Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.221.138
 
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp
Hiếu Tân

Những người chống đối có thể tìm thấy một con đường giữa chế độ độc tài và vô chính phủ hay không?

Dexter Filkins, NEW YORKER , 11/4/ 2011

http://www.newyorker.com/reporting/2011/04/11/110411fa_fact_filkins

 

2.

Vào bữa trưa, một sĩ quan phụ tá nói với tôi một cách giải thich không chính thức con đường thăng tiến của Saleh: “chuyện là, các tướng quyết định trao cho ông ta quyền lực bởi vì ông ta là người duy nhất muốn đảm nhiệm.” Viên phụ tá tiếp tục: “Thấy không, ông ta là người vô dụng. Ông ta là con người từ làng quê ra không có học thức. Nhưng tính cách ông ta thì rất mạnh.” Những áp phích của Saleh từ thời gian ấy vẫn còn được dùng để trang điểm các đường phố Sanaa, thể hiện một người đàn ông trẻ tự tin với bộ ria mép dày và mớ tóc rậm bồng lên từ chiếc mũ sĩ quan của ông ta, trông đặc biệt giống đại tá Muammar Gadhafi, người đã nắm quyền ở Libya trước đó chín năm. Từ khi nắm được quyền kiểm soát, Saleh đã thoát khỏi nhiều vụ âm mưu ám sát, và chiến đấu và chiến thắng một cuộc nội chiến, hiện nay ông ta đang đánh lại một cuộc nổi dậy ở miền nam và bạo loạn ở miền bắc do Houthis, một dân tộc thiểu số Shiite của Yemen phát động.

 

Saleh, năm nay ở độ tuổi sáu mươi, được coi là một bậc thầy trong việc giữ cho các bộ lạc Yemen tách xa nhau ra và điều quan trọng hơn là tách xa khỏi ông ta. “Trí tuệ xúc cảm của Tổng thống là ngoại cỡ.” Một quan chức phương Tây ở Yemen là người thường gặp ông ta nói, “Ông ấy cân bằng tất cả các lực lượng, tác động đến mọi quan hệ cá nhân, xoay sở làm sao để giữ cho nó không ra khỏi tầm kiểm soát. Ông ấy không có lập trường nào cố định cả. Các tính cách của ông ây hoàn toàn có tính tình huống.”

 

Các quan chức Mỹ mô tả Saleh cho tôi như một người không phức tạp, thông minh và được chăng hay chớ. Ông ta chỉ tập trung tư tưởng khi ông ta nói. “Nói chung ông ta quan tâm đến nói nhiều hơn nghe.” Nhà ngoại giao phương Tây ở Yemen nói với tôi. Các bức mật điện ngoài giao do WikiLeaks tiết lộ năm ngoái chứng minh tính khí của ông hay thay đổi, đối với các quan chức Mỹ dường như nó cùng một lúc vừa làm yên tâm, vừa khiến vui thích đồng thời lại làm khiếp sợ. Một bức mật điện mô tả Saleh là “tẻ nhạt và thiếu kiên nhẫn” một người khác nói rằng ông ta xoay chuyển từ “khinh khỉnh và thô bạo” đến “hòa nhã và tâm đắc.” Có một dịp, tướng Davis Patraeus, lúc đó là trưởng Trung tâm Chỉ huy, nói với Saleh về vấn đề buôn lậu từ Djibouti, vượt qua Hồng Hải, Slaeh bảo Patraeus gửi một thông điệp đến Tổng thống Djibouti, ”Tôi không quan tâm chuyện hắn buôn lậu uytxky sang Yemen, miễn là uytxky ngon.”     

 

Saleh khăng khăng nói với người Mỹ rằng Yemen sắp có nguy cơ bị chiếm bởi Al Qaeda. “Tôi đã để ngỏ một cánh cửa cho các ngài đánh bọn khủng bố,” Saleh cảnh báo Brennan trong cuộc gặp năm 2009. “Nếu các ngài không giúp đỡ, đất nước này sẽ trở nên tồi tệ còn hơn cả Somalia.” Trong những bức mật điện WikiLeaks, Saleh được mô tả như thường xuyên hỏi xin tiền Mỹ, và không thỏa mãn với những gì ông ta nhận được. Câu nói của ông ta được nhắc đến là “người Mỹ máu nóng và hấp tấp khi cần đến chúng ta” nhưng “máu lạnh và phớt Ăng lê khi chúng ta cần họ.”

