Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.212
123.205.717
 
Thơ này phải đặt tên này mới thơ
Hoàng Xuân Hoạ

(Đọc tập thơ Mục xó xỉnh cười của Du Nguyên)

 

Thơ Du Nguyên lạ từ cấu tứ đến cách thể hiện những “con âm”(*). Lạ ở sự thể hiện cái tôi vốn tiềm ẩn trong tâm trạng con người xưa nay thường thế, nhưng đã bị chặn, cất giấu xuống đáy kho hồn để đi vẽ vời những lời đầu môi, ngọn lưỡi ”điêu ngoa” chẳng để cho ai, cuối cùng cũng chẳng đâu vào đâu mà nhiều người viết văn, làm thơ cuối đời mới ngẫm ra “chân lý” đó họ đành quay về “Đi tìm cái tôi đã mất” thì đã muộn, muốn cũng chẳng thể tìm được nữa. Ngày nay, thế hệ 8X trong không khí cởi mở tuổi @ đã đi từ chính nỗi cô đơn, đi từ cái tôi bản thể ngay từ những bài thơ đầu chập chững vào nghề. Điều đó cũng dễ hiểu, vì không thể bắt quy luật… quy ngược lại chính mình, sơn phết buồn thành vui. Khi tôi cô đơn thì có quăng tôi vào giữa biển người ồn ào những cái vui thì cô đơn, tôi vẫn cô đơn giữa đám người vui cuồng phố xá: “tôi không biết làm sao/ thoát khỏi nỗi cô đơn đang vón cục/ lăn lóc trên đường…”. Hoặc là: “Đêm qua chú sâu nằm mộng/ và nửa mùa đông hát một điệu ballad buồn/ có ai nói lời xin lỗi vì đã để tôi cô đơn đến thế này không?...” Một bài thơ, một tập thơ đọc xong cho thu lượm được một chút gì đó là điều đáng nói, thì chính tập thơ “Mục xó xỉnh cười” của Du Nguyên đã làm được điều này:

 

“một trục đường biến dạng những khuôn mặt.

những khuôn mặt đồng dạng dạng dạng dạngggggg những khuôn mặtttttttt

người qua đường dẫm lên các khuôn mặt

người lao công quét những khuôn mặt

những khuôn mặt vui cười nháo nhào”….      

(Không đề phố)

 

Mỗi khi có một giọng thơ mới lạ xuất hiện người ta hay liên tưởng đến giọng thơ ấy giống ông này bà nọ, ảnh hưởng thơ ông A, chị B rồi đặt ra những câu hỏi rất ngớ ngẩn khi cảm thụ. Với Du Nguyên tôi chẳng thấy thơ chị giống ai, vậy mà vẫn có người đặt câu hỏi như vậy khi đọc thơ chị. Có người chê cái tên Mục Xó Xỉnh Cười không thơ? Tôi lại nghĩ: Thơ này phải đặt tên này mới thơ! Nói như bạn mayngusac trên trang web binhdinhonline khi giới thiệu một chùm thơ của chị có lẽ là chuẩn xác: “Thơ Du Nguyên cách tân và thể nghiệm táo bạo đến từng tế bào của cảm xúc. Với đôi chân dài, Nàng Thơ trong Du Nguyên chạy tung tăng trên đồng cỏ xanh rì để mở lòng đón nhận, thâu gom cơn gió thời đại thanh tân mà tươi mát. Đôi chân trần của Nàng giẫm  lên những dấu hài đã đi lạc vào ngõ cụt, đạp lên những sáo mòn, cũ kỹ một cách không thương tiếc. Thơ Du Nguyên không dễ đọc  bởi sự xù xì, góc cạnh trong ngôn từ, khó đọc nhưng dễ cảm để rồi sự tinh giản luôn đồng nghĩa với ám ảnh…”.

 

Còn tôi, khi ngồi nghe chị trình bày bài thi tốt nghiệp, tôi có cảm giác như chị cầm chiếc lá dứa gai cào ngược vào cảm xúc của mình:

 

- “Và ngày tôi sinh 

Trên cánh đồng hoang màu phấn dại

Trên đầu mẹ, hai phần ba tóc khóc

Trong mắt cha nhăn nheo hình khối

Và ngày tôi sinh,07.3.1988…”

(những mẩu vụn của gió).

