Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.210.800
 
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp và hết
Hiếu Tân

Phỏng vấn Ewald von Kleist, người tham gia ám sát Hitler 66 năm trước

 

SPIEGEL 28/02/2011

http://www.spiegel.de/international/germany/0,1518,748844,00.html

 

4. Sự ghê sợ chiến tranh

 

SPIEGEL: Ông có nghĩ rằng động cơ trở thành một người lính hồi đó với bây giờ khác nhau không?

 

Ewald von Kleist: Tất nhiên. Thời đó người lính được hết sức kính trọng, và nhiều người xuất hiện ở nơi giao tiếp trong bộ quân phục. Bây giờ bạn hiếm khi thấy điều đó. Do quá khứ của chúng ta, chúng ta có một thái độ hoàn toàn khác đối với người lính. Trong một số trường hợp, thái độ này đi quá xa theo chiều ngược lại.

 

SPIEGEL: Ông có nghĩ xã hội ngày nay quá ít tôn trọng đối với người lính?

 

Ewald von Kleist: Tôi tin rằng xã hội nói chung giúp đỡ không đủ cho Bundeswehr, nó cũng tình cờ là Bundeswehr của họ và phần nào là trách nhiệm đối với hòa bình và thịnh vượng của chúng ta. Trong khía cạnh này, xã hội hiện nay đã xử sự không tốt lắm.

 

SPIEGEL: Ông ở mặt trận nào khi là một đại đội trưởng trẻ tuổi?

 

Ewald von Kleist: Ở Hồ Ladoga, cái hồ đáng ghê tởm ấy ở Nga.

 

SPIEGEL: Chắc phải là một kinh nghiệm

 

Ewald von Kleist: Chắc chắn là thế. Anh có trách nhiệm thật sự. Có câu ngạn ngữ ngu xuẩn rằng “người sĩ quan là người làm chủ cả sống và chết” Cái ấy rõ ràng là vô nghĩa bởi vì anh ta đâu phải như thế. Nhưng anh ta có trách nhiệm đối với cuộc sống của những người dưới quyền chỉ huy của anh ta. Mọi mệnh lệnh anh ta phát ra nếu không đúng hay không cần thiết, có thể gây những hậu quả thảm khốc cho những con người tội nghiệp ấy. Nó là như thế đấy.

 

SPIEGEL: Nhưng đó là vấn đề sống và chết.

 

Ewald von Kleist: Giá mà những người nói về chiến tranh và ra những quyết định ngày hôm nay thật sự trải nghiệm những gì đã xảy ra. Giữa chỉ huy và binh lính có mối quan hệ cha-con, thậm chí ngay cả khi người sĩ quan trẻ hơn nhiều. Và rồi những gì phải xảy ra đã xảy ra trong chiến tranh. Một ai đó trúng đạn và nằm lại đó, và anh phải đến với anh ta và nhìn anh ta chết, nhìn một trong những đứa con của anh chết. Và anh ta đã tin rằng anh ta hy sinh cuộc đời cho một cái gì đó chính đáng và cần thiết. Điều ấy thật khủng khiếp, bạn hiểu không.

 

SPIEGEL: Rồi sau một thời gian ông cũng quen với chuyện đó chứ?

 

Ewald von Kleist: Nhiều người quen với chuyện đó, nhưng tôi không bao giờ quen được. Tôi đến tận hôm nay vẫn cảm thấy như thế, đó là lý do tại sao chính sách an ninh làm tôi quan tâm. Và đó là lý do tại sao đôi khi tôi lo rằng chúng ta đôi khi xử lý những vấn đề này hết sức liều lĩnh.

 

SPIEGEL: Ông có nghĩ rằng đó là vì nhiều người ngày nay không qua những trải nghiệm sống-và -chết như ông mô tả không?

 

Ewald von Kleist: Đó là một điều tốt. Nhưng công việc của một chính khách chuyên về các vấn đề an ninh là bảo vệ máu và sinh mạng của những người giao phó cho ông ta chăm lo. Không có gì quý hơn máu của những người mà anh chịu trách nhiệm. Cần phải làm cho nhân dân hiểu rõ điều đó.

 

SPIEGEL: Bằng cách nào?

 

Ewald von Kleist: Tôi nghĩ rằng truyền thông nên báo cáo nhiều hơn về những vấn đề này. Khi đó nhân dân sẽ hiểu.

 

SPIEGEL: Chẳng phải là người dân ngày nay được thông tin tốt hơn nhiều về chiến tranh Afghanistan so với các cuộc chiến tranh trước đó sao? Chúng ta đôi khi có ấn tượng rằng người đọc chỉ có một sức chú ý có hạn.

 

Ewald von Kleist: Goebbels có lần đã nói với tôi rằng, khi nói về tuyên truyền, anh chỉ cần nhắc đi nhắc lại thật nhiều lần cùng một vấn đề cho đến khi người ta không thể chịu nổi nghe nó thêm nữa, và khi đó anh nói thêm một lần nữa.

 

SPIEGEL:  Đó là những gì mà các chính khách ra tranh cử ngày nay nói. Thậm chí chẳng cần nhắc lời Goebbels về chuyện này.

 

Ewald von Kleist: Đúng, nhưng hắn ta thật thông minh, thông minh một cách quỷ quyệt

 

SPIEGEL: Xin cám ơn ông von Kleist về cuộc phỏng vấn này

 

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Ralf Neukirch và  Martin Doerry.

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2254
Ngày đăng: 13.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới: Phần 3 - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp, Ý tưởng của Obama về một thế giới không có hạt nhân là vớ vẩn - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới - Hiếu Tân
Phỏng vấn nhà khoa học Richard Dawkins: Tôn giáo ư? Hiện thực có một phép lạ của riêng nó. - Hiếu Tân
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Internet đi vào chúng ta như thế nào. tiếp - Hiếu Tân
Nga chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào.tiếp - Hiếu Tân
Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui. - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)