Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.218.222
 
Suy Ngẫm Về Con Đường Mang Tên Một Vị Vua Yêu Nước
Tôn Nữ Hỷ Khương

Trước năm 1975, đường Duy Tân bắt đầu từ đường Hiền Vương dẫn đến nhà thờ Đức Bà đường Thống nhất.

 

Sau năm 1975 đường Duy Tân được đổi tên là Phạm Ngọc Thạch. Bắt đầu từ đường Võ Thị Sáu đến đường Lê Duẫn.

 

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là anh em cô cậu ruột với tôi. Anh Thạch gọi cha tôi bằng cậu ruột. Bà nội tôi có 4 người con trai và 1 người con gái duy nhất là mẹ anh Thạch tên Công Tôn Nữ Chánh Tín, vợ của nhà giáo Phạm Ngọc Thọ ở Phan Thiết, mà tôi thường gọi là dượng Đốc Thọ.

       

Anh Thạch có một người vợ là người Pháp. Hồi tôi còn rất nhỏ nhưng vẫn nhớ như in là mỗi lần giỗ,  tết ở nhà cha tôi,  vợ chồng anh Thạch đều có tham dự. Chúng tôi cứ chạy theo nhìn “Bà Đầm” (vợ anh Thạch).

 

Theo tôi biết cha tôi rất quí anh Thạch,  thường ca ngợi tài năng đức độ của anh. Cha tôi vẫn nói: “Đi làm cách mạng như Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch mới đúng nghĩa. Bỏ hết, bỏ tất cả, bỏ cả gia tài, sự nghiệp, vợ đẹp, con thơ…mà ngày ấy, Bác sĩ chỉ đếm trên đầu ngón tay, vô cùng quí hiếm”.

 

Anh Thạch cũng rất quí mến cha tôi, hai cậu cháu cũng rất gần gũi. Cha tôi có nói cho tôi biết là: “Anh Thạch rất kính phục vua Duy Tân”. Vì thế, khi bỏ con đường Duy Tân để đặt tên anh, tôi thầm nghĩ có lẽ hương hồn anh cũng không được vui!.

 

Thutrước, ở Sài Gòn có con đường của một danh nhân thì vùng Gia Định cũng có. Vì thế, lại còn thêm một con đường Duy Tân nữa mà đến ngày nay vẫn còn. Trước kia con đường này từ đường cách mạng 1 tháng 11 đến Nguyễn Huỳnh Đức. Sau này là từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến đường Huỳnh Văn Bánh quận Phú Nhuận. Một con đường nhỏ nay đã hư hỏng, lại thêm người dân ở đó buôn bán, bày ra đường nhếch nhác, trông rất thê thảm.

 

Một buổi chiều, tôi có dịp đi ngang qua, nước mắt tôi cứ ứa ra từ đầu đường đến cuối đường. Tôi thầm đọc mấy câu thơ tôi đã viết trong bài “Trở Về” khi thăm lại ngôi nhà của cha tôi tại Vỹ Dạ Huế:

       

“…Có nghe mắt đọng sầu vương,

Có nghe nỗi nhớ niềm thương dạt dào…

Chiều lên giữa giấc chiêm bao,

Bâng khuâng mây trắng trôi vào hư vô…”

 

Và lúc này tôi cũng không thể quên câu hò đã đi vào dân gian gần thế kỷ nay, cha tôi đã viết về vua Duy Tân mà tôi đã hò không biết bao nhiêu lần hầu cha tôi nghe khi người còn sinh tiền…Cũng như tôi đã nhiều lần ghi âm vào các băng dĩa, hay những dịp kỷ niệm về cha tôi. Tôi cũng đã có dịp hò câu hò này với tiếng đàn phụ họa của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê rất nhiều lần ở trong nước và cả lúc ra nước ngoài. Khi Giáo sư Tiến sĩ Thái Kim Lan mời qua diễn tuồng Lộ Địch của cha tôi ở Đức, sau đó qua Pháp năm 2002. Chúng tôi cùng đi với đoàn tuồng Đào Tấn Bình Định. Biết bao kỷ niệm êm đềm và sâu sắc ở trong tôi.

 

Bài “Chữ Ai Trong Câu Hò” tôi đã ghi lại trong cuốn “Hồi Ức Về Cha Tôi: Ưng Bình Thúc Giạ Thị” xuất bản năm 1996 tái bản lần thứ nhất 2002. Sài Gòn Media sắp tái bản lần thứ hai nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất Ưng Bình Thúc Giạ Thị: 1961-2011.

Trong bài này đã nói rất rõ sự tích về câu hò:

 

“Chiều chiều trước Bến Văn Lâu,

Ai ngồi, Ai câu, Ai sầu, Ai thảm,

Ai thương, Ai cảm, Ai nhớ, Ai trông.

Thuyền Ai thấp thoáng bên sông

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

 

Miền Nam tháng 4 năm 2011

Tôn Nữ Hỷ Khương
Số lần đọc: 2048
Ngày đăng: 10.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khi Người Việt Không Tin Chữ Việt - Lại Nguyên Ân
Mỹ cảm nghệ thuật mới trong Thơ Trẻ. - Yến Nhi
Tình Yêu Của Đức Huỳnh Giáo Chủ qua góc nhìn của một người Cao Đài - Huệ Khải
Thư ngỏ gửi Bảo Ninh và Larry Heinemann - Nguyễn Khắc Phê
Tuyển tập “Thơ tình duyên hải miền Trung” - Xuân Tuynh
Về những tác phẩm Nguyễn An Ninh đăng nhật báo ‘Trung Lập’ ở Sài Gòn những năm 1932-33 - Lại Nguyên Ân
“Dâng Cha”- Khúc Nhạc Lòng Hiếu Đạo - Trần Huyền Nhung
Phan Văn Hùm & Nguyễn Trung Nguyệt” và “ Ngục Trung Ký Sự của Bảo Lương” - Thế Phong
Buồn Quá! - Hôm Nay Xem Tiểu Thuyết! - Nguyễn Trọng Bình
Trần Đỗ Liêm- Khắc Khoải Hồn Quê - Ngô Minh