Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.180
123.219.540
 
Nhà nước đỏ
Hiếu Tân

HANNAH BEECH/Trùng Khánh, TIME, đăng số tạp chí 25/7/2011

 http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,2083038,00.html

 

 

Pledge of allegiance Lời thề trung thành. Cư dân Trùng Khánh thề yêu nước tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Geleshan 

Ảnh:Matthew Niederhauser / Institute for TIME

 

Cậu bé Chen Le mười hai tuổi là một thiếu niên Trung Hoa điển hình. Cậu thích thả máy bay giấy, chơi bóng bàn và mơ trở thành nhà bác học. Và cậu nhằm đến một ngày nào đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) như vậy, như Chen mô tả, "tôi có thể ưỡn ngực mà nói rằng tôi là một đảng viên." Trường công mà Chen theo học ở thành phố Trùng Khánh ở Tây Nam Trung Hoa được đổi tên thành trường Hồng Quân hồi đầu năm nay, để tỏ lòng biết ơn chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho nước Cộng hòa Nhân dân. "Tôi rất tự hào về tên mới của trường tôi vì các chiến sĩ Hồng Quân rất kiên cường và có một tinh thần mạnh," Chen nói, một mảnh khăn đỏ quàng quanh cổ cậu ta. "Tôi muốn đỏ như họ." 

 

Mùa hè này, Trung Hoa ngập trong màu đỏ. Khi nước này kỷ niệm lần thứ 90 CCP vào 1 tháng Bảy, hàng trăm triệu học sinh, quan chức, người nghỉ hưu và thậm chí những quản trị cao cấp mạng Internet hòa giọng hát những "bài hát đỏ" ca ngợi tổ quốc. Các rạp chiếu bóng đã trải thảm đỏ cho một phim tuyên truyền bom tấn về sự sáng tạo của đảng. Các chính quyền địa phương đã gửi những tin nhắn văn bản với những câu trích ngắn gọn lời Mao Trạchđông, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân, mà cuốn Sách nhỏ màu Đỏ đầy những cách ngôn của ông trong nhiều năm chỉ là thứ hào nhoáng chợ trời..

 

Một Olympics Đỏ với 200 đội được tổ chức với những đấu thủ tranh tài như "Những Anh hùng Dội bom các Boongke" và "Ném Lựu đạn." Rồi đến chương trình trường học Hồng Quân dùng tiền quyên góp được và các quỹ khác để huấn luyện cho 1,15 triệu trẻ em trong các trường đào tạo đặc biệt được đặt tên theo quân đội cộng sản. "Các lớp học yêu nước của chúng tôi yêu nước hơn các trường học bình thường, bởi vì yêu tổ quốc chúng tôi là vô cùng quan trọng trong xã hội ngày nay của chúng tôi." Fang Qiang, Tổng Thư ký Hội đồng Dự án Xây dựng Hồng quân Quốc gia, nói. "Tất cả học sinh của chúng tôi đều có một tình yêu nồng nhiệt với Mao Chủ tịch."

 

Biết nói gì đây? Đây có phải chính là đất nước bị Nhật chiếm đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm ngoái, mà tình yêu của nó đối với hệ thống thị trường tự do đã sinh sôi ra hàng ngàn cuốn sách và tạo ra cả một ngành công nghiệp mà các cố vấn phương Tây phải mở to mắt nhìn?  Chính nó đấy. Trong ba thập kỷ qua, CCP đã thay thế cái nhiệt tình cách mạng ban đầu của nó bằng một sự tận tình dấn thân vào phát triển kinh tế; nhưng đảng đã không phải cố sức để kéo dài đến chín thập kỷ mà không có một cảm giác sống sót buốt nhói. Nước Trung Hoa Đỏ sống lại có lẽ giống như một sự thụt lùi, thế nhưng hoàn toàn ngược lại: một cuộc đấu tranh cho tương lai do các lãnh đạo của đất nước phát động. Vì dân chúng Trung Hoa thấy những chính khách của họ ngày càng trở nên xa rời cái xã hội mà quãng cách về thu nhập ngày càng rộng, cơn thủy triều đỏ thắm nhằm vào việc thấm nhuần lòng tự hào trong một đất nước không có chính phủ mà chỉ có đảng. "Nhìn lại chặng đường phát triển và tiến bộ của Trung Hoa 90 năm qua," Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói trong bài diễn văn chủ đạo ngày 1 tháng Bẩy, "chúng ta tự nhiên đi đến một kết luận cơ bản là: thắng lợi ở Trung Hoa gắn với đảng." Thế là rõ.

