Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.217.353
 
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có thể truy tố George W Bush về tội tra tấn
Hiếu Tân

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khẳng định chính quyền Obama "không hành động dựa trên các chứng cớ" và còn nêu tên cả Cheney và Rumsfeld trong báo cáo

 

Chris McGreal, từ Washington, The Guardian, 12/7/2011

http://www.guardian.co.uk/world/2011/jul/12/george-w-bush-torture

 

 

 

Chính quyền của Tổng thống George W Bush, bị tổ chức Theo dõi Nhân quyền cáo buộc đã cho phép sử dụng tra tấn.

Ảnh: Christopher Furlong/Getty Images

 

Một nhóm hoạt động nhân quyền (HRW) Hoa Kỳ kêu gọi các chính phủ nước ngoài truy tố George W Bush và một số quan chức cao cấp của ông về tội ác chiến tranh nếu chính quyền Obama không điều tra một loạt bằng chứng ngày càng nhiều cáo buộc vị cựu tổng thống này về việc cho sử dụng tra tấn.

 

Tổ chức theo dõi nhân quyền có cơ sở ở New York nói trong một bản báo cáo công bố hôm Thứ Ba rằng chính quyền Hoa Kỳ có nghĩa vụ pháp lý điều tra tầng lớp chóp bu của chính quyền Bush về những tội ác như tra tấn, bắt cóc, và ngược đãi tù nhân. Tổ chức này nói đội ngũ pháp luật của chính quyền cũ đã tham gia vào âm mưu chuẩn bị dư luận để cho phép những sự lạm dụng mà họ biết không có chỗ đứng trong luật pháp của nước Mỹ cũng như luật pháp quốc tế.

 

Ngoài Bush ra, HRW còn nêu tên phó tổng thống Dick Cheney, cựu bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld, và cựu giám đốc CIA, George Tenet, có thể có tội trong việc cho phép tra tấn và các tội ác khác.

 

Nhóm hoạt động này nói rằng cần có cuộc điều tra và khởi tố "nếu nước Mỹ mong muốn tẩy sạch vết nhơ Abu Ghraib và Guantánamo và khẳng định lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật."

 

HRC thừa nhận những cáo buộc rộng rãi này không phải là mới trong lúc này, nhưng họ nói cần phải thu hút sự chú ý mới mẻ đến chúng bởi vì các tài liệu bằng chứng đang tăng lên cùng với việc những hồ sơ trước đây được xếp loại mật mới được công bố, những lời thú nhận trong những cuốn sách của Bush và những người khác, và từ báo cáo bị tiết lộ của Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế nêu chi tiết những hành động bất hợp pháp của chính quyền cũ.

 

Red Brody, tác giả báo cáo của HRW nói vấn đề này cũng đáng được xem xét lại một cách kỹ lưỡng, vì chính quyền Obama đã bỏ không hề thực hiện nghĩa vụ của mình. "Đã quá rõ rằng không có bất kỳ động thái nào về phần chính quyền Obama thực hiện những trách nhiệm của nó về điều tra những trường hợp này khi các bằng chứng chỉ ngày càng thêm chất đống. Chỉ riêng năm nay chúng tôi đã có những lời thú nhận khác của Tổng thống Bush rằng ông đã cho phép "dội nước"[1] (waterboarding).

 

HRW nói Bush và các quan chức cao cấp của ông đã mở ngỏ cho khởi tố theo Đạo luật Tội ác Chiến tranh cũng như đối với các âm mưu chiến tranh theo luật liên bang.

 

"Đã có những chứng cớ đủ mạnh từ thông tin công bố trong năm năm qua không chỉ cho thấy rằng những quan chức này đã cho phép và giám sát những vi phạm lan tràn và nghiêm trọng luật pháp nước Mỹ và quốc tế, nhưng họ đã không hành động để ngăn chặn những vi phạm hoặc trừng phạt những ai chịu trách nhiệm sau khi họ đã biết rõ những vụ lạm dụng nghiêm trọng." HRW nói.

 

Trong số những lời buộc tội nêu trong bản báo cáo có việc Bush đã duyệt biện pháp dội nước, cho phép chương trình giam cầm bí mật của CIA và duyệt những vụ bắt cóc bất hợp pháp các cá nhân giao cho các nước ngoài tra tấn, coi như những vụ đầu hàng.

 

Bản báo cáo mô tả Cheney như "lực lượng chủ động  đằng sau việc thiết lập chính sách giam giữ trái phép và đưa ra những bào chữa pháp lý cho những chính sách đó" kể cả tra tấn. Rumsfeld bị coi là "đã duyệt các phương pháp thẩm vấn bất hợp pháp tạo điều kiện cho các nhân viên quân sự Mỹ sử dụng biện pháp tra tấn ở Afghanistan và Iraq," và Tenet "làm lơ việc CIA dùng biện pháp dội nước," và cơ quan này còn "làm mất tích" những người tình nghi bị tạm giữ bằng cách giữ họ trong tình trạng giam cầm cấm cố (không được liên lạc với bên ngoài) tại những địa điểm bí mật .

