Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.189
123.212.644
 
Mùi hoa nhài khó chịu: Lãnh đạo Trong Hoa sợ nhân dân của chính họ - tiếp và hết
Hiếu Tân

Wieland Wagner ở Bắc Kinh, SPIEGEL, 03/18/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,751467,00.html

 

“Cải tiến quản lý thông tin”

 

Bây giờ Bắc Kinh xiết chặt kiểm soát hơn bao giờ hết. Chính phủ sẽ “cải tiến quản lý mạng lưới thông tin,” Thủ tướng Ôn Gia Bảo loan báo trong báo cáo tại Hội nghị Hiệp thương Nhân dân.

 

Các biện pháp được dự tính là một phần của kế hoạch an ninh toàn diện, trong đó Đảng Cộng sản có ý định củng cố “hài hòa xã hội”- điều thường xuyên được nhắc đến. Năm nay các kế hoạch của chính phủ tăng chi phí cho cảnh sát, an ninh quốc gia, cảnh sát bán vũ trang, tòa án và nhà tù 13,8 phần trăm, đến 624,4 tỉ nhân dân tệ (khoảng 68 tỉ € hay 95 tỉ $).

 

Làm như thế, chế độ đang tăng cường lực lượng cảnh sát còn hơn cả quân đội, vốn trực thuộc đảng. Theo các con số chính thức, chi phí của chính phủ cho Quân Giải phóng Nhân dân sẽ tăng 7 phần trăm, lên đến 601,11 tỉ nhân dân tệ (khoảng 65 tỉ € hay 91 tỉ $).

 

Nhưng ngay cả ngân sách quân sự - chỉ mới phản ánh sự phát triển của hệ thống vũ khí mới như máy bay tàng hình và hàng không mẫu hạm - về thực chất là để bảo vệ quyền lực. Tiền được cung cấp để nâng cao mức sống của 2,3 triệu binh lính, nhờ đó giữ được lòng trung thành của họ.

 

Nhưng các nhà cầm quyền Bắc Kinh có lý do gì để lo lắng đến thế? Trung Hoa đã vượt mặt Nhật Bản, đối thủ tranh đua của nó, để làm nước công nghiệp lớn thứ hai thế giới khi nền kinh tế của nó tăng trưởng mỗi năm 10,3 phần trăm. Một nghiên cứu mới đây của McKinsey, hãng tư vấn kinh doanh Hoa Kỳ, tiên đoán rằng nước Cộng hòa của Nhân dân này có thể trở thành thị trường lớn nhất thế giới về hàng xa xỉ vào năm 2015.

 

Những lạm dụng kinh niên.

 

Nhưng giới lãnh đạo Trung Hoa ngày nay biết rõ hơn ai hết rằng thần kỳ kinh tế nhờ đó mà quyền lực của họ giữ được tính hợp pháp đang gặp nguy hiểm. Chẳng hạn, các quan chức cấp tỉnh đang tiếp sức cho cơn sốt bất động sản bằng cách bán ngày càng nhiều đất, và khuấy lên cao trào oán giận. Những người nông dân phản đối sự chiếm đoạt đất đai của họ bị các sĩ quan công an và bọn côn đồ của chính phủ ngược đãi, thậm chí họ bị quẳng vào cái gọi là những “ngục đen” mà không hề xét xử.

 

Bất chấp những nguy cơ ấy, hàng ngàn thần dân Trung Hoa nổi loạn chống nhà cầm quyền cộng sản hết năm này sang năm khác, hầu như luôn luôn phản đối chống lại cùng một sự lạm dụng kinh niên: tham nhũng, cướp đất, ô nhiễm môi trường, và lương thấp.

 

Để xử lý những căn bệnh này, chính phủ đang cố gắng thay đổi phương pháp tiếp tục phát triển trong kế hoạch năm năm mới, đến 2015. Theo kế hoạch này, nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm hơn và dễ chấp nhận hơn trong tương lai, là 8 phần trăm một năm. Thủ tướng Ôn cũng hứa kiềm chế lạm phát giá cả, khuyến khích người tiêu dùng và thực hiện bảo vệ tốt hơn cho một môi trường đã bị tàn phá.

 

Nhưng thay đổi đáng diễn ra cũng mang đến những nguy cơ cho chế độ. Điều này đặc biệt đúng với nạn lạm phát phi mã về giá cả trong thị trường bất động sản, mà đảng cộng sản đã và đang cố gắng kiềm chế trong một thời gian. Câc chủ sở hữu công quản gần đây đã phản đối ở khu phía đông của Bắc Kinh, vì những căn hộ trong những tòa nhà mới trong vùng này được đưa ra bán thấp hơn giá thị trường. Các công dân cảm thấy bị lừa khoản tiền họ đầu tư vào các căn hộ mà họ mua cách đây nột năm với giá cao hơn.

 

Những cuộc phản đối như thế ở thủ đô là nguyên nhân nỗi lo của giới lãnh đạo. Cho đến nay, nó vẫn dựa vào tầng lớp trung lưu mới giầu lên như một cột trụ trung thành để giúp chống lại những kẻ gây bất ổn tiềm tàng như những công nhân nhập cư và các dân tộc thiểu số.

 

Theo dõi những điểm nóng

 

Hiện giờ các nhà cầm quyền Trung Hoa đang ở trong một tình huống khó chịu. Họ càng đàn áp ác liệt những người biểu tình hợp pháp, thì càng gây nên những bất bình lớn hơn. Nhưng kể từ cách mạng Tunisia, Trung Hoa đang áp dụng một đường lối cứng rắn hơn cho đến khi có thông báo mới. “Ổn định là chỗ mà tất cả mọi trái tím đều mong đạt tới,” tờ Giải phóng Nhật báo, phát ngôn của đảng cộng sản ở Thượng Hải viết.

 

Trong khi đó, nhà nước giám sát tiếp tục xây dựng lực lượng của nó. Thành phố Bắc Kinh có kế hoạch sắp tới sẽ đưa ra một công nghệ điện thoại di động dùng để định vị các tín hiệu nhằm tự động phát hiện sự tụ tập đông người. Những người phát minh ra nó nói rằng hệ thống này được thiết kế để gỡ rối ùn tắc giao thông.

 

Điều ấy có thể là đúng. Những cũng rõ ràng là hệ thống này trong tương lai sẽ khiến các lực lượng an ninh có thể đến được những điểm nóng tiềm tàng khả năng bạo loạn nhanh hơn.

 

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2331
Ngày đăng: 22.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bắc Phi, tiếp sau là gì? - Phạm Nguyên Trường
Mùi hoa nhài khó chịu: Lãnh đạo Trung Hoa sợ nhân dân của chính họ - Hiếu Tân
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân, tiếp và hết. - Hiếu Tân
Bài học hạt nhân Nhật Bản - Phạm Nguyên Trường
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân, tiếp - Hiếu Tân
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân. tiếp 2 - Hiếu Tân
Bạo loạn trong các nước Arab và các cuộc cách mạng màu - Phạm Nguyên Trường
Chernobyl Nhật Bản: Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân 1 - Hiếu Tân
Shakespeare, chán ! - Hiếu Tân
Gaddafi và cái nhẹ nhõm không thể chịu nổi của khủng hoảng - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)