Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.148
123.226.121
 
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 6. hết
Nguyễn Quỳnh USA

ĐỐI-THOẠI MƯỜI BẢY

ĐỨC-TIN

Shraddhàtrayavighàgayoga

 

 

22. Krishna: “Công-đức cho không đúng chỗ, đúng thời, và không đúng đối-tượng, đã không tôn-kính

lại có vẻ khinh-nhờn, thì công-đức này là hạnh ngu-si.”

 

 

ARJUNA

 

1.                     Bạch Đức Thế-Tôn. Có những người khi hành-lễ bỏ những lời khuyên trong kinh-sách ra ngoài, nhưng lòng đầy đức-tin (Sraddhayànvitàs), vậy những người đó sẽ ra sao? Như thế là Chân-tính hay là Ngu-lậu?

 

ĐỨC THẾ-TÔN

 

2.                     Đức-tin của con người vốn bẩm-sinh (Svabhàvajà) gồm ba loại, đó là:Tin Chân-tính (Sàttvikì), Tin  Đam-mê (Ràjasì), và Tin Ngu-lậu (Tamasì). Bây giờ hãy nghe đây.

 

3.                     Này Nam-tử Bharata. Đức-tin tùy thuộc vào lòng tin vào mỗi loại như kể trên, vì con người sinh ra là có đức-tin, tin gì cũng được.                      

 

4.                     Kính-mộ thần-linh là Đức-tin vào Chân-tính. Theo ma-qủi (Yaksaraksàmsi) là Tin Đam-mê. Người ngu đi theo những bóng ma (Bhùtaganàn).

 

5.                     Có người huân-tập khắc-khổ (Tapas), nhưng không ưa kinh-kệ mà lại đạo-đức giả và ích-kỉ (Ahamkàra), khao khát, đam-mê, và quyền-lực (Bala).

 

6.                     Có người không suy-nghĩ, vật-vã xác-thân. Có người lại hay sinh-sự (Bhùtagràmam)1[hơi tí nhắng lên] làm khổ ngay Ta trong xác-thân của họ. Những người đó bị qủi ám 2.        

 

7.                     Ngay cả thức ăn cũng có ba loại, đó là: thức ăn của lòng hi-sinh, của lòng khổ-hạnh, và của cúng-giường (Dànam). Bây giờ hãy nghe ta phân-tích rõ ba loại thức ăn này.   

           

8.                     Thức ăn tốt cho Chân-tính là: nâng niu đời sống, đức-hạnh, sức-mạnh, sức-khỏe, hạnh-phúc, mãn-nguyện, vui, nhẹ-nhàng, cương-quyết, và ấm-lòng  (Hrdyas) 3.

 

9.                     Những thức ăn sinh đau-đớn, thống-khổ, bệnh-hoạn, hôi-hám, chua, mặn, cay, chát chúa, làm da dẻ nhăn nheo, nóng-bỏng thiên về dục-vọng bởi có nguồn-gốc từ Đam-mê.

 

10.                    Những thức ăn cũ, không-ngon, đã có mùi, thừa thãi, không ai muốn, dơ dáy là thực-phẩm dành cho con người ngu-lậu 4.

 

11.                    Lòng hi-sinh với tâm để vào kinh-sách, không màng hậu-qủa, và tư-tưởng chỉ nghĩ “Đây là công-đức.” Hạnh hi-sinh đó là Chân-tính.

 

12.                    Này Người ưu-tú nhất trong anh em Bharata (Arjuna). Khi lòng thờ-kính hi-sinh mà chỉ nghĩ tới hậu-qủa, đi cùng với đạo-đức gỉa, thì hạnh hi-sinh đó đến từ Dục-vọng.

 

13.                    Lòng hi-sinh không những thiếu đức-tin mà cũng chẳng có thực-phẩm, không màng đến kinh-sách, và cũng không có công-đưc [cho tu-sĩ] 5, thì hạnh hi-sinh này đến từ ngu-lậu.

 

14.                    Kính ngưỡng thần-linh, những người cao-qúi (Dvija)6, những bậc thầy, những vị hiền-gỉa, với những đức-độ như tinh-khiết, ngay thẳng, trai-giới , và bất bạo-động là hạnh xác-thân.

