Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.221.213
 
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp
Hiếu Tân

4.

Một người hầu đặt xuống một đĩa quả hạnh và bánh baklava. Đồ ăn này là để mời tôi, mồm Hameed còn đang bận rộn với lá khat, thứ lá này làm người ta hết muốn ăn. Anh ta tiếp tục, “Tôi tin rằng Tổng thống đã có một tuổi thơ rất bất hạnh - có lẽ là một tuổi thơ bất hạnh nhất trong lịch sử. Và ông ta đã dùng cả cuộc đời mình để trả thù người khác vì  tuổi thơ khốn khổ của ông ta. Điều này giải thích tính cách của Saleh. Saleh chưa bao giờ thấy hạnh phúc như khi ông ta có một người mạnh mẽ trước mặt ông ta, quỳ gối, xin tha mạng. Đó là điều làm cho Saleh thật sự hạnh phúc.”

 

Những lời chỉ trích gắt gao của Hameed hình như bộc bộc nhiều về bản thân anh ta hơn là về Saleh. “Khi anh ngồi với ông ta, ông ta là một người dễ mến, anh có những quan hệ tốt với ông ta,” Hameed tiếp tục. “Ông ta là một tính cách tuyệt hảo. Ông ta thích thoải mái, ông ta thích đến những chỗ vui vẻ. Ông ta uống rượu. Ông ta sáu mươi, nhưng nếu đi ra nước ngoài ông ta luôn mang theo Viagra trong túi.”

 

Chẳng bao lâu nữa, anh ta nói, anh ta sẽ không còn khả năng ngăn các thành viên của bộ lạc không đến cuộc phòng thủ của những người Yemen trên đường phố. (Vài ngày sau, Husein anh của Hameed nói trước hàng ngàn người dân bộ lạc tại một cuộc tập hợp ở Amran, một thị trấn tây bắc Sanaa, kêu gọi họ đến Sanaa để chống những người biểu tình.)

 

“Không dễ đẩy người dân đến chỗ muốn bị giết, nhưng Tổng thống đã làm điều đó,” Hameed nói. “Khi Tổng thống bắt đầu gây ra hỗn loạn trên đường phố, lúc đó sẽ là không có đường quay về.”

Yemen, điều giả định phổ biến nhất về Hameed là anh ta sẽ cố gắng trở thành Phó Tổng thống hoặc Thủ tướng, một cương vị cho phép anh ta nắm được quyền lực rất lớn từ sau hậu trường. Dù chuyện gì xảy ra, hình như Hameed cũng đã chuẩn bị bản thân trước những thay đổi. “Anh không biết sự thể rồi sẽ ra thế nào” anh ta nói. “Có thể sẽ có một khoảng trống bất ngờ. Và cần đến một lãnh đạo mạnh.”

 

 

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2009, trên mảnh đất Yemen vô luật pháp, làng Al Majalah bị phá hủy bởi một loạt những đợt tấn công quân sự. Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, chính phủ Yemen loan báo rằng lực lượng không quân của nó đã tiến hành những đợt tấn công chống những trại của bọn tình nghi Al Qaeda, giết ba mươi tư chiến  binh. Chính phủ nhận xét rằng Mỹ đã tham gia công tác tình báo với chính phủ Saleh, nhưng không thừa nhận có sự dính líu khác của Mỹ.

 

Trong mấy tháng sau đó, tuyên bố của Yemen lộ ra một sự dối trá. Thật ra, những cuộc tấn công ấy đã được tiến hành bằng những tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk. Hơn nữa, những người sống sót sau cuộc tấn công nhất quyết khẳng định nạn nhân hầu hết là dân thường.

 

Cuộc oanh tạc Al Majalah là một trong những chiến dịch của Mỹ chống Al Qaeda được tiến hành dưới một thỏa thuận bí mật với chính phủ Yemen. Một quan chức Mỹ biết về cuộc tấn công này xác nhận rằng, năm 2009 và 2010, Mỹ đã thực hiện ít nhất bốn cuộc không kích ở Yemen. Những chiến dịch này, trong đó có hai xẩy ra trong cùng một tháng với âm mưu đánh bom thất bại dịp lễ Giáng sinh, là những cuộc tấn công lớn đầu tiên do Mỹ dẫn đầu, ở Yemen kể từ tháng Mười Một 2002, khi Salim Sinan al-Harethi, một kẻ bị tình nghi là lãnh đạo Al Qaeda, bị giết trong chiếc xe của y bởi tên lửa Hellfire bắn từ một máy bay không người lái Predator.

