Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.108
123.202.564
 
Trường-Ca Ca…
Đặng Thân

(Nhân trường hợp đọc/tọc mạch trường ca Lòng hải lý  của Đỗ Quyên - NXB Hội Nhà văn 2011)

 

Có thể có lúc tôi sẽ nhưng bây giờ thì tôi không viết về các loại trường ca, lớp ca, huyện ca, ngành ca… đâu.

 

Chẳng hiểu duyên nợ thế nào mà tôi lại phải viết tiếp về những ngôn từ của dòng “thơ[.] điên[.]”. Tức là muốn viết ra “thơ nặng” thì cũng phải có sức mạnh rất cơ bắp của người “thợ”, phải “điên nặng”; phải có “điện”, tức là năng lượng.

       

Thế giới này làm người ta điên hay đám người điên đã đẻ ra thế giới này??

Chợt lòng cất tiếng hỏi hư không…

   Mọi người có biết tôi đang viết gì không?

   … … …

Tôi sắp viết về một thứ mà “Ông Hoàng” Xuân Diệu đã từng gọi là cái “ca-ca”. Có lần nghe có người nhắc đến “trường ca” ông đã lồng lên: thơ ca là tinh hoa chắt lọc, làm gì có thứ thơ gọi là trường ca, có mà cái trường ca-ca![1]

 

Với ông, phải chăng trường ca đích thị là một thứ “cà trương”.

Nước ta có dùng nhiều từ “Ông Hoàng”: Bơ, Bẩy, Mười, Thơ Tình, Talkshow, Nhạc Pop, Tốc Độ, Bất Động Sản, Ả Rập… chưa kể các ông Hoàng Văn Hoan hay Hoàng Minh Chính. Hình như các “Ông Hoàng” đều thiêng, chả biết tại sao.

Nếu vậy thì Xuân Diệu chắc cũng có cái mồm thiêng. Vậy là ông đánh giá trường ca cao lắm đấy. Các bậc đạt đạo vẫn thường ví cả các bậc Phật/Thánh với “ca-ca” mà.[2]

 

Làm trường ca không dễ.

Viết về trường ca phải [dềnh] dàng.

Nhưng trước hết hãy xem từ điển nói gì về trường ca đã, cho nó thông suốt/thống:

Trường cathuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình.

 

Những cách hiểu khác

 

Trường ca cũng thường được dùng để gọi các tác phẩm sử thi cổ đại và trung đại, khuyết danh hoặc có tên tác giả. Các nhà nghiên cứu có các ý kiến khác nhau. Theo Aleksander Nikolayevich Veselovski, chúng được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài hát sử thi và truyện kể, hoặc theo A. Hoysler thì nới rộng một hoặc một vài truyền thuyết dân gian. Theo Albert Bates LordMilman Parry thì trường ca được soạn bằng cách cải biên các cố truyện cổ xưa trong tiến trình tồn tại của sáng tác dân gian.

 

Phân loại

 

Có nhiều thể loại trường ca: trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn, trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện lãng mạn, trường ca mang tính kịch-trữ tình...

Được coi như nhánh chủ đạo của thể loại là những trường ca với đề tài lịch sử toàn dân hoặc lịch sử toàn thế giới như Illiad, Mahābhārata, La Chanson de Roland (Bài ca chàng Roland)... các đề tài tôn giáo như Divina Commedia (Thần khúc) của Dante, Paradise Lost (Thiên đường đã mất) của John Milton, La Gerusalemme liberata (Jerusalem giải phóng) của Torquato Tasso, La Henriade của Voltaire, Der Messias của Friedrich Gottlieb Klopstock, Rossiad của Mikhail Matveyevich Kheraskov...

 

Một nhánh khác cũng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử thể loại là dạng trường ca có cốt truyện lãng mạn, vốn gắn với các truyền thống tiểu thuyết hiệp sĩ trung đại. Có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu như Vepkhistkaosani (Chàng dũng sĩ khoác áo da hổ) của Shota Rustaveli, Shāhnāma của Firdousi, Orlando furioso (Chàng Orlando cuồng nộ) của Ludovico Ariosto.

Dần dần trong trường ca các đề tài cá nhân, triết lý, đạo đức được đặt lên hàng đầu, các yếu tố kịch trữ tình được tăng cường, các truyền thống folklore được phát hiện và khai thác, tạo nên những trường ca của thời đại tiền lãng mạn như các trường ca của James Macpherson, Walter Scott.

