Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.220.364
 
Đối lập trung thành của Kremlin
Hiếu Tân

Mikhail Prokhorov chắc sẽ là lãnh tụ của một đảng đối lập mới trong cuộc bầu cử nghị viện sắp tới, nhưng Putin không sợ.

 

Owen Matthews, Newsweek, 12/6/2011

http://www.newsweek.com/2011/06/12/oligarch-mikhail-prokhorov-set-to-head-new-party.html

 

 

Ảnh: Andy Rain / EPA-Landov

 

Nếu anh là một tỷ phú Nga và muốn giữ nguyên được vị trí ấy, thì việc tài trợ cho một đảng đối lập nằm ở hàng đầu danh sách những-việc-không-được-làm. Tay đầu sỏ làm chính trị kiểu tài tử Mikhail Khodorkovsky nhận án đi trại cải tạo lao động năm 2003 và có lẽ sẽ ở đó cho đến năm 2017. Vậy tại sao  Mikhail Prokhorov – ông vua ngành kim loại và là ông bầu đội bóng rổ New Jersey Nets – tuyên bố rằng ông ta đang bước vào để lãnh đạo một đảng trung hữu mới có tên là Sự nghiệp Chính nghĩa? Chẳng lẽ người đàn ông giàu thứ ba nước Nga bỗng nảy ra ý muốn chết?

 

Thật ra Prokhorov đã được tổng thống Dmitry Medvedev chọn để làm một anh bù nhìn vô hại lãnh đạo một đảng đối lập phê phán nhẹ nhàng Kremlin nhưng tránh bất kỳ một sự bất đồng chính kiến thật sự nào.

 

Bản thân Prokhorov không thể hiện hoàn toàn theo cách đó. Con người đầy thế lực này đã bẽn lẽn hứa rằng nếu ông ta thắng cuộc tranh cử chức chủ tịch đảng Sự nghiệp Chính nghĩa, thì đảng này sẽ là một đảng cải cách, ủng hộ công nghiệp hóa và ủng hộ Medvedev. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì ý tưởng xây dựng một đảng trước đây độc lập thành một đảng đối lập trung thành là dự án ưa thích của Medvedev.

 

Ý tưởng là tạo ra một đảng thay thế cho đảng Nước Nga Thống nhất, đảng cầm quyền khổng lồ do Putin đứng đầu đang chế ngự Duma. Nhưng trong khi đảng Sự nghiệp Chính nghĩa sẽ là một đảng thay thế, nó khó là một thách thức thật sự đối với đảng của Putin. Cả Medvedev lẫn Prokhorov đã đoán trước rằng đảng mới sẽ đứng thứ hai sau đảng Nước Nga thống nhất trong các cuộc bầu cử nghị viện tháng Mười Hai. Ở nước Nga “dân chủ kiềm chế” này những tiên đoán kết quả bầu cử của Kremlin có thói quen cứ thành sự thật. Trong khi đó, các đảng đối lập thật sự như đảng đứng đầu bởi cựu vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov có lẽ không gây được ấn tượng gì vì có những vấn đề với việc đăng ký ứng cử viên, việc đến được các kênh truyền thông và tình trạng gian lận phiếu bầu lan tràn.

 

Prokhorov có thể đã không phải là một lựa chọn rõ ràng để đứng đầu một đảng chính trị. Ông ta gầy, cao lênh khênh lóng ngóng và bẽn lẽn một cách tội nghiệp, ông ta mặc bộ com lê màu xám đeo cà vạt màu xám, và tại các bữa tiêc (loại giao tiếp xã hội) ông ta đứng vào một góc thì thầm với mấy người phụ tá. Anh chàng 46 tuổi chưa vợ này còn có một quá khứ hơi bị sóng gió: năm 2007 ông ta bị cảnh sát Pháp bắt trong cuộc điều tra những ổ gái điếm tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Alpine của Courchevel (sau đó ông ta được thả không bị buộc tội). Ngoài ra, tay đầu sỏ này có hai thứ được coi là bí quyết thành công trong chính trường Nga: ân sủng của Kremlin và nhiều tỉ bạc tiết kiệm để chi tiêu rộng rãi cho dự án này. Tạp chí Fober liệt ông ta vào hàng người giầu thứ 39 trên thế giới, với 18 tỉ $.