 

15.                    Lời không gây phiền-muộn (Anudvegakaram), lời trung-thực, dịu-dàng, lành-mạnh (Hitam), đi kèm với tụng-niệm, thì lời ấy gọi là ngôn-hạnh.

 

16.                    Tâm thanh-tịnh, dịu-dàng, ít nói, kỉ-luật, và thanh-sạch là trí-hạnh.

 

17.                    Cả ba hạnh này phải đi kèm với đức-tin cao đẳng nhất của những người không màng hậu-qủa và có tâm trì-cửu. Những người như thế lòng đầy Chân-tính.

 

18.                    Hành-động đạo-đức gỉa chỉ vì háo danh, vì muốn người ta kính-trọng và ngưỡng-mộ. Trong thế-gian này hạnh ấy gọi là tham-dục, thiếu tinh-tấn và phù-du.

 

19.                    Hành-động với những í-nghĩ lung-tung và với xác-thân dằn-vặt, hoặc có dụng tâm làm hại người khác thì hạnh ấy là hạnh ngu-si. 

 

20.                    Công-đức làm một cách tự-nhiên (Dàtayam), không vì lợi riêng (Anupakàrine), ở vào không-gian và thời-gian hợp lí. Hạnh-này là Chân-hạnh.

 

21.                    Công-đức làm với í xấu, chỉ mong đền-đáp, hoặc ta xin nhắc lại, luyến-mộ vào hậu-qủa, thì công-đức này là dục-hạnh.

 

 

22.                    Công-đức cho không đúng chỗ, đúng thời, và không đúng đối-tượng (Apàtrebhyas), đã không tôn-kính lại có vẻ khinh-nhờn, thì công-đức này là hạnh ngu-si.

 

23.                    “Chân-thiện và lành thay (Ôm tát sát)” 7 . Đây là ba cái hạnh trong tư-tưởng Phạm-thiên do các bậc giác-ngô ghi lại. Ba đẳng-tính ấy là ba tập Vệ-đà và là hạnh linh-thiêng (Vihità) thiên-cổ 8 

 

24.                    Cho nên các hạnh như hi-sinh, bố-thí và khổ-hạnh luôn luôn phải được bắt đầu bằng tiếng “Ôm” đã được cắt nghĩa kĩ-càng bởi Đấng Phạm-thiên, như là huấn-giới trong những tập Vệ-đà.

 

25.                    Nói lên tiếng “Tat”, giản-dị thế thôi, và đừng nghĩ đến hậu-qủa của hành-động, của đức hi-sinh, của trai-giới, của bố-thí, là hạnh của những người khát-khao giải-thoát (Moksakànksibhis).

 

26.                    Này Nam-tử Prithà. Nói lên tiếng “Sat” có nghĩa là “thực-tại” và là “thiện-căn” và cũng là hành-động đáng khen.

 

27.                    “Sat” là đức hi-sinh, là trai-giới, là hạnh bố-thí, là kiên-trì và là hành-động liên-quan đến tiếng “Sat” này.

 

28.                    Này Nam-tử Prithà. Dâng lễ cho thần-linh hay huân-tập trai-giới mà không có đức-tin thì gọi là không chính-tâm (“Asat”). Như thế thì vô-ích đối chúng ta ở kiếp này hay kiếp khác.

 

 

 

ĐỐI-THOẠI MƯỜI BẢY

GHI-CHÚ

 

 

1.         Bhùtagràmam: Gây xáo-trộn. Ở đây có nghĩa gây xáo-trộn lục-quan, làm bực-mình, sinh-chuyện.

 

2.         Câu này và những câu trên bàn về một số giới-luật trong Chí-Tôn Ca chống lại trai-giới khắc-khổ qúa đáng có thể đưa tới sự lạm-dụng trong phê-phán.

 

3.         Hrdyàs: Có nhiều nghĩa khác nhau: lành-mạnh, vui, diêm-dúa, và “làm cho bao-tử lành-mạnh”. Vì thuật-ngữ mang hai sắc thái ‘vật-chất’ và ‘tinh-thần’, nên tôi dịch là “ấm-lòng” cho tiện.

