Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.187
123.214.346
 
Nổi dậy ở Belarus: Thế hệ Internet chấp nhận thách đấu của nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu
Hiếu Tân

Christian Neef, Spiegel, 14/7/2011, Hiếu Tân dịch

http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,774256,00.html

 

 

Ẩnh: AFP

 

Thời của nhà độc tài Belarusia Alexander Lukashenko có vẻ như sắp kết thúc, khi hàng ngàn người đổ ra các đường phố ở Minsk để phản đối cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước. Những người biểu tình biết Internet đang tìm những phương cách sáng tạo hơn để nói lên tiếng nói bất bình, nhưng Lukashenko đang trả lời bằng bạo lực.

 

Ba người phụ nữ ngồi trên một ghế băng gần một quầy đổi ngoại tệ trong cửa hàng bách hóa lớn ở Minsk, thủ đô Belarus. Họ đang chơi ô chữ, hy vọng rằng cuối cùng sẽ lại có đôla hay ơrô.

 

"Chúng tôi có danh sách những người ngồi đợi ở đây" một phụ nữ nói. "Có 310 người tất cả, và tất cả họ đều muốn đổi tiền rúp. Tôi đăng ký từ tháng Tư. Bây giờ đã tháng Bảy rồi và sẽ phải đến lượt tôi. Nhưng tôi vẫn phải ngồi đây bao nhiêu ngày mà chẳng có ai xuất hiện để bán đô la cả."

 

Belarus đã phá giá đồng tiền của nó 36% trong tháng Năm. Ở chợ đen, nơi đồng rúp đã từ lâu không còn mấy giá trị, một ơrô ăn 9.000 rúp, hơn hai lần so với hồi đầu năm. Người ta đang tìm nơi nương tựa ở ngoại tệ mạnh - ấy là nói nếu họ có thể tìm thấy nó.

 

Cuộc khủng hoảng gay gắt đã bóp nghẹt vương quốc kỳ quái của Alexander Lukashenko. Xuất khẩu tụt nhanh, nợ nước ngoài tăng vọt, và giá cả bùng nổ. Ở các trạm (cây) xăng bây giờ thiếu xăng bán.

 

Những người phụ nữ ngồi gần quầy đổi tiền trong bách hóa tổng hợp dường như xác nhận tất cả những thành kiến phổ biến về 9 triệu dân của Belarus, nghĩa là họ điềm tĩnh, ngay cả khi bị số phận làm cho điêu đứng, thụ động, quị lụy nhà cầm quyền và hoàn toàn thờ ơ với chính trị.

Nhưng hình ảnh này đã không còn hoàn toàn đúng nữa. Ngay cả người dân Belarus bây giờ cũng đang thử bất phục tùng chế độ

 

Những cuộc phản đối vui vẻ.

 

Trong nhiều tuần, hàng ngàn người đã đổ ra đường phố để biểu thị sự bất mãn của họ với chế độ Lukashenko, nhưng họ đi một cách vui vẻ và khôi hài. Họ gặp nhau trên những quảng trường công cộng dường như tự phát, đi thành từng nhóm qua những công viên, bỗng nhiên bắt đầu vỗ tay hoan hô và tổ chức những đoàn diễu hành hòa bình bằng mô tô. Đây là dạng đám đông chớp nhoáng[1] của Belarus.

 

Lukashenko đã thống trị không có đối thủ trong 17 năm, trong thời gian đó ông ta đã loại trừ đối lập chính trị và xóa bỏ tự do báo chí. Nhưng mấy tuần gần đây ông ta dường như bị những cuộc biểu tình áp đảo. Quả thật, Lukashenko đã mất tự chủ đến độ giờ đây mỗi ngày ông ta cho bắt bớ nhiều xe buýt đầy ắp người mà không cần thủ tục pháp lý gì cả.

 

Khi mà nhân dân Belarus "không còn bị bắt hàng trăm mà hàng ngàn người, thì một quá trình không tránh khỏi đã bắt đầu," nhà khoa học chính trị Ukraina Vladimir Gorbach nói. Tương tự, tờ báo Độc lập (Nezavisimaya Gazeta ) ở Moscow viết rằng "kết thúc của thời đại Lukashenko" đang đến gần. Theo vết các cuộc cách mạng ở Tunisia, Ai Cập và Lybia, phải chăng hiện nay chúng ta đang chứng kiến buổi chạng vạng của một chế độ đã tồn tại dai dẳng trong nhiều năm, nằm chen giữa phương Tây và nước Nga mới?