 

Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của trường ca là thời đại của chủ nghĩa lãng mạn với sự chú trọng đặc biệt đến thể loại của nhiều nhà thơ khắp thế giới, các tác phẩm chiếm vị trí đỉnh cao của thời này thường có tính triết lý xã hội hoặc tượng trưng triết lý, như Kỵ sĩ đồng (Медный всадник) của Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Con quỷ của Mikhail Yuryevich Lermontov, Deutschland. Ein Wintermärchen (Nước Đức) của Heinrich Heine...

 

Nửa sau thế kỷ 19, lúc thể loại đang suy thoái, vẫn xuất hiện một số trường ca lãng mạn xuất sắc như The Song of Hiawatha (Bài ca về Hiawatha) của Henry Wadsworth Longfellow, đồng thời có sự xuất hiện của những trường ca theo xu hướng hiện thực như Thần băng giá mũi đỏ (Mороз, Красный нос)Ai được sống sung sướng ở Nga (Кому на Руси жить хорошо) của Nikolay Alexeyevich Nekrasov.

 

Xu hướng đương đại

 

Sang thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, trường ca thường phát triển theo hướng trữ tình, tâm lý, triết lý; các xúc cảm riêng tư đặt trong liên hệ với những chấn động lịch sử, trong khi đó yếu tố cốt truyện được giảm xuống thậm chí tương đối mờ nhòe. Điển hình cho loại thể là các trường ca Đám mây mặc quần (Облако в штанах) của Vladimir Vladimirovich Mayakovsky, Hội ngộ lần đầu của Andrei Belyi, Đầu tườngTrong bão của Robert Frost, Những vật chuẩn của Saint-John Perse... Dù không thể trở lại thời hoàng kim như những năm đầu thế kỷ 19, nhưng trường ca, với tư cách một thể loại tổng hợp, trữ tình-tự sự, hoành tráng, cho phép kết hợp những chấn động lớn, những xúc cảm trầm sâu và những quan niệm về lịch sử, vẫn chiếm được vị trí nhất định trong thi ca thế giới, là thể loại mà bất cứ nhà thơ lớn nào cũng đều muốn thử sức.[3]

 

Phần đa các trường ca được nhắc tới ở trên tôi đều có biết.

Đơn cử như:

Illiad (ai đã từng đi học mà chả từng nghe tới);

Mahābhārata

Divina Commedia

Đám mây mặc quần (Облако в штанах)

Paradise Lost (nghe nói John Milton làm cái này sau khi lấy vợ, sau này bỏ vợ xong rồi ông lại viết tiếp Paradise Regained)

……

Chính tay tôi cũng đang ngồi hư cấu hai bộ trường ca lớn để đưa vào cuốn tiểu thuyết đang viết (tên tiếng Anh: Channels of the Homo Storms) của mình: sử thi Ba Bựa/Tam Tài xứ Xích Đạo Thổ và sử thi Yang Yăng Yâng xứ Bù A Đà La (xin hứa trước là đảm bảo đủ các món: hấp [dẫn], “luộc”, thui, chay, nướng, băm, hầm, trảm, bựa/dựa mận…)! Xin phép được trơ trẽn mượn cái cơ hội viết về trường ca để PR về trường ca.

 

 

Đỗ Quyên: cây cầu long biên nối giữa hai bờ maya

 

Tại sao lại gọi anh là CẦU LONG… BIÊN? Vì chính anh đã nói thế về thơ mình:

Trường ca và một bài thơ dài khác nhau chứ! Cả hình thức lẫn dung lượng. Về hình thức, trường ca cho đến nay gì thì gì cũng có cấu trúc khá rõ, từa tựa tiểu thuyết: chương hồi, diễn tiến, tình tiết, chun chút kịch tính, thậm chí có cả tuyến nhân vật, đối thoại. Dấu hiệu dễ nhận ra ở một trường ca là phần mở và phần kết “long trọng hóa vấn đề” hơn so với ở một bài thơ dài. Về dung lượng: bài thơ bình thường là cầu tre thì bài thơ dài như cầu gỗ là cùng còn trường ca thì như là cầu Long Biên (vừa dài vừa rộng bắc ngang sông Hồng / Tàu xe đi lại thong dong / Bộ hành tấp nập đi về (?) thảnh thơi”.) Tứ thơ, âm điệu, nhất là giọng thơ - gọi cho mạnh là nhịp chảy - là các nét chung của hai loại này. Tôi đoán rằng những ai đã viết thơ dài ngon lành đều có thể viết trường ca, nếu họ đừng đứng dậy đi... toilet![4]

 

