Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.211.940
 
Libya : Đánh chiếm Tripoli . Cuộc tấn công vũ bão kết liễu ách thống trị của Gadhafi
Hiếu Tân

Clemens Höges, Spiegel, 29/08/2011, Hiếu Tân dịch

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,783053,00.html

 

 

Andre Liohn/ DER SPIEGEL

 

Cuối cùng thì sự sụp đổ của chế độ Moammar Gadhafi đã đến nhanh chóng sau một cuộc tấn công sấm sét của những người nổi dậy vào Tripoli để cuối cùng quật đổ nhà độc tài bị căm ghét đã thống trị Libya suốt 42 năm ròng. SPIEGEL đi theo đoàn hộ tống rách rưới của những chiến sĩ nhiệt thành dữ dội tiến vào thủ đô.

 

Người đàn ông cuối cùng ngồi xuống trên bãi cát mịn của Tripoli. Biển êm và nước màu xanh lam sâu thẳm. Anh nói anh là một tay thiện xạ, và có một khẩu súng trường đen nhánh đặt trên đầu gối. Bây giờ, sau tất cả những sự việc đã xảy ra, việc anh bắn trả những người Phi da đen mà anh cho là những tên lính đánh thuê không còn làm anh băn khoăn nữa. Nhưng bắn vào người Libya thì, đối với anh,  Abu Bakr Uraibi nói, vẫn còn khó. Và lần đầu tiên anh giết một con người là khó khăn nhất.

 

Điều ấy xảy ra trong mấy tuần đầu của chiến tranh, ở Jabal Nafusa, một dãy núi lởm chởm phía tây nam Tripoli. Các tướng của lãnh đạo Libya đã đã gửi 150 lính đến để đóng cửa biên giới Dahiba ở Tunisia. Những người nổi dậy lúc đó đang vận chuyển hàng tiếp tế của họ qua những con đường nhỏ vượt qua biên giới, và một dãy núi kế bên tạo ra một cao điểm tốt để khống chế con đường bên dưới.

 

Bọn lính đến lúc 4 giờ sáng. Chúng trèo lên núi, không biết rằng Uraibi và 30  người khác trong quân nỏi dậy, một nhóm người không có kinh nghiệm, đang đợi chúng. Nhưng những người nổi dậy đã quá thân thuộc với địa hình ở đây, không giống quân lính của Gadhafi. Bọn lính kiệt sức vì leo núi, trong khi kẻ thù của chúng đang tỉnh táo và cảnh giác.

 

Rồi những người nổi dậy khai hỏa. "Tôi sợ phải giết người" Uraibi nói. "Anh nhìn thấy một người đang di động, và anh bóp cò. Rồi anh làm cho kẻ kia nằm bất động, hoàn toàn bất động. Thật khủng khiếp."

 

Chỉ trong vòng mấy ngày tuần trước, những người nổi dậy từ vùng núi cằn cỗi này đã quét chế độ của Gadhafi, kết liễu ách thống trị của một kẻ chuyên quyền đã kiểm soát đất nước trong 42 năm, một con người đã đè én áp bức nhân dân của hắn hung bạo hơn hầu hết những tay độc tài khác trong thế giới A Rập. Đó là một cuộc tấn công điên cuồng được thôi thúc bằng lòng căm thù phẫn nộ và Uraibi đứng ngay ở hàng đầu của lực lượng nổi dậy khi nó đột chiếm Tripoli và cuối cùng đã kiểm soát được nơi ở của Gadhafi, Bab al-Aziziya.

 

Uraibi là một con người nghiêm túc từ thành phố nhỏ Jadu ở vùng núi Nafusa. Anh ít khi cười và chỉ thấy được nụ cười của anh khi sáng rõ. "Sáu tháng chiến tranh đã mang đến thiệt hại cho một con người" anh nói. Anh năm nay 44 tuổi, một ông chủ bậc trung của một công ty xây dựng ở Tripoli. Thắng lợi này, và cuộc nổi dậy nói chung, đã giải thich tại sao những người như Uraibi đã chiến đấu với lòng quyết tâm sắt đá đến thế.

 

Người nổi dậy kể anh đã rời bỏ Đức để tham gia chiến đấu như thế nào.

