Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.191
123.214.000
 
Sai lầm lớn của Bin Laden: những gì Osama không bao giờ hiểu về tinh thần Mỹ
Hiếu Tân

Romesh Ratnesar, TIME, Thứ Hai 09/5/ 2011

http://www.time.com/time/nation/article/0,8599,2070348,00.html

 

 

Nhiều người tụ tập reo hò bên ngoài Nhà Trắng ngày 2 tháng Năm, 2011, sau khi Tổng thống Obama loan báo cái chết của Osamaa bin Laden.

Ảnh: Brooks Kraft / Corbis gửi cho TIME.

 

Khi Tổng thống Obama loan báo vào ngày 1 tháng 5 rằng các lực lượng Hoa kỳ đã giết được Osama bin Laden ở Pakistan, tôi ở trong đoàn người đang tiến về Nhà Trắng. Tâm trạng chung ở quảng trường Lafayette là phấn khởi, sôi nổi và nhẹ nhõm, hầu như không hề có cái hân hoan của sự trả thù mang tính sô vanh như một số phương tiện truyền thông mô tả, hay một biểu hiện của “cái khoái cảm phởn phơ trong những tin tức về cuộc đổ máu” mà David Sirota nêu lên trên Salon.com.  Một người ngoài cuộc chắc sẽ phải thấy kinh ngạc về tính đa dạng của đám đông, lúc này quá quen thuộc với người Mỹ đến mức chúng ta khó mà nhận ra.  Tôi đoán rằng phần lớn những người đang vẫy cờ kia là người da trắng, nhưng tôi đã thấy đầy những người da đen, châu Á, Mỹ Latin, và cả những gương mặt đa săc tộc. Một thanh nữ Mỹ theo đạo Hồi đội một chiếc khăn trùm đầu, hãnh diện tán dương với một nhóm làm truyền hình về cảm giác đoàn kết và hòa hợp mà cô cảm thấy với những người xung quanh. Toàn bộ quang cảnh này đã có thể khiến bin Laden hoảng hồn cũng như ghê tởm. Và nó dẫn đến giải thích vì sao cuộc chiến tranh chống Mỹ của ông ta phải chịu số phận thất bại.

Mục tiêu của bin Laden ngày 9 tháng 11, 2001 không phải chỉ là giết càng nhiều người Mỹ vô tội càng tốt. Nói với những kẻ theo hắn, bin Laden tiên đoán rằng Mỹ sẽ phản ứng quá mạnh mẽ với những cuộc tấn công và tự để cho nó bị lôi cuốn vào cuộc xung đột bất tận, kiệt sức với thế giới Hồi giáo. Hắn tin rằng al Qeada có thể làm đổ máu nước Mỹ đến suy kiệt. Giống như Liên Xô trước nó, Mỹ là một đế quốc đã lụi tàn, một siêu cường yếu đuối. “Một con ngựa yếu”. Như chuyên gia về chủ nghĩa khủng bố Daveed Gartenstein-Ross viết, bin Laden tin rằng “đúng như các chiến binh A rập và mujahidin[1] Afghanistan đã phá hủy Liên Xô về kinh  tế, al Qeada bây giờ đang làm đúng như thế với Hoa Kỳ”.

Ở một khía cạnh nào đó, hắn nói đúng. Cuộc chiến chống khủng bố đã ngốn mất của Mỹ đến 3 tỉ đô la, làm đất nước lâm vào nợ nần thấy rõ và kìm hãm khả năng chúng ta đầu tư vào tương lai. Trong thập niên qua, các đối thủ kinh tế trong thế giới đang phát triển đã tận dụng việc chúng ta bị buộc chặt vào đối phó với khủng bố để xóa bỏ vai trò dẫn đầu trong cạnh tranh của Mỹ. Như Ezra Klein của tở Washington Post nhận xét, những lúng túng của Mỹ phần lớn là do hoạch định của chính bản thân nó: chúng ta đã không cần phải xâm chiếm Iraq, thông qua giảm thuế chúng ta không thể nào đủ sức xoay sở hay nhắm mắt làm ngơ trong khi các ngân hàng đầu tư đánh bạc với thị trường nhà đất. Từ boong ke của hắn ở Abbottabad, bin Laden chắc hẳn vui mừng về những khó khăn kinh tế của chúng ta. Nhưng chính chúng ta gây nên những khó khăn ấy.

Tuy nhiên về tất cả những cái ấy – và mặc cho tất cả những dằn vặt về sự suy tàn của nước Mỹ - nước Mỹ vẫn cứ là nước mạnh nhất, giàu có nhất, trong khi bin Laden bơi với cá mập. Tại sao? Sự can đảm, bền bỉ dẻo dai và tinh khéo của quân đội Mỹ là những lý do dễ thấy nhất. Nhưng quang cảnh bên ngoài Nhà Trắng đêm hôm ấy cũng bộc lộ một cái gì đó về các nguồn gốc của sức mạnh Mỹ.