 

Dẫn dắt sự chú ý mới được phục hồi vào lịch sử của CCP, các huyền thoại, các biểu tượng, và niềm tin là một gương mặt phi thường, Bạc Hy Lai, bí thư đảng của đô thị siêu lớn Trùng Khánh và gần giống như một ngôi sao nhạc rốc chính trị ở Trung Hoa. Vào tháng Sáu, dưới sự chỉ đạo của Bạc, khoảng năm mươi nghìn cư dân Trùng Khánh chen chúc trong một sân vận động để gào to những bài hát đỏ. Bạc đã thay thế những quảng cáo thương mại hái ra tiền trên truyền hình địa phương bằng chương trình đỏ, và ông ta đã ra lệnh cho cán bộ về nông thôn để "học tập nông dân" – một sự bắt chước mù quáng cuộc cách mạng nông thôn thảm khốc của Mao.

 

Xem thêm: Mao trên điện thoại di động của bạn: Một sự nghiệp Cộng sản mới xây dựng trên quá khứ  

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15841&LOAIID=34&LOAIFID=5&TGID=1303

 

Và tất cả những chuyện này có cái gì đáng ngạc nhiên thế nào đó. Cha của Bạc là một người cộng sản nổi tiếng đồng thời với Mao, nhưng ông đã bị thanh trừng trong Cách mạng văn hóa. Bạc, năm nay 62 tuổi, khó lòng mà là một nhà cách mạng: ông ta khoái những chiếc xe hơi và những bộ quần áo cực kỳ xa hoa, và gửi con trai sang học ở Harrow và Oxford. Trước khi trở thành lãnh đạo Trùng Khánh, Bạc nhận được sự khen ngợi tán dương tại các thủ đô phương Tây như Bộ trưởng Thương mại của Trung Hoa, sẵn sàng giao thiệp với thế giới bên ngoài. Ông ta dường như không phải là type người ký trên các biểu ngữ chữ đỏ chói giăng khắp Trùng khánh thúc giục cư dân "đi giăng các khẩu hiệu" và "hát những bài hát đỏ". Nhưng ông ta đã làm.

 

Màu duy nhất thích hợp.

 

Nhìn vào cuốn lịch chính trị của Trung Hoa, một câu trả lời khả dĩ cho câu đố này tự nó hiện lên. Sang năm CCP sẽ bắt đầu một cuộc chuyển giao lãnh đạo mỗi thập kỷ một lần, khi Hồ và Thủ tướng Ôn Giabảo sẵn sàng về nghỉ hưu. Khi cuộc đua giành quyền lực bắt đầu, chẳng ai muốn được coi là kém trung thành với một đảng đã 62 năm cầm quyền. Bạc có cơ hội tốt để leo lên cấp thiêng liêng Ban Thường vụ Bộ chính trị trong cuộc xáo bài lãnh đạo sắp tới. Cơn sốt đỏ của ông ta xem ra được trù liệu để giúp cho sự nghiệp của ông.

 

Nếu chính trị giải thích cơn cuồng nhiệt của Bạc, thì ông ta chỉ cần chọn nơi để thể hiện nó. Trùng Khánh là một đô thị ngổn ngang với 30 triệu dân và có địa vị đặc biệt sánh ngang với Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân là những thành phố tự trị do trung ương quản lý. Trong Thế Chiến II, Trùng Khánh vừa là thủ đô của chính phủ Quốc dân đảng do Tưởng Giới-Thạch kiểm soát vừa như một căn cứ cho những người cộng sản coi như liên minh với Tưởng trong một mặt trận quần chúng chống Nhật. (Nơi hấp dẫn khách du lịch đỏ của Trùng Khánh kỷ niệm những nhà tù cũ, nơi đặc vụ Quốc dân đảng hành hình những người cộng sản nổi loạn.) Ngày nay, cảng sông này là cửa ngõ đầu tư vào vùng nội địa kém phát triển của Trung Hoa, và nó đang bùng phát. Năm 2010 Trùng khánh có thêm 63 triệu mét vuông xây dựng mới, nhiều hơn năm trước 66%. Nhưng sự tăng trưởng như thế dẫn đến những căng thẳng xã hội. "Bí thư Bạc nhận thấy rằng nhân dân muốn tâm linh nhiều hơn khi Trùng Khánh phát triển nhanh như thế," một quan chức Trùng Khánh xin giấu tên."Bởi vậy ông ấy cho họ văn hóa đỏ trong đó họ có thể hát và cảm thấy thoải mái."

