Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.926
 
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp phần 2
Hiếu Tân

Bernhard Zand, Spiegel, 8/3/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,749537,00.html

 

Phần 2: Rũ bỏ cái ách Ottoman

 

Đầu năm 1915, khi đã rõ rằng đế quốc Ottoman không thể sống sót qua khỏi Thế Chiến I, các chính trị gia ở LondonParis đi đến một ý tưởng là phân chia phần còn lại của cái đế quốc ấy. Người Anh và người Pháp có kế hoạch nhằm vào các tỉnh A Rập của Đế quốc Ottoman. Kế hoạch ấy trùng khớp với ước muốn của các lãnh tụ bộ lạc có ảnh hưởng và các yếu nhân muốn rũ bỏ cái ách Ottoman.

 

Tháng Bảy năm 1915, Cao ủy Anh ở Ai Cập bắt đầu trao đổi thư từ với Hussein Bin Ali, sharif[1] của thánh địa Mecca. Ngày 24 tháng Mười, ông nhất trí rằng Liên Hiệp Anh đã chuẩn bị “công nhận độc lập cho các nước A Rập trong các khu vực nằm trong các đường biên giới mà sharif đã đề nghị”

 

Tháng Sáu năm 1916, cuộc nổi dậy lớn chống lại Ottoman bắt đầu. Các cuộc nổi dậy này đầy hứng khởi về mặt quân sự và được làm thành bất hủ dưới hình thức thơ ca bởi nhà khảo cổ kiêm nhân viên mật vụ Anh T.E. Lawrence, nổi tiếng dưới cái tên Lawrence của Arabia, trong cuốn sách của ông “Bảy Cột trụ của sự Khôn ngoan.”

 

Lawrence viết trong hồi ký tình báo của ông hồi tháng Giêng năm 1916 rằng: cuộc nổi loạn ấy là “có lợi cho chúng ta, vì nó phù hợp với mục tiêu trước mắt của chúng ta là phá vỡ khối Islamic và đánh bại và chia xẻ Đế quốc Ottoman, và bởi vì các nhà nước (Sharif Hussein) sẽ thành lập để kế tục người Thổ.. sẽ là vô hại đối với chúng ta...Người A Rập thậm chí còn kém ổn định hơn người Thổ. Nếu được xử lý tốt họ có thể giữ nguyên trong tình trạng chính trị nhiều mầu sắc, một loạt những tiểu vương đầy đố kỵ không thể liên kết với nhau về chính trị.”

 

Những tài liệu thành lập nhà nước

 

Tuy nhiên trong cùng thời gian đó, không báo cho những người A Rập đang được cổ võ nổi dậy, người Anh thương lượng về tương lai của các tỉnh A Rập thuộc Ottoman trên hai mặt trận khác. Theo một hiệp định bí mật mà nhà ngoại giao Anh Mark Sykes thương lượng với đối tác người Pháp là François Georges-Picot, London và Paris đã phân chia chiến lợi phẩm mà họ đang mong đợi theo cách là các vùng xung quanh Beirut, Damascus và Mosul sẽ thuộc về Pháp, trong khi Anh sẽ kiểm soát vùng bờ biển Vịnh A Rập, Palestin và các tỉnh Baghdad và Basra. Trong một tài liệu khác, được ký bởi Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur James Balfour, chính phủ Anh bảo đảm cho Liên đoàn Zionist “thành lập ở Palestin một tổ quốc cho những người Do Thái”

 

Hiệp định Sykes – Picot và Tuyên bố Balfour, ký lần lượt năm 1916 và 1917, là hai tài liệu thành lập của Trung Đông hiện đại. Chúng làm thành cơ sở của năm nhà nước - Syria, Iraq, Lebanon, JordanIsrael – và Palestin vĩnh viễn không-nhà nước. Sự tồn tại của những gì vẫn còn là nguồn gốc của chia rẽ và bất ổn cho đến ngày nay. Người A Rập, dù chưa phát hiện ra lời lẽ thật sự của các tài liệu này cho đến sau Thế Chiến I, đến nay vẫn coi chúng là những tài liệu phản bội họ. Dưới mắt của nhiều người A Rập, các đường biên giới mà chúng vạch ra, và những triều đại mà Anh và Pháp dựng lên bên trong những đường biên giới đó, luôn luôn thiếu tính hợp pháp.

 

 

 

Tuy nhiên, sự can thiệp của phương Tây trong việc tạo ra Trung Đông hiện đại đã làm thành một khuôn mẫu nhận thức đã trở nên ám ảnh, thậm chí ám ảnh hơn cả các vùng khác có quá khứ thuộc địa của đế quốc: cái tàn hại  của âm mưu.