 

4.         Mặc dù nằm trong bối-cảnh Anh Hùng Ca Mahàbhàrata trong đó giai-cấp chiến-sĩ (Ksatriya) là giai-cấp chính, Chí-Tôn Ca lồng vào trong giai-cấp này tinh-thần tôn-giáo và đạo-đức. Sự-kiện này có thể do một số tăng-lữ Bà La Môn thực-hiện. (Phỏng theo W. Sargeant, 1984).

 

5.         Adaksinam: Có nghĩa là trả tiền cho các thầy [làm lễ].

 

6.         Dvija: Sinh ra hai lần. Ở đây chỉ người thuộc trong ba giai-cấp cao nhất.

 

7.         Om tat sat: là ‘đúng’ , là cách phát-âm linh-thiêng trong số những người theo Ấn-giáo (Hinduism). Nguyên-âm ‘Ôm’ bao gồm ba tiếng –a, u, m – tiêu-biểu cho ba giới: thượng, trung, và hạ (Trời, Thể-khí, và Đất), và cũng là biểu-tượng cho ba vị thần, Brahmà, Vishnu. Và Siva, tức là ‘Khởi-đầu, Trung-giới, và Tận-diệt’. Chữ “Sat” cũng có nghĩa là ‘Đúng’, ‘Chân-thực’, và ‘tốt’. (Theo W. Sargeant, 1984).  

 

8.         Vihitàs: Có nghĩa là được quyết-định, được chia xẻ ra, theo luật (tôn-gíao). Nguyên tác của câu: ‘Yajnàsca vihitàh purà’ là ‘ Và những hạnh hi-sinh đã được định từ xưa’.  Tôi dịch là: ‘Hạnh linh-thiêng thiên-cổ.”

 

 

 

ĐỐI-THOẠI MƯỜI TÁM

NHÚN-MÌNH

Mokshasannyàsayoga

 

 

78. Sanjaya thưa: “Hạ-thần ước-mong rằng ở đâu có Tôn-gỉa Krishna, Giáo-chủ đạo Yoga, và ở đâu có Đại-danh Cung-thủ Prithà, thì ở đó có huy-hoàng, vinh-quang, thịnh-vượng và công-lí.”

 

ARJUNA

 

1.                     Bạch Đức Thế-Tôn. Tôi muốn biết chân-tính của sự từ-bỏ bản-ngã (Samnyàsasya) và sự giã-từ (Veditum) 1.

 

ĐỨC THẾ-TÔN

 

2.                     Gĩa-từ hành-động do tham-dục thì các sử-gia gọi là từ bỏ bản-ngã. Còn giã-từ hậu-qủa của hành-động các vị ấy gọi vẻn-vẹn là giã-từ.                 

 

3.                     Theo một số hiền-giả, ta cần phải bỏ những hành-động xấu-xa. Còn những hạnh hi-sinh, bố-thí và trai-giới là những hành-động không nên bỏ.

 

4.                     Này Hổ-tướng Arjuna. Hãy nghe kết-luận của Ta về vấn-đề này. Có ba loại giã-từ hành-động.                      

 

5.                     Hạnh hi-sinh, hạnh bố-thí, và hạnh trai-giới là những việc làm không nên bỏ, mà hơn nữa phải được hoàn-tất. Hi-sinh, bố-thí và trai-giới là những hạnh tinh-khiết dành cho các bậc hiền-minh.

 

6.                     Này Nam-tử Prithà. Dầu sao vẫn phải hoàn-tất những hạnh ấy và không nên quyến-luyến đến hậu-qủa. Đây là đức-tin rõ-ràng và vô-thượng của Ta.

 

7.                     Nhưng nếu sự giã-từ bổn-phận không được rõ ràng, thì sự giã-từ ấy là một ảo-tưởng, cho nên giã-từ ấy trở nên ngu-muội.

 

8.                     Ai giã từ bổn-phận chỉ vì bổn-phận ấy khó quá, chỉ vì sợ đau đớn đến xác-thân, người ấy giã-từ bổn-phận vì đam-mê, cho nên giã-từ bổn-phận không đi đến đâu cả.

