Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.213.046
 
‘Đường kiến’ - phim ngắn đoạt Cánh Diều Bạc là tác phẩm ăn cắp nội dung và tên truyện.
Nhiều Tác Giả

VCV nhận được thư phản ảnh về ‘Đường kiến’ - là một phim ngắn phản chiến đoạt Cánh Diều Bạc là tác phẩm ăn cắp nội dung và tên truyện: Đường Kiến, Kinh Dương Vương, đăng trên tạp chí Văn số 125 ra ngày 01 tháng 3 năm 1969 tư liệu của Thư Quán Bản Thảo, đưa lại trên VCV:

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=14083&LOAIID=2&LOAIREF=1&TGID=2254

 

 

Văn số 125 chủ đề Đầu Xuân Lộc Mới phát hành ngày 1-3-1969 có giới thiệu truyện Đường Kiến của Kinh Dương Vương (trang 25) do tạp chí Thư Quán Bản Thảo sưu tập trong Tủ Sách Di Sản Văn chương miền Nam

 

Đáng buồn cho người được giải thưởng và càng đáng buồn hơn cho những người duyệt trao giải thưởng này. Bạn nghĩ gì hãy gửi ý kiến của bạn cho VCV.

 

‘Đường kiến’ - phim ngắn phản chiến đoạt Cánh Diều Bạc

 

Bộ phim 30 phút của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa là tác phẩm điện ảnh đầu tiên chiến thắng tại hạng mục phim ngắn của Cánh Diều Vàng. Phim là câu chuyện phản chiến kể từ góc độ của một người lính bên kia chiến tuyến.

 

Đường kiến lấy bối cảnh chiến trường miền Nam Việt Nam mùa khô năm 1967. Sau một trận đánh ác liệt, chỉ còn một lính Mỹ sống sót. Bị thương và đói, anh bò đi xa dần khỏi bãi chiến trường. Trên đường, người lính Mỹ nhìn thấy một đàn kiến bò thành hàng và mang trên lưng chúng những mẩu cơm. Anh nhặt những mẩu cơm đó và lần theo đường kiến để tìm nguồn thức ăn thì trông thấy một người lính Việt Nam đã hy sinh, bên cạnh là một nắm cơm.

 

 

Hình ảnh trong phim Đường kiến. Ảnh: Tạ Hà Hải.

 

Bộ phim nói về cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam nhưng khai thác từ góc độ bên kia chiến tuyến, cụ thể là trường hợp của một người lính Mỹ. Thiều Hà Quang Nghĩa cho biết: “Khi làm bộ phim tôi không định kể câu chuyện về ‘ta’ hay ‘địch’, tôi muốn kể về người lính, về con người trong chiến tranh. Bộ phim có ý nghĩa phản chiến, nói lên tội ác của chiến tranh”.

 

“Bố tôi cũng là một người lính trong chiến tranh, bản thân tôi hiểu sự mất mát đó”, Quang Nghĩa nói. “Chiến tranh đã qua đi rất lâu rồi, nhờ có một độ lùi về thời gian, những người trẻ thời hiện đại sẽ nhìn cuộc chiến từ những góc độ mới. Họ sẽ thấy chiến tranh gây nên mất mát cho cả hai phía”. Đó là lý do đạo diễn đưa vào phim hình ảnh người lính Mỹ nhớ về gia đình ở bên kia bờ đại dương qua những bức ảnh anh mang theo, tạo nên một trường đoạn xúc động. Hình ảnh cuối cùng của phim là anh lính này nằm theo hình dấu chấm hỏi, như đặt câu hỏi “Tại sao cuộc chiến phi nghĩa này lại xảy ra?”.

 

 

Câu chuyện phản chiến của Thiều Hà Quang Nghĩa không phân biệt ta - địch mà kể về chiến trạnh, mất mát và khát khao sống của con người. Ảnh: Tạ Hà Hải.

 

Diễn viên Pháp Thomas Dobol được chọn vào vai chính, người lính Mỹ nhờ ngoại hình khá, phù hợp với nhân vật. Đặc biệt là, anh không ngần ngại đóng các cảnh khó như cảnh gục mặt xuống liếm từng giọt nước ở suối khô, ăn những hạt cơm bị kiến bò hay để kiến cắn vào tai. Đạo diễn Quang Nghĩa tỏ ra thán phục tinh thần hy sinh vì nghệ thuật của “người bạn Pháp”.

