Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.222.028
 
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân, tiếp và hết.
Hiếu Tân

Ban Biên tập SPIEGEL, 14/3/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,750773-4,00.htmlhttp://www.spiegel.de/international/world/0,1518,750773-4,00.html

 

 

4. Việc Tái sinh Điện Hạt nhân Toàn cầu đang bị Đe dọa

 

Các lò phản ứng ở Fukushima Daiichi được đặt sát bờ biển, cách thành phố Sendai khoảng 50 km, đã bị tàn phá trong trận động đất. Hầu như tất cả 55 nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đều được  xây dựng gần biển, bởi vì chúng cần một nguồn lớn nước làm mát chắc chắn để hoạt động. Nhưng chính điều đó lại khiến cho chúng rất dễ bị phá hủy trong những cơn sóng thần.

 

Sau khi cơn sóng thần khổng lồ của Ấn Độ Dương tấn công Đông Nam Á năm 2004, các nhà điều phối hạt nhân và những người vận hành nhà máy nhận ra nguy cơ đối với các nhà máy điện hạt nhân. Cơn sóng thần đó làm ngập các bơm làm mát cho một lò phản ứng ở Nhà máy Điện Nguyên tử Madras ở Ấn Độ, nhưng những người vận hành đã dừng được lò phản ứng vừa kịp đúng lúc để ngăn ngừa một tai nạn. Cơn sóng đó cũng tràn ngập một vị trí xây dựng gần kề với một lò phản ứng tái sinh, nơi người Ấn Độ cũng có ý định sản xuất vật liệu nổ plutonium. Nhưng rõ ràng là những người vận hành Ấn Độ chưa học được nhiều từ cơn sóng thần 2004. Sau khi  khu vực đó được xả, họ lại tiếp tục xây một lò phản ứng vẫn ở vị trí đó.

 

Trong một ý đồ tích cực hơn, Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA) cách đây hai năm đã thiết lập Trung tâm Ân toàn Seismic Quốc tế. Trung tâm này tạo một diễn đàn cho các chuyên gia trao đổi thông tin và đề ra những tiêu chuẩn cao nhất có thể có. Nhật Bản được coi là một trong những nước thành viên tích cực nhất, và như vậy là có lý do. Đây không phải là lần đầu tiên động đất đã đe dọa sự an toàn của các nhà máy điện hạt nhân của Nhật. Năm 2007 chẳng hạn, một trận động đất mạnh 6,8 độ Richte đã làm rung chuyển bờ biển phía tây Nhật Bản. Tâm động đất chỉ cách Kashiwazaki-Kariwa, một tổ hợp 7 lò phản ứng, 16 km và là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Sau đó đã phát hiện ra rằng một trong những thanh điều khiển đã bị kẹt.

 

Lớn hơn dự kiến

 

Trận động đất năm 2007 cũng mạnh hơn nhiều so với các kỹ sư dự tính. Thật ra, nó mạnh hơn hai lần rưỡi so với một trận động đất mà lò phản ứng này theo thiết kế có thể chịu được. Ngày nay nó được đưa trở lại hoạt động sau khi đã được nâng cấp. Cùng một cơ quan vận hành, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) sở hữu cả hai nhà máy, Fukushima và Kashiwazaki-Kariwa.

 

Nhiều chuyên gia hạt nhân của TEPCO, một phần vì lịch sử của nó. Một xì căng đan làm rung chuyển tín nhiệm của công chúng vào công ty này cách đây 10 năm, khi TOPCO bị phát giác đã xoay sở giả mạo các báo cáo về cuộc thử nghiệm rò rỉ được thực hiện trong các đợt thanh tra an toàn trong các nhà máy điện hạt nhân của họ.

 

Kết quả của các xì căng đan của TEPCO các công dân Nhật Bản ngày càng mất tin tưởng vào chính phủ của họ và công nghệ hạt nhân. Nhật Bản đã phát ra khoảng một phần ba điện năng từ điện hạt nhân và phụ thuộc vào các lò phản ứng ngang với Pháp.

 

Sau trận động đất năm 2007, những người vận hành một nhà máy tái chế nhiên liệu ở Rokkasho-Mura được yêu cầu nâng cấp tổ hợp, lúc đó đang tiến hành chạy thử. Việc nâng cấp đòi hỏi phải tăng gần gấp đôi chi phí cho dự án, dẫn đến một tổng chi phí lên đến hơn 20 tỷ $ - cho thấy để đảm bảo an toàn chống động đất tốn kém như thế nào.

 

Sau trận sóng thần tuần qua, cũng có mất điện ở các cơ sở hạt nhân Rokkasho, và nhiều giờ sau động đất an toàn của nhà máy rõ ràng phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động của các động cơ diesel.

 

Giành đất

 

Liệu tai nạn ở Fukushima có tác động đến việc bùng nổ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở châu Á hay không vẫn còn phải chờ xem. Điện hạt nhân hiện nay đang trải qua một đợt hồi sinh trên toàn thế giới, là điều không tưởng tượng nổi trong những năm liền sau Chernobyl.