 

Lukashenko, 56 tuổi, chính ủy của một đại đội tăng trong thời Xô Viết, và sau đó làm giám đốc một nông trang tập thể, được bầu lại làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa vào tháng Mười Hai năm ngoái, nhưng cuộc bầu cử rõ ràng là gian lận. Với sự giúp đỡ của cảnh sát và vác đơn vị an ninh nhà nước, ông ta đã đàn áp dã man phe đối lập chính thức, phe này kêu gọi những người ủng hộ đổ ra các đường phố sau khi các trạm bỏ phiếu đóng cửa. Nhiệm vụ của ông dễ dàng hơn nhờ sự kiện rằng các đối thủ của chế độ, được tổ chức thành những đảng rất nhỏ, và bao gồm những cựu quan chức chóp bu của chính phủ, bị chia rẽ trong nội bộ và có ít người ủng hộ trong dân chúng.

 

Tổng thống đã mua sự chấp thuận của nhiều người Belarus bằng cách tăng tiền lương và lương hưu một cách hào phóng. Có thỏa thuận ngầm là nhân dân có thể hưởng an ninh kinh tế chừng nào họ đứng ngoài chính trị. Sau bầu cử, Lukashenko lập tức trả thù các đối thủ của ông ta mà không gặp sự phản đối nào từ công chúng, ít ta là lúc đầu. Họ bị bỏ tù vì cáo buộc đã "xúi giục quần chúng nổi loạn." Nhiều cựu ứng cử viên tổng thống thuộc phe đối lập hiện đang ở trong tù.

 

Nổi dậy

 

Nhưng rồi một cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra vào mùa xuân. Kinh tế Belarus, vốn đã chịu giá dẩu lửa và khí đốt cao mua từ Nga, hết tiền, và việc tăng lương vô tội vạ của Lukashenko chỉ làm cho tình hình xấu thêm. Vì nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu quá xa, cân bằng thương mại cũng sụp đổ.

 

Điều đã không xảy ra sau cuộc bầu cử tháng Mười Hai thì bây giờ sau nửa năm đã xảy ra: Dân chúng đã nổi dậy. Viện nghiên cứu Độc lập về Chính trị và Kinh tế Xã hội hiện nay hoạt động ở Vilnius thủ đô Lithuania sau khi bị trục xuất khỏi Belarus đã lập hồ sơ về sự chuyển đổi triệt để trong thái độ của dân chúng bằng một cuộc điều tra ý kiến chi tiết.

 

Nó kết luận rằng số người bất mãn với hoàn cảnh vật chất của họ đã tăng lên ba lần kể từ tháng Ba năm nay. Khoảng 73 phần trăm những người Belarus phàn nàn rằng chất lượng cuộc sống của họ đã tồi tệ đi một cách thảm hại, và một nửa số người cho rằng lỗi tại tổng thống. Tỉ lệ đồng ý với Lukashenko giảm từ 55% trong tháng Mười Hai, tháng bầu cử, xuống 33% vào tháng Sáu. Gần hai phần ba những người trả lời cuộc điều tra nói rằng việc hiện nay Lukashenko có quyền lực tuyệt đối là "không tốt cho đất nước."

Sự chuyển đổi cơ bản trong công luận thật đáng chú ý vì nó cho thấy sự phê phán nhà độc tài đã vào đến tầng lớp trung lưu, bao gồm những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Belarus. Họ cảm thấy chủ nghĩa xã hội nhà nước của Lukashenko là một tai họa.