 

Saleh thống trị Yemen lâu đến nỗi ông ta đã làm mất hiệu lực của mọi thiết chế độc lập tồn tại trước đó, phần lớn thông qua chủ nghĩa cánh hẩu. Ngoài Ahmed, người con chỉ huy Vệ binh Cộng hòa, ít nhất hai chục thành viên gia đình nắm giữ những vị trí then chốt trong chính phủ. Họ kiểm soát ngành công nghiệp dầu khí, điều hành ngành hàng không quốc gia - Yemenia; chiếm những cương vị như Phó Thủ tướng và Đại sứ tại Hoa Kỳ và lãnh đạo các cơ quan an ninh nhằm dập tắt những người bất đồng trong nước.

 

Saleh đã duy trì được sự thống nhất Yemen chủ yếu qua hối lộ - một hệ thống rộng khắp cả nước trực tiếp chi tiền cho các thủ lãnh bộ lạc. Các quan chức Mỹ và Yemen nói chế độ này đã chi hàng chục triệu đô la mỗi năm. Các thủ lãnh bộ lạc nhận tiền còn nhiều hơn từ chính phủ Saudi Arab, là nước muốn duy trì ổn định ở Yemen, nước láng giềng phía nam của nó.

Abdullah Rashed al-Jumaili,  một tù trưởng ở bộ lạc Baqil nói với tôi rằng, “Tôi nhận tiền từ chính phủ Saudi cũng như từ chính phủ Yemen. Ấy, tiền lương không nhiều bằng tiền quà tặng.” Jumaili nói rằng ông ta nhận khoảng hai nghìn bảy trăm đô la mỗi tháng từ Saudi và hai nghìn ba trăm đô la từ chính phủ Yemen. Người dân trung bình Yemen kiếm được dưới ba đô la một ngày. “Tất cả các tù trưởng đều nhận khoản tiền này,” Jumaili nói. “Nó là chế độ.”

Những khoản tiền ấy không trông mong đổi được gì nhiều, ngoài hòa bình - và, khi thời gian đến, phiếu bầu. Những khoản chi ấy giúp Saleh tái đắc cử trong những bối cảnh mà nhiều người Yemen coi là trò hề lố bịch. Abdul Rehman Ali Barman, một luật gia của Tổ chức Quốc gia Bảo vệ Nhân quyền và Tự do, một trong số ít tổ chức phi chính phủ ở Yemen, nói: “Năm 2006, Liên hiệp Châu Âu đến với các quan sát viên của họ và tuyên bố rằng cuộc bầu cử là công bằng và công khai. Nhưng lúc họ mới đến đây thì các kết quả bầu cử đã cầm chắc rồi. Người ta đã được trả tiền.”

 

Mặc dầu Saleh đã chứng tỏ khéo léo trong việc duy trì quyền lực, ông ta đã làm được rất ít việc khác. Bốn mươi phần trăm người lớn Yemen mù chữ, và hơn một nửa số trẻ em trong nước suy dinh dưỡng. Ngoài hối lộ - một trong những khoản chi lớn nhất của Yemen - còn có tham nhũng. Chính phủ Sanaa thậm chí lấy chính phủ Karzai ở Afghanistan làm một mẫu mực cho mình. Mohamed Ali Jubran, một nhà kinh tế học ở trường Đại học Sanaa nói với tôi, “mọi nguồn tài lực mà chính phủ có thể nắm vào trong tay nó đều bị những người xung quanh tổng thống hút ra. Những gì còn lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân Yemen.”

 

Jubran nêu ngành công nghiệp dầu khí, hiện nay cung cấp khỏang bảy mươi phần trăm thu nhập của Yemen. Các thành viên gia đình Saleh sở hữu hầu hết các doanh nghiệp vận tải và các dịch vụ khác cho các công ty khai thác và chế biến dầu. Chẳng hạn, một trong những công ty dịch vụ dầu lớn nhất kiểm soát bởi người cháu của Tổng thống là Yahya Mohamed Abdullah Saleh. Theo Jubran công ty này bắt chính phủ Yemen phải gánh khoản chi phi cao dị thường cho những dịch vụ thường của nó. “công ty của Yahya bắt chính phủ phải gánh một ngàn hai trăm đô la mỗi tháng trả lương cho lái xe, trong khi bản thân anh ta chỉ trả cho lái xe hai trăm đô la.” Jubran nói. “Công ty lấy số còn lại.” (Yahya Saleh không trả lời yêu cầu phỏng vấn.)

 

Chính phủ Saudi rõ ràng đã biết về tình trạng tham nhũng của chính phủ Yemen, và đã cố gắng tránh nó. Theo một bức mật điện mà WikiLeaks có được, năm 2009 Hoàng thân Mohammed bin Navef, thứ trưởng nội vụ của Saudi nói với đặc phái viên Hoa Kỳ Richard Holbrooke rằng viện trợ của Saudi cho Yemen hiếm khi “dưới dạng tiền mặt… Tiền mặt có xu hướng chạy tuốt vào các nhà băng Thụy Sĩ.”