 

9.                     Này Arjuna. Khi hành-động hoàn tất vì bổn-phận 2 theo đúng tinh-thần kỉ-luật, và không luyến mộ vào kết-qủa, thì sự giã-từ hành-động ấy có tinh-thần

 

minh-triết.

 

10.                    Người giã-từ hành-động là người minh-triết nếu mọi hồ-nghi không còn nữa, và lòng đầy thiện-tính, không ghét hành-động nhọc nhằn và cũng không yêu hành-động dễ-dàng.

 

11.                    Thực vậy, đã là người không ai có thể hoàn-toàn giã-từ hành-động. Chỉ có ai giã từ kết-quả hành-động người ấy mới thật là người biết giã-từ.

 

12.                    Kết-quả hành-động dành cho người không biết giã-từ hành-động, cho nên khi người này lià đời sẽ mang theo ba đẳng-tính: không khao-khát, khao-khát, và lúc thì khao-khát lúc thì không khao-khát. Những đẳng-tính này hoàn-toàn không có đối với những người biết từ bỏ hành-động.

 

13.                    Này Hổ-tướng. Hãy nghe ta nói. Theo tôn-chỉ của đạo Sàmkhya, có năm yếu-tố đạt đến mọi hành-động:                 

 

14.                    Nền-tảng của hành-động

                        Động-cơ hành-động

                        Loại hành-động

                        Phân-loại hành-động, và

                        Hành-động bảo-vệ thần-linh [chính-pháp].3

 

15.                    Bất cứ hành-động nào mà một người muốn làm, dù cho xác-thân, cho lời nói, hay cho trí-tuệ, dù đúng hay sai, vẫn phải có năm yếu-tố kể trên.

 

16.                    Ai chỉ thấy mình là động-cơ hành-động là người chưa thấy, bởi vì người ấy chưa hiểu thấu-đáo, cho nên ta gọi người đó là ngu!

 

17.                    Ai không ích-kỉ, tâm-trí không bị lừa-lọc, thì  ngay cả khi người ấy [phải] giết người 4, người ấy vẫn không giết, nên không lụy vào hành-động.

 

18.                    Kiến-thức,  điều cần để biết,  và người tri-thức là ba lực lôi cuốn vào hành-động. Động-cơ hành-động, cách hành-động, và người hành-động cũng là ba yếu-tố của hành-động.

 

19.                    Theo lí-thuyết bàn về ba đẳng-tinh (Gunas) thì kiến-thức, hành-động và người hành-động là ba loại được phân-chia rõ-rệt theo đẳng-tính (Gumas). Hãy nghe Ta nói rõ đây:

 

20.                    Kiến-thức nhờ đó mà một người thấy phù-sinh vô hủy-diệt trong mọi phù-sinh, thấy cái không thể phân chia trong cái bị phân chia [cái một trong vô-vàn], thì kiến-thức này là chân-tính.

 

21.                    Kiền-thức phân-biệt phù-sinh khác nhau đủ loại  trong mọi phù-sinh là kiến-thức của lòng đam-mê.

 

22.                    Kiến-thức chỉ ham có một đối-tượng của hành-động đến độ không biết gì cả, và cũng không màng đến chính-nghĩa (Atattvàrthavat), không có mục-đích rõ ràng, và có giá-trị rất nhỏ bé. Kiến-thức ấy là mê-muội.

 

23.                    Hành-động được điều-ngự và thoát khỏi vòng luyến-mộ, không khao-khát, không hận-thù, và không màng tới hậu-quả là hành-động minh-triết.

 

24.                    Hành-động với rất nhiều nỗ-lực để mong đạt tới dục-vọng và lòng ích-kỉ là hành-động đam-mê.

 

25.                    Hành-động vì mù-quáng, không cần biết hậu qủa ra sao, như gây thiệt-hại hoặc thương-tích cho người khác, cũng như cho chính sức-mạnh của mình. Ta gọi là hành-động ngu-si.

 

26.                    Hành-động minh-triết là hành-động xa-thoát khỏi luyến mộ, không huyênh-hoang (Anahamvàdì), can-đảm (Siddhi), quyết-tâm, và bình-thản (Nirvikàras) trong thành-công cũng như thất-bại.