 

Phần 2: Xây dựng xã hội công dân Belarus từ dưới lên

 

Đây có lẽ là thời khắc lý tưởng cho bất kỳ phong trào đối lập cổ điển nào. Nhưng những đối thủ cũ của chế độ đã bị tê liệt vì sự trả thù diễn ra sau cuộc bầu cử 19 tháng Mười Hai. Hiện giờ một lực lượng hoàn toàn mới đã thế chỗ của họ. Tự gọi mình là Cách Mạng Thông qua các Mạng Xã hội, nhóm này liên tục phát ra những ý tưởng mới và dùng Internet để tổ chức các cuộc biểu tình chống chính phủ. Nó đã cố gắng tạo ra được một cái gì đó của xã hội công dân Belarus chỉ qua vài tuần.

 

Chính nhóm này đã làm hỏng Ngày Quốc khánh của đất nước hôm 3 tháng Bảy. Trong khi tổng thống đang duyệt binh ở khu trung tâm thương mại Minsk, tại đó trong một bài diễn văn ông ta cảnh báo  rằng đất nước có thể rơi vào "hỗn loạn và trở thành mất kiểm soát" hàng trăm người biểu tình vỗ tay diễu hành một cách bướng bỉnh qua các đường phố, theo một lời kêu gọi biểu tình xuất hiện trên Internet.

 

Để tạo điều kiện cho các lực lượng an ninh nhanh chóng tìm ra những người quấy rối, Lukashenko đã cấm vỗ tay trong khi ông ta đọc diễn văn,  biến buổi lễ chính thức thành một sự kiện câm lặng kỳ quái.

 

"Ít nhất ông cũng phải sợ Thượng Đế chứ"

 

Những bọn côn đồ của ông ta đã hoạt động ráo riết suốt cả ngày. Một blogger tự gọi là "nattuzi_lu" viết anh ta bị đánh thức dậy lúc 8:30 sáng, bằng một tiếng gõ cửa sầm sầm. "Ba cảnh sát ra lệnh cho tôi đóng tất cả các cửa sổ và cửa chính ra ban công, và không được chụp ảnh bất cứ sự kiện gì diễn ra trên đường phố."

 

Khoảng 400 người bị bắt ngày hôm ấy bị phạt hoặc bỏ tù vì tội tham gia vào "những hoạt động tụ tập không báo trước."

 

Những kịch bản phi lý ấy lại tái diễn hôm thứ Tư tuần trước. Lần này các nhà hoạt động Internet đã kêu gọi những người biểu tình đi bộ bình thường từ nhiều khu vực khác nhau của Minsk đến khu trung tâm thương mại của thành phố. Trước đó nhiều giờ, cảnh sát và các sĩ quan an ninh đã bịt kín tất cả các cửa ra của đường xe điện ngầm và bố trí những xe tuần tra trong sân sau những ngôi nhà. Một lần nữa, hàng trăm người bị bắt, trong đó có các phóng viên đài truyền hình Nga và thậm chí cả những công dân bình thường đi dạo trên Công viên Tình Hữu nghị giữa các Dân tộc. Để phòng ngừa, chính quyền đã vây kín tất cả các quảng trường trung tâm của các tỉnh lỵ như Gomel, GrodnoPinsk.

 

Trên các website của họ, các nhà hoạt động mạng xã hội đã kêu gọi tổng thống ngưng ra ra những "mệnh lệnh tội ác" cho các lực lượng an ninh của ông ta. "Chúng tôi không kêu gọi lương tâm của ông, vì ông không có," họ viết, "Nhưng ít ra ông cũng phải biết sợ Thượng Đế chứ."

Thứ Tư tuần rồi, cảnh sát ở Minsk lại một lần nữa đánh đập và bắt đi hàng chục người biểu tình sau cuộc tập hợp khác do nhóm Cách Mạng Thông qua các Mạng Xã hội phát động, theo AP. Cuộc tập hợp gần đây nhất đưa ra một kỹ thuật mới của những người biểu tình – hàng trăm người đặt chuông đồng hồ báo thức trên điện thoại di động của họ reo đúng 8:00 tối, tượng trưng cho việc kêu gọi dân Belarus "tỉnh giấc" và phản kháng.

