Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.218.998
 
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3
Hiếu Tân

Keith Gessen, New Yorker,  

sẽ đưa lên New Yorker  ngày 23/5/ 2011
http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/

2011/05/23/110523crat_atlarge_gessen?

currentPage=all

 

3.

Đầu những năm 1970, bánh xe địa chính trị lại quay và kéo Brodsky đi theo nó. Mong muốn dọn sạch nhà cửa của Brezhnev ăn khớp tuyệt hảo với sức ép từ Phương Tây giải thoát những người Do thái ở Liên xô, và năm 1972 Brodsky được cho ba tuần sắp xếp đồ đạc để lên máy bay sang Viên. Không giống như Norenskaya, lần này là lưu đày thật sự, và nó kéo dài đến hết đời ông.

 

Ở Viên, Brodsky gặp Carl Proffer, một giáo sư về văn học Nga ở Đại học Michigan, ông này vừa mới cho hoạt động một nhà xuất bản nhỏ, Ardis. Proffer tình cờ biết rằng thần tượng của Brodsky, Auden, đang nghỉ gần đâu đây, và họ quyết định đến thăm ông. Mặc dầu không được báo trước, Auden vui mừng tiếp đón nhà thơ lưu vong, và mấy tháng sau Brodsky viết thư về cho Loseff, dùng những từ tiếng Anh mới học được vào mọi chỗ có thể:

        

W. H. uống martini dry lúc 7:30 sáng, sau đó ông sắp xếp thư từ và đọc báo, đánh dấu dịp này bằng cách trộn sherry với scotch. Sau đấy ông ăn sáng breakfast, nó có thể gồm bất cứ thứ gì miễn là nó được dùng kèm với pink and white, tôi không nhớ theo thứ tự nào. Đến lúc ấy ông bắt tay vào làm việc. Có lẽ vì ông dùng bút bi, nên trên bàn viết cạnh ông, thay vì một lọ mực, ông đặt một bottle hay can Guinness, đó là một thứ bia đen Irish sẽ biến mất trong quá trình sáng tạo. Và khoảng một giờ thì ông ăn trưa. Tùy thuộc vào thực đơn, bữa trưa này sẽ được trang trí bằng đuôi gà trống, hay cocktail. Sau bữa ăn trưa, chợp mắt một chút, tôi nghĩ, đó là giờ khô khan duy nhất trong ngày.

 

Và thế là cuộc sống đầy mê hoặc của Brodsky ở Mỹ bắt đầu.

Brodsky xuất hiện rực rỡ trong hồi ký mới của nhà tiểu thuyết Sigrid Nunez về Susan Sontag, “Sempre Susan” Đó là vào năm 1976, lúc ấy Brodsky mới bắt đầu hẹn hò với Sontag. Ông là người mơ mộng, trầm tư và đầu hói gần hết. “Chẳng có gì quan trọng cả,” có lần ông tuyên bố. “Đau khổ, không. Hạnh phúc hay bất hạnh, không. Ốm đau, không. Tù đày, không. Không gì quan trọng hết.”

 

(“Ồ, đó là kiểu châu Âu.” Nunez viết, một lời chỉ trích nhằm vào Sontag.) Lần khác, ông đưa mọi người ra ngoài đi ăn cơm Tàu, món ăn khoái khẩu của ông ở New York. Ngồi quanh bàn cùng với Sontag, con trai bà, Nunez trẻ tuổi, và Brodsky vờ làm ra vẻ trưởng giả kiểu Bôhêmiêng. Nunez mô tả ông rủ rỉ nói với phe bé nhỏ, không có ưu thế của mình “Chúng mình vui đấy chứ?”

 

Đó là một hình ảnh mà người ta có về Brodsky ở Mỹ: một cuộc đào thoát thành công. Chỉ có từ phía những người Nga người ta mới thấy được nó khó khăn đến thế nào, cũng như nó có ý nghĩa như thế nào. Đối với những người thuộc thế hệ ấy của Liên xô, America là tất cả. Họ nghe nhạc của nó, đọc tiểu thuyết của nó, dịch thơ của nó. Họ chộp lấy từng mẩu từng miếng của Mỹ bất cứ nơi nào có thể, (kể cả trong những chuyến du lịch đến Ba Lan). “Mỹ như thể là một quê hương dành cho chúng tôi.” Sergeev (người dịch – ngoài những người khác - Robert Frost) sau này viết. Trong những  năm 1970, khi có cơ hội, nhiều người đã đi. Chỉ có khi đến đây, họ mới phát hiện ra những gì họ mất.