 

27.                    Con người hành-động theo đam-mê là con người cuồng-nhiệt, khát-khao hậu-quả của hành-động, tham-lam, bạo-động, vẩn-đục, và lòng đầy vui khổ.

 

28.                    Con người u-mê là con người vô kỉ-luật (Ayuktas), thô-lỗ, phản-động (Stabdhas), ác-độc, lừa-lọc, lười-biếng, u-sầu và việc hôm nay cứ để mgày mai (Dìrghasùtrì).

 

29.                    Này Arjuna. Bây giờ hãy nghe Ta bàn về sự phân-biệt ba đẳng-tính của sự hiểu-biết và của lòng trì-cửu qua quan-năng (Gunas).

 

30.                    Này Nam-tử Prithà. Thức hiền-minh cho ta biết khi nào phải hành-động và khi nào không nên hành-động, cái gì nên làm và cái gì không nên làm, cái gì đáng sợ và cái gì không đáng sợ, cái gì là tù-túng và cái gì là giải-thoát.

 

31.                    Này Nam-tử Prithà. Thức đam-mê phân-biệt sai-lầm phải-trái, không biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm.

 

32.                    Này Nam-tử Prithà. Thức ngu-si nằm trong tăm-tối, lẫn-lộn đúng sai và nhận-xét sai lầm về vạn-vật.

 

33.                    Này Nam-tử Prithà. Thức hiền-minh thì vững vàng nhờ vào đó con người mới biết hoạt-động của trí-tuệ, của hô-hấp và của quan-năng, đồng thời cũng biết đạo Yoga bền bỉ.                    

 

34.                    Này Nam-tử Prithà. Thức do làng đam-mê mà ra khiến con người nệ vào bổn-phận, khát-vọng, giàu sang, nên lụy vào hậu-qủa của hành-động.

 

35.                    Này Nam-tử Prithà. Thức sinh ra từ ngu-lậu là của người thiếu khôn-ngoan không biết quên ngủ, quên sợ hãi, quên đau-thương, quên u-sầu và quên lừa lọc (Madam).

 

36.                    Này Hổ-tướng Bharatas. Bây giờ hãy nghe ta bàn đến ba nguồn hạnh-phúc (Sukham) mà một người có được (Ramate) là nhờ huân-tập để chấm-dứt đau buồn (Duhkàntam).

 

37.                    Hạnh-phúc của con người minh-triết khởi đầu như nọc-độc (Visam) rồi biến thành rượu-thần bất-tử (Amrta). Hạnh-phúc ấy sinh ra từ tâm-tư trầm-mặc của chính-mình (Àtmabuddhiprasàdajam).

           

38.                    Hạnh-phúc của con người mê-đắm do giao tiếp với đối-tượng quan-năng, do giao-tiếp với quan-năng, khởi đầu như tiên-tửu, nhưng rồi biến thành nọc-độc.

 

39.                    Hạnh-phúc của con người ngu-lậu ở lúc bắt đầu cũng như hồi chung-cuộc đánh lừa bản-ngã, sinh ra từ giấc-ngủ, từ lười biếng và từ sao-nhãng.

 

40.                    Ai đã sinh ra, trước khi lên trời (Divi) hay còn dưới đất (Prthivyàm) 5, đếu có cội-nguồn từ quán-tính (Gunas) của vật chất (Prakrtijàis)..

 

41.                    Này Arjuna. Hành-động của giai-cấp đại-hiền (Bràhma), của giai-cấp võ-sĩ đạo (Ksatriya), của giai-cấp phú-gia (Vaisya), và của giai-cấp công-bộc (Sùdrànàm) đều được chia theo quán-tính (Gunas) đến từ thiên-nhiên.

 

42.                    Hành-động của giai-cấp đại-hiền 6 sinh từ bản-ngã tĩnh-mặc, kỉ-luật, trai-giới, kiên-trì, ngay-thẳng, tri-thức, minh-bạch (Vijnànam), và có đức-tin vào tôn-giáo.