 

Tổng thống hoang tưởng

 

Vị tổng thống hoang tưởng tin rằng những người biểu tình tham gia một cuộc "chiến tranh thông tin" chống lại ông ta, và rằng những người biểu tình thật ra được phương Tây trả lương. "Họ là kẻ thù của nhân dân, là những kẻ nội gián" ông ta nói về những người bị bắt trong một bài diễn văn thứ Năm tuần trước, nhưng chỉ làm trò cười. "Nếu EU muốn nhận họ, ô kê, không có vấn đề gì, chúng tôi sẽ cho họ đi ngay ngày mai," ông ta nói, thêm rằng ông ta sẽ gửi họ đi trên một chuyến tàu hỏa hay thậm chí tàu thủy hay máy bay – như thế nhanh hơn." Ông ta nói ông ta cũng có thể gửi cả "những kẻ tự do dạo bước trên các đường phố, rống lên và khiêu khích."

Cựu lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker đã nói những điều tương tự, mặc dầu có lẽ không thô thiển bằng, trong những ngày cuối cùng của Đông Đức xã hội chủ nghĩa. Những câu chuyện trên các báo ở Minsk nay gợi lại những bài báo trên những tờ báo ở Đông Berlin trong mùa thu năm 1989, ngay trước khi bức tường Berlin sụp đổ. Tờ Nước Belarus Xô Viết, chiếc loa chính thức thê thảm của Lukashenko in ra hầu như hàng ngày những bài đả kích chống lại "Phương Tây vô nhân đạo" và mô hình dân chủ thất bại của nó, trong khi đồng thời kêu gọi "tự túc" và động viên công nhân tăng cường cố gắng.

 

Liệu Lukashenko có thể chặn lại sự tụt dốc nền kinh tế của ông ta bằng vay nợ nước ngoài không? Số phận của ông ta tùy thuộc vào vấn đề này. Cộng đồng Kinh tế Âu-Á (một tổ chức bao gồm Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russian và Tajikistan) và Nga đã hứa cho vay, nhưng người láng giềng lớn của Belarus ở phía đông bây giờ đã mất kiên nhẫn với Lukashenko. Moscow bây giờ chỉ chịu tài trợ nếu Minsk chấp nhận những nhượng bộ lớn để đổi lại. Tuần trước Chủ tịch Gazprom Alexei Miller gọi cho Lukashenko để cho ông này biết ông ta có ý định mua những cổ phần cuối cùng còn lại của trạm điều hành đường ống Beltrangas của Belarus.

Nhà độc tài cuối cùng của châu Âu được lòng dân trong một thời gian dài, một chuyên gia Nga về Belarus nói, và ông ta đã có thể sử dụng sự được lòng dân này để đầu tư vào các cải cách kinh tế. Nhưng nay ông ta đã bỏ lỡ một cách không thể cứu vãn được cơ hội chuyển biến chế độ của ông một cách hợp pháp.

 

Lukashenko, một chàng trai làng lớn lên không cha không mẹ và sau này trở thành một người si mê bám chặt lấy quyền lực của mình, đang ngày càng ra rời thực tế, Valery Karbalevich, người viết tiểu sử của ông ta có cơ sở ở Mosow nói. "Ông ta không  còn biết điều gì đang xảy ra trên đất nước của ông ta nữa. Nhưng sự mù tịt gây nên sợ hãi."

 

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức.

 



[1]  flash mob là một nhóm người tập hợp đột ngột tại một nơi công cộng, tiến hành một hoạt động bất thường và đôi khi không chủ đích trong một thời gian ngắn rồi giải tán. Flash mob được tổ chức thông qua các phương tiện truyền thông, các mạng xã hội, hay các e-mail dưới dạng virus. Thuật ngữ này không áp dụng cho các sự kiện được tổ chức vì những mục đích nhất định, như biểu tình, quảng cáo, hay những công việc chuyên môn được trả lươngv.v..

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2282
Ngày đăng: 21.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 7 - Phạm Nguyên Trường
Nỗi cô đơn của một siêu cường: tại sao Trung Hoa cần Hoa Kỳ. - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 6 - Phạm Nguyên Trường
Tự do báo chí ở Hungary: Thủ tướng phát động một cuộc tấn công mới chống lại các nhà báo - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 5 - Phạm Nguyên Trường
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có thể truy tố George W Bush về tội tra tấn - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 4 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 3 - Phạm Nguyên Trường
Nền kinh tế Mĩ đang xảy ra chuyện gì? - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 2 - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)