao lâu nữa nhiều thứ pháo, tăng và các loại vũ khí cổ lỗ khác sẽ không còn tồn tại nữa. Bundeswehr[1] phải thích nghi với thực tế mới này.

 

SPIEGEL:  Nhiều người sợ rằng đặc tính nội tại của quân đội sẽ thay đổi khi không còn lính nghĩa vụ nữa.

 

Ewald von Kleist: Điều đó có thể là đúng, nhưng chúng ta phải chấp nhận nó. Tôi không tin rằng sẽ đặt một mối đe dọa lên nền dân chủ nếu chế độ quân dịch bị bãi bỏ.

 

SPIEGEL: Điều này có thể làm thay đổi hỗn hợp kinh tế xã hội của quân đội. Nhiều tầng lớp xã hội thuộc diện phải phục vụ trong quân đội sẽ không còn bị ảnh hưởng nữa.

 

Ewald von Kleist:  Điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải chấp nhận một số vấn đề. Điều quan trọng hơn là làm sao triển khai được Bunderswehr. Rõ ràng nó đang chuyển động mạnh mẽ để trở thành một đội quân mẫu mực được gửi ra nước ngoài trong sứ mệnh ở Afghanistan. Tôi có những lo lắng nghiêm trọng về chuyện này.

 

SPIEGEL: Ông có tin rằng tự do của Đức đang được bảo vệ ở Afghanistan, như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đức Peter Struck đã có lần nói rất hay không?

 

Ewald von Kleist: Bạn đủ thông minh (để hiểu câu trả lời cho câu hỏi đó).

 

SPIEGEL: Ông không tin điều đó, đúng không?   

 

Ewald von Kleist: Không, tôi thật sự không tin. Tôi chưa bao giờ nghe nói về việc chúng ta có những xứ bảo hộ ở đó hay là về một số lớn người Đức đi nghỉ ở đất nước ấy.

 

SPIEGEL: Ngày 11/9 đã kích khởi điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, nói rằng các nước thành viên NATO được yêu cầu hỗ trợ các thành viên khác nếu họ bị tấn công. Theo logic ấy, Bundeswehr có nghĩa vụ giúp đỡ Hoa Kỳ trong cuộc chiến của nó chống khủng bố Islamist, và ở Afghanistan nói riêng, bởi vì nó là nơi có bọn người đứng sau các cuộc tấn công trú ngụ.

 

Ewald von Kleist: Đúng là sau ngày 11/9 /2001 Hoa Kỳ đã tuyên chiến với khủng bố trên toàn cầu. Nhưng chống lại nước nào? Tại sao có cuộc chiến tranh này? Và ai là kẻ thù?

 

SPIEGEL: Kẻ thù là Taliban ở Afghanistan và mạng lưới khủng bố al-Qaida.

 

Ewald von Kleist: al-Qaida là một con ngáo ộp. Không có tổ chức nào, không có nước nào anh có thể phát động cuộc chiến tranh chống lại. Ngược lại, chúng ta đang phát động một cuộc chiến tranh chống lại một tư tưởng. Lúc đó, lẽ ra chúng ta nên hỏi đây có thật là một cuộc chiến tranh theo ý nghĩa của Điều 5 hiệp ước NATO hay không?

 

SPIEGEL: Đức có nên rút khỏi Afghanistan và thôi không thể hiện tình đoàn kết với Hoa Kỳ không?

 

Ewald von Kleist: Nhiều nước khác đã làm việc đó và đã chẳng sao cả, và có một đa số dân chúng của ta phản đối chiến tranh. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng những cam kết với đồng minh thì phải thực hiện nghiêm túc.

 

SPIEGEL: Vậy, nói cách khác, ông nghĩ rằng Đức nên tiếp tục chiến đấu?

 

Ewald von Kleist:  Dù sao, chúng ta cũng chưa thể rút ngay. Nhưng nên thảo luận với người Mỹ về thời điểm kết thúc sứ mệnh đó vào một thời điểm sớm hơn.

 

SPIEGEL: Bundeswehr đang bảo vệ những giá trị phổ biến - tức là, những quyền con người - ở Afghanistan. Đó có phải là một mục tiêu cao quý không?

 

Ewald von Kleist:  Vấn đề thực ra là liệu có đúng không việc người của chúng ta phải chết để cho các em bé gái ở châu Á có thể đến trường. Câu trả lời cho câu hỏi đó dường như không rõ ràng lắm đối với tôi.

 

SPIEGEL: Vậy thì điều gì đáng để chết?

 

Ewald von Kleist: Việc liều mạng những người lính Đức chỉ có thể được biện hộ khi những quyền lợi sống còn của chúng ta bị đe dọa. Chính xác những quyền lợi sống còn ấy là gì thì khó quyết định trên cơ sở từng trường hợp một. Vậy, chúng ta phải xác định chúng ta có phương tiện để đạt những mục tiêu của chúng ta không? Và, cuối cùng, tôi phải tự hỏi tôi làm thế nào rút ra được. Một sứ mệnh quân sự chỉ được biện minh khi chúng ta có câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi ấy.

 

SPIEGEL:  Nhìn lại những sứ mệnh quân sự của Bundeswehr trong 20 năm qua, có cái nào trong số đó đạt tiêu chí của ông không?

 

Ewald von Kleist: Trí nhớ của tôi không còn được như trước nữa. Tôi không thể nghĩ về bất kỳ cái gì lúc đó tôi đã hết sức nhiệt tình. Chẳng hạn, Somalia. Bundeswehr được gửi tói đó để làm đường và xây cầu. Những loại sự việc như thế thật sự chỉ là ngu ngốc.

 

Kỳ sau:Ý tưởng của Obama về một thế giới không có hạt nhân là vớ vẩn

 

 



[1] Bundeswehr (tiếng Đức): Lực lượng Phòng vệ Liên bang, bao gồm các lực lượng vũ trang thống nhất của Đứcvà bộ máy quản trị dân sự của chúng.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2378
Ngày đăng: 10.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Phỏng vấn nhà khoa học Richard Dawkins: Tôn giáo ư? Hiện thực có một phép lạ của riêng nó. - Hiếu Tân
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Nga chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào.tiếp - Hiếu Tân
Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui. - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào. - Hiếu Tân
Học Để Yêu Cách Mạng - Hiếu Tân
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)