 

43.                    Hành-động của giai-cấp võ-sĩ đạo đến từ bản-ngã anh-hùng (Sàuryam), uy-nghiêm (Tejas), cương-quyết, tài-ba, không bỏ chạy trong chiến-trường, cao-thượng, và tinh-thần vương-bá (Ìsvarabhàvas) 7.

 

44.                    Hành-động của giai-cấp đại-phú con buôn thấy rõ trong nghề nông (Krsi), chăn-nuôi (Gàuraksya), kinh-doanh (Vànijyam). Còn hành-động hay việc làm của giai-cấp nô-tì, công-bộc đến từ lớp thấp hèn.

 

45.                    Tiếp-tục vui trong hành-động của nình thì đạt đến toàn thiện. Hãy nghe ta bàn đến cách nào một người vui với hành-động của mình.

 

 

46.                    Để đạt tới hoàn-thiện, con người khi làm việc của mình phải kính-ngưỡng Đấng Tạo-hoá, và cũng là Đấng phù-trì vũ-trụ.

 

47.                    Làm việc mình dù chưa hoàn-hảo, vẫn còn hơn là [đi theo] việc của người khác đã hoàn-tất tuyệt-vời 8. Làm theo chính-pháp của mình (Svabhàva-niyatam) thì thoát khỏi xấu-xa (Kilbisam).

 

48.                    Này Nam-từ Kuntì. Đừng bỏ bê nghiệp của mình, dù nghiệp ấy tầm-thường (Sadosam). Thực ra có nghiệp nào hoàn-hảo đâu, như khói che mờ ngọn lửa đấy thôi.

 

49.                    Với trí thông-minh luôn-luôn sáng-suốt, với tinh-thần tự-chủ, không còn dục-vọng, và với tâm vô-ngã (nhún-nhường) 9 (Samnyàsena), con người đạt đến tinh-thần tuyệt-hảo vô-thượng trong í-niệm về không-hành-động (Nàiskarmya-siddhim).

 

50.                    Này Nam-tử Kuntì. Hãy học trực-tiếp từ Ta. Ai đã đạt đến toàn-thiện người ấy đạt-đến đấng Phạm-thiên, tức là chốn cao-đẳng nhất của tri-thức.

 

51.                    Với trí-thông-minh, lấy quyết-tâm điều-ngự tự-ngã, bỏ âm-thanh và quan-năng khác 10, bỏ đam-mê và sân-hận.

 

52.                    Sống cô-tịch, ăn-uống nhẹ-nhàng, nói-năng từ-tốn, tinh-thần và thân-xác lúc nào cũng thiền-định, từ-bỏ đam-mê.

 

53.                    Bỏ ích-kỉ, bỏ sức-mạnh, bỏ lòng kiêu-ngạo, bỏ dục-vọng, bỏ giận-hờn, bỏ sở-hữu. Với lòng bao-dung và tĩnh-mặc thì người ấy  và Đấng Phạm-thiên là một.

 

54.                    Dốc một lòng trong tinh-thần vô-thượng (Brahman). Ai có tâm thanh-tịnh, không khóc-than, không khao-khát, coi mọi phù-thế ngang nhau, người ấy đạt đến tâm vô-thượng về Ta.

 

55.                    Dốc lòng về Ta thì người ấy biết Ta vĩ-đại ra sao và biết Ta là chân-tính. Khi đã biết Ta là chân-tính người ấy tức-thời thể-nhập vào Ta.

 

56.                    Người nào hoàn-tất mọi nghiệp-chướng, luôn luôn nương-tựa vào Ta, nên Ta ban ơn cho người đó đạt đến miền vĩnh-cửu vô huỷ-diệt.

 

57.                    Nhất tâm trao hết hành-động cho Ta. Dâng cho Ta như dâng về Vô-thượng. Sống trong cương-quyết tự-nhiên (Buddhiyogam), và luôn luôn nghĩ về Ta.

 

58.                    Khi nghĩ về Ta, nhờ ơn Ta nhà ngươi sẽ vượt qua hết thẩy khó-khăn. Nhưng nếu nhà ngươi không nghe Ta, chỉ vì lòng ích-kỉ, nhà ngươi sẽ mạng vong.