 

Biết rằng Trùng khánh đã bán mình như một thành phố đỏ nhất Trung Hoa, điều khó hiểu hơn là một quan chức khác của thành phố mà tôi đã gặp cũng không muốn nêu tên. Nhưng tôi đã hiểu tại sao khi ông ta bắt đầu uốn ba tấc lưỡi bằng những lời hoa mỹ. "Có một ấn tượng sai rằng văn hóa đỏ chỉ về Đảng cộng sản Trung quốc," ông ta mở đầu. "Điều đó không đúng. Nó còn bao gồm cả Khổng Tử, văn hóa dân chủ, Einstein, Shakespeare, và thậm chí 'Tôi có một giấc mơ' của Martin Luther King." Và sau đó ông ta tiếp tục kết nối văn hóa đỏ với Michael Jackson. Khi đó tôi hỏi về quyết định của chính quyền Trùng Khánh đặt tên chiến dịch của nó theo một màu sắc rất hợp với chủ nghĩa cộng sản. Với một nụ cười, tay quan liêu trong bộ quần áo may cắt khéo và chiếc đồng hồ đắt tiền, trả lời: "À, chị không thể gọi nó là văn hóa màu hồng đúng không?" ông ta nói. "Hay là 'văn hóa xanh'? Các màu khác đều không hợp."

 

Tất nhiên là không. Nhưng không chỉ những quan chức Trùng Khánh đang đi tìm một tư tưởng – hay màu sắc – dẫn đường. Đối với mọi thành công của nó, CCP có thể đang ở giữa một cuộc khủng hoảng. Một ngày nào đó, nền kinh tế tặng vọt từ lâu của Trung Hoa, ít nhất sẽ chậm lại – các xếp lập kế hoạch đã bắt đầu tính chỉ hy vọng tăng 7% trong năm nay sau nhiều năm tăng 8% hoặc hơn. Mối nguy của các lãnh đạo Trung Hoa là ở chỗ, một ngày nào đó, họ sẽ không còn khả năng dựa vào sự tăng liên tục của cải để mua sự phục tùng theo quy tắc CCP nữa. Với sự thật đó, chẳng có gì đáng ngạc nhiên rằng Bạc và những người khác hy vọng vào một ngày lên lãnh đạo Trung Hoa đã gắn bó với tinh thần được nhuộm đỏ để thống nhất quần chúng trong những thời gian không có gì chắc chắn ấy.

 

Và thời gian là không chắc chắn. Ngay cả khi Hồ chủ tọa một lễ kỷ niệm lần thứ 90 của đảng ở Bắc Kinh được tổ chức rầm rộ và xa phí, ông cũng thừa nhận những vấn đề nghiêm trọng. Ông nói, "Toàn đảng đang đối mặt với ..thiếu động lực, không đủ trình độ, xa rời nhân dân, thiếu sáng kiến, và tham nhũng." Từ lập trường lãnh đạo, cái này không báo trước điều gì tốt đẹp. Năm ngoái Trung Hoa đã thấy 180.000 "sự cố quần chúng" từ lao động biểu tình đến nông thôn nổi dậy, theo một nhà xã hội học của trường Đại học Thanh hoa danh tiếng ở Bắc Kinh, một mức tăng đáng kể từ con số 74.000 được báo cáo chính thức năm 2004.

 

Đối với một phe hoài cổ trong lãnh đạo Bắc Kinh, chính những cải cách kinh tế hướng ra thị trường của Đặng Tiểubình, người kế tục Mao – cuộc cải cách đã biến Trung Hoa thành một nhà máy của thế giới – phải chịu trách nhiệm về việc để cho những căn bệnh như hối lộ và bất bình đẳng thu nhập nở rộ. Trong một cuộc điều tra toàn quốc từ năm 2005 trở đi người Trung Hoa đã tỏ ra ngày càng bất mãn với cuộc sống của họ, ngay cả khi thu nhập của họ tăng vọt. "Chúng ta không thể ngăn chặn hoàn toàn sự phân hóa trong xã hội, nhưng chúng ta có thể cố gắng để làm nhẹ bớt căn bệnh này," Fang Ning, giám đốc Viện Khoa học chính trị thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội ở Bắc Kinh nói. "Chủ đề trung tâm của văn hóa đỏ là khuyến khích thống nhất và bình đẳng trong xã hội. Trung Hoa đã có tăng trưởng kinh tế. Ngày nay chúng ta muốn tập trung chú ý vào cả phát triển xã hội nữa."