Quả thực anh đích thị là cầu Long Biên! Nhưng, còn hơn thế, trường ca Đỗ Quyên còn vượt ra khỏi mọi limit nên mới “thường [hằng] hóa” anh thành “long biên”. “Long” là rồng, cầu Long Biên dáng tựa con rồng; “long” là dài, trong tiếng Anh; “long” còn là… tụt/tuột/rơi; “biên” là border/limit/margin…

 

Chính anh đã tự thống kê rằng trường ca của anh có những cái vượt mọi limit đã có, dài hơn tất thẩy:

“Nhìn từ xa Tổ Quốc” - 1.096 chữ, “Kim Mộc Thủy Hoả Thổ” - 1.224 chữ, “Việt Bắc” - 1.062 chữ, Nhất định thắng” - 1.788 chữ, “Howl” - 2.917 chữ, “Nỗi Liên đen tối vô cùng” - 2.025 chữ... Trường ca, tiểu thuyết thơ: Người cùng thời, trường ca của Mai Văn Phấn - 7.535 chữ, Ô mai - 8.256 chữ, Jờ Joạcx - 5.032 chữ, “Đống chữ” - 8.548 chữ, “Buồn muộn cùng thế kỷ”- 11.623 chữ, Biển đỡ” (chưa hoàn thành) - 6.751 chữ. Nếu đặt “Trung Quốc đông dân” “Thơ thời gian” với 19.064 chữ bên cạnh bài thơ 6 chữ của Dương Tường – chắc là bài thơ ngắn nhất thế giới - Tôi đứng về phe nước mắt”, ta có định nghĩa khác về trường ca: thể loại văn học lấy chữ đè… thơ![5]

Nhưng vẫn còn “thuận thiên hành đạo” lắm, vì chưa có bài nào vượt qua bàn tay “Quan Âm” của ba-vạn-chín-nghìn.

 

Như con tầu vượt đại dương kia, băng qua bao vòng quanh trái đất mà chưa bao giờ rời khỏi biển khơi. Như anh từng thổ lộ:

Khi làm thơ, tôi những muốn thơ mình đạt đến chuẩn mực của phóng túng và phóng túng của chuẩn mực.[6]

 

Riêng cái Lòng hải lý thì “chỉ có” 4.941 chữ.

Cái title của trường ca này đã nói lên nỗi lòng của tác giả như một thủy thủ tầu viễn dương: mãnh liệt lênh đênh; lênh đênh nữa, lênh đênh mãi.

Ngay từ đầu tập trường ca này anh đã dẫn Trần Dần:

Hãy sống như

 những con tàu

                                                phải lòng

                                                            muôn hải lý,

Mỗi ngày

bỏ

        sau lưng               

                         nghìn hải-cảng-mưa-buồn!

 

Anh còn ví việc làm thơ cách tân của mình với một con tầu:

Theo như tôi ngó nghiêng được trong các bài giới thiệu về hậu hiện đại thì Ông già (đại) tự sự nằm núp xuống trong các tác phẩm hậu hiện đại không phải là để Cô nàng giọng điệu trữ tình nhảy lên ngồi phi ngựa nhong nhong đâu. Có thể là vì trong các sáng tác đó, khi không còn tâm điểm để người ta muốn đọc thơ theo kiểu trước, “mì ăn liền” thì ấn tượng trữ tình là nét dễ nhận ra ở những bài thơ đang trên con tàu nhổ neo ra khơi cách tân mà còn giữ bến xưa trên boong tàu! Với tôi, nếu có vậy thì ngoài ý muốn, ngoài tay cương điều khiển (thủ pháp) của mình. Và tôi cũng không phân biệt bài thơ hay-dở ở chỗ nó có cách tân “tới bến” hay không mà là nó cách tân thành công đến mức nào để vẫn là thơ![7]

 

Tâm trí Đỗ Quyên thấm đẫm những motif về con tầu và biển cả…

Và anh tin mình đang làm TRƯỜNG CA HẬU HIỆN ĐẠI:

 

