Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.215.737
 
Những bộ xương trong tủ áo của Đặng Tiểu Bình, tiếp theo và hết
Hiếu Tân

Tiểu sử mới của con người thật sự làm chuyển biến Trung Hoa hoàn chỉnh và tham vọng hơn bao giờ hết. Nhưng nó có để lại vài khoảng đen nào không?

CHRISTIAN CARYL, Foreignpolicy, 13/9/2011

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/09/

13/the_skeletons_in_dengs_closet

 

 

Vào thời gian bản báo cáo đó, Gorbachev vẫn còn là một chàng trai trẻ quá tự tin, sau này đã cố gắng tranh đua với những mưu đồ của Khruschev nhằm mở rộng tự do chính trị trong khi không hề từ bỏ nỗ lực vạch ra một chính sách kinh tế nhất quán. Đặng - vào thời gian bản báo cáo đó, đã là một quan chức dày kinh nghiệm với nhiều thập kỷ đấu tranh chính trị đẫm máu – đã rút ra kết luận ngược lại. Ông nhận ra rằng, nếu hệ thống chính trị của anh đối xử với các lãnh đạo của nó như những vị thánh, thì việc đưa họ trở lại tầm cỡ con người rất dễ tạo ra những tác động gây mất ổn định sâu sắc. Ngược lại, tốt hơn nên để các thánh tại vị trong khi tập trung mọi nghị lực của anh vào việc cải thiện cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Vì lẽ đó, khi Đặng lên nắm quyền vào những năm 1970, ông quyết định trước hết thúc đẩy kinh tế. Mặc dầu ông và hàng triệu người khác phải mang cái gánh nặng căm phẫn đối với Mao trong Cách mạng Văn Hóa, ông vẫn cam đoan bảo tồn địa vị của Mao như siêu anh hùng của nước Cộng hòa Nhân dân.

 

Nó tỏ ra là một chiến lược thành công một cách đáng kinh ngạc. Những cải cách mà Đặng và các đồng chí của ông trong đảng được đưa ra trong năm 1979 hóa ra là chương trình giảm nghèo lớn nhất trong lịch sử loài người. Trong ba thập kỷ qua, việc Trung Hoa đi theo đường lối thị trường đã đưa hàng trăm triệu người ra khỏi cảnh nghèo đói. Như Vogel viết, "Khi Đặng trở thành lãnh tụ kiệt xuất năm 1978, thương mại Trung Hoa với thế giới tộng cộng dưới 10 tỉ $. Ba thập kỷ sau, nó đã tăng lên một trăm lần."

 

Như vậy Đặng đã mở rộng phạm vi tự do cá nhân cho nhiều người Trung Hoa, ngay cả khi ông bảo vệ sự đi lên của Đảng Cộng sản một cách nhẫn tâm và trì hoãn những cải cách dân chủ cơ bản. Tháng Sáu 1989, Đặng chọn cách đàn áp các cuộc biểu tình của sinh viên ở Bắc Kinh và các thành phố khác bằng cách biểu lộ một sức mạnh tàn bạo từ đó đã làm nhơ thanh danh của ông ta. Nhưng cuộc giải phóng kinh tế vẫn tiếp tục, đặc biệt là vì ông đã chứng minh cho những người bảo thủ phê phán ông rằng ông là người bảo vệ Đảng. Như Vogel chứng minh nồng nhiệt, chuyến "Nam du" năm 1992, khi ông nói lời khen ngợi các Đặc khu Kinh tế mà ông đã khởi xướng từ cuối những năm 1970, khích động các nhà cải cách kinh tế khiến họ giành lợi thế quyết định trên đối thủ của họ. Người Trung Hoa không bao giờ quay trở lại, và ngày nay thế giới .ngạc nhiên trước những thành quả ấy

 