 

Đối với nhiều người A Rập, sự kiện phần lớn các nước A Rập như T.E. Lawrence  đã tiên đoán, vẫn còn là những tiểu vương nhỏ nhen đầy lòng đố kỵ không phải là kết quả của sự yếu kém của chính họ, mà là của sự độc đoán của người Anh và người Pháp. Họ trách phương Tây đã tạo ra những nhà nước nhân tạo, những nước như Lebanon và Iraq bị chia rẽ về chủng tộc và tôn giáo và về thực chất vẫn còn là không thể cai quản được cho đến ngày nay, và về sự kiện là triều đại Hashemite do người Anh dựng lên ở Syria và sau đó là Iraq, và đến nay chỉ còn sống sót ở Jordan.

 

Thiếu liên kết

 

Kết cục của thời đại này, nhìn từ tầm nhìn của hôm nay là những khiếm khuyết  của Trung Đông  do chủ nghĩa đế quốc đẻ ra dường như đã được khắc phục. Cho đến nay, không có người nổi loạn nào hay người phản đối nào đã nghĩ đến việc đổ lỗi cho phương Tây về cuộc nổi dậy năm 2011, như tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh đã làm, hoặc đổ tội cho al-Qaida, như Gadhafi đã làm. Những cuộc cách mạng này thuộc về những người A Rập, và phương Tây đã làm đúng khi tôn trọng sự thật đó, bất kể sự thiếu liên kết của nó là cố ý hay đơn giản vì nó chưa được chuẩn bị kỹ cho cơ hội lịch sử này. Người A Rập đã giành lại được một phần lòng tự tin mà họ đã đánh mất do kết quả của áp bức.

 

Phải chăng điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ và Châu Âu không nên làm gì cả và chỉ ngồi chờ xem sắp tới lịch sử sẽ nhỏ giọt thêm cơ hội nào nữa? Họ nên, chẳng hạn, suy nghĩ lại về mối quan hệ của họ với Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước đã tự mình tìm được đường đi đến dân chủ và trở thành một kiểu mẫu cho nhiều cư dân trong khu vực này. Việc thiết lập những liên hệ chặt chẽ hơn với nước này sẽ là hữu ích cho châu Âu, cho dù có những khó khăn mà việc đó kéo theo.

 

Nhưng trên hết, Washington, London, ParisBerlin cần có một lựa chọn chính trị, thậm chí là một bổn phận, là điều rõ ràng đến nỗi không ai còn chú ý đến nó nữa.

 

Cơ hội có một không hai

 

Chưa bao giờ từng có một thời gian nào thuận lợi hơn để kiến tạo hòa bình ở Palestin. Israel, bị bất ngờ với cuộc cách mạng ở Ai Cập và lo lắng một cách chính đáng đến an ninh của nó, không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận giải pháp hai-nhà nước nếu nó hy vọng vẫn giữ nguyên là một đất nước vừa Do Thái vừa dân chủ.

 

Còn về lãnh đạo Palestin, cũng lạc hậu và xa rời nhân dân như  kẻ bảo trợ của họ vừa bị lật đổ -Mubarak? Bây giờ họ có nhiệm vụ gì, nếu không phải là thành lập một nước mà mọi người đã biết trong nhiều thập kỷ, sẽ hình thành như kết cục thắng lợi của một quá trình hòa bình.

 

Và cho dù ai nắm được quyền lực từ các chế độ A Rập láng giềng của Israel đã bị lật đổ hay vẫn còn chưa bị lật đổ, trong trường hợp tốt nhất, sẽ  phải hàm ơn một giải pháp cho vấn đề Palestin, hay trong trường hợp xấu nhất, sẽ không có cơ hội nào để sử dụng  cái di sản phiền hà của cuộc xung đột Trung Đông để lập nên chính sách.

 

Đối với phương Tây, bước này là một món nợ từ quá khứ đế quốc của nó vẫn chưa được trang trải giữa nó và thế giới A Rập: việc tạo ra các nước A Rập trong vùng này từ vùng đất Ottoman Palestin xưa, bên trong những đường biên giới của năm 1967, mà thế giới ghi nhận trong Nghị quyết 242 của Liên Hiệp Quốc.

 



[1] Tước hiệu bộ lạc A Rập trao cho người giữ cương vị bảo trợ bộ lạc và mọi tài sản của nó. Các Sharif là dòng dõi Tiên tri Muhammad

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2309
Ngày đăng: 04.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thực Lực Về Cuộc Ðấu Tranh Chống Ngoại Xâm Dưới Thời Quân Minh Cai Trị. 3 - Hồ Bạch Thảo
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? - Hiếu Tân
Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ - Hiếu Tân
Đơn thuốc của tiến sĩ Kissinger cho Trung Hoa - Hiếu Tân
Mùa xuân A rập đã ngưng lại? - Hiếu Tân
Một biểu tượng chỉ là một nhãn hiệu - Hiếu Tân
Thực lục về một nỗ lực nhắm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc - Hồ Bạch Thảo
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)