Khi viết trường ca, so với những tác giả khác, cụ thể là các tác giả thời chiến tranh 1965-75 ở miền Bắc và hậu chiến 1975-85 từng tạo ra một trường phái trường ca Việt Nam, tôi cũng thấy mình có “phương pháp, quy ước” này nọ khác với họ. Độ mươi năm, qua cả tá trường ca, năm ba bài thơ dài, tôi không sao tường minh cái gọi là “tiêu chí” cho mình. Tất nhiên, thây kệ nó thôi. Mình viết ra trường ca chớ có phải “ngâm kíu chường ka” của mình đâu! Rồi, ào ào một dạo ba bốn năm nay, ngoài này và trong nước, rộ lên vụ hậu hiện đại (postmodernism), tôi mới tủm tỉm cười với hai bàn tay của mình khi thấy vô tình mà – càng về sau – mình cũng làm theo lối hậu hiện đại như… người lớn! Đó là: không có trung tâm chủ đề; tính đại tự sự hầu như không hiển lộ; phân mảnh từ hình thức đến nội dung; người đọc trường ca không nên coi nó là một tác phẩm độc lập mà chỉ là một “mảnh” của một “mảng” nào đó trong kinh nghiệm thơ ca, văn học, văn hóa hay xã hội của mình; tính truyện không có, tính chuyện thì lấy lệ; cấu trúc hờ, có chương hồi cũng như không; liên văn bản như là những cú nhảy dù; chất văn xuôi và chất thơ có thể ăn nằm với nhau khi hứng; không câu nệ bất kỳ hình thức, thể loại nào từ cổ điển tới tân kỳ, tu từ và phi tu từ có thể làm bạn, các thủ thuật cắt dán, nhại nhái ăn nhậu cùng ca dao, tục ngữ; có những phân mảnh không mang một ý nghĩa nhất định; giữa các trường ca khác nhau cũng không có cấu trúc nhất quán; v.v… Gọi là vô tình vì mình không đọc lý thuyết gốc, không theo dõi, không hòa nhịp với khuynh hướng sáng tác đó; còn thì cả con người chúng ta - từ tóc đỉnh đầu đến gót bàn chân – đã và đang sống trong cái “điều kiện hậu hiện đại” (postmodernity) rồi![8]

Đỗ Quyên nhắc đến cầu Long Biên vì quê anh ở Hà Nội. Đến giờ thì tôi lại muốn nói: cầu “long biên” đích thị là Đỗ Quyên.

 

Tại sao lại nói cái “cầu Long Biên” ấy nối hai bờ MAYA?

Trong trường ca Đỗ Quyên có ít nhất hai thứ rất “Maya”: đó là “chất Maya-kovsky” và “chất Maya-da đỏ”.

Trước hết xin nói về MAYA 1.

Đỗ Quyên chơi lò cò trên “bậc thang” có khác Mayakovsky?

Mayakovsky nhẩy thang thế này, như trong trường ca Đám mây mặc quần:

Thế là -
lại sa sầm, ủ rũ
cầm trái tim
tôi mang đi,
lệ nhỏ dòng dòng,
như con chó
mang về
ổ nó
chiếc cẳng rời
bị tàu nghiến đứt ngang[9]

Nguyên bản Slav, như trong bài “Về nhà”, thì thế này:

… Всю ночь,

покой потолка возмутив,

несется танец,

стонет мотив:

"Маркита,

Маркита,

Маркита моя,

зачем ты,

Маркита,

не любишь меня…"

А зачем

любить меня Марките?!

У меня

и франков даже нет.

А Маркиту

(толечко моргните!)

за сто франков

препроводят в кабинет…[10]

Đ Quyên lò cò thế này:

Một tiếng kêu trẻ nhỏ

                        gieo xuống

                                         có thể làm mỏ neo

Chiếc hôn khô bốn bể

                        đâu rồi những con tàu?

 

Luồng gió nóng không nguồn cơn

lật chân tay

xếp sắp lại đời

 

Các bức thư nhà liên mối

có khi là tiếng sét

               giữa lòng sâu

 

Sao không uống hết đi niềm đau

trên đất bằng

           tuổi thơ ấu nọ?

 

Xưa đã không trầm ướp mình

                                    giữa những hoan lạc muối[11]

Có thể thấy Đỗ Quyên chơi bậc thang đến quá nửa trong trường ca Lòng hải lý. Trước anh, Trần Dần từng là một tay chơi bậc thang cự phách, bởi chính ông cũng từng bị coi là kẻ “copy” Mayakovsky. Hoàng Cầm cũng từng trách Trần Dần về chuyện ấy. Thế nhưng, trước 1965, Trần Dần không chỉ chơi bậc thang mà còn “xơi” luôn cả cái khẩu khí, cái “chất Mayakovsky” nữa. Mayakovsky là một trong những người sáng lập chủ nghĩa vị lai, ông cổ vũ cho những cái mới, phá bỏ những cái cũ, thậm chí còn đòi đốt cả thơ của Pushkin lẫn Lermontov. Bên Trần Dần, còn có Lê Đạt: “Sau Cách mạng tháng Tám, nhà thơ ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất là nhà thơ Xô-viết Mayakovsky.”[12] Trước các bác ấy còn có nhà bác Hữu Loan nữa.