 

 

59.                    Nhưng nếu nhà ngươi sống trong ích-kỉ, và đã nói “Tôi sẽ không tham-chiến” như thế, nhà ngươi đã quyết-định mơ-hồ, vì bản-năng vật-chất của nhà ngươi chế-ngự nhà ngươi.   

 

60.                    Này Nam-tử Kuntì. Vì ảo-tưởng nhà ngươi đã không muốn giao-tranh, thì chính nhà ngươi chống lại nhà ngươi. Nhà ngươi bị tù-đầy bởi  nghiệp-chướng của nhà ngươi 11. Ngiệp này sinh từ bản-năng vật-chất của nhà ngươi .

 

61.                    Này Arjuna. Đấng Thế-Tôn ngự trong vạn-vật và khiến cho vạn-vật di chuyển theo sức-mạnh ảo-giác của Người, giống như “Cái quay búng sẵn trên trời” 12 (Yantràrùdhàni) .

 

62.                    Này Nam-tử Bharata. Hãy trú-ngụ nơi Đấng Thế-Tôn với tất cả tấm lòng. Nhờ ơn Người, nhà ngươi sẽ đạt tới Hoà-bình Tối-thượng và miền vĩnh-cửu.

           

63.                    Đó là giáo-lí Ta vừa cắt-nghĩa cho nhà Ngươi. Thức ấy bí-nhiệm hơn tất cả mọi điều huyền-bí. Hãy nghiền-ngẫm thật kĩ-lưởng, và hành-động theo ước-nguyện của nhà ngươi.

 

64.                    Một lần nữa hãy nghe lời vô-thượng bí-nhiệm nhất của Ta. Nhà ngươi là người Ta yêu-thương, cho nên Ta sẽ nói cho nhà ngươi nghe, vì lợi cho nhà nguơi.

 

65.                    Ta hứa rằng nếu nhà ngươi hướng tâm về Ta, thờ phụng Ta, hi-sinh cho Ta, kính-ngưỡng Ta, thì chắc-chắn nhà ngươi sẽ đạt đến Ta, vì Ta yêu-mến nhà Ngươi.

 

66.                    Hãy từ bỏ tất cả bỗn-phận để hiện-hữu trong Ta. Thôi đừng than tiếc nữa. Ta sẽ giúp nhà ngươi thoát khỏi mọi xấu-xa.

 

67.                    Đừng nói cho ai nghe thức này nếu người ấy không trai-giới, không hành-lễ, không muốn nghe giáo-lí này, hoăc nói xấu về Ta.

 

68.                    Ai mang Bí-nhiệm Tối-thượng của Ta đến những người thờ Ta, người đó dốc lòng đến Ta, thì chắc-chắn sẽ đạt đến Ta.

 

69.                    Không ai trong trần-thế có thể làm Ta vui hơn người đó, và cũng chẳng ai trong thế-gian này thân-ái với Ta hơn là người đó.

 

70.                    Và ai học hỏi cuộc đối-thoại linh-thiêng giữa chúng Ta, đem lòng yêu Ta

Với hiểu-biết về đức hi-sinh này. Đây củng chính là tư-tưởng của Ta.

 

71.                    Ngay cả những người nghe đức-tin này mà không riễu-cợt, người ấy sẽ được giải-thoát, đạt tới những thế-giới hạnh-phúc dành cho những người có hành-động tinh-khiết.

 

72.                    Này Nam-tử Prithà. Nhà ngươi đã nghe rõ chưa? Tâm của nhà ngươi đã trụ chưa? Lòng mê-muội và tâm-trí hỗn-loạn của nhà ngươi đã tan biến chưa?

 

ARJUNA thưa

 

73.                    Nhờ ơn Người, ảo-tưởng của tôi không còn nữa. Minh-triết của tôi đã trở về. Người là Đấng Vĩnh-cửu đang đứng bên tôi. Tôi đứng đây, hồ-nghi đã hết. Tôi sẽ chiến-đấu theo lời dạy của Người.

 

SANJAYA thưa

 

74.                    Hạ-thần đã nghe cuộc đối-thoại kì-diệu này giữa Tôn-gỉa Krishna  và tâm-hồn vĩ-đại Prithà (Arjuna). Cuộc đối-thoại làