Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.145
123.226.908
 
Suy tưởng, Giấc mơ, Viết…
Khánh Phương

Là tác giả vanchuongviet, tiểu sử và tác phẩm:

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacgia.asp?TGID=977

 

 

Tháng 6- 2011, phát hành trên toàn quốc cuốn sách Suy tưởng, Giấc mơ, Viết… (tác giả Khánh Phương, NXB Hội nhà văn, 2011) bao gồm 27 bài tiểu luận, chân dung, phê bình xoay quanh các hiện tượng, vấn đề văn học thu hút được sự chú ý của dư luận, từng gây nhiều thách thức về mặt nghệ thuật.

 

Đây là cuốn sách phê bình, tiểu luận đầu tiên của tác giả Khánh Phương, được tích luỹ và thực hiện trong vòng mười năm trở lại đây.

 

Trong khi đời sống văn học, phê bình… còn thưa vắng tiếng nói công tâm, khoa học, hướng tới giá trị tri thức, thì một thái độ vừa trân trọng những nỗ lực sáng tạo vừa nghiêm khắc về học thuật là điều cần thiết. Với mục đích quan trọng nhất là giúp cho bạn đọc nhận thấy, ẩn sau vẻ ngoài tưởng chừng nhàn nhạt, mông lung, tầm phào của các sự kiện, chính là những bước chuyển dời đích thực không dễ gì có được của văn chương trong nhiều năm qua.

 

Luôn theo sát tình hình đời sống văn học ở trong và ngoài nước, giành mối quan tâm đặc biệt cho mảng văn học viết bằng tiếng Việt ở cả trong nước và hải ngoại, tác giả phác hoạ bức tranh văn chương Việt với những chuyển động mãnh liệt.

 

Những phân tích bình luận, nhận định kịp thời về các hiện tượng gây nhiều dư luận trên văn đàn: Nguyễn Nhật Ánh, Phan Việt, Trang Hạ, Di Li, Nguyễn Đình Tú, Dương Bình Nguyên, Dương Thuỵ… trong phạm vi dòng văn học giải trí, ích dụng. Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nguyên Phước, Đinh Thị Như Thuý, Nhã Thuyên, Nguyễn Thuý Hằng, Trần Thiện Huy, Lưu Diệu Vân… trong những nỗ lực và cả thất bại (tạm thời), kiếm tìm con đường đóng góp những giá trị tinh lọc cho nghề nghiệp.

 

Tác giả không quên đưa đến với bạn đọc cái nhìn về tiến trình văn học trong sự vận động trưởng thành cũng như những “đột biến” của nó, từ những đóng góp của thế hệ nhà văn được thừa hưởng nền giáo dục Pháp, như Ngọc Giao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa… Nguyễn Xuân Khánh, Bùi Ngọc Tấn… cho tới lớp nhà văn nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở hai miền Nam, Bắc qua hai cuộc chiến tranh, như Lưu Quang Vũ, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Duy, Mai Văn Phấn… ở miền Bắc, Đinh Linh, Đỗ Kh., Phan Nhiên Hạo, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Đức Tùng, Inrasara… ở miền Nam.

 

Thế hệ nhà văn trung niên vừa kể trên, với độ chín về trải nghiệm và bút pháp, với tinh thần vươn tới, cập nhật những khám phá và giá trị mới mẻ của nền văn chương thế giới, là những giọng điệu thuyết phục, đáng được thưởng thức cũng như ghi nhận, trên con đường làm giàu có giá trị văn chương Việt.

 

Không chỉ dừng ở mô tả những gì đang diễn ra, người viết còn so sánh, khái quát, tổng kết để cho bạn đọc một cái nhìn về những khuynh hướng nghệ thuật đang dần rõ nét, nguyên do cũng như ý nghĩa của các khuynh hướng ấy, bắt rễ sâu xa từ những nét tinh tế và phức tạp trong đời sống tinh thần của người Việt hiện thời, cũng như cho thấy năng lực nghề văn của các cây bút Việt Nam đương đại, trong dòng chảy lịch sử văn học nói chung.

 

Viết về các hiện tượng văn chương thế giới giàu sức cuốn hút cũng như gây tranh cãi- nữ nhà văn hậu - hiện đại Margaret Atwood, nhà văn đoạt giải Man Booker, 2005 Jhon Banville, nhà thơ của sự thông tuệ Joseph Brodsky, hay nhà văn Nhật Bản hàng đầu Haruki Murakami…, tác giả luôn cố gắng xuất phát từ cái nhìn khoa học và phát hiện, dựa trên những tương đồng và khác biệt về văn hoá, để khắc hoạ những phẩm chất đặc thù của nghệ thuật viết hay từng tác phẩm, trở thành nét gần gũi, dễ hình dung, thụ cảm đối với nhiều tầng lớp độc giả. Đó chính là khám phá cách tư duy và tổ chức nghệ thuật của các hình tượng văn chương như sự phóng chiếu của những biểu hiện thuộc về cốt cách, bản chất sâu xa, bí ẩn của con người nói chung, dù ở Đông phương hay Tây phương.

 

Con đường sáng tạo của các nhà văn nước ngoài, tác phẩm văn học nước ngoài, được lọc qua cảm thụ và tri thức của chính người viết, trở thành những chân dung riêng biệt, mà bạn đọc nhiều tầng lớp có thể đồng cảm và chia sẻ, có thể nhận thấy công việc viết văn cũng gần gũi với nhận thức thông thường và nghệ thuật thực ra là niềm vui, để làm cho cuộc sống đời thường trở nên phong phú và sâu sắc.

 

Tác giả dành trọn phần I của cuốn sách để nghiên cứu khá kỹ lưỡng về thi pháp (tập hợp, tổ chức làm nên tổng thể nghệ thuật hữu cơ của tác phẩm một cách tự nhiên, tràn đầy và được dẫn dắt bởi cảm xúc) của năm nhà thơ hiện đại Việt Nam ở cả hai miền: Hoàng Cầm, Trần Dần, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Lưu Quang Vũ.

 

Tất cả được thể hiện qua văn phong bay bổng, giàu xúc cảm, đồng thời chính xác và khoa học.

 

 

Khánh Phương
Số lần đọc: 1732
Ngày đăng: 05.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhà văn Trần Hoài Dương từ trần gần hai ngày sau mới được phát hiện! - Nhiều Tác Giả
Mời góp sức in sách cho cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng - Nhiều Tác Giả
Bà Ngô Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân đã về nước Chúa 1924-2011 - Nhiều Tác Giả
Nhà giáo, nhà ngôn ngữ học Lê Hiền, sinh năm 1922, quê quán Đại Hoà, Đại Lộc, Quảng Nam, đã tạ thế - Lê Anh Hoài
Tôi Muốn Chơi Thơ Pháp “Sống”... - Hoàng Hưng
Được tin cụ bà Bùi Thị Loan về cõi vĩnh hằng - Nhiều Tác Giả
Chứng từ Tạp Chí Văn Trong Lòng Độc Giả - Trần Thiện Đạo
Chuyên đề Tạp chí Văn - Nhiều Tác Giả
Tựa Đoàn Thêm” In Trong “Đường Vào Tình Sử “Đinh Hùng - Thế Phong
Văn Chương Việt trân trọng thông báo kỷ niệm Tạp chí VĂN cùng thân hữu và bạn đọc: - Nhiều Tác Giả