 

Cuộc tiến công vào Tripoli bắt đầu hôm Chủ Nhật, 21 tháng Tám, tại Zawiya, một thành phố 250 000 dân nằm trên con đường ven biển, cách Tripoli khoảng 40 kilômet (25 dặm). Một đoàn xe quân sự của những người nổi dậy kéo dài hàng cây số trên con đường, hướng về phía đông. Trong một lực lượng gồm những chiếc xe chở đầy những chiến sĩ và những xe vận tải quân sự của quân nổi dậy: những xe tải nhỏ chở súng máy, những súng phóng tên lửa, và súng liên thanh lắp trên giá. Phần lớn những người nổi dậy đến từ vùng núi Nafusa, và họ đi thành từng đơn vị được phân biệt bằng phù hiệu, các đơn vị như Lữ đoàn Zintan và Lữ đoàn Zintan. Đơn vị của Uraibi có 2000 người là một trong những đơn vị lớn nhất.

 

Mỗi khi đoàn hộ tống dừng lại trong cái nóng như thiêu như đốt, những chiếc xe tải nhỏ lại tỏa ra từ đường cái, bắn vào những ngôi nhà đơn lẻ hay các toán lính. Sau đó nó tiếp tục lên đường trong đám bụi mù và khói dầu, để lại không khí nồng nặc mùi thuốc súng. Một người đàn ông gày gò có bộ râu muối tiêu trong bộ quân phục màu xanh, ngồi xổm xuống bên đường. Ali A., một doanh nhân từ thành phố Giessen bên Tây Đức sang, đang ngồi nghỉ ngơi một chút giữa cuộc chiến.

 

Với anh chiến tranh bắt đầu cách nay 22 năm, anh nói, khi anh chạy trốn qua sa mạc. Nỗi căm giận của anh với chế độ này lớn lên ở Đức, khi anh cố gắng để được chấp nhận, đầu tiên là một người xin tị nạn và sau đó là một công dân Đức. Nhưng anh cảm thấy bị tách rời khỏi cuộc sống mà anh đang sống ở đó, đi lượm từng mẩu nhỏ tin tức về cuộc sống thật sự ở Libya nhờ những bạn bè ở nước ấy. Anh không muốn lộ tên họ ra trên mặt báo, đặc biệt trên SPIEGEL, sợ nhà cầm quyền Đức có thể truy tố anh về tội giết người ở Libya. Người đàn ông này, sử dụng một súng phóng tên lửa, anh không biết anh đã giết bao nhiêu người rồi.

 

Khi còn là một thanh niên sống ở Jansur, một khu ngoại ô Tripoli, anh cùng với một nhóm bạn in truyền đơn. Ban đêm họ rải truyền đơn bên  ngoài cac trường học, kêu gọi nhiều dân chủ hơn và phản đối cuộc chiến tranh vô nghĩa của Gadhafi ở Chad, tại đó tính đến thời điểm kết thúc chiến tranh năm 1987 hơn 7.500 người Libya đã bị giết.

 

Bọn công an mật của Gadhafi lần theo dấu vết nhóm này, và một hôm chúng đến nhà của bố mẹ anh để bắt anh. Anh không có ở nhà, nhưng lúc đó anh tình cờ gọi về trong khi bọn người kia đang ở đó. Anh trai của anh nói với anh về bọn công an, và Ali sợ rằng anh có thể bị bỏ tù nhiều năm, hôm ấy anh đã không về nhà nữa, để lại người vợ và đứa con ba tháng tuổi.

 

"Tôi đã không biết rằng nó có thể kéo đến 22 năm," anh nói bằng tiếng Đức với giọng địa phương lơ lớ của bang Hesse miền tây nước Đức.

 

Chỉ ba ngày sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu ở Benghazi, Ali đóng cửa công ty của anh ở Giessen. Anh bay sang Tunisia và vượt biên giới vào vùng núi, tại đó anh gia nhập nhóm người nổi dậy từ Nafusa và sau đó vào một nhóm khác từ Jansur. Nhóm này hiện nay đã thành lập lữ đoàn riêng của mình, Lữ đoàn Jansur, có lẽ là lữ đoàn nhỏ nhất, chỉ có 40 người.