 

Những nền kinh tế đang lớn nhanh ở châu Á, Trung Hoa, Nam Triều và Ấn Độ cũng như Nga và Hoa Kỳ, một lần nữa lại đang trông cậy từ điện hạt nhân. Sự hồi sinh này là kết quả của cả tình trạng đói năng lượng trầm trọng trong những nền kinh tế mới nổi và cuộc tranh cãi về ô nhiễm khí các bô nic đang là một lo ngại toàn cầu.

 

Theo IAEA, 29 nước hiện nay đang vận hành 442 lò phản ứng, tạo ra một tổng công suất 375 gigawatt điện. 65 nhà máy khác hiện đang được xây dựng trên khắp thế giới. Bây giờ khi nhiều người tin rằng biến đổi khí hậu đã thế chân thảm họa hạt nhân làm mối đe dọa lớn nhất đối với loài người, công nghệ hạt nhân, với lượng khí thải CO2 thấp, một lần nữa lại giành được ưu thế.

 

Chẳng hạn Thụy Điển từ lâu đã được coi như một tấm gương về cách thức từ bỏ từng bước năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, vào giữa năm ngoái, quốc hội Thụy Điển đã đảo ngược quyết định giã từ năng lượng hạt nhân từ 30 năm trước. Luật mới có thể cho phép xây dựng đến 10 nhà máy mới, thay thế các nhà máy Forsmark, Ringhals và Oskarshamn đã cũ.

 

Ở Hoa Kỳ, trong ba thập niên không có dự án xây mới lò phản ứng nào được xúc tiến. Năm ngoái, Tổng thống Barack Obama quyết định dành hàng tỷ đô la trong quỹ bảo đảm cho vay của liên bang cho hai tổ hợp ở Georgia. Một dự án ở Nam Carolina đang được tiến hành xây dựng.

 

Trung Hoa có 27 địa điểm xây dựng hạt nhân, trong khi Nga hiện đang xây dựng 11 lò phản ứng mới. Moscow thậm chí có kế hoạch xây dựng những lò phản ứng nổi, nhỏ để cung cấp điện ở vùng Bắc Cực nước Nga.

 

Kết thúc giấc mơ năng lượng rẻ.

 

Tuy nhiên, trước hết, ngày càng nhiều nền kinh tế mới nổi, và ngay cả các nước đang phát triển quan tâm đến công nghệ hạt nhân. “Chúng tôi dự tính có từ 10 đến 25 nước mới đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của họ vào hoạt động vào năm 2030,” Tổng Giám đốc IAEA Yukiya Amano nói. Theo ông Amano, tổng số 65 nước, trong đó riêng ở châu Phi có 21 nước, đã tỏ ra quan tâm đến công nghệ này”.

 

“Dự báo hiện thời cho biết thế giới sẽ tăng tiêu thụ năng lượng toàn cầu lên hơn 50 phần trăm vào năm 2030,” một cuốn sách nhỏ của IAEA có tựa đề “Xem xét Phát động một Chương trình Điện Hạt nhân mới” viết. Theo cuốn sách này, các nhà máy điện hạt nhân có thể giúp đảm bảo “tiếp cận năng lượng có thể với tới được ở nhiều nơi trên thế giới”

 

Tình hình hiện nay cho thấy rằng những hy vọng của những người vận động cho hạt nhân sẽ bị va chạm mạnh. Sự kiện một thảm họa hạt nhân có thể xảy ra trên đất của những robot và những ô tô điện đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nền công nghệ này.

 

Có những hoán dụ cho tất cả những tai nạn của thời đại hạt nhân, đặt những cái tên đã trở thành biểu tượng. Three Mile Island là một trong số đó, và tất nhiên, Chernobyl.

 

Không có vấn đề cái tên Fukushima sẽ có một ý nghĩa tương tự. Fukushima sẽ tượng trưng cho sự kết thúc giấc mơ năng lượng hạt nhân trong tầm tay -- và nhận thức rằng chúng ta không có dạng năng lượng ấy được kiểm soát.

 

RALF BESTE, PHILIP BETHGE, KLAUS BRINKBÄUMER, DIRK KURBJUWEIT, CORDULA MEYER, RENÉ PFISTER, OLAF STAMPF, THILO THIELKE, WIELAND WAGNER

 

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức

Bản tiếng Việt: Hiếu Tân

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2347
Ngày đăng: 19.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bài học hạt nhân Nhật Bản - Phạm Nguyên Trường
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân, tiếp - Hiếu Tân
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân. tiếp 2 - Hiếu Tân
Bạo loạn trong các nước Arab và các cuộc cách mạng màu - Phạm Nguyên Trường
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân 1 - Hiếu Tân
Shakespeare, chán ! - Hiếu Tân
Gaddafi và cái nhẹ nhõm không thể chịu nổi của khủng hoảng - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp và hết - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới: Phần 3 - Hiếu Tân
Ngày nào đó sẽ có một Hitler mới. tiếp, Ý tưởng của Obama về một thế giới không có hạt nhân là vớ vẩn - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)