Đặng đã dùng nửa đầu của 76 năm sự nghiệp đời ông trong đảng như một tùy tùng của Mao – và ông theo chủ của ông có phần ung dung như một kỵ sĩ không màng tới cuộc sống con người. (Như Vogel nhận xét, trong những năm dài làm chính ủy trong quân đội ông đã có tiếng là người không ngần ngại nướng sinh mạng các binh sĩ dưới quyền khi cần thiết) Nhưng ở một nơi nào đó trên đường –  có lẽ là trong thảm họa Đại Nhảy Vọt lấy đi 45 triệu sinh mạng cuối những năm 1950 – Đặng đã đánh mất những ảo tưởng của ông về tính không thể sai lầm của chủ tịch. Năm 1961, Đặng đọc một bài phát biểu về lòng trung thành với đảng trong đó ông tuyên bố ông thần phục một câu tục ngữ ở Tứ Xuyên quê ông: "Mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột." Đó là cách Đặng kêu gọi đảng đặt hiệu quả kinh tế lên trước tinh thần cách mạng, một lời kêu gọi mà Mao hiểu đúng như sự thách thức quan điểm của ông ta. Chính sự bất đồng ý kiến này khiến Đặng sau đó rơi vào khốn đốn xuýt mất mạng trong Cách mạng Văn hóa, và một lần nữa sau khi Chu Ân Lai chết năm 1976. Tổng cộng Đặng bị kẻ thù thanh trừng ba lần – và mỗi lần trở lại ông  nắm được nhiều quyền lực hơn.

 

Vogel đã hoàn toàn đúng khi bỏ nhiều công sức vào thời kỳ ngay sau khi Đặng trở lại chính quyền năm 1977, sau khi đảng tổ chức một cuộc lật đổ nổi tiếng người vợ góa siêu-giáođiều của Mao và những đồng bọn của bà ta ("Lũ Bốn Tên" khét tiếng). Tôi đã đếm được 263 trang trong số 928 trang Vogel dành cho việc mô tả những sự kiện năm 1978-1979, khi cuối cùng Đặng giành được địa vị lãnh đạo tối cao của Trung Hoa và bắt tay vào cải cách. Không nói công khai, Đặng lấy nhiều ý tưởng của ông từ những nước Đông Á khác để soi sáng con đường hiện đại hóa độc tài, hướng ra thị trường, trong đó (có lẽ là mỉa mai nhất) có cả "tỉnh phản bội" Đài Loan.

Người Mỹ theo bản năng thường gắn những giá trị thực nghiệm và cải cách với tuổi trẻ, nhưng Đặng đã ở giữa lứa tuổi 70 khi ông bắt tay vào những thay đổi ngoạn mục này. Vogel đã làm một công việc đầy thuyết phục là dựng lại vô số những sự kiện chính trị vụn vặt dẫn tới bước ngoặt đó.

 

Tuy nhiên ông thiếu thuyết phục khi dựng lại một số thời điểm kém sạch sẽ của Đặng với tư cách là một lãnh tụ. Chỉ nêu một ví dụ, Vogel miêu tả Phong trào Chống Phái Hữu năm 1957, trong đó Đặng giám sát [việc thực hiện] mệnh lệnh của Mao như một "cuộc tấn công độc ác vào khoảng 550.000 nhà phê bình trí thức bị chụp mũ phái tả" "đã hủy hoại nhiều trí tuệ khoa học và kỹ thuật giỏi nhất Trung Hoa và xa lánh nhiều người khác." Ông nói với chúng ta là "Đặng, bối rối rằng một số trí thức đã phê phán một cách kiêu ngạo và bất công các quan chức, những người đang phải xoay sở đối phó với những nhiệm vụ được giao khó khăn và phức tạp." Hả? Không có chỗ nào Vogel giải thích rằng các nạn nhân của chiến dịch đó bị tra tấn, bị bức tử, hoặc bị giam cầm nhiều năm trong các trại cải tạo hoặc bị lưu đày trong nước mà đôi khi nhiều thập kỷ sau mới chấm dứt.