 

Anh biết rằng vợ anh nay đã có con riêng. Nhưng cả vợ lẫn con gái anh đều không biết rằng anh đã về đây, rằng anh là một người lính trong cuộc chiến tranh này, và anh đang giết những người khác để anh có thể trở về cuộc sống ở Jansur.

 

Bỗng các bạn anh gọi anh, đã đến giờ tiếp tục lên đường. Họ đang đến gần chiếc cầu tại đó bọn lính Gadhafi với xe tăng đang đợi. Anh leo lên ngồi sau tay lái của chiếc Ford F-150 màu đen. Chiếc xe tải được trát bùn ngụy trang, và những người nổi dậy khác lúc này đang vào vị trí bên giá súng phóng tên lửa, mà họ quay cho hoạt động. "Tôi không nhìn thấy họ," anh nói. Nhưng những người này nhanh chóng ra khỏi tầm mắt nhau trong cuộc chiến tranh hỗn loạn này, và trong trường hợp của anh đó là bởi vì phương tiện thông tin duy nhất của anh là chiếc điện thoại di động Đức mà ở Libya này nó không làm việc. Anh tăng tốc và nhóm bắt đầu lao về phía những tiếng súng nổ đùng đùng gần bên cầu, nơi chỉ có những chiến binh mới dám đến.

 

Như Abu Bakr Uraibi sau này kể lại, nhóm của anh với Lữ đoàn Jadu ở bên cạnh nhau– và không rời khỏi vị trí. Uraibi đã học được nhiều trong mấy tháng qua.

 

Gadhafi đã phá nát đất nước chúng tôi.

 

Một thời gian ngắn sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu, anh đưa vợ và năm con chạy về quê nhà ở Jadu. Anh sợ rằng lính của Gadhafi có thể sẽ tấn công thành phố ở vùng núi Nafusa, và ngay lập tức anh biết anh sẽ đứng về bên nào. Những người sống ở vùng núi này không phải là người A Rập mà là người Berbers, người dân thường Libya, có ngôn ngữ và chữ viết riêng trông gống như những hình vẽ trên đá nguyên thủy. "Gadhafi luôn luôn phân biệt đối xử với người Berbers," Uraibi nói. "Ông ta không tin chúng tôi."

 

Uraibi đang sống tương đối khá, nhưng họ chiến đấu cho tương lai. "Gadhafi đã phá nát đất nước chúng tôi, hệ thống y tế, các trường học. Dầu mỏ làm cho chúng tôi giàu như những tù trưởng vùng Vịnh. Nhưng tiền đi đâu cả? Và tại sao chúng tôi phải tự cô lập mình? Chúng tôi có thể có khách du lịch. Chúng tôi có thể đi du lịch và chúng tôi có thể mở cửa."

 

Ở Jadu, anh thấy 1.000 người chống đối tấn công văn phòng địa phương của cục tình báo. Bọn lính gác bỏ trốn và những người khởi nghĩa đạp đổ các cánh cửa và chuyển vũ khí ra khỏi tòa nhà đó. Khoảng 20 sĩ quan quân đội đã nhập bọn với những người biểu tình và biến những người phản đối thành những chiến sĩ. Sau đó, một người nổi dậy nói với Lữ đoàn Jadu, những người ngoại quốc cũng ủng hộ họ, nhưng anh không biết họ từ đâu tới. Uraibi nói lúc đầu họ được tiếp tế từ Tunisia, nhưng sau đó những máy bay cánh quạt nhỏ bắt đầu chở vũ khí đến cho họ từ Benghazi. Những người Jadu dựng lên những cánh chắn gió dọc theo một số đoạn đường thẳng qua núi để tạo ra một đường băng tạm thời. Sau đó máy bay Pháp bắt đầu thả những kiện hàng vũ khí và vật liệu. Chẳng bao lâu những người nổi dậy thậm chí đã có cả tên lửa có điều khiển Milan hiện đại để chống lại xe tăng của Gadhafi.