Sai lầm định mệnh của bin Laden là cho rằng xã hội Mỹ sau ngày 11 tháng 9 giống với xã hội Liên Xô trong thập kỷ tồn tại cuối cùng của nó. Vào thời gian Liên Xô xâm lược Afghanistan, mức sống của Nga đang đi xuống và sự tăng dân số đã ngưng lại làm xói mòn nền tảng kinh tế của Liên Xô. Ngược lại, dân số của Mỹ, tăng 13,2% trong thập kỷ trước 2001. Trong thời gian đó nước Mỹ đã tăng dân số nhiều hơn bất kỳ thời kỳ nào từ Thế Chiến II đến nay. Trong mười năm qua, tốc độ tăng dân số đã chậm lại còn 9,7%, một phần vì những hạn chế nhập cư do yêu cầu an ninh. Và tuy vậy so với bất kỳ nước công nghiệp phương Tây nào, nơi dân số đang co lại, nước Mỹ là một bức tranh sống động. Và cũng không giống với Trung Hoa chẳng hạn, tỉ lệ sinh đẻ của Mỹ đủ cao đê duy trì phát triển kinh tế ít nhất cho thế hệ sau.

Bí mật của khả năng co dãn của Mỹ không chỉ ở chỗ nó thu hút những người mới đến, nó còn là ở những gì họ làm khi họ đến nước này. Trong cuốn sách Tương lai của Cường quốc, nhà khoa học chính trị của Harvard Joseph S. Nye Jr. chỉ ra rằng năm 1999 các kỹ sư gốc Trung Hoa hay Ấn Độ điều hành một phần tư tổng số các công ty công nghệ cao ở Thung lũng Silicon. Khoảng năm 2005, cứ 4 cuộc khởi động một công nghệ mới thì có 1 do những người nhập cư thực hiện. Một nghiên cứu của Viện Brooking thấy rằng trong số những người có học vị cao cấp, số người nhập cư có đăng ký bằng sáng chế nhiều gấp ba lần người Mỹ bản địa. Tài sản chiến lược dài hạn lớn nhất của Mỹ, Nye viết, nằm trong khả năng của nó “thu hút những người thông minh sáng láng nhất từ phần còn lại của thế giới và nung họ thành một văn hóa đa dạng của sáng tạo.”

Chính là văn hóa ấy - đất nước ấy – đã hiển hiện trên quảng trường Lafayette đêm ấy. Nó là một đám đông trẻ tuổi – tuổi đại học. Nhiều người là con cái những người nhập cư đã đến Mỹ trong làn sóng của những năm 1990, thành viên của “thế hệ đã chung sức mang cái gánh nặng nề nhất“ kể từ sau  ngày 11 tháng 9, theo lời Obama. Những gì mà bin Laden không bao giờ hiểu được là, cho dù phải chịu đựng cú đấm nặng nề trong thập kỷ qua, xã hội Mỹ vẫn duy trì được khả năng tự đổi mới của nó.  Nước Mỹ có khả năng không chỉ chịu được cuộc chiến lâu dài mà còn tạo ra được những đổi mới làm thay đổi thế giới: Google Earth, iPhone, Facebook, Twitter. Nước Mỹ ngày nay có lẽ là nước ít cởi mở hơn và ít tự tin hơn hồi 11/9. Nhưng nó cũng đã trở nên trẻ hơn, đa dạng hơn và năng động hơn.

Đây không phải là đơn thuốc để tự thỏa mãn. Cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục công đang trong tình trạng cực kỳ tồi tệ, tầng lớp chính khách của Washington thiếu năng lực một cách vô vọng, và chúng ta đang ngập trong nợ nần.  Cái lợi mà chúng ta được hưởng từ những người nhập cư có thể sẽ còn bị phí phạm nếu các chính khách vẫn tiếp tục thỏa mãn cái tâm lý bài ngoại quá khích. Thất bại của bin Laden tặng cho nước Mỹ một cơ hội tái thiết lại sức mạnh nội tại của nó. Làm như vậy có nghĩa là đã học được bài học từ những sai lầm của chúng ta. Nhưng trong thắng lợi cũng có những bài học./.

 



[1] Chiến binh Hồi giáo.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2303
Ngày đăng: 11.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những người nghi vấn về cái chết thế chỗ những người nghi vấn về nơi sinh vừa rút khỏi. - Hiếu Tân
Người Khả Dung: Một cú chạm nhẹ của cái chết đã dạy David Eagleman những gì về những bí mật của thời gian và bộ não. 1 - Hiếu Tân
Người Khả Dung: Một cú chạm nhẹ của cái chết đã dạy David Eagleman những gì về những bí mật của thời gian và bộ não. 2- hết - Hiếu Tân
Phỏng vấn chuyên gia Đức về chủ nghĩa khủng bố: Không có ai trong Al-Qaida có thể thay thế được Bin Laden. - Hiếu Tân
Buồn và Vui: Elie Wiesel, Fatima Bhutto, Bernard-Henri Lévy, và Andrew Sullivan suy nghĩ về kết cục của Osama Bin Laden. - Hiếu Tân
Lương giáo viên thấp: Xã hội phải trả giá đắt. - Phạm Nguyên Trường
Bảo vệ quyền con người là bảo vệ người dân khỏi việc hành xử không đúng luật của chính phủ* - Phạm Nguyên Trường
Chân lí của triết học và sự thật của người trí thức - Phạm Nguyên Trường
Trí thức và chủ nghĩa xã hội. - Phạm Nguyên Trường
Trí thức và nhận thức pháp quyền (Tiếp theo và hết). - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)