 

Từ khi bắt đầu có các cuộc nổi dậy ở Trung Đông, Saleh đã nâng lương cho hầu hết công chức, cảnh sát và binh lính. Jubran nói với tôi rằng chi tiêu của chính phủ năm 2011 dự tính sẽ vượt thu nhập một khoản chênh nguy hiểm. Saleh cũng đã bắt đầu tăng tiền chi cho các thủ lãnh bộ lạc, với ý đồ giữ cho họ khỏi chạy sang hàng ngũ chống đối. “Đây là mùa hái ra tiền”  một cố vấn của Saleh nói với tôi.

 

Cho dù những khoản chi hấp tấp này có cứu được Saleh thoát khỏi cuộc khủng hoảng trước mắt, thì một thảm họa kinh tế rõ ràng không thể tránh khỏi. “Các bánh xe sắp sửa rời ra” nhà ngoại giao phương Tây ở Yemen nói với tôi như vậy.

 

Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Jumaili, thủ lĩnh bộ lạc Baqil, nói rằng ít có thủ lĩnh bộ lạc nào còn trung thành với Saleh sau khi tiền hết. “Mua thì vĩnh viễn,” Jumaili bảo tôi. “Thuê thì tạm thời thôi.”

 

Vào tối 15 tháng Giêng 2011, một ngày sau khi nhà độc tài Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali bỏ chạy khỏi đất nước, Tawakkol Karman, một phụ nữ ba mươi hai tuổi điều hành một tổ chức chuyên bảo vệ các nhà báo  - quyết định nắm lấy khoảnh khắc này. Chị vận động nhiều người bạn của chị tập hợp ở quảng trường trước trường Đại học Sanaa, và họ nhanh chóng tập hợp quanh bức tượng hiện đại có tên là “Sự khôn ngoan của Nhân dân Yemen.” Karman cùng nhiều người khác hoan hô cách mạng Tunisia.

 

Tối hôm sau, thêm nhiều người Yemen tham gia, và họ diễu hành đến Đại sứ Tunisia, kêu gọi Saleh từ chức. Sau một tuần, Karman trở thành lãnh tụ phong trào, và hàng trăm người Yemen - chủ yếu là sinh viên và những người vừa tốt nghiệp, cùng đứng với chị trong quảng trường, kêu gọi lật đổ Slaeh. (Đây là một thời gian thuận lợi cho sinh viên, họ vừa kết thúc những cuộc thi cuối học kỳ.) Karman cảm thấy hồ hởi; cách mạng hình như đang lan rộng ra khắp Trung Đông.

Tối 22 tháng Giêng, khi Karman đang trên đường lái xe từ chỗ làm về nhà, xe của chị bị một chiếc xe không biển số ép vào lề đường. Một toán đàn ông, không mặc đồng phục và không có thẻ chứng minh, bước ra và bắt chị đi. Nhưng những cuộc biểu tình ở Đại học Sanaa vẫn tiếp tục. Sau ba mươi sáu giờ, Karman được thả nguyên vẹn - nhưng với một lời cảnh cáo. Saleh nói với Tariq anh trai của Karman. “Hãy kiểm soát em gái của anh,” Tổng thống nói. “Bất cứ ai không tuân lệnh tôi sẽ bị giết.”

 

Lần đầu tiên tôi thấy Karman, chị trèo lên một sân khấu tạm mà những người biểu tình đã dựng lên trong quảng trường. Chị đội một chiếc khăn trùm đầu và mặc chiếc áo dài dài tay thay cho chiếc áo choàng. Đó là một buổi tối ấm áp giữa tháng Hai, và chị vừa mới từ Taiz trở về, ở đó những cuộc biểu tình lớn hơn ở Sanaa. Vào buổi tối hôm ấy, có lẽ đến hai ngàn người biểu tình đã tập hợp, phần lớn vẫn là sinh viên và những thanh niên khác. Đa số là đàn ông.

Khi Karman cầm lấy chiếc micro và bắt đầu nói, hai ngời trai trẻ đứng bên tôi bắt đầu thì thầm với nhau. Karman là một hình ảnh đẹp ở Yemen, một người phụ nữ giữa một biển đàn ông, dẫn đầu một cách tự tin. Ngay cả dưới cổng trường đại học đầu tiên của nó, Yemen vẫn là một xã hội bảo thủ sâu sắc. Nhưng Karman không do dự. “Nhân dân Yemen chịu đựng như thế đã đủ rồi!” chị kêu lên, với những tiếng gào ủng hộ. Chị bắt đầu hô to, “nhân dân muốn kết liễu chế độ này!” - và đám đông hô theo chị.

 

Mấy hôm sau, tôi đến thăm nhà Karman ở trung tâm Sanaa. Trên mặt lò sưởi trong phòng khách là những bức ảnh đóng khung của bốn người: Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Nelson Mandela, và Hillary Clinton. Karman gặp Clinton hồi tháng Giêng, ngay trước khi cuộc nổi dậy bắt đầu. Tổ chức của chị, Các Nhà báo Nữ không Xiềng xích, nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ. Cuộc gặp với Clinton do Đại sứ Mỹ bố trí, chị nói. Nhìn vào bức ảnh Clinton, chị nói thêm, “Tôi không muốn làm bộ trưởng ngoại giao, nhưng bà ấy là mẫu mực cho vai trò của tôi”.

Gương mặt Karman, đóng khung trong chiếc khăn trùm đầu mầu đỏ tươi, không thể hiện chút mệt mỏi nào. Cách đó mấy hôm, vào những buổi cầu nguyện ngày Thứ Sáu, một số giáo sĩ ở Sanaa, chắc bị chính phủ thúc ép, đã đưa chị ra kết tội chị đã làm hư hỏng đạo đức của phụ nữ Yemen.

 

Karman cười vào lời phê phán đó. Chị nói, “lúc nào chồng tôi cũng động viên tôi, cha tôi cũng thế. Đôi khi chồng tôi bảo tôi thôi, cả cha tôi cũng thế. Họ lo lắng cho tôi. Tôi tất nhiên không để ý đến họ.”

 

Số ít lãnh đạo phụ nữ nòng cốt ở Trung Đông có xu hướng là một kết hợp của tính kiên cường, có giáo dục và địa vị cao trong xã hội, khiến họ có sự tự tin cần thiết để thách thức truyền thống, và những mối quan hệ để giữ cho họ an toàn. Karman, mẹ của ba đứa trẻ, là con gái của Abdul Salam, vốn là bộ trưởng tư pháp và các công việc quốc hội trong chính phủ trước đây. (Ông từ chức năm 1994, khi Saleh dùng lực lượng quân sự  để nghiền nát phong trào đòi ly khai ở miền nam.) Anh trai Tariq của chị là một nhà thơ, cho đến khi anh đưa thông điệp cho em gái, anh là một người ủng hộ Saleh.

 

Karman, có bằng quản trị công của trường đại học Sanaa, học thứ tiếng Anh ngắc ngứ của chị trong một khóa bốn tháng tại trường đó. Chị tìm thấy nguồn khích lệ tinh thần trong hồi ký của Mandela, “Con đường dài đến Tự do,” và trong tiểu sử tự thuật của Gandhi. Năm 2005, với sự giúp đỡ của các nguồn tài trợ từ các chính phủ và các tổ chức viện trợ nước ngoài, chị thành lập Các Nhà báo Nữ không Xiềng xích.

 

Vào lúc chị bắt đầu kêu gọi Saleh từ chức, chị đã trở thành một sự khó chịu quen thuộc ở Yemen. Năm 2006, chị lập một hệ thống nhắn tin phổ biến những tin tức chính trị và các thông điệp cho hàng ngàn người. Sau một năm, chế độ đình chỉ nó. Karman và nhiều người Yemen khác biểu tình ở Quảng trường Tự do, đi qua các đường phố từ phủ Tổng thống, nơi họ đòi hỏi dân chủ và nhân quyền.

“Có ngày chỉ có tôi với mấy người bạn tôi,” chị nói. “Đôi khi có hàng ngàn.”

 

Cuộc cách mạng ở Tunisia khiến chị phấn khởi. Trước đó, chị đã luôn luôn tìm cách cải thiện tình hình ở Yemen từng chút một: tăng cường tự do báo chí, nhiều giấy phép hơn cho các tờ báo, thả những nhà báo bị bắt. “Tunisia là giải pháp của chính chúng tôi, nó rất hợp với ý tôi” chị nói. “Vấn đề của xã hội chúng tôi là chế độ này, cũng như ở Tunisia. Toàn bộ chế độ phải biến đi.”

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2487
Ngày đăng: 11.04.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. còn tiếp - Hiếu Tân
Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961 - Phạm Nguyên Trường
Rủi ro hạt nhân - Hiếu Tân
Chị em Hồi giáo: Nhận diện người phụ nữ trong nước Ai Cập mới - Hiếu Tân
Bàn về chủ quyền quốc gia - Phạm Nguyên Trường
Trò chuyện với nhà triết học AC Grayling: “Làm thế nào anh có thể là một người vô thần chiến đấu? Nó chẳng khác nào ngủ một cách hung hăng.” - Hiếu Tân
Tham vọng toàn cầu của quân đội Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Định Mệnh Tokyo: Can đảm đối mặt với thảm họa - Hiếu Tân
Sự cáo chung của nền chuyên chính tâm thần phân liệt - Phạm Nguyên Trường
Hỗn loạn và mơ hồ trong hàng ngũ lãnh đạo cách mạng Libya. hết - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)