 

Những người nổi dậy bây giờ có hai "phòng Điều phối" một ở Banghazi và một ở Nafusa. Những người điều khiển các trung tâm chỉ huy nói tiếng Anh giỏi và có những điện thoại di động địa phương và điện thoại vệ tinh. Những điện thoại này cho phép những người nổi dậy và NATO phối hợp những cố gắng với nhau, đó là lý do vì sao Lữ đoàn Jadu đang chờ trên đường tới Tripoli.

 

Một tòa nhà doanh trại chứa đơn vị tinh nhuệ do con trai của Gadhafi là Khamis đứng đầu đang đóng bên kia cầu. Lúc đầu nhóm của Uraibi cố gắng chiếm các cứ điểm của Khamis, nhưng sau đó họ quyết định gọi Phòng Điều phối và cung cấp tọa độ cho bộ tham mưu.

 

Đôi khi sự việc diễn ra theo cách khác, Uraibi nói. NATO vạch những đường đỏ và chỉ thị cho những người nổi dậy không vượt qua đường vạch đỏ đó, sao cho không đi vào đường của các phi công. Theo Uraibi, Lữ đoàn của anh mất 10 người trong 4 chiếc xe vì đã đi sai vào bên kia lằn ranh gần Jadu đó.

 

Cuối cùng Uraibi thấy năm máy bay phản lực bay vào để tấn công vị trí đó của quân đội. Sau đó đoàn xe của Lữ đoàn Jadu mở cuộc tấn công vào các trại lính.

 

Một thời gian ngắn sau đó, hai thiết bị quân sự lớn, không biết là cái gì nằm trước cổng những trại lính lớn. Mùi thịt cháy khét lẹt trong không khí. Có những vũng máu đọng xung quanh những chiếc nệm chằng chịt vết đạn trong một căn phòng tại đó lính gác rõ ràng đã ngủ. Một chiếc gương vỡ và một chiếc thắt lưng trên sàn nhà. Hàng trăm quân nổi dậy kéo vũ khí và những sọt đạn ra khỏi cổng. Vài chiến sĩ trẻ cố gắng khởi động một chiếc xe tăng mà rõ ràng những người lái đã bỏ qua. Đường tới Tripoli đã quang. Nhưng phần lớn binh lính có vẻ cũng đang chạy trốn theo hướng đó.

 

Vào hôm thứ Tư, những hàng quân đầu tiên của quân nổi dậy đã tiến vào Quảng trường Xanh ở trung tâm thương mại Tripoli. Phần còn lại của đoàn hộ tống tiến theo sau. Tripoli là một thành phố hai triệu dân, cả một biển nhà với hàng trăm con đường có trồng cây là nơi bọn lính có thể chờ để phục kích những người nổi dậy. Giữa tất cả những thứ đó là một pháo đài độc nhất trong đó tọa lạc dinh thự của Gadhafi, các doanh trại Bab al-Aziziya, cả một quận ở trong đó và là nơi trú ẩn cho những tên lính cuối cùng của Gadhafi. Những điều kiện ấy cho thấy rất có thể sẽ diễn ra một trận đánh đẫm máu và kéo dài nhiều tuần.

 

Bài ca cầu hồn làm hoảng hồn binh lính của Gadhafi

 

Nhưng những người nổi dậy vấp phải rất ít kháng cự khi họ tiến qua vùng ngoại ô, đỗ xe ở khu nghỉ dưỡng xa xỉ Rigata. Khu vực này gồm những ngôi nhà phụ dành cho những người giàu nằm rải rác dưới những bóng cây, và Uraibi và đồng đội của anh đi từ bãi biển vào thẳng một ngôi nhà. Một nhóm khác đã đột nhập vào một biệt thự do con trai của Gadhafi là Hannibal sở hữu, ít nhất theo những album ảnh họ tìm thấy ở đây, trong đó có những hình chụp nhanh Hannibal, một tay chơi khét tiếng, nhiều tấm ảnh y chụp chung với một phụ nữ. Trong một bức ảnh người đàn bà này ăn mặc hở hang nằm ườn trên một chiếc đi văng, tay ôm một con chó cảnh mặc áo thun màu hồng. Những người nổi dậy phá ra cười khi họ lật giở qua các tấm ảnh, giành nhau cuốn album.