 

Giới đặc quyền đặc lợi cười khẩy

 

Ở Trùng Khánh, Bạc đã đưa ra nhiều cải cách xã hội, trong đó có một kế hoạch toàn diện xây nhà công cộng và một cố gắng trồng cây phủ xanh một thành phố sương mù và xám xịt. Nhưng chiến dịch đỏ của ông ta lỗi thời một cách trơ lì. Theo lệnh của bí thư đảng, 200.000 quan chức chính phủ được đưa xuống các xã để nghe những nguyện vọng của nông dân và học hỏi từ cuộc đấu tranh của họ mặc dầu không rõ là chương trình này là một lời nguyền rủa cay độc. "Khi các quan chức chính quyền đến địa phương chúng tôi, họ chỉ đánh bài trên đồng ruộng," một người viết bình luận trên mạng. Một người khác tố cáo: "Anh phải biếu các quan rượu ngon, thức ăn ngon và gái đẹp."

 

Theo sau chính sách của chính phủ trung ương tập trung vào các vùng nông thôn, những vùng có nguy cơ bị bỏ lại đằng sau khi vùng bờ biển Trung Hoa chạy đua tới tương lai, Bạc đã hứa nâng thu nhập của nông dân lên 100.000 nguyên (1.540 $) trong vòng ba năm. Tại trung tâm triển lãm của thành phố, tôi được hướng dẫn đi qua "Cuộc Trưng bày Tài nguyên Văn hóa Đỏ" tại đó trưng bày bức ảnh một nông dân trung niên đang cho gà ăn trong một vườn cam. Nhưng chỉ có chúng tôi là khách, và toàn bộ cảnh này đã được sửa bằng Photoshop một cách thô thiển, mặc dầu người hướng dẫn tôi cam đoan với tôi rằng nó mô tả hạnh phúc nông thôn đích thực. Chương trình này có lẽ khó mà thuyết phục được những người mà nó cần lôi cuốn. Tôi hỏi Vương Hồng, con trai của một nông dân chuyển lên thành phố vì anh ta không kiếm đủ sống trong nông nghiệp, liệu anh ta có hy vọng đất nông nghiệp của gia đình anh thu hoạch được lợi tức mà chính quyền đã hứa không. "Không cách gì," anh cười. "Tôi không thể thấy điều ấy xảy ra trong vùng quê tôi."

 

Thật ra, sự phục hưng màu đỏ của Bạc đang đối mặt với một tình trạng thụt lùi. Đối với một số người Trung Hoa, màu đỏ gợi lại những kỷ niệm xấu về Cách mạng Văn hóa năm 1966-76, khi những Hồng Vệ binh điên cuồng hoành hành khắp đất nước. Việc phục hồi sự tôn vinh Mao, người mà ngay cả những kẻ ủng hộ trung thành cũng phải miễn cưỡng ghi nhận "70% đúng, 30% sai" đã cảnh giác những người khác. Khi chiến dịch văn hóa đỏ mạnh lên trong mùa xuân này, nhà kinh tế Mao Yushi của think-tank Bắc Kinh, Viện Kinh tế Unirule, viết trên mạng một tiểu luận qui tội cho Mao đã không đếm xỉa đến cái chết của khoảng 50 triệu người Trung Hoa. Tay Lái Vĩ Đại đã là "một nhạc trưởng trong hậu trường, một kẻ đã phá tan hoang đất nước và đã đem suy vong đến cho dân tộc," nhà hàn lâm viết. Kiểm duyệt đã nhanh chóng cắt bỏ những bình luận của ông.