 

HRW nói nên có một cuộc điều tra tìm hiểu vai trò của cố vấn an ninh quốc gia của Bush, Condoleezza Rice, và Tổng Chưởng lý, John Ashcroft, và các luật sư của chính quyền trong việc soạn thảo những lời bào chữa pháp lý cho tra tấn.

 

HRW kêu gọi các chính phủ nước ngoài hành động nếu (chính phủ) Mỹ không làm. "Theo luật pháp quốc tế bất kỳ nước nào cũng có quyền thực thi pháp luật đối với tội tra tấn và các tội ác chiến tranh khác," Brody nói.

 

Tổ chức này lưu ý rằng trong hai thập kỷ qua ngày càng nhiều nước, đặc biệt ở Châu Âu, đã áp dụng quyền thực thi pháp luật phổ biến trong việc khởi tố các cá nhân chịu trách nhiệm về các tội ác ở Rwanda, các nước Balkan và châu Phi. Bản thân nước Mỹ đã sử dụng quyền thực thi pháp luật phổ biến để truy tố "Chuckie" Taylor – con trai của nhà cựu độc tài Liberia Charles Taylor, hiện đang bị xử trước một tòa án quốc tế - về tội tra tấn ở Liberia.

 

Được hỏi liệu các đồng minh của Bush như Tony Blair, có thể bị truy tố hay không, Brody nói có sự khác nhau giữa trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý về tội phạm vì đã trực tiếp ra lệnh những vụ lạm dụng. Nhưng ông nói rằng sự đồng lõa chính trị của  một số nước châu Âu khiến cho họ cần thiết phải hành động.

 

Các vai trò được báo cáo:

Tổng thống George Bush: ông đã công khai thừa nhận rằng trong hai trường hợp ông đã duyệt việc sử dụng biện pháp dội nước. Bush còn cho phép chương trình giam cầm bí mật và bắt cóc bất hợp pháp của CIA, trong đó nghi phạm bị giam giữ trong tình trạng cấm cố và thường bị giao cho các nước như Ai Cập và Syria, tại đó họ gần như chắc chắn bị tra tấn."[2]

Phó Tổng thống Dick Cheney: "lực lượng chủ động  đằng sau việc thiết lập chính sách giam giữ và thẩm vấn trái pháp luật, chủ trì các cuộc họp quan trọng tại đó thảo luận về các chiến dịch đặc biệt của CIA, trong đó có việc dội nước một người bị tình nghi, Abu Zubaydah, năm 2002."

 

Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld: "Duyệt các phương pháp thẩm vấn bất hợp pháp, và theo dõi sát cuộc thẩm vấn Mohamed al-Qahtani, người chịu chế độ thẩm vấn ép buộc sáu tuần lễ tại Guantanamo  

 

Giám đốc CIA, George Tenet: "Cho phép và giám sát  việc CIA dùng biện pháp dội nước, các tư thế căng thẳng, khủng bố bằng ánh sáng và tiếng ồn, cướp giấc ngủ, và những phương pháp thẩm vấn lạm dụng khác, cũng như chương trình của CIA."

 



[1] Nạn nhân bị trói và bị dội nước cho ngạt giống như chết đuối

[2] Công ước chống Tra tấn, Đối xử hay Trừng phạt Tàn ác, Vô nhân đạo và Nhục mạ có hiệu lực năm 1987. Công ước bao gồm định nghĩa về tra tấn (vì mục đích của Công ước) và nhấn mạnh rằng tất cả các bên ký vào Công ước phải đảm nhận nghĩa vụ: áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa các hành động tra tấn trong mọi lãnh thổ dưới quyền cai quản về pháp luật của nó, không trả bất kỳ một người  nào về lãnh thổ mà có cơ sở chắc chắn để tin rằng người đó có nguy cơ bị tra tấn; và đảm bảo rằng các hành động tra tấn có thể bị  truy tố ra tòa án của nước đó, ngay cả nếu những hành động đó diễn ra ở nước ngoài.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2378
Ngày đăng: 18.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 4 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 3 - Phạm Nguyên Trường
Nền kinh tế Mĩ đang xảy ra chuyện gì? - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 2 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 1 - Phạm Nguyên Trường
Trung Quốc muốn gì: Mặc cả với Bắc Kinh - Trần Ngọc Cư
Từ Bắc Kinh, nhìn về phía trước đến cuộc bầu cử 2012 ở Đài Loan - Hiếu Tân
Giới thiệu nhà văn Chile Isabel Allende: Giải thưởng văn học Hans Cristian Andersen 2011 - Hiếu Tân
Spiegel phỏng vấn Henry Kissinger: Mao có thể coi Trung Hoa hiện đại là quá thiên về vật chất - Hiếu Tân
Rời bỏ Trung Hoa: đi tìm nhân công giá rẻ, các doanh nghiệp quay sang Việt Nam - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)