 

Tên phim Đường kiến được đặt theo ý tưởng then chốt trong câu chuyện: đường đi của đàn kiến mang theo thức ăn và hy vọng sống của người lính Mỹ đang cận kề cái chết. Việc dõi theo đường đi của đàn kiến là một hành động rất trẻ thơ, được lồng vào bối cảnh chiến tranh và câu chuyện đi tìm sự sống của người lớn, tạo nên sức gợi mới.

 

Phim quay tại khu rừng già Mộc Châu trong đợt lạnh nhất của tháng 12/2010. Đường kiến là phim chiến tranh, cần tạo nhiều bối cảnh phức tạp nhưng lại có kinh phí hạn hẹp. Nhiều người trong đoàn làm phim như quay phim, họa sĩ, âm thanh sẵn sàng làm giúp không lấy cát-xê. Bộ phim dài 30 phút, được hoàn thành trong 3 ngày quay. “Nếu quay quá 4 ngày thì không biết lấy kinh phí ở đâu ra nữa” là chia sẻ của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa. Động lực lớn nhất đối với đoàn làm phim là ý tưởng kịch bản độc đáo, hấp dẫn.

 

 

Thiều Hà Quang Nghĩa và Phan Huyền My nhận giải Cánh Diều Bạc hôm 13/3. Ảnh: Hoàng Tuấn..

 

Tại hạng mục Phim ngắn của giải Cánh Diều Vàng hôm 13/3, Đường kiến và phim tài liệu Mẹ và con của đạo diễn Phan Huyền My đoạt Cánh Diều Bạc (không có giải Vàng). Năm nay là năm đầu tiên Cánh Diều Vàng có hạng mục này.

 

Đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa sinh năm 1984, hiện là sinh viên khoa Đạo diễn Điện ảnh khóa 27của Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Anh cho biết, sau khi ra trường sẽ tiếp tục theo đuổi con đường làm phim độc lập. Thiều Hà Quang Nghĩa từng viết kịch bản phim truyền hình dài tập Bước nhảy xì tin, Đi về phía mặt trời và đạo diễn phim ngắn Con lật đật (đã chiếu trên VTV), Đường kiến (2010), Ranh giới (2011) và Thùng rác (2010, sản xuất tại Hàn Quốc).

 

Theo

http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2011/03/duong-kien-phim-ngan-phan-chien-doat-canh-dieu-bac/page_1.asp

 

Trailer 'Đường kiến'

http://vnexpress.net/gl/van-hoa/san-khau-dien-anh/2011/03/duong-kien-phim-ngan-phan-chien-doat-canh-dieu-bac/page_1.asp

 

Pham Mi Ly

 

Nhiều Tác Giả
Số lần đọc: 2503
Ngày đăng: 22.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trường thơ Loạn, những cái tôi đầy đối cực - Nguyễn Thị Quyên
Đường TrỊnh Công Sơn Sẽ Thành “Không Gian Văn Hóa Trịnh” - Võ Quê
Một bức thư từ Nhật bản của TS Hà Minh Thành - Hà Minh Thành
Thư gửi bạn đọc nhân Kỉ niệm 23 năm ngày mất của Nhà thơ Quang Dũng tháng 10 năm 2011. - Bùi Phương Thảo
Góp Thêm Một Cái Nhìn Về Truyện Ngắn Dị Hương Của Sương Nguyệt Minh - Nguyễn Trọng Bình
Mẹ, Chị Và Em Trong Về Kinh Bắc - Hoàng Hưng
Vài Cảm Nhận Về Tuyển Thơ - Mang Viên Long
Đặng Kim Côn và hai tác phẩm Thư Ấn Quán phát hành đầu Tháng Ba 2011 - Nhiều Tác Giả
Về Bài Thơ Mai Lâm - Đoàn Văn Thăng Khóc Lầm Tản Đà… - Thế Phong
Ánh trăng, đêm rằm (*) - Huỳnh Như Phương
Cùng một tác giả
Chia Buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Cảm tạ (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
CHIA BUỒN (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn. (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin buồn (văn hóa)
Tin Buồn (văn hóa)
Phở Việt Nam (văn hóa)
CƠN MÊ (thơ)