 

Trong một nước ngày càng rối rắm phức tạp, tuyên truyền sống sượng sẽ không còn tác dụng. Trong tháng Sáu vừa qua, tờ Nhật báo Trùng Khánh đăng một câu chuyện về một bệnh nhân ung thư sống sót qua hóa trị liệu, nhờ một chế độ nghe những bài hát đỏ. Internet Trung Hoa rộ lên nhạo báng. Giới đặc quyền đặc lợi chắc đã cười khẩy nếu họ cùng đi với tôi khi tôi được một người hướng dẫn chính thức đưa đi một chuyến thăm có dàn cảnh đến Vườn Đông phương của Trùng Khánh, một liên hợp tiện nghi không xa khu buôn bán Ferrari và Maserati, và ngôi nhà trung tâm cộng đồng của nó được trang hoàng bằng những chân dung Marx, Lenin, và Mao. Khi chúng tôi bước vào, cư dân chen chúc xung quanh các máy tính mở những trang Web về động lực văn hóa đỏ Trùng Khánh. Một người đàn ông lớn tuổi đọc một bài về những khó khăn gian khổ mà những người cộng sản lập quốc Trung Hoa đã phải chịu đựng.

 

Đông phương hồng

 

Tuy nhiên sẽ là sai lầm khi tưởng rằng không có gì trong những tình cảm ấy là thật. Đối với nhiều người Trung Hoa thuộc một thế hệ già hơn,  "đỏ" có nghĩa là một thời đại trong đó bình đẳng và thống nhất chiếm ưu thế - hay ít nhất những phẩm chất ấy cũng được yêu thích. Đối với họ, văn hóa đỏ biểu thị máu đã đổ bởi những chiến sĩ cộng sản và sự quên mình của một thế hệ những công nhân và nông dân có lý tưởng. Nuối tiếc chủ nghĩa vị tha này, tinh thần dám nghĩ dám làm đã ngấm thậm chí vào cả những người Trung Hoa trẻ tuổi – những người này nhận ra rằng có một người bố đỏ trong lý lịch không phải là dở. Năm 2009 CCP đã chào đón ba triệu đảng viên mới, gần một nửa là sinh viên đại học. "Ngày nay chúng tôi có điều kiện vật chất rất tốt, và chúng tôi không cần phải chết cho tổ quốc như những chiến sĩ Hồng quân năm xưa." Wei Zheng, một sinh viên đại học 22 tuổi và đảng viên ở Hồ Nam, quê hương của Mao nói. "Vì thế đối với tôi, tinh thần đỏ có nghĩa là tôi phải học tập chuyên cần hơn và lao động chăm chỉ hơn."

 

Cũng không có điều gì là dàn cảnh về nhiệt tình của khoảng 60 cư dân Trùng Khánh, phần lớn là trung niên hoặc già hơn, cứ mỗi tuần hai lần tụ tập dưới một cái cây lớn hát hết mình những bài hát đỏ ưa thích của họ. "Mặt trời không bao giờ lặn trên Trung Hoa," họ hát nói trước khi lên giọng một hành khuc chiến tranh đầy kích động "Hỡi kẻ thù, dù mi từ đâu đánh tới, chúng ta cũng sẽ tìm ra mi và tiêu diệt mi"

 

Một câu hỏi mở ngỏ đặt ra trước Trung Hoa: liệu cái tâm trạng lạc hậu này, với sự ca tụng CCP, có âm vang trong số những người lớn lên trong vòng ba mươi năm kể từ khi Trung Hoa quay lưng lại với niền kinh tế kế hoạch hóa mac xit và chạy theo thị trường hay không. "Những bài hát đỏ dạy những giá trị rất quan trọng" Yang Mingying, 60 tuổi, một cựu giáo viên nói. "Chúng ta không được để cho các thế hệ mới quên rằng cuộc sống hạnh phúc ngày nay của họ là nhờ những hy sinh của tất cả những chiến sĩ Hồng quân ấy." Đó là một tình cảm phổ biến: người già muốn người trẻ nhớ. Nhưng liệu họ có nhớ không?

 

Với báo cáo của Chengcheng Jiang  từ Trùng Khánh

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2128
Ngày đăng: 26.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
SPIEGEL phỏng vấn Bộ trưởng Kinh tế Rösler: Tôi đã từng mơ tôi là một hoàng tử Việt Nam - Hiếu Tân
Bắc Kinh nổi giận vì Obama tiếp Đức Dalaï-Lama. - Hiếu Tân
Nổi dậy ở Belarus: Thế hệ Internet chấp nhận thách đấu của nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 7 - Phạm Nguyên Trường
Nỗi cô đơn của một siêu cường: tại sao Trung Hoa cần Hoa Kỳ. - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 6 - Phạm Nguyên Trường
Tự do báo chí ở Hungary: Thủ tướng phát động một cuộc tấn công mới chống lại các nhà báo - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 5 - Phạm Nguyên Trường
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có thể truy tố George W Bush về tội tra tấn - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 4 - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)