 

Chắc chắn là có lý do chính đáng để nhà viết tiểu sử tập trung vào cách mà đối tượng của ông nhìn thế giới; chúng ta sẽ thiếu mất nhiều câu chuyện của Đặng nếu chúng ta chỉ nghe những người phê phán ông ta. Vấn đề ở đây là Vogel nghiêng quá xa về phía sau để giải thích logic của đảng, chẳng hạn cuộc đàn áp thẳng tay Thiên An Môn hay Tây Tạng, đến nỗi đôi khi trở nên khó hiểu tại sao có thể có người lại nghĩ khác được. Về một thời điểm đầu những năm 1980, khi Đặng bác bỏ một cách khắc nghiệt những cuộc thảo luận tự do từ các trí thức của Đảng, Vogel nghiêm túc thông báo với chúng ta rằng "Các quan niệm phương Tây về một Thượng Đế siêu việt có thể phê phán các nhà cai trị trên mặt đất không thuộc về truyền thống Trung Hoa." Có thể tôi bỏ sót một cái gì ở đây, nhưng Đặng và các đồng chí của ông ta đã bỏ cả cuộc đời để nhào nặn lại xã hội Trung Hoa theo những lý thuyết bí truyền của một trí thức Do Thái Đức. Quái lạ, bất cứ khi nào Vogel đưa chủ đề này ra, thì là đảng phải quyết định cái gì tạo nên những giá trị Trung Hoa. Các nhà phê bình cách này hay cách khác không bao giờ làm chuyện đó.

 

Vogel không phải lúc nào cũng sẵn sàng biện hộ cho người khác như thế. Ông có nhắc đến một số mặt đen tối của câu chuyện. Đúng là ông thường hơi rón rén đi quanh chúng. Ông mô tả việc Đặng leo lên địa vị lãnh đạo tối cao trong những năm 1978-1979, hoàn toàn không mỉa mai,  như một thời điểm mà "Đặng bắt đầu đẩy Hoa Quốc Phong sang một bên vì điều tốt cho đảng và đất nước." Ông bảo chúng ta rằng một số tài liệu phê phán đưa ra công bố trên Bức tường Dân chủ Bắc Kinh, nơi tinh thần đa nguyên xuất sắc được phép nở hoa trong vài tháng bắt đầu từ năm 1978 "được niêm yết bởi những thanh niên khác, những người được kích thích bởi tự do mới tìm được của họ, nhưng vì đã sống trong một xã hội đóng kín, thiếu kinh nghiệm và sự khôn ngoan để thông báo hoặc làm dịu đi những ý kiến phê phán của họ" Thật Nhân Dân Nhật Báo cũng khó mà viết hay hơn.

 

Chắc chắn là cho đến nay Vogel đã đi xa hơn ai hết trong việc kể câu chuyện về Đặng. Ông đáng được hoan nghênh về điều đó; ở đây có cả một kho tài liệu có giá trị mà có lẽ chúng ta không thể có được ở đâu khác. Nhưng nó vẫn không phải là toàn bộ câu chuyện. Tôi tự hỏi, nếu thế, liệu sau này có bao giờ chúng ta được nghe [toàn bộ câu chuyện] không?./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2323
Ngày đăng: 16.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những bộ xương trong tủ áo của Đặng Tiểu Bình - Hiếu Tân
Giờ hoàng đạo của NATO - Phạm Nguyên Trường
Sự kiện 11/9 đã gây ra sự tụt dốc của nước Mỹ - Hiếu Tân
Từ ngày 11 tháng 9 đến mùa xuân Arab - Phạm Nguyên Trường
Siêu cường tất yếu - Trần Ngọc Cư
Mười năm mất mát - Hiếu Tân
Mùa xuân Arab là câu trả lời tốt nhất cho thái độ cuồng tín - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Hết) - Phạm Nguyên Trường
Liên Xô - Nhà nước phong kiến trá hình (Kì 10) - Phạm Nguyên Trường
WikiLeaks công bố những bức điện chưa được biên tập là đúng - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)