Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.193
123.210.325
 
Mười năm mất mát
Hiếu Tân

Jakob Augstein, Spiegel, 09/09/2011

 

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,785280,00.html

 

DPA

Một cảnh tàn phá ngày 11/9 ở Neww York: "Bạo lực đánh lại bạo lực chỉ đẻ thêm ra bạo lực"

 

Mười năm đã trôi qua kể từ ngày 11/9/2011 và hôm nay chỉ còn lại những kẻ thua cuộc. Đạo Hồi đã bị những tư tưởng gia mù quáng cầm tù. Phương Tây đã phản bội các giá trị của nó trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, và chúng ta bây giờ đang bị đè nặng dưới cái thành kiến thù địch chống đạo Hồi. Nếu không có ngày 11/9, thì  những tội ác của Ander Behring Breivik và sự trỗi dậy của những kẻ dân túy cánh hữu ở châu Âu trở nên không thể hiểu nổi.

 

Điều gì vẫn còn buốt nhói trong trí óc chúng ta 10 năm sau sự kiện ấy? Hai hình ảnh đủ kể toàn bộ câu chuyện.  Một là những tòa tháp đôi đang cháy, và cái kia là một tù nhân bị tra tấn ở Abu Ghraib. Đây là bức tranh mô tả cơn điên của nhân loại: tội ác khủng khiếp ở New York và tội ác khủng khiếp của cuộc chiến chống khủng bố.

 

Bạo lực đánh lại bạo lực và chỉ để sinh ra thêm bạo lực.

 

Bất kỳ ai tin rằng con người đã học được một điều gì từ những cuộc chiến tranh của thế kỷ 20 đã phải tỉnh ngộ ngay khỏi niềm tin mơ hồ đó vào đầu thiên niên kỷ mới. Thật ra, chúng ta chẳng học được gì cả. Chúng ta vẫn còn quá sẵn lòng hủy diệt lẫn nhau, thậm chí bằng tay không. Và lúc nào chúng ta cũng có những lý do chính đáng để làm thế. Lúc nào chúng ta cũng đúng.

 

Điều gì còn lại, sau 10 năm? Việc nhận ra rằng những kẻ theo đuổi luật trả thù đang tự kết án chính mình. Và rằng một hồ sơ kinh hoàng không bao giờ kết thúc. Chính sách của Hoa Kỳ sau ngày 11/9 không chỉ vô đạo đức. Nó thật sự đã làm hại đất nước.

 

Khoảng 3.000 người chết ngày 11/9 tiếp theo là theo 6.000 lính Mỹ chết ở Afghanistan và Iraq, vô số nạn nhân là dân thường, 5 triệu người tị nạn, phí tổn ước tính lên tới hơn 3 nghìn tỉ $  (2,13 nghìn tỉ €).

 

Lẽ ra phương Tây nên làm gì sau khi nước Mỹ bị tấn công? "Cuộc chiến chống Khủng bố" lẽ ra đã phải kết thúc khi al-Qaida bị đuổi ra khỏi Afghanistan. Ngược lại, Mỹ biến nó thành cuộc chiến tranh thế giới về tư tưởng.

 

Nó đã tiêu phí nhiều nguồn nhân tài vật lực của nó trong cuộc chiến này, vượt khỏi những kích cỡ hợp lý, điều đó dẫn đến sự chuyển dịch kiến tạo quyền lực của địa cầu. Sự trỗi dậy của Trung Hoa có lẽ đã trở nên không thể ngăn lại được nữa, đang tăng tốc. Hoa Kỳ đã đánh giá quá cao những khả năng của mình, kết quả là những mơ tưởng của phái tân bảo thủ về quyền năng vô hạn đã thất bại. Dân chủ - nếu như nó thật sự là mục tiêu  - không thể nổ bùng ra từ những sức mạnh bên ngoài. Nó phải lớn lên từ bên trong.

 

Một sự chia rẽ thế giới nguy hiểm và vô dụng

 

Điều gì còn lại, sau 10 năm? Điều còn lại là nhiều người Hồi giáo và người Phương Tây coi nhau là cuồng tín và nguy hiểm (người Hồi giáo còn coi nhân dân ở Phương Tây là tham lam và thối nát). Điều còn lại là sự chia rẽ thế giới thành Hồi giáo và Phương Tây, vừa nguy hiểm vừa vô ích, một sự chia rẽ ngày càng sâu sắc và khôn bề cứu vãn hơn khả năng tưởng tượng của bất cứ ai trước khi khái niệm sự đụng độ của các nền văn hóa được nghĩ ra. Đó là một sự chia rẽ nó cắt lìa các dân tộc và các lục địa, nhưng nó cũng xé toang xã hội phương Tây từ bên trong. Cái thành kiến căm ghét Hồi giáo một cách bệnh hoạn đã lan rộng ra phần lớn châu Âu và góp phần làm cho các đảng và các phong trào dân túy cánh hữu  càng thêm được lòng dân là không thể giải thích được nếu không có ngày 11/9. Và những tội ác giết của tên người hàng loạt Anders Behring Breivik không thể giải thích được nếu không có ngày 11/9.

 

Khi chúng ta nhìn vào những gì còn lại sau 10 năm, việc Osama bin Laden, nhà cách mạng của cái ác, có đạt được mục tiêu của hắn hay không không còn có ý nghĩa nữa. Cái chính phủ Hồi giáo khổng lồ đoàn kết được tất cả những người Hồi giáo đã không thành tựu. Ngược lại, chính vì hắn tiến công nước Mỹ, lãnh tụ Al Qaida đã làm tan hoang nước Afghanistan, nước duy nhất trong đó phần lớn những tư tưởng của hắn đã được đưa vào thực tiễn. – từ việc cấm máy thu băng đến tạt axit vào các nữ sinh đến việc phá hủy những pho tượng cổ. Với tư cách nhà cách mạng, bin Laden đã thua. Nhưng với tư cách kẻ khủng bố hắn đã thắng lợi không gì sánh nổi.

 

Sau 10 năm, phải chăng tất cả những cái này chỉ gây thất vọng? Không. Đúng là trận đại hồng thủy cũng không quét nổi mọi cái ác ra khỏi trái đất. Cuối cùng, Chúa đã nói với vẻ nhẫn nhịn, như trong Quyển Một sách Moses: "Từ nay ta sẽ nguyền rủa mặt đất, không phải vì nguyên do con người, mà vì hình ảnh của trái tim con người là xấu, ngay cả từ khi nó còn trẻ." Nhưng cái mà Franz Kafka mô tả trong "Vụ án" như điều kinh khủng nhất, ấy là "sự dối trá đã trở thành trật tự của thế giới", cuối cùng sẽ không thắng thế.

 

Osama bin Laden nằm chết dưới đáy biển, George W. Bush  đã về nghỉ hưu tại một trang trại đâu đó ở Texas, và mùa xuân A Rập đã bắt đầu ở Bắc Phi. Chí ít, đấy cũng là một khởi đầu.

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2104
Ngày đăng: 11.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Hết) - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 10) - Phạm Nguyên Trường
WikiLeaks công bố những bức điện chưa được biên tập là đúng - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 9) - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 8) - Phạm Nguyên Trường
Nguyên tắc của WikiLeaks đã bị phá hủy - Hiếu Tân
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 7) - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 6) - Phạm Nguyên Trường
Chủ nghĩa thế tục và những nỗi bất bình của nó. - Hiếu Tân
The Internet và Iran - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)