Trong khi đó có khoảng một ngàn người Yemen đang được huấn luyện trong chương trình của Mỹ được thiết kế để giúp chế độ Saleh đánh khủng bố. Các quan chức Yemen nói rằng họ tự hào về những cố gắng của chính phủ nước họ trong cuộc chiến chống Al Qaeda. Abu Bakr al-Qirbi, bộ trưởng ngoại giao Yemen, nói với tôi rằng trong năm qua các lực lượng an ninh Yemen đã mất bẩy mươi người trong cuộc chiến chống Al Qaeda. “chúng tôi đã chịu những tổn thất thật sự,” ông ta nói.

 

Những điều khoản chính xác trong hiệp ước giữa quân đội Mỹ và chính phủ Yemen là mờ ám. Theo một trong những bức mật điện ngoại giao được WikiLeaks tiết lộ, đầu năm 2010 Saleh đã gặp Petraeus và nói với viên tướng Mỹ này rằng ông ta sẽ tiếp tục xuyên tạc những chiến dịch như chiến dịch ở Majalah. “Chúng tôi tiếp tục nói rằng bom là của chúng tôi, không phải của các ông,” ông ta nói.

 

Tuy nhiên, mặc dầu Saleh đã hứa hợp tác, ông ta đã lặng lẽ đảo ngược lập trường của mình. Sự thay đổi này có thể thấy vào tháng Năm vừa rồi, sau một cuộc không kích nhằm vào các chiến binh Al Qaeda giết Jabir al-Shabwani, phó tổng trấn Marib, ở trung phần Yemen. Theo quan điểm của báo chí Yemen, Shabwani bị giết ở một làng gần nhà ông ta, nơi ông ta đang gặp các chiến binh Al Qaeda.

 

Hồi đó, chính phủ Yemen thừa nhận đã tham gia vào chiến dịch và hứa điều tra. Nó đã hoàn toàn im lặng từ bấy đến giờ. Cái chết của Shabwani khiến các thành viên bộ lạc của ông ta, Abeida, tức giận đến nỗi họ đã nhiều lần đọ súng với các lực lượng an ninh Yemen.

Vị quan chức cao cấp của chính quyền nói với tôi rằng sự hiện diện của Shabwani trong một cuộc họp của Al Qaeda cho thấy ông ta có quan hệ sâu với nhóm này: “Chúng tôi biết rằng một số quan chức địa phương đã duy trì mối quan hệ với Al Qaeda và đã dành cho chúng nơi ẩn náu an toàn.”

 

Từ đó đến nay không có chiến dịch nào do Mỹ dẫn đầu. Các quan chức phương Tây nói rằng những cố gắng như thế “về cơ bản đã chấm dứt” Vị quan chức cao cấp của chính quyền nói “Chúng tôi đang cố gắng đánh giá, trong tình trạng rối loạn chính trị ở đây, làm thế nào chúng tôi có thể tiếp tục theo đuổi những hoạt động chống khủng bố theo cách nó không gây thêm rắc rối và hỗn loạn,” Ông ta thêm, “Điều lo ngại là chính phủ đang mất dần kiểm soát đối với các vùng xa xôi hẻo lánh.”

 

Trong khi đó, những đơn vị chống khủng bố của chính Saleh, với tất cả tiền bạc và huấn luyện họ đã nhận được, đang thực hiện rất ít, vị quan chức phương Tây nói vớ tôi: “Vấn đề là, họ thực sự tồi tệ. Về cơ bản đó chỉ là toán côn đồ này đánh nhau với toán côn đồ khác mà thôi.” Vị quan chức cao cấp của chính quyền nói về các lực lượng của Yemen “họ không làm đủ như họ đáng ra phải làm,” nhưng nhấn mạnh rằng cố gắng này vẫn còn là mới. “Cần phải có thời gian,” ông ta nói. “Cần có huấn luyện, cổ vũ và kích động.”

Tình trạng tương đối kém hoạt động của các lực lượng Mỹ và Yemen nói lên rằng, trong năm qua, hầu như không có chiến dịch quân sự nào lớn chống những nguy cơ Al Qaeda, ít nhất, không có gì được tiết lộ công khai. Về bảy mươi người Yemen chết mà bộ trưởng ngoại giao nêu lên, vị quan chức phương Tây nói phần lớn những người này bị chết trong những cuộc tấn công của bọn Al Qaeda vào các lực lượng Yemen.