 

Tại sao “Maya 1” và các bác ấy chơi thang, cái mà có lẽ chưa thi sỹ nào trước họ từng chơi?

 

Vì khí thế mới thì cần phong cách mới, những bậc thang như nâng đẩy một CÁI TÔI ngang tàng, dũng mãnh. Những bậc thang còn đem đến cho người đọc cả nghệ thuật thị giác. Như Hoàng Ngọc Hiến đã viết về Mayakovsky: “Những vần thơ nóng bỏng những câu thơ nảy lửa và với một giọng thơ rất khác thường, hồn nhiên, sôi nổi và mãnh liệt.”

 

Còn Đỗ Quyên, anh đã “xơi” luôn cả các ngài chơi thang ấy và cả cái khí chất của họ.

Về khí chất, anh được nhà thơ Nguyễn Đức Tùng phong là “nhà thơ phóng túng nhất về tinh thần trong tất cả các nhà thơ Việt Nam đương thời”[13].

 

Này bác Tùng, bác nói thật đấy à?? Thế là bác đọc được cái “thần” của Đỗ Quyên. Nhưng ấy là bác nói về “tinh thần”, mà sao bác không nói nốt về cái “vật chất” của thơ?

Cái dục vọng “xơi” của Đỗ Quyên thật mãnh liệt, không chỉ “xơi” những người khổng lồ, anh còn muốn “xơi” cả thế gian, vì thế mà có Lòng hải lý; không những thế anh còn “xơi” cả chính mình. Một câu kết của bản trường ca đã đủ lôi ra chân tướng cũng như khí chất con người “đại xơi” không ngơi nghỉ này:

 

Tôi đã ăn các hải lý trước mặt

trên đường

tới chân trời rồi tôi sẽ ăn tôi.

 

Còn người da đỏ Maya thì có liên quan gì?

Đó là MAYA 2.

Có. Ít nhất là có ông da đỏ xứ Guatemala được trao Nobel văn học năm 1967, Miguel Ángel Asturias (1899–1974). Người ta nói rằng:

 

Phương pháp sáng tác của Asturias rất độc đáo, kết hợp hiện thực và lãng mạn, gắn liền cái thực tại có thể nắm được bằng giác quan với cái thực tại hư ảo của mộng tưởng. Nhà viết tiểu thuyết Cuba  Carpentier và Asturias là những người mở đường cho chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo. Miguel Asturias nhận giải thưởng Nobel văn học năm 1967 vì tác phẩm của ông bám rễ vào truyền thống văn hóa của dân Maya và thổ dân Mỹ Latinh. Tiểu thuyết Những người Maya phản ánh thế giới thần diệu của các thổ dân Maya bằng văn phong giàu nhạc điệu.[14]

 

Đọc Đỗ Quyên chúng ta cũng thấy cái “chất Asturias” ấy. Anh bơi giữa “hiện thực và lãng mạn, gắn liền cái thực tại có thể nắm được bằng giác quan với cái thực tại hư ảo của mộng tưởng”. Ngay mấy câu mở đầu trường ca ta đã thấy điều đó:

 

Hôm nay

   dương lịch

Mồng Năm tháng Năm

Mắt xen qua ba bông hồng sẽ không bao giờ nở được

Tôi ngồi

            lập danh sách các bạn văn có thể vay tiền

Lúc này

            em đừng về

Hồng thắm đấy

                        nhưng sẽ không bao giờ nở

Tháng Sáu lại đi

 

 

Em điện thoại về

Mặt trời bầm vết

Mây kéo chân bàn

Gió òa kẽ mắt

Và nắng giao tình với lũ bọ ngoài hiên

Ở đoạn “Ba”:

Những khi đảo nắng đảo mưa

đảo muốn cựa mình

                                lay khách trọ

 

Em khuất

Ta đi

Bỏ lại

          những nệm giường

          những bông hoa không thể nào nở được

          những cái hôn cụt đuôi

          và tách café cả cha lẫn mẹ mồ côi

 

Hay bất kỳ đoạn nào, cũng thấy.

Đọc đến “những cái hôn cụt đuôi” thì lại phải nhớ tới “những thằng người có đuôi” của Trăm năm cô đơn trong “hiện thực kỳ ảo” Mỹ Latinh chứ sao.

