Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.147
123.225.788
 
Về Câu Tục Ngữ: “Lệnh Ông Không Bằng Cồng Bà”
Phùng Thành Chủng

Tục ngữ có câu: “Lệnh ông không bằng cồng bà”; từ “lệnh” ở đây là một từ cổ! Để hiểu xuất xứ và ý nghĩa của câu tục ngữ này, không thể không tìm hiểu nghĩa của từ “lệnh”.

 

1. Điều có thể xác định được ngay, từ “lệnh” trong trường hợp đang xét, là một loại nhạc cụ, vì “lệnh” phải đối xứng với “cồng”, mà “cồng” là một loại nhạc cụ.

 

2. Từ “lệnh” trong “Mặt to như cái lệnh”, hoặc “Nói oang oang như lệnh vỡ” (một thông tin về kích thước (có liên quan đến hình dáng) và một thông tin về âm thanh – tương đối).

 

3. “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên, định nghĩa từ “lệnh” (với nghĩa là một nhạc cụ): “Lệnh: Thanh la (cũng gọi là phèng la) là một nhạc khí thuộc bộ gõ, bằng đồng thau, hình đĩa tròn, tiếng vang và chói, dùng để báo hiệu lệnh”. (Ở đây, chúng tôi ngờ rằng: Lệnhthanh la (phèng la) là hai tên gọi khác nhau để chỉ hai loại nhạc cụ giống nhau về hình dáng nhưng khác nhau về kích thước và lệnh to hơn thanh la (phèng la).

 

Như vậy, câu “lệnh ông không bằng cồng bà” ở phần hiển ngôn chỉ có nghĩa là: Cái lệnh của ông (kích thước cũng như âm thanh) không bằng cái cồng của bà, nhưng ở phần hàm ngôn – vì cồnglệnh đều dược dùng để báo hiệu lệnh – nên còn có nghĩa là: Lệnh (theo nghĩa hiệu lệnh) của bà (chứ không phải của ông) mới quan trọng và mới có ý nghĩa quyết dịnh (ám chỉ vai trò làm chủ của người vợ, chứ không phải người chồng trong gia đình). Đi xa hơn, theo các nhà nghiên cứu, câu tục ngữ này có liên quan đến một truyền thuyết có xuất xứ từ thời Hai Bà Trưng (mà cụ thể là với bà Trưng Trắc và ông Thi Sách chồng bà).

 

... Thời nước ta còn bị nhà Đông Hán đô hộ, ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc, được viên thái thú Tô Định bổ dụng làm một chức quan nhỏ. Mục đích của Tô Định là dùng người bản xứ trị người bản xứ và thông qua đó lấy họ làm trung gian để phục vụ cho công cuộc cai trị của mình; nhưng khốn nỗi, nước ta thời ấy còn theo chế độ mẫu quyền – vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội được đề cao hơn nam giới – cho nên những điều mà ông Thi Sách ban bố (theo lệnh Tô Định) chẳng được ai nghe và kết quả là ông bị Tô Định giết! Điều đó lý giải tại sao lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán lại là Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị), chứ không phải là một đấng mày râu nào khác, và đó chính là xuất xứ của câu tục ngữ: “Lệnh ông không bằng cồng bà”...

 

Như vậy, ở đây phần hàm ngôn còn bao gồm những thông tin tầng sâu về các chuyên ngành khảo cổ học, xã hội học và dân tộc học: Chế độ mẫu quyền, sự phát triển nghề đúc đồng, niên đại của hai nhạc khí thuộc bộ gõ là cồnglệnh...

Phùng Thành Chủng
Số lần đọc: 10723
Ngày đăng: 27.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lễ Cúng Đất (Cúng Lệ) Ở Nông Thôn Khánh Hoà Xưa (2) - Nguyễn Man Nhiên
Lễ Cúng Đất (Cúng Lệ) Ở Nông Thôn Khánh Hoà Xưa (1) - Nguyễn Man Nhiên
Lễ Tục Xứ Đồng Hương - Nguyễn Man Nhiên
Giải mã bài ca dao Thằng Bờm - Nguyễn Trọng Bình
Dẫn nhập – Kho tàng Truyện Dân gian Do Thái - Nguyễn Ước
Tục Thờ Mẫu Và Nghi Lễ Ngồi Đồng - Múa Bóng Ở Khánh Hoà - Nguyễn Man Nhiên
Thương yêu trong ca dao Việt Nam - Nguyễn Tiến Văn
Chiều 30 Tết Ở Đình Bảng Xưa - Nguyễn Khôi
Tết Ở Đình Bảng Xưa - Nguyễn Khôi
Bài chòi ngày xuân Xưa và Nay - đi tìm lời giải mã - Phạm Phù sa
Cùng một tác giả
Nhà thiện xạ! (truyện ngắn)
Bán Khoán. (truyện ngắn)
Bà Tôi (truyện ngắn)
Lan Man Chuyện (tạp văn)
Đi Tìm Vua Lê (truyện ngắn)
Người Khôn Ngoan (truyện ngắn)