 

Đối với Kremlin, ý tưởng về một đảng làm bình phong không có gì là mới. Nhưng sự hậu thuẫn của Medvedev làm cho Sự nghiệp Chính nghĩa khác với các đảng đối lập giả hiệu khác. Một mặt, đảng mới này không phải do tay chân của Putin xào xáo ra, mà do một bè nhóm chóp bu của giới tự do thời Yeltsin, bắt đầu với người đứng đầu bộ tham mưu của Yeltsin là Alexander Voloshin (kẻ chuẩn bị cho Putin trở lại nắm quyền năm 1988), và con gái, con rể Yeltsin. Những người được triệu tập để vắt óc cho ra Sự nghiệp Chính nghĩa cũng không phải những tay sai chính trị tầm thường, mà là những bộ óc sáng giá nhất của nước Nga: biên tập của Fober Russia, Maxim Kashulinsky chẳng hạn, và Yevgeny Kaspersky nổi tiếng về chống virus. Prokhorov, với tất cả cái nhạt nhẽo trong tính cách của ông ta, đã được đặt vào vị trí để chiêu tập giới trí thức tự do vào sự nghiệp. Tờ tạp chí và website Nov của ông ta, được làm nổi tiếng ở LondonNew York bằng chiến dịch vận động bằng tiếng Nga, đã trở thành diễn đàn thảo luận hàng đầu của các tầng lớp chat (thích trò chuyện trên mạng) người Nga. Em gái Prokhorov cũng điều hành một nhà xuất bản sách tiền phong hàng đầu trong nước, và một tờ tạp chí văn học.

 

Theo một đề cương công tác về quan niệm của Sự nghiệp Chính nghĩa mà NEWSWEEK có được, “công chúng mà đảng này nhắm tới, hay muốn có, là những người thành thị và có học. Họ có lòng tự trọng và đòi hỏi người khác tôn trọng họ.” Họ có thể tự trọng, nhưng bất kỳ một đảng mới nào cũng phải có sự ban ơn của Putin nếu nó muốn cất cánh. Ngay sau một cuộc họp ngày 28 tháng Tư giữa Medvedev và Prokhorov, tại đó Prokhorov được chọn cho vai trò mới, tay đầu sỏ chính trị đã chạy ngay đến Putin xin chuẩn y và chỉ thị, theo một trong những người sáng lập Sự nghiệp Chính nghĩa. Nhờ có Prokhorov, một số trí thức hàng đầu nước Nga sẽ được lôi kéo vào cuộc tranh đua bầu cử tháng Chạp, để làm một vài cuộc tranh luận sôi nổi. Nhưng có điều chắc chắn là Putin đã sở hữu tất cả những chú ngựa này./.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2375
Ngày đăng: 23.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vua Morocco nhượng bộ sức ép và chấp nhận cải cách - Hiếu Tân
Rắc rối nhiều hơn ở biển Nam Trung Hoa - Hiếu Tân
Nước Nga sợ gì ở châu Á? - Hiếu Tân
Cuốn sách mới mô tả các Smurf như xã hội toàn trị không tưởng - Hiếu Tân
Trung Hoa Có thể tránh cuộc xung đột sắp tới như thế nào - Hiếu Tân
Trò chuyện với Philip Roth: Không còn cảm thấy việc tôi phải chết là cái gì bất công ghê gớm lắm - Hiếu Tân
Giới thiệu nhà văn Philip Roth, người đoạt giải Man Booker International Prize, 2011 - Hiếu Tân
Nhìn vào những nguyên nhân gốc rễ của cách mạng A Rập - Hiếu Tân
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp phần 2 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)