 

Trong cõi “thực tại hư ảo của mộng tưởng” Đỗ Quyên cất lên một đoạn thật véo von ở đoạn “Sáu”:

 

Cái chết rình ta

                        - thợ săn rình hổ thọt

Biết vậy vẫn ra rìa rừng

Ta cất lời ca

                   hòa nhịp lòng

Ta kinh viện mang trên thi thể quan tài mở nắp

An thần niềm đau

Ta cách tân diễu cợt tử thần

nhẹ như đá tảng ngáng đường tráng sĩ

Chết phi lâm sàng với bác sĩ

là chết lâm sàng của kẻ làm thơ và của kẻ độc hành

Đường hẹp lại khi hành nhân nằm mãi

Những con thuyền thêm một chốn bơ vơ

Tiếng gọi đò lỗi nhịp

Hải cảng buồn hơn mưa

Đảo với biển để tang bằng cách khác

Mặc đất liền đã khóc cạn đường

Sống bên đảo và cùng biển thức

thì chết làm giấc mộng cuối cùng

Mây gió sẽ còn theo

Nắng thẳng tới hồn

Mặt trời không đổi mặt

 

Cái thế giới “hiện thực kỳ ảo Maya” trong Đỗ Quyên đã lên đến tầm Mỹ Latinh (mặc dù về mặt địa lý thì anh đã long biên, đã tụt từ Bắc Mỹ nơi anh sống xuống Nam Mỹ). Cái “thực-ảo” trong Đỗ Quyên sáng và đẹp. Nó đẹp trong sáng vẻ tàn phai. Cái vẻ đẹp mang trong mình những phế tích. Những phế tích Maya. Những phế tích của vạn sự trên đời khắp năm châu đã làm tràn dâng trong trường ca Đỗ Quyên một cái “air” bi kịch. Cái bi kịch tun hút xuyên suốt cõi “thực-ảo Đỗ Quyên” ấy là một “pháp trường trắng” mênh mông cho quý bạn đọc thám hiểm đấy.

 

“Những phế tích Maya”, đó là điều tôi vừa phát hiện ra ở anh. Cái “Maya 1” là cái cũ. Nó đã gần “trăm năm không cô đơn”. Nó đã được các “đại-gia-của-thơ-ca” khai thác đến đáy, nay anh tiếp quản nó như thể tiếp nhận một hơi thở thân quen. Từ bến quen tâm thức anh vươn xa tìm “bến lạ”, dấn bước vào cuộc hải trình “trăm năm cô đơn”. Và anh đã “sang bờ bên kia” của “Maya 2” – nơi “lịch sử có nhiều chất tiểu thuyết hơn tính chất lịch sử.”[15] “Maya 2”, đó là cái mới của thơ Đỗ Quyên, cũng là cái mới trong thơ ca Việt, nơi ta thấy tầng tầng lớp lớp những phế tích hư ảo như thể của những đền đài, tu viện, sân bóng, kim tự tháp, bích họa… khiến ta nhức nhối hoài tưởng về những gì không bao giờ có nữa trên đời. Không có mà vẫn sờ sờ ra đấy, ấy gọi là “hiện thực kỳ ảo”.

 

Đỗ Quyên đã làm cái việc thống kê những người Việt viết trường ca, và anh đã tìm ra hơn 350 (con số mới nhất là 369) tác giả, trong đó có Trần Dần, Đặng Đình Hưng, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Duyên Anh, Hoài Anh, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Du Tử Lê, Trần Nghi Hoàng, Cao Đông Khánh, Kiệt Tấn, Thi Hoàng, Thu Bồn, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Đức Mậu, Hoàng Trần Cương, Nguyễn Quang Thiều, Trần Anh Thái, Nguyễn Anh Nông, Mai Văn Phấn… Đội ngũ có vẻ đông đảo thế mà Đỗ Quyên lại còn phát hiện ra là “trường ca không phải là một danh từ giống cái”, chỉ bởi vì trên đời này hiếm có nữ sỹ nào viết trường ca (cập nhật mới nhất là đã có 5-6 nữ nhân). Họ có viết hay không cũng đâu có sao hả anh, cuộc đời của họ đã là những trường ca…

 

*

 

Có lẽ Bà Huyện Thanh Quan đã có câu thơ tiên cảm để cho sau này vận vào một người Việt xa tổ quốc ở tận bên Canada, tên là Đỗ Ngọc Thủy, nghiện làm trường ca, mà lại lấy bút danh là Đỗ Quyên:

 

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia...

 

“Con quốc quốc” là con chim “Đỗ Quyên”. “Gia gia” là cái năng lực/lượng ngôn ngữ “tràng giang” của người làm trường ca.