 

Một giọng ca buồn tẻ từ ồ ồ vọng ra từ những chiếc loa ban đêm, hát bài  "Allahu akbar " – chúa vĩ đại – nghe như từ một đĩa CD bị trượt. Lời kêu gọi được biết như Takbir. Rất dễ thuộc nó, và một số người còn cho là nó hấp dẫn. Nhưng khúc hát Takbir đặc biệt này là một bài ca cầu hồn dành cho những binh lính đã ngã xuống. Những người nổi dậy dùng nó để làm hoảng sợ người của Gadhafi.

 

Ngày hôm sau những người của Lữ đoàn Jadu lái xe vào trung tâm thương mại Tripoli. Uraibi cho mấy người bạn ngồi trên chiếc xe Ford của anh trong khí thế bừng bừng, anh rất ít nói.

 

Những người nổi dậy dừng lại một lúc  tại một điểm kiểm soát cuối cùng, nghe tiếng pháo ầm ầm từ mặt trận dội về. Một số xạ thủ đã đứng sau vũ khí của họ, khao khát lao vào trận đánh. Sau mấy trăm mét, đường phố uốn lượn sang phải, đi qua dưới một chiếc cầu và vươn lên dọc theo một bờ đê. Đằng sau con đê là một trung tâm buôn bán, và đằng sau nó là Bab al-Aziziya.

 

Bây giờ chúng được bao quanh bởi những bức tường thành cao, và những tay bắn tỉa lấy tầm ngắm hướng vào những người nổi dậy đơn lẻ, kể cả những người đang đi dưới cầu, tất nhiên là hở cả hai đầu. Uraibi trông thấy những người nổi dậy đang đi dưới cầu, trong đó có một số người đến từ Mizrata, nơi đã bị giành giật trong nhiều tháng. Đó là một dấu hiệu tốt, vì những người đến từ Mizrata có nhiều kinh nghiệm chiến tranh trên đường phố hơn những người của Uraibi đến từ vùng núi. Tuy nhiên, Uraibi lái xe ra tận mặt trận, tới sát con đê, và tiếp tục đi. Anh ước lượng có 600 đang chiến đấu để giữ lấy mạng sống của họ trong khu nhà đó. Những người nổi dậy có khoảng 2000 người nhưng vũ khí của họ quá nhẹ không đột phá nổi qua bức tường thành.

 

Uraibi có một công trường xây dựng ở khu vực này, tại đó có những máy móc xây dựng nặng, kể cả những xe ủi và những xe bốc xếp tự hành. Một trong những người bạn của anh nhảy từ xe tải xuống và chạy đi mất.

 

Rất lâu anh mới trở lại, trong cabin của một chiếc xe ủi. Bọn lính nổ súng vào anh tức khắc, nhưng bạn của Uraibi đã nâng chiếc gàu xúc bằng thép khổng lồ lên như một lá chắn. Những người nổi dậy bắn một loạt đạn yểm hộ, bao bọc lấy chiếc xe ủi cho đến lúc nó đột phá qua bức tường thành, cho phép những người còn lại xông ào lên qua cửa mở.

 

Vào đêm hôm thứ Năm, nhiều SUV bao vây một lối vào trại của người nổi dậy, trong một cảnh gợi nhớ đến những phim gangster. Đàn ông giữ vũ khí đứng sát lại với nhau thành những nhóm nhỏ, được những đèn pha và đèn đuôi ô tô rọi sáng. Một số người đứng quanh một người đàn ông thanh tú với đôi mắt to, một miếng vải đen bọc quanh đầu ông và một miếng khác quấn quanh cánh tay phải, một vết thương từ một trận đánh trước đó.

 

Nhiều chiến sĩ tôn thờ Ibrahim al-Madani, 26 tuổi, bởi vì cha anh Mohammet là lãnh tụ đầu tiên của 1000 người nổi loạn Nafusa. Một bức chân dung của cả hai cha con treo trong hầu hết các ngôi nhà trong những làng nổi dậy.

 

Chúng tôi muốn có một chính phủ thế giới chủ nghĩa

 

Người cha chết trong một trận đánh hôm mồng 7 tháng Năm. Người ta đồn rằng ông đã đưa lời xin lỗi lính của chính phủ nếu họ từ bỏ chiến đấu, nhưng sau đó ông đã chết một cách đau đớn trong tay người của Gadhafi.