 

Một số quan sát viên của Yemen sợ rằng ý đồ thực của Saleh là sử dụng các lực lượng chống khủng bố do Mỹ huấn luyện để chống những đối thủ trong nước, kể cả những người biểu tình bất bạo động. Như một sĩ quan quân đội Mỹ diễn tả, Saleh ít quan tâm đến việc “theo dõi bọn xấu” hơn là đến “bảo vệ người cai ngục.”

 

Hồi tháng Ba tôi có nói chuyện với một số người sống sót sau vụ tấn công vào Al Majalah. Tôi gặp họ ở Aden tại khách sạn Mercure, một resort bên bờ biển với cảnh nhìn ra Biển Arab. Khách sạn này do gia đình bin Laden sở hữu, và gần nơi U.S.S Cole bị đánh bom.

 

Hussein Abdullah, người chăn gia súc, nói với tôi rằng lúc ấy ông đang chăn một đàn dê và lạc đà thì Al Majalah bị đánh. Ông nhớ lại đang nằm trong lều nửa thức nửa ngủ, thì có một luồng sáng rất mạnh. “Bầu trời sáng trắng ra,” Abdullah nói. “Mọi vật bỗng nhiên biến mất.” Ông bị đánh bất tỉnh, và khi tỉnh ra, ông thấy vợ ông đang chạy về phía ông. “Và khi bà ấy ôm chầm lấy tôi tôi thấy toàn là máu,” ông nói. Bà ấy chết, con gái của ông cũng chết, chỉ có đứa con bé tí còn sống. 

Tôi cũng gặp Fatima Ali mười lăm tuổi, cô gấp ống tay áo choàng lên, để lộ ra những vết cháy ghê gớm. Một cô gái khác cho tôi thấy bàn tay cô mất một ngón. Cô đã mất mẹ trong cuộc đột kích ấy.

 

Sáu tháng sau, Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra những tấm ảnh của Al Majalah cho thấy một quả bom mẹ Mỹ và một bộ phận đẩy từ một tên lửa Tomahawk. Một cuộc điều tra sau đó do quốc hội Yemen tiến hành tìm thấy mười bốn chiến binh Al Qaeda đã bị giết trong cuộc tấn công, cùng với bốn mươi mốt dân thường, trong đó có hai mươi ba trẻ em.

 

Saleh bin Farid al-Aulaki, thành viên ủy ban  [điều tra] của quốc hội, nói với tôi rằng sau đó ông đã gặp Saleh, ông này đã xin lỗi về vụ thảm sát. “Ông ấy bảo tôi rằng chính phủ có những tin xấu” Alawki nói.

 

Một quan chức Mỹ nói rằng máy bay do thám đã xác nhận rằng Al Majalah là một trại huấn luyện chiến binh. “Tôi thấy rất nhẹ nhõm về việc đó,” ông nói. Nhưng ông băn khoăn về những thường dân bị chết. “Đó là một hậu quả khủng khiếp” vị quan chức nói. “Không ai muốn thế.”

 

Không lâu sau cuộc tấn công ấy, Abdulelah Hider Shaea, một nhà báo của hãng tin nhà nước, Saba, đặt dấu hỏi nghi ngờ những tuyên bố ban đầu của chính phủ. Xuất hiện trên Al Jazeera, Shaea khẳng định rằng các thường dân đã bị giết, và rằng cuộc tấn công rất có thể dính líu đến những tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp của Mỹ. Anh cũng nói những nhận xét tương tự trong những buổi phát hình sau đó.

 

Tháng Tám mới rồi, nhà cầm quyền Yemen bao vây nhà ở của Shaea và bắt anh đưa đi. Trong một tháng không có tin tức gì về tung tích của anh. Cuối cùng, chính phủ mới bộc lộ rằng Shaea đã bị kết tội là thành viên của Al Qaeda.

 

Shaea đã công bố nhiều bài báo về Al Qaeda, trong đó có một bài phỏng vấn Awlaki, người giáo sĩ Mỹ gốc Yemen. (Những câu hỏi của anh thẳng thắn và không biểu lộ cảm tình gì với nhóm này.) Saeed Thabit, trưởng văn phòng của Al Jazeera ở Sanaa, nói rằng Shaea đã duy trì những quan hệ với nhân viên Al Qaeda nhưng không phải là một kẻ cực đoan. “Anh ấy chỉ là một nhà báo tốt.”

Sau một phiên tòa ngắn, Shaea bị kết án năm năm tù. Theo luật sư của anh, Abdul Rehman Ali Barman, và đối với nhiều nhà báo tham dự phiên tòa, chứng cớ buộc tội anh là quá mỏng. Công tố kêu rằng ông ta thấy trong laptop của Shaea bản ghi cuộc nói chuyện trong đó anh và một thành viên Al Qaeda thảo luận việc giúp đỡ những lính mới từ Somalia. Quan toà cũng được người ta trình lên những bức ảnh chụp bên trong một khu nhà có tường vây quanh, cho là do Shaea chụp; theo các công tố viên, bức ảnh đó xác nhận rằng anh đã điều tra các vị trí để Al Qaeda đánh bom.

 

Cộng đồng các nhà báo Yemen bắt đầu yêu cầu thả Shaea, theo Barman, anh đã bị đánh đập trong tù. Vào tháng Giêng, Barman nói, ông nhận được tin tốt bất ngờ: Saleh có ý định tha cho Shaea.

 

Một tháng sau, sau khi Saleh tuyên bố ông ta sẽ từ chức vào năm 2013, Tổng thống Obama gọi điện cho Saleh để chúc ông ta sức khỏe. Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, Obama còn biểu lộ “quan ngại” về khả năng thả Shaea. Bản tuyên bố không đưa ra chi tiết nào rõ hơn. Shaea vẫn ở trong tù.

 

Vị quan chức Mỹ quen thuộc với sự cố Al Majalah nói rằng các quan chức Mỹ và Yemen đã làm việc với nhau để thu xếp một vụ án chống Shaea. Các bằng chứng mật, vị cựu quan chức nói, chứng tỏ rằng Shaea thật ra có hợp tác với Al Qaeda. “Tôi tin rằng anh ta là một gián điệp,” vị quan chức Mỹ nói. Nhưng bằng chứng này không được trình ra trước tòa. Vụ Shaea có thể là một ví dụ rối rắm nhất về tốc ký (shorthand) tồn tại giữa chính quyền Obama và chế độ Saleh.

 

So sánh với các sự kiện xảy ra ở Tunisia và Ai Cập, cao điểm ở Yemen đến chậm. Ngay từ đầu, những người biểu tình đã bắt chước thái độ   của những người đồng cảnh ngộ ở Cairo: ở ngoài rìa khu vực biểu tình, những thanh niên lễ phép vỗ vào lưng bất kỳ ai muốn tham gia. Quảng trường bên ngoài Đại học Sanaa được đặt một cái tên mới: Quảng trường Thay đổi. Những người biểu tình bắt đầu dùng từ “cách mạng,” báo trước - một cách ngây thơ - rằng Yemen sẽ mất đi nhà độc tài của nó theo cách Ai Cập: một cách hòa bình, dễ dàng và nhanh chóng.

 

Trong mấy tuần đầu tiên, những người biểu tình không làm gì hơn ngồi quanh và chuyện phiếm. Một hôm vào tháng Hai, tôi nghe thấy một người trong số họ hỏi bạn một cách vu vơ, “Đã từ chức chửa?” Mỗi buổi chiều, các thanh niên chở những xe cút kít chất đầy lá khat đến cho những người biểu tình. Một ai đó đã dựng một tấm bạt lò xo (để nhào lộn) ngay cạnh quảng trường.

 

(còn tiếp)

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2449
Ngày đăng: 13.04.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. Tiếp - Hiếu Tân
Thư từ Yemen: SAU CUỘC NỔI DẬY. còn tiếp - Hiếu Tân
Liên Xô đã nói dối về chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin vào năm 1961 - Phạm Nguyên Trường
Rủi ro hạt nhân - Hiếu Tân
Chị em Hồi giáo: Nhận diện người phụ nữ trong nước Ai Cập mới - Hiếu Tân
Bàn về chủ quyền quốc gia - Phạm Nguyên Trường
Trò chuyện với nhà triết học AC Grayling: “Làm thế nào anh có thể là một người vô thần chiến đấu? Nó chẳng khác nào ngủ một cách hung hăng.” - Hiếu Tân
Tham vọng toàn cầu của quân đội Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Định Mệnh Tokyo: Can đảm đối mặt với thảm họa - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)