 

Nhưng, con “quốc quốc” ấy cứ “gia gia” ra đến hai chục cái trường ca rồi mà chưa hề có dấu hiệu “mỏi miệng”. Gần 20 trường ca, đó đã là một kỷ lục Guinness.

 

28/10/09 – 18/6/11

 

TB: Vậy đã đã chưa “‘đỗ’ quyên” – “con ‘quốc quốc’” có còn đau lòng quằn quại trong cõi “sinh ký ‘tử quy’” cứ luôn phải cất tiếng “‘tu hú’ gọi bầy” dằng dặc hay đã về được bến ‘đậu’ cho mùa sau??[16]

 

 

PHỤ LỤC:

1. Nguyên văn bài thơ “Về nhà” của Mayakovsky bản tiếng Nga:

Домой!

Уходите, мысли, восвояси.

Обнимись,

души и моря глубь.

Тот,

кто постоянно ясен, -

тот,

по-моему,

просто глуп.

Я в худшей каюте

из всех кают -

всю ночь надо мною

ногами куют.

Всю ночь,

покой потолка возмутив,

несется танец,

стонет мотив:

"Маркита,

Маркита,

Маркита моя,

зачем ты,

Маркита,

не любишь меня…"

А зачем

любить меня Марките?!

У меня

и франков даже нет.

А Маркиту

(толечко моргните!)

за сто франков

препроводят в кабинет.

Небольшие деньги -

поживи для шику -

нет,

интеллигент,

взбивая грязь вихров,

будешь всучивать ей

швейную машинку,

по стежкам

строчащую

шелка стихов.

Пролетарии

приходят к коммунизму

низом -

низом шахт,

серпов

и вил, -

я ж

с небес поэзии

бросаюсь в коммунизм,

потому что

нет мне

без него любви.

Все равно -

сослался сам я

или послан к маме -

слов ржавеет сталь,

чернеет баса медь.

Почему

под иностранными дождями

вымокать мне,

гнить мне

и ржаветь?

Вот лежу,

      уехавший за воды,

ленью

еле двигаю

моей машины части.

Я себя

советским чувствую

заводом,

вырабатывающим счастье.

Не хочу,

чтоб меня, как цветочек с полян,

рвали

после служебных тягот.

Я хочу,

чтоб в дебатах

потел Госплан,

мне давая

задания на год.

Я хочу,

чтоб над мыслью

времен комиссар

с приказанием нависал.

Я хочу,

чтоб сверхставками спеца

получало

любовищу сердце.

Я хочу,

чтоб в конце работы

завком

запирал мои губы

замком.

Я хочу,

чтоб к штыку

приравняли перо.

С чугуном чтоб

и с выделкой стали

о работе стихов,

от Политбюро,

чтобы делал

доклады Сталин.

"Так, мол,

и так…

И до самых верхов

прошли

из рабочих нор мы:

в Союзе

Республик

пониманье стихов

выше

довоенной нормы…[17]

 

2. Bản dịch bài thơ “Về nhà” sang tiếng Anh:

 

Back Home

Thoughts, go your way home.
Embrace,
      depths of the soul and the sea.
In my view,
         it is
               stupid
to be
       always serene.
My cabin is the worst
                   of all cabins  -  
All night above me
             Thuds a smithy of feet.
All night,
             stirring the ceiling’s calm,
dancers stampede
                           to a moaning motif:
“Marquita,
               Marquita,
Marquita my darling,
why won’t you,
             Marquita,
why won’t you love me …”
But why
            Should marquita love me?!
I have
        no francs to spare.
And Marquita
                     (at the slightest wink!)
for a hundred francs
                               she’d be brought to your room.
The sum’s not large  -  
                              just live for show  -  
No,
     you highbrow,
                             ruffling your matted hair,
you would thrust upon her
                                         a sewing machine,
in stitches
                scribbling
                                the silk of verse.
Proletarians
                 arrive at communism
                                                   from below  -  
by the low way of mines,
                                       sickles,
                                                    and pitchforks  -  
But I,
       from poetry’s skies,
                                       plunge into communism,
because
            without it
                            I feel no love.
Whether
            I’m self-exiled
                                   or sent to mamma  -  
the steel of words corrodes,
                                           the brass of the brass tarnishes.
Why,
       beneath foreign rains,
must I soak,
                  rot,
                        and rust?
Here I recline,
                     having gone oversea,
in my idleness
                     barely moving
                                            my machine parts.
I myself
            feel like a Soviet
                                       factory,
manufacturing happiness.
I object
          to being torn up,
like a flower of the fields,
                                         after a long day’s work.
I want
        the Gosplan to sweat
                                         in debate,
assignning me
                      goals a year ahead.
I want
        a commissar
                           with a decree
to lean over the thought of the age.
I want
         the heart to earn
its love wage
                    at a specialist’s rate.
I want
         the factory committee
                                             to lock
My lips
           when the work is done.
I want
         the pen to be on a par
                                            with the bayonet;
and Stalin
               to deliver his Politbureau
reports
           about verse in the making
as he would about pig iron
                                          and the smelting of steel.
“That’s how it is,
                          the way it goes …
                                                     We’ve attained
the topmost level,
                            climbing from the workers’ bunks:
in the Union
                  of  Republics
                                       the understanding of verse
now tops
              the prewar norm …”[18]

