Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.193
123.209.064
 
Khóc thương những nạn nhân Utoeya: người Na Uy phản ứng với vụ thảm sát bằng lòng kiêu hãnh thầm lặng
Hiếu Tân

Anna Reimann in Oslo, Spiegel, 25/07/2011

http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,776365,00.html

 

 

 

Anders Behring Breivik, kẻ đã thú tội những cuộc tấn công hôm thứ Sáu, nói hắn muốn tạo ra một trật tự mới trong nước này. Hắn đã thành công trong việc làm rung chuyển dân tộc đến tận nền móng, nhưng người Na Uy không chịu nhượng bộ lòng căm thù. Họ đang khóc thương những người chết với lòng kiêu hãnh và quyết định ủng hộ xã hội mở và  dân chủ của họ.

 

Hầu như không còn hy vọng gì tìm thấy thêm những người sống sót của cuộc thảm sát trên hòn đảo Utoeya của Na Uy. Những người cứu hộ đã rà soát bờ hồ xung quanh hòn đảo trong hai ngày qua, trong khi các thợ lặn tìm dưới nước.

 

Người ta cũng cho rằng có những xác chết nằm dưới đống đổ nát ở thủ đô Oslo, nơi một vụ nổ ở trụ sở của chính phủ hôm thứ Sáu giết chết ít nhất bẩy người. Đài phát thanh Na Uy NRK hôm chủ nhật thông báo hơn ba mươi người vẫn còn mất tích. Dường như có khả năng con số tử vong, hiện giờ là 93 còn tiếp tục tăng lên[1].

 

Hôm chủ nhật, đã có nhiều chi tiết hé lộ về Ander Behring Breivik, người đàn ông Na Uy 32 tuổi đã thú nhận thực hiện vụ tàn sát ở Utoeya và vụ đánh bom Oslo. Một bức hình vẽ một kẻ lạnh băng, yếm thế và cực kỳ bối rối, mà những động cơ của hắn người thường không sao hiểu nổi.

 

Hôm thứ Hai, Breivik phải ra nói công khai trước một tòa án. Theo lời luật sư của hắn là Geir Lippestadrong thuật lại, khi bị cảnh sát thẩm vấn, hắn miêu tả những cuộc tấn công ấy là "khủng khiếp nhưng cần thiết". Một thời gian ngắn trước khi kích nổ quả bom, Breivik công bố một tài liệu 1.516 trang trên Internet trong đó hắn trình bày tư tưởng lộn xộn của hắn. Hắn muốn cứu châu Âu khỏi "chủ nghĩa Mác về văn hóa và sự Hồi giáo hóa," hắn viết. Breivik rõ ràng đã lập kế hoạch những cuộc tấn công này từ chín năm nay và người ta cho rằng hắn đã mua nhiều tấn phân bón làm thành phần chế tạo ra bom vào đầu năm nay.

 

Bình tĩnh và kiểm soát

 

Trong 90 phút bắn như vãi đạn hôm thứ Sáu ở Utoeya, Brevik có vẻ bình tĩnh và gần như thoải mái, một người sống sót tên là Adrian Precon nói với hãng tin Đức DPA trong một cuộc phỏng vấn. Cảnh sát nói trong một cuộc họp báo rằng tên thủ phạm còn đầy đạn khi hắn bị bắt.

 

Breivik rõ ràng đã dùng cái gọi là đạn đum-đum được thiết kế để găm rải rác trong thân thể nạn nhân và gây ra những vết thượng bên trong rất trầm trọng. Các bác sĩ phẫu thuật đã điều trị cho 16 người có vết thươg bị đạn bắn cho đến nay vẫn không thể lấy hết mọi viên đạn ra khỏi thân thể bệnh nhân, Colin Poole, trưởng khoa phẫu thuật ở Bệnh viện Ringriket tại thành phố Honefoss nói với AP. "Những viên đạn này ít nhiều nổ bên trong thân thể " Poole nói. "Chúng gây ra những tổn thương bên trong vô cùng khủng khiếp."

