Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.209.286
 
Hỗn loạn và mơ hồ trong hàng ngũ lãnh đạo cách mạng Libya. còn tiếp
Hiếu Tân

(Chaos and Uncertainty in Libya's Revolutionary Leadership)

 

Juliane von Mittelstaedt và Volkhard Windfuhr, SPIEGEL, 03/30/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,754035,00.html

 

 

Ảnh: REUTERS

 

Cộng đồng quốc tế đang dùng không kích và tên lửa để bảo vệ các lý tưởng tự do, nhân quyền và dân chủ ở Libya. Nhưng phải chăng bản thân những người nổi loạn cũng đang chiến đấu cho những giá trị đó.

 

Tổng tham mưu trưởng cách mạng Libya tiếp các vị khách trong một tòa biệt thự không xa sân bay Benghazi. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Abdul Fattah Younis được hoan hô trên đường phố vì đã cho lính của ông cướp căn cứ quân sự của thành phố, nhờ đó tước quyền kiểm soát của Moammar Gadhafi đối với phần phía đông của đất nước.

 

Bây giờ, Younis đã tìm thấy nơi trú ngụ ấm êm trong một phòng khách với những tấm rèm thêu kim tuyến và thảm nhung lộng lẫy. Khi viên tướng này muốn biết điều gì đang xảy ra ngoài kia, ông xem kênh truyền hình tiếng A rập của đài BBC và gọi các phụ tá trên một điện thoại vệ tinh. Đó là mối liên kết của ông với thế giới bên ngoài, một mối liên kết ông sử dụng để giúp đỡ những cuộc không kích của Mỹ và Pháp, mà ông theo dõi đường đi trên một bản đồ với những vị trí tiền tiêu mới.

 

Ngày mai, Younis sẽ ngủ trong một ngôi nhà khác nữa với vợ của ông và đứa con gái, đang ngồi im lặng bên cạnh ông. Những ngày này, Benghazi là nơi trú ẩn của những đội quân của cả hai bên, cả quân nổi dậy lẫn những người trung thành với Gadhafi. Những phát súng chọc thủng màn đêm yên lặng. Khi mặt trời lên, các nhà xác vả các phòng cấp cứu đầy ngập người.

 

Vốn là bộ trưởng Nội vụ của Libya, Younis lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Gadhafi từ ngày 22 tháng Hai. Cho tới thời điểm đó, người đàn ông 66 tuổi rắn chắc với mớ tóc bạc trằng đã dùng gần hết toàn bộ cuộc đời mình phục vụ cho nhà độc tài. Và vì lý do đó, sự đào ngũ của ông đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc cách mạng này. Lúc này, đóng bộ quân phục dã chiến màu xanh lá cây, ông tự xưng là tổng tham mưu trưởng. Đây không phải là cuộc cách mạng đầu tiên của ông, do đó ông biết rằng bây giờ mọi sự phụ thuộc vào các lãnh đạo quân sự hơn là các chính khách.

 

Tạo dáng để chụp ảnh

 

Các lực lượng đặc biệt của Younis đã biến mất, hoặc bỏ chạy hoặc lao ra mặt trận. Bây giờ, ông đang tập hợp một đạo quân để giải phóng Libya. Ông nói, các phụ tá của ông đã huấn luyện 15.000 người trong mấy tuần qua. Trong sân vận động Banghazi, họ tập bắn, phóng tên lửa và lái tăng. Họ được học để tránh những sai lầm trong những ngày đầu cách mạng, khi những chiến sĩ trẻ - được gọi là Shabab - vô tình giết lẫn nhau, phá tan những xe tăng bắt được, và bắn rơi máy bay của quân mình. Mặc dầu Younis đã nói nhiều về những người lính này trong nhiều tuần nhưng vẫn có rất ít khác biệt so với tình trạng hỗn loạn ban đầu. Ngay cả với sự yểm hộ của không kích, các tiến bộ đã dừng lại và tạm thời. Họ dường như thích thú với việc tạo dáng để chụp ảnh bên xác những chiếc xe tăng hơn.

 

Từ khi các cuộc không kích bắt đầu, cuộc cách mạng này đã trở thành một cuộc chiến tranh có sự trợ giúp của nước ngoài được hợp pháp hóa bằng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và, kể từ tuần lễ đó, lãnh đạo bởi NATO. Các máy bay phương tây, dù là của Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha hay Canada, đã bay hàng trăm chuyến, bỏ bom các đoàn xe vận tải các căn cứ quân sự, các đoàn xe tăng và những dinh thự quan trọng ở Tripoli của Gadhafi.

 

Đó là một quyết định đạo đức. có ý nghĩa giúp đỡ nhân dân vùng lên chống một trong những nền độc tài man rợ nhất trong thế giới A rập. Nhưng không có đường quay trở lại. Nếu phương Tây có ý định giải phóng đất nước này khỏi ách độc tài của nó, thì thật sự chỉ có ba lựa chọn: tiêu diệt các lực lượng của Gadhafi bằng những cuộc ném bom ồ ạt; gửi lực lượng mặt đất đến, hoặc trang bị cho quân nổi dậy vũ khi hạng nặng. Những người nổi dậy đã bác bỏ thương lượng hòa bình với Gadhafi.

 

Đối với cộng đồng quốc tế, can thiệp vào xung đột ở Libya là nhằm bảo vệ những giá trị cơ bản của tự do, nhân quyền và quyền tự quyết. Nhưng vấn đề là: Phải chăng tất cả những người có tiếng nói ở Benghazi cũng quan tâm đến tự do, nhân quyền và quyền tự quyết như thế?

 

Một kẻ cơ hội?

 

Lần đầu tiên Tướng Younis tham gia vào một cuộc cách mạng là năm 1969, trong một cuộc nổi dậy chống lại nhà vua. Lúc đó ông là một sĩ quan 24 tuổi, và ông đánh chiếm thành công đài phát thanh Benghazi. Cuộc cách mạng đó đã mở lối cho Đại tá Gadhafi lên nắm chính quyền, một người đã tự gọi mình là “vua của các vua truyền thống của châu Phi.”

 

Younis lên đến cấp tướng. Trong 41 năm, ông đã đứng đầu các lực lượng đặc biệt Libya, từ cuối một cuộc cách mạng đến đầu một cuộc cách mạng khác. Ông là một người trung kiên hiếm hoi trong một đất nước cai trị bởi một nhà lãnh đạo hoang tưởng, kẻ nhìn thấy kẻ thù ở khắp mọi nơi. Trong ba năm rưỡi qua, Younis còn là bộ trưởng nội vụ, và nhiều người coi ông là người mạnh thứ hai trong nước sau Gadhafi. Tuy nhiên, ông nói, ông không bao giờ là chính khách, và trong bốn tháng rưỡi, ông đã từ chối nhận cương vị ấy. Ông nói, ông chỉ chịu nhận với điều kiện rằng ông sẽ không bao giờ bắn vào nhân dân ông.

 

Tuy nhiên vẫn có nhiều người không tin Younis, đặc biệt là thanh niên Libya, những người coi ông như một kẻ cơ hội đã chờ sáu ngày trước khi trở cờ. Nhưng có lẽ Younis quả thật đã chán ngấy Gadhafi. Có lẽ ông thật sự muốn trở thành anh hùng trong cuộc chiến tranh giải phóng này chăng?

 

Younis nhắc lại việc ông đã gửi một bức thư cho Gadhafi trong tháng Giêng cảnh báo ông ta về tình trạng bất bình trong nước và về nỗi tức giận bị kích bởi sự tăng vọt giá thực phẩm. Ông nói Gadhafi gửi trả lại bức thư đó cho ông trong đó nội dung bị gạch chéo bằng bút đỏ. Một bức thư cảnh báo - đó là hình thức phản đối của Younis.

 

Bây giờ Younis là người cách mạng lần thứ hai - nhưng, lần này ông nói ông đấu tranh cho dân chủ. Khi được hỏi ông ủng hộ kiểu dân chủ nào, Younis nói: “Tôi mơ ước về một nền dân chủ chính hiệu trong đó người Libya chúng tôi có thể hưởng một cuộc sống năm-sao. Libya kiếm được 150 tỷ $ (106 tỷ €) từ dầu mỏ trong một ngày. Và thử nhìn xem tình trạng của Benghazi ra sao!”

 

Cuộc chiến đấu có thể kéo dài nhiều tháng

 

Younis tin rằng thiết lập một nền dân chủ ở Libya không khó khăn chút nào cả. “Chúng tôi không có đảng chính trị nào, không có những dân tộc thiểu số linh tinh và các tín ngưỡng tôn giáo khác,” ông  nói, “cho nên chuyện đó sẽ hoàn toàn không thành vấn đề.” Một khi ước mơ của ông đạt được, ông nói thêm, ông có ý định rút khỏi đời sống xã hội và dùng thời gian của mình để đọc sách.

 

Tuy nhiên, có lẽ sẽ còn lâu trước khi Younis có thể đặt dấu tay của mình lên danh mục các sách cần đọc. Tiền đặt cược của Gadhafi vô cùng cao. Ông ta không dễ dàng sớm từ bỏ và cuộc chiến đấu sẽ có thể kéo lê nhiều tháng.

 

Lúc này, có vẻ như binh lính của Gadhafi khó có khả năng chiếm Benghazi, thành trì của cuộc nổi dậy. Nhưng cũng giống như những người nổi dậy không có khả năng chiếm Tripoli. Thật ra, nếu nhân dân thủ đô không nổi dậy, cuộc chiến này sẽ kéo dài.

 

Nhưng Younis vẫn lạc quan. “Trong hai hay ba tuần nữa,” ông nói, “cán cân quyền lực sẽ nghiêng về phía chúng tôi” Ông nói về các đường tiếp viện, về các vị trí và những người bắn tỉa - tất cả trong khi cố làm toát ra cái vẻ điềm tĩnh của một nhà quân sự chuyên nghiệp. Ông không sợ gì hơn một sự ngừng đột ngột các cuộc không kích, bởi vì ông tin rằng nó sẽ khiến cho cuộc kháng chiến bị nghiền nát.

 

Nhưng, ông tuyên bố nếu như chúng vẫn tiếp tục, thì thành phố quê hương của Gadhafi sẽ bị chiếm trong nhiều nhất là 10 ngày, và Tripoli chẳng bao lâu sẽ theo sau. Younis chỉ tin cuộc chiến sẽ kết thúc một khi Gadhafi chết hoặc bỏ trốn, có lẽ đến Chad ở miền bắc. Ông đoán cơ hội cho điều sau xảy ra là 75 phần trăm.

 

Điều gì xảy ra sau đó thì tùy theo dự đoán của mọi người. Libya là mảnh đất không chính trị. Không có chính đảng hay công đoàn nào, và hình thức tổ chức chính trị cao nhất là các câu lạc bộ bóng đá. Cái duy nhất mà đất nước này có thể nhớ đến là tầng lớp lãnh đạo đặc quyền đặc lợi xung quanh Gadhafi và con cái ông ta.

 

Phần 2: Một không khí sợ hãi đang lớn lên ở Benghazi

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2333
Ngày đăng: 02.04.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thảm họa hạt nhân ghê rợn ở Nhật Bản nguy hiểm đến mức nào? - Hiếu Tân
Vì sao Gaddafi phải ra đi? - Phạm Nguyên Trường
Sự cáo chung của cái thế giới mà chúng ta từng biết - Phạm Nguyên Trường
Libya: sẽ không có phiên tòa theo kiểu Nurember. - Phạm Nguyên Trường
Thảm họa ở Nhật Bản làm rung động nền kinh tế toàn cầu - Hiếu Tân
Libya và dầu mỏ: câu đố của Muammar Gaddafi - Phạm Nguyên Trường
Tại sao Gaddafi sống sót được qua cuộc nổi dậy Libya - Hiếu Tân
Mùi hoa nhài khó chịu: Lãnh đạo Trong Hoa sợ nhân dân của chính họ - tiếp và hết - Hiếu Tân
Bắc Phi, tiếp sau là gì? - Phạm Nguyên Trường
Mùi hoa nhài khó chịu: Lãnh đạo Trung Hoa sợ nhân dân của chính họ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)