 

3. Trường ca Lòng hải lý:[19]

Tác giả: Đỗ Quyên

Tên thật: Ðỗ Ngọc Thủy

Sinh tại Hà Nội (1955). 

Tốt nghiệp (1977) và giảng dạy (1977-1988) ngành Vật lý hạt nhân, trường Ðại học Bách khoa Hà Nội.

Hiện nay định cư tại Canada.

Sáng tác chính: thơ, truyện, tiểu luận, phỏng vấn.

 

Thông tin về cuốn sách:

Tên sách: Lòng hải lý

Thể loại: trường ca.

Số trang: 268.

Khổ sách: 14x20,5cm

Giá bìa: 80.000 VNĐ/cuốn.

 



[1] Theo Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa.

[2] Một tăng sĩ hỏi tổ Vân Môn: “Phật là gì?” Tổ đáp: “Que cứt khô.”

[3] Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_ca

[4] Xem: Đỗ Quyên, “Thơ đến từ đâu” - Nguyễn Đức Tùng thực hiện (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7739&rb=0101).

[5] Nt.

[6] Nt.

[7] Nt.

[8] Nt.

[9] Trích trường ca Đám mây mặc quần của Mayakovsky, Hoàng Ngọc Hiến dịch.

[10] Mayakovsky, “Về nhà”. Tham khảo toàn văn bản tiếng Nga và bản dịch tiếng Anh ở phần Phụ lục cuối bài.

[11] Đỗ Quyên, trường ca Lòng hải lý – Một.

[12] Lê Đạt, “Đường chữ”.

[13] Đỗ Quyên, “Thơ đến từ đâu” - Nguyễn Đức Tùng thực hiện.

[14] Nguồn: Tác giả đoạt giải Nobel Văn học (từ 1901 đến 2007), tiểu sử và giai thoại. Lương Văn Hồng biên soạn.

[15] Lời của Asturias trong lễ nhận Giải Nobel Văn học.

[16] Chim đỗ quyên còn được gọi là chim cuốc, chim đậu hay tử quy, tu hú…

[17] Nguồn: http://www.velib.com/book.php?author=m_392_1&book=maiakovskiy_vladimir_izbrannoe&part=cikl_%60%60stikhi_ob_amerike%60%60_%281925_god%29_domojj

[18] Nguồn: http://www.marxists.org/subject/art/literature/mayakovsky/1925/back-home.htm

Đặng Thân
Số lần đọc: 2153
Ngày đăng: 05.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc Lê Văn Thiện Trước 1975 - Nguyễn Lệ Uyên
Đọc: Tưởng Chừng Đã Quên của Nguyên Minh - Phạm Văn Nhàn
Năng Lượng Siêu Thực Trong Bóng Của Con Nhân Sư - Hoàng Thụy Anh
Thơ này phải đặt tên này mới thơ - Hoàng Xuân Hoạ
Vương triều Lý dưới góc nhìn của tiểu thuyết gia Hoàng Quốc Hải - Đặng Văn Sinh
Người Đàn Bà Quay Trong Trái Đất Tự Quay - Hoàng Thụy Anh
Binh Boong: Một cung điệu lạ. - Thiếu Khanh
Năm con đường và một khoảng trống - Lê Huỳnh Lâm
Mai Văn Phấn, đã thong dong hơn - Lý Đợi
Nghệ Thuật Kết Cấu “Thương Nhớ Mười Hai” Của Vũ Bằng - Chế Diễm Trâm
Cùng một tác giả
Thùng Thuốc Nổ (truyện ngắn)
Cú Hých Về Nguồn (truyện ngắn)
ngái em (thơ)
Người thầy của em. (truyện ngắn)
Yêu (tuyển truyện)
Ma nhòa (truyện ngắn)
6i +Hi i (thơ)
Đặng Thân: Viết (phỏng vấn)