Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.637
 
Bắc Kinh nổi giận vì Obama tiếp Đức Dalaï-Lama.
Hiếu Tân

Arnaud de La Grange, Le Figaro, 17/7/2011

 

http://www.lefigaro.fr/international/2011/07/17/01003-20110717ARTFIG00156-pekin-fulmine-contre-l-accueil-du-dalai-lama-par-obama.php

 

 

 

Barack Obama đã tiếp Đức Dalaï-Lama trong phòng đánh bài của Nhà Trắng trong vòng một giờ, hôm thứ Bẩy.

Ảnh: Pete Souza/The White House

 

Tại Nhà trắng hôm thứ bẩy Tổng thống Mỹ đã tiếp một cách kín đáo lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng.

Tự động và tức khắc, cơn giận Trung Hoa bùng lên với Washington sau cuộc gặp giữa Barack Obama và Đức Dalaï-lama. Đại diện lâm thời Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã bị triệu tập khẩn cấp đến Bộ Ngoại giao. Bắc Kinh lên án sự "vi phạm thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Hoa" và làm tổn hại nghiêm trọng đến những mối quan hệ của hai bên.

 

Trung Hoa trước đây đã khuyến cáo tổng thống Mỹ "hủy bỏ ngay tức khắc" cuộc gặp này với lãnh tụ Tây Tạng, đang ở thăm Hoa Kỳ trong chuyến thăm mười ngày. Barack Obama đã tiếp Dalaï-lama hôm Thứ Bẩy trong gần một giờ tại Nhà Trắng. Không phải trong căn Phòng Bầu dục tượng trưng, mà trong Phòng đánh bài của tòa nhà này. Hai cô con gái của Tổng thống, Sasha và Malia, đã mau mắn đến chào nhà lãnh đạo phật giáo. Để giữ kín đáo, cuộc tiếp xúc chỉ được loan báo vào trước buổi tối. Một số người thậm chí còn bực bội vì Obama đã không thông báo việc đón tiếp vị "phật sống."

 

Hillary Clinton được chờ đợi ở Bắc Kinh

 

Một thông cáo từ Nhà Trắng nêu rõ rằng "tổng thống đã nhắc lại sự ủng hộ của ông đối với việc bảo vệ văn hóa, tôn giáo và các truyền thống Tây Tạng ở Tây Tạng và các nơi khác trên thế giới" và "nhấn mạnh sự bảo vệ các quyền con người cho người Tây Tạng ở Trung Hoa." Nhưng người phát ngôn của tổng thống cũng nhắc lại lập trường chính thức của Mỹ, nói rằng "Mỹ không ủng hộ nền độc lập của Tây Tạng". Ông cũng nhấn mạnh rằng Đức Dalaï-Lama đã bảo đảm với Barack Obama rằng ngài không đi tìm độc lập của Tây Tạng và hy vọng rằng cuộc đối thoại giữa các đại diện của ngài và chính phủ Trung Hoa sẽ nhanh chóng được tái lập.

 

Tuần trước, nhân kỷ niệm sáu mươi năm ngày những người cộng sản "giải phóng" Tây Tạng, Bắc Kinh đã công bố "sách trắng về sự phát triển của Tây Tạng"  trong đó nói rằng "nền độc lập của Tây Tạng là một bộ phận của kế hoạch của bọn xâm lược phương Tây chia cắt lãnh thổ Trung Hoa." Những trao đổi ngoại giao có thể sẽ bị hủy  bỏ. Tuần trước cũng có thông cáo một cuộc gặp tại Hoa Nam giữa Ngoại trưởng Hillary Clinton với ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc, người thiết kế chủ yếu chính sách ngoại giao của Trung Hoa. Không biết bà có được đón tiếp hay không, nhưng  không khí chắc sẽ rất lạnh nhạt. Từ năm 2008, lệnh cấm – bằng trừng phạt – tất cả nước ngoài tiếp đón Đức Dalaï-Lama được áp đặt như một nền tảng chính sách đối ngoại của Trung Hoa, với những hậu quả mạnh yếu khác nhau tùy theo nước mạnh hay yếu. Đối với Mỹ, sự đối xử lạnh nhạt này vốn là một trò quen thuộc, không có hậu quả gì lớn./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2292
Ngày đăng: 22.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nổi dậy ở Belarus: Thế hệ Internet chấp nhận thách đấu của nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 7 - Phạm Nguyên Trường
Nỗi cô đơn của một siêu cường: tại sao Trung Hoa cần Hoa Kỳ. - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 6 - Phạm Nguyên Trường
Tự do báo chí ở Hungary: Thủ tướng phát động một cuộc tấn công mới chống lại các nhà báo - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 5 - Phạm Nguyên Trường
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có thể truy tố George W Bush về tội tra tấn - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 4 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 3 - Phạm Nguyên Trường
Nền kinh tế Mĩ đang xảy ra chuyện gì? - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)