 

Cảm xúc còn bi kéo căng ra hơn nữa với giọng Nghệ lơ lớ ngọt mềm:“Ngày hiu hiulòng hiu hiuliu tiu như quả cà khiuchiều tiu hiuem buồn xíu xíu…”Du Nguyên nhận thức ra sự đô thị hoá với hiện hình một bộ mặt cuồng dại. Nó đang tiêu diệt những cánh đồng, tiêu diệt những dòng sông: “tôi đi tìm chiếc bóng rớt lại phía sau những ô cửa lỗ chỗnắng nhạt màu lưu niệmmùa thu, nỗi nhớ đóng khung vào ngõ hẻm gióchẳng còn vết dấu. tôi bước cao bước thấp trên cánh đồng cạncon rắn nước bung mìnhcon cua đồng chạy trốnkhói va vào bóng tôichiếc bóng xa lạ không còn mùi rơm rạ ướt…”.

(Chiếc bóng rã)

 

“rồi một ngày giữa lòng hạ khét đắngcỏ gà tháng Bảy nhớ lời ru của đấttôi khăn gói về phía ngày xưa. khi trở lại cánh đồng kí ức ấynhững ngôi nhà cao tầng mọc lêngió không còn hát nữa…”       

(Nơi cánh đồng bạc màu gió nắng)

 

Đô thị hoá đã đẩy con người vào bế tắc bởi những ham muốn tầm thường ngây dại: - “phố xá đông hơn bởi nỗi cô đơn người ta thả vào không khíai cũng có thể ngửi được mùi mồ hôi của nhaumà không ngửi được lòng nhau…”         

(hohohihi   Ha haaa)

 

Ngôn ngữ thơ của Du Nguyên cũng khá lạ. Đọc có vẻ trục trặc nhưng lại gợi về âm thanh và hình ảnh:

-“nhìn dòng người đưa tiễn nhau về nơi mười đầu ngón tay

Roang roác ruệch roạc ròng rọc rươn rướt.(…)trên tay là xác con cào cào khô quắp quằm quặp

cười ngô nghê nghê ngô ngôôôôôô….ở cái thành phố nhoàm nhoạp nhuếch nhoáp      nhoăm nhuỵt rác và bụi nàysự cô đơn, thất bát, bạc bẽo rẻ rúng như cái búng tay lơ đễnh…”. 

 

Duyên do tôi có tập thơ Mục Xó Xỉnh Cười của Du Nguyên là một bạn làm thơ trẻ quen biết ở một tình xa học khoa viết văn khoá 10 trường đại học Văn hoá, HN. Hôm bảo vệ luận văn tốt nghiệp mời tôi đến để có “người nhà” bên cạnh cho thêm tự tin. Gặp Du Nguyên nên chị tặng tập thơ này. Về đọc thấy thú vị nên giới thiệu một gương mặt thơ mới đầy triển vọng của thi đàn VN trong những thập kỷ tới của thế kỷ 21. Tôi thực sự đặt niềm tin vào chị trong tương lai./.

 

Chùm thơ của Du Nguyên:

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=16069&LOAIID=1&LOAIREF=1&TGID=2431

 

 

Hoàng Xuân Hoạ
Số lần đọc: 2021
Ngày đăng: 18.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vương triều Lý dưới góc nhìn của tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải - Đặng Văn Sinh
Người Đàn Bà Quay Trong Trái Đất Tự Quay - Hoàng Thụy Anh
Binh Boong: Một cung điệu lạ. - Thiếu Khanh
Năm con đường và một khoảng trống - Lê Huỳnh Lâm
Mai Văn Phấn, đã thong dong hơn - Lý Đợi
Nghệ Thuật Kết Cấu “Thương Nhớ Mười Hai” Của Vũ Bằng - Chế Diễm Trâm
Mai Thảo, hoài niệm của người viễn xứ - Nguyễn Vy Khanh
Thơ Quốc Sinh Với Năm Tháng “Sống Đầu” - Lê Khánh Mai
Người Đàn Bà Sưu Tập Nhà - Trần Huyền Nhung
“Bức Tượng” Thạch Quỳ - Hoàng Thụy Anh