Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
998
123.201.356
 
Cha đẻ của triết học hiện đại
Lê Hải*

Roger Scruton, Lê Hải dịch[1]

 

René Descartes[2] (1596-1650), cha đẻ về lý thuyết cho triết học hiện đại, và cũng nổi tiếng là nhà toán học, xứng đáng được dành vị trí xuất sắc nhờ hai công lao. Thứ nhất là vì nỗ lực đơn độc tìm kiếm phương pháp trong tất cả các ngành nghiên cứu con người, và thứ hai là ông đã đưa vào triết học, đa phần là trong quá trình tìm kiếm đó, rất nhiều khái niệm và lập luận và từ sau đó đã trở thành nền tảng.

 

Cùng thời với Bacon và Galileo, và là người mở đường trước Newton (mà nhiều tư tưởng ông đã đi trước), Descartes là đại diện hoàn hảo cho tinh thần khoa học mới. Mặc dù ông sợ và tuân thủ hệ thống kiểm duyệt của Giáo hội (ví dụ như qua việc ngưng xuất bản tác phẩm [Bàn về vũ trụ] The Treaties on the Universe vào năm 1633, khi Galileo bị lên án), ông không tuân theo quyền lực khoa học nào khác hơn là “ánh sáng tự nhiên” của nguyên nhân. Điều này cũng tách ông ra khỏi cả thông lệ giáo dục lúc bấy giờ lẫn vòng ảnh hưởng của các nhà nhân văn thời Phục Hưng. Với Descartes, kết quả của tất cả những ước đoán trước đó phải được đặt sang bên cạnh hoặc ngưng lại, cho đến khi nào có được những định chuẩn rõ ràng và đáng tin để đo lường. Nếu không được các định chuẩn đó trợ giúp thì không có hệ thống nào, bất kể khoa học hay lý thuyết siêu hình, có thể bảo đảm tính thuyết phục. Descartes không tìm thấy định chuẩn nào như vậy trong các công trình ngihên cứu mà ông đã đọc. Vì vậy, ông bắt tay vào một công trình cải tổ tri thức triệt để, kéo theo sự thay đổi trong nhân sinh quan triết học, mạnh đến nỗi mà triết học kinh viện dễ dàng bị bỏ qua. Ngay cả bây giờ triết học thời trung cổ ít được nghiên cứu trong trường đại học và càng ít người nắm bắt hơn.

 

Công trình quan trọng đầu tiên của Descartes là [Bàn về phương pháp] Discourse on Method[3], xuất bản năm 1637 bằng tiếng Pháp, với văn phong vô cùng đẹp và xuất sắc. Trong tác phẩm này Descartes đặt mục tiêu cho cuộc đời của mình là hướng đến các khám phá mang tính hệ thống về sự thật và loại trừ lỗi. Tác phẩm này theo sau bằng công trình danh tiếng nhất của Descartes là [Thiền Triết tiên khởi] Meditations of First Philosophy bằng tiếng Latin vào năm 1641, nhanh chóng tiếp nối với một loạt phản đối và đáp trả của Descartes. Ngoài ra còn có các công trình triết học quan trọng như là [Các định chuẩn triết học] The Principles of Philosophy vào năm 1944 và [Nỗi niềm của Tinh thần] The Passions of the Soul vào năm 1649 mà cuốn trước là cố gắng đầy tham vọng nhằm hệ thống hóa phương pháp triết học của ông và tiếp theo đó là cơ sở cho sự ghi nhận về thế giới vật lý, còn cuốn sau là bước thám hiểm vào triết học tinh thần./.



[1] Trích từ  trang 29-30 tác phẩm của giáo sư triết mà cũng là nhà báo Roger Scruton, A Short History of Modern Philosophy – From Descartes to Wittgenstein, Routledge xuất bản lần đầu năm 1981, bổ sung và tái xuất bản liên tục từ 1995, có năm 3 lần, cho đến bản mới nhất đươc sử dụng cho bài dịch này là 2010. TS Roger Scruton bản thân là nhân vật gây nhiều tranh cãi, tác giả hàng chục đầu sách và nhiều mục bình luận thường xuyên trên các báo lớn, với các bài viết mới nhất trên trang nhà ở http://www.roger-scruton.com/

[2] Độc giả quan tâm hơn đến tiểu sử của ông có thể tham khảo trên trang Wikipedia tiếng Việt ở địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/René_Descartes

[3] Đây cũng là tác phẩm mà Descartes đã đưa ra lập luận nổi tiếng về tư duy Cogito ergo sum – tôi nghĩ nên tôi tồn tại – mà sau này được diễn giải theo nhiều kiểu khác nhau, như các pho tượng đồng nổi tiếng của Rodin.

Lê Hải*
Số lần đọc: 2775
Ngày đăng: 29.08.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài Chi Tiết Về Cuốn Connaissance Du Vietnam Của Hai Đồng Tác Giả Pierre Huard Và Maurice Durand Thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ - Vũ Anh Tuấn
Hồi Chuông Tắt Lửa Và Cái Nhìn Hiện Tượng Luận - Huỳnh Như Phương
Thời hoàng kim và Thời khải huyền - Hamvas Béla
Vài cảm nghĩ về thơ Thanh Tâm Tuyền - Thường Quán
Từ Hiểu biết thông thường đến Kiến thức khoa học xã hội - Lê Hải*
Thể loại văn-chương: các thể loại ngắn - Nguyễn Vy Khanh
Thơ Đường Luật Trong Dòng Chảy Của Thơ Việt Đương Đại - Bùi Công Thuấn
Người Lính Trong Truyện Trần Hoài Thư - Nguyễn Vy Khanh
Trung-Quốc Thế Kỷ 21 - Nguyễn Vy Khanh
Vốn xã hội, nguy cơ phá sản? - Nam Dao
Cùng một tác giả
Quê Mẹ (truyện ngắn)
Hiện tượng học (tiểu luận)
Bàn về mỹ nghệ (nghệ thuật)
Việt Nam là gì? (nghệ thuật)