 

Cha của Breivik ly hôn với mẹ Breivik sau khi sinh hắn, nói với Verdens Gang, một tờ báo khổ nhỏ Na Uy rằng ông không có liên hệ gì với con trai từ năm 1995. Vào thời gian ấy hắn còn là một "đứa con trai hết sức bình thường" không quan tâm gì đến chính trị, ông bố nói. Ông nói những gì xảy ra là không thể nào hiểu nổi và ông bị sốc.

 

Hôm chủ nhật mới phát hiện ra rằng Breivik là một đảng viên tích cực của Đảng Tiến bộ (FrP), một đảng dân túy cánh hữu Na Uy, đã nhiều năm nay. Đảng này được thành lập trong những năm 1970 như một phong trào chống thuế, chửi bới những người nhập cư và quyền lực của thiết chế chính trị. Từ các cuộc bầu cử nghị viện năm 2009, nó trở thành lực lượng mạnh thứ hai ở Na Uy.

 

Kêu gọi dân chủ nhiều hơn

 

Đất nước Scandinavia này hoàn toàn chưa chuẩn bị cho những cuộc tấn công. Những người dân bình thường đang tự hỏi tại sao bạo lực như thế có thể xảy ra trên đất nước của họ, một đất nước có mức sống cao và mức bất bình đẳng xã hội thấp.

 

Cuộc thảm sát này đã đánh vào tâm xã hội Na Uy. Breivik đã khai thác, một cách khủng khiếp, đúng những điều làm nên xã hội Na Uy: một xã hội mở và tự do, trong đó ít có nỗi sợ hãi bạo lực và những chính khách cao cấp nhất nói chuyện với nhân dân trên đường phố mà không cần có vệ sĩ.

 

Theo lời luật sư của hắn, Breivik nói rằng hắn muốn phá hủy xã hội Na Uy và tạo ra mội trật tự mới. Hắn đã thành công trong việc đánh trúng Na Uy một cú nặng nề, nhưng liệu nó có thay đổi hay không thì vẫn còn phải chờ xem.

 

Ngay trong cơn chấn động và đau thương của mình, những người dân Na Uy đã không trở nên bấn loạn và họ đang chống lại hận thù. Họ đau buồn sâu sắc, nhưng không ai kêu gọi trả thù và không có phản xạ bản năng nào đối với cuộc thảm sát. Ngược lại, người Na Uy nói bây giờ họ muốn có nhân đạo và dân chủ nhiều hơn. Đây là một dấu hiệu hùng vĩ về sức mạnh của dân tộc nhỏ bé này.

 

 



[1] Khi bài báo này ra mắt thì theo báo cáo 85 người đã bị giết trên đảo Utoeya và bẩy người khác trong vụ đánh bom ở Oslo, tổng cộng 93 người. Sau đó cảnh sát đã điều chỉnh con số này xuống 68 người ở Utoeya và tám người ở Oslo, tổng cộng là 86.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2312
Ngày đăng: 01.08.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Toàn văn bài phát biểu của nhà văn Murakami Haruki tại lễ nhận giải thưởng quốc tế Catalunya - Nguyễn Quốc Vương
Một tên giết người ở thiên đường: bên trong những cuộc tấn công ở Na Uy - Hiếu Tân
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 - Hiếu Tân
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 - Hiếu Tân
Bắc Kinh qua cặp kính màu hồng: Tại sao dân chủ không thể thuần hóa được Trung Hoa. - Hiếu Tân
Nhà nước đỏ - Hiếu Tân
SPIEGEL phỏng vấn Bộ trưởng Kinh tế Rösler: Tôi đã từng mơ tôi là một hoàng tử Việt Nam - Hiếu Tân
Bắc Kinh nổi giận vì Obama tiếp Đức Dalaï-Lama. - Hiếu Tân
Nổi dậy ở Belarus: Thế hệ Internet chấp nhận thách đấu của nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 7 - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)