 

Brodsky là một trong những người đầu tiên. Những năm sau này, số người đến đã đủ để hình thành những cộng đồng người Nga ở Boston, New York, Pittburgh, nhưng năm 1972 người Nga ở Mỹ cô độc như làng Norenskaya. Brodsky phàn nàn trong một bức thư gửi về nhà, không có người Nga nào để nói chuyện, và, về các giáo sư địa phương dạy văn học Nga, “Họ đã trở nên giống với các môn học của họ như những ông chủ với các con chó,” Và chỉ có thế thôi.

 

Những bài thơ của Brodsky trong những năm đầu tiên trên đất Mỹ đầy cảm giác cô đơn trơ trọi. “Một buổi tối mùa thu trong một thị trấn nhỏ tầm thường/ tự hào về sự xuất hiện của nó trên bản đồ,” một bài mở đầu như thế, và kết luận bằng hình ảnh một người mà hình soi trong gương đang từ từ biến mất, giống như bóng đèn đường chiếu trong một vũng nước đang khô cạn dần. Proffer mạnh dạn đề nghị Trường Đại học Michigan nhận Brodsky làm một nhà thơ ngụ cư; Brodsky viết một bài thơ về một ông thầy đại học. “Trong đất nước của các nha sĩ,” bài thơ mở đầu “mà con gái họ đặt mua váy áo/ từ những catalô London.../ Tôi, người mà mồm chứa đầy sự hoang phế /hơn cả những hoang phế của Parthenon/ một tên gián điệp, một kẻ dính mũi vào chuyện người khác/ tay trong phá hoại của một nền văn minh mục ruỗng” dạy văn chương. Người kể ban đêm về nhà để nguyên cả quần áo ném mình lên giường rồi khóc đến khi ngủ thiếp đi. Năm ấy, Brodsky viết một bài thơ cho biết, vì bị buộc phải rời khỏi nước Nga, ông mất một đứa con trai, “Telemachus con yêu của cha” bài thơ bắt đầu “Chiến tranh thành Troy đã kết thúc,” và tiếp tục (theo bản dịch của George L. Kline):

 

Cha không biết cha đang ở đâu hay nơi này có thể là nơi nào.

Có thể sẽ hiện ra một hòn đảo ô trọc,

với những bụi cây, những tòa nhà                                       

và những con lợn to ủn ỉn.

Một khu vườn nghẹt thở với những bộ đồ tang:

mấy nữ hoàng hay những người khác.

Cỏ và những tảng đá khổng lồ....

Telemachus, con trai ta! Đối vói một kẻ lang thang,

những bộ mặt của mọi hòn đảo đều giống nhau.

Và thần trí nhẹ bước đi, đếm các con sóng;

những đôi mắt nhức nhối nhìn ra những chân trời mặt biển, chạy;

và nước nhồi đầy các lỗ tai.

Cha không nhớ chiến tranh kết thúc như thế nào;

và thậm chí con bao nhiêu tuổi, cha cũng không nhớ.

 

Cuối cùng, Brodsky trốn thoát khỏi đất nước của những nha sĩ, đến một căn hộ có vườn ở Phố Morton, trong Làng Tây, mà ông thuê từ một giáo sư ở N.Y.U (Đại học New York),  và nhận một cương vị giảng dậy tại Mount Holyoke, ở phía tây Massachusetts. Ông tìm được cương vị xứng đáng và có bạn bè, và những bức thư phàn nàn gửi về nhà đã quay lại một vòng kỳ lạ. “Tuần trước, tôi có cuộc trò chuyện đầu tiên sau ba năm về Dante,” một bức thư viết, “mà với Robert Lowell.”

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2494
Ngày đăng: 19.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Còn tiếp - Hiếu Tân
Những kẻ khủng bố cũng có quyền: Luật quốc tế nói gì về việc giết Bin Laden - Hiếu Tân
Mao trên điện thoại di động của bạn: Một sự nghiệp Cộng sản mới xây dựng trên quá khứ. - Hiếu Tân
Những giọt nước mắt của Ottrando: Một người lính cứu hỏa New York và cái chết của Osama. - Hiếu Tân
Những tư tưởng lỗi thời. - Hiếu Tân
Sai lầm lớn của Bin Laden: những gì Osama không bao giờ hiểu về tinh thần Mỹ - Hiếu Tân
Những người nghi vấn về cái chết thế chỗ những người nghi vấn về nơi sinh vừa rút khỏi. - Hiếu Tân
Người Khả Dung: Một cú chạm nhẹ của cái chết đã dạy David Eagleman những gì về những bí mật của thời gian và bộ não. 1 - Hiếu Tân
Người Khả Dung: Một cú chạm nhẹ của cái chết đã dạy David Eagleman những gì về những bí mật của thời gian và bộ não. 2- hết - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)