 

Con trai của ông, vị chỉ huy mới, nói: "Chúng tôi muốn hòa bình. Chúng tôi muốn một chính phủ thế giới chủ nghĩa, và chúng tôi phải thu lại tất cả vũ khí trong nước. Chúng tôi tin tưởng các lãnh đạo mới của chúng tôi." 

 

Những lãnh đạo mới này vào thủ đô trong một đoàn xe hộ tống sáng hôm thứ Năm. Họ là những người trong Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia, những người lãnh đạo chính phủ nổi dậy ở Benghazi trong năm tháng gần đây, những chính khách của một Libya mới.

 

Ban đầu chính những luật sư nhân quyền đã phát động cuộc chống đối đầu tiên ở thành phố lớn thứ hai của Libya. Rồi các chính khách bắt đầu rời bỏ chính phủ Gadhafi và gia nhập hàng ngũ những người nổi dậy, những người như cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdul Jalil, người lúc đó đã cố gắng phối hợp một cách khôn ngoan  những lãnh đạo có ảnh hưởng và những già làng từ những bộ lạc Libya vào phong trào khởi nghĩa.

 

Bây giờ tất cả bọn họ đều hứa hẹn với những người ủng hộ họ ở phương Tây rằng họ dự tính thiết lập nền dân chủ, và họ đang thảo luận khả năng tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong vòng tám tháng nữa. Họ cũng khẩn nài những người nổi dậy của họ chế ngự những hành động trả thù. Thậm chí họ còn muốn hội nhập cả những người trung thành với Gadhafi vào bộ máy chính quyền mới, ít nhất là những người mà bàn tay không vấy máu. "Chúng ta học được từ kinh nghiệm ở Iraq và sau sự sụp đổ của Liên Xô," Fatih Baja, trưởng ban kế hoạch của Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia.

 

Nhưng vụ giết một viên tướng cũ của Gadhafi Abdul Fattah Younes, người đã trở thành một trong những lãnh đạo tối cao của cuộc nổi dậy, đã tạo ra một tiền lệ đáng ngại. Cuộc giết người rõ ràng bởi những chiến binh từ hàng ngũ của chính Younes, có khả năng quen biết với chính nạn nhân của chúng. Có thể Libya đối mặt với một cuộc nội chiến giữa các bộ lạc. Nước Libya mới sẽ phải đối mặt với gánh nặng nào?

 

Những người nổi dậy vẫn đang ăn mừng chiến thắng của họ trên Quảng trường Xanh của Gadhafi, trung tâm của Tripoli và trung tâm của đất nước.

 

 

Sau nửa năm kháng chiến vũ trang, những người này chắc đã quen với vũ khí của họ, nhưng nhiều người vẫn còn trổ một điệu bộ yêng hùng, nắm súng máy bằng một tay. Khi họ bắn, nòng súng giật lại. Một trong những người ấy bắn những viên đạn cuối cùng từ cửa hiệu của anh ta vào những cây cọ trên quảng trường. Tán lá cọ từ từ đổ xuống đường, và những chiếc xe cán qua nó.

 

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2281
Ngày đăng: 02.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 2) - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 1) - Phạm Nguyên Trường
Nghĩ lại về chiến tranh: Hòa bình thế giới có thể gần hơn bạn nghĩ (tiếp theo và hết ) - Hiếu Tân
Libya, Tiếng Gọi Của Bổn Phận - Chân Phương
Nghĩ lại về chiến tranh. Hòa bình thế giới có thể gần hơn bạn nghĩ-còn một kỳ - Hiếu Tân
Stalin là người đã làm Liên Xô tan rã. - Phạm Nguyên Trường
Những tiếng nói Tripoli: một người hầu bàn, bác sĩ, kỹ sư, và chủ tiệm phản ứng với cuộc Cách mạng - Hiếu Tân
Sự sụp đổ của Gadhafi: Kẻ độc tài không có tương lai - Hiếu Tân
Đổ lỗi cho sự suy thoái đạo đức về các cuộc bạo loạn làm nên những đề báo hấp dẫn nhưng là chính sách tồi. - Hiếu Tân
Những phẩm chất tốt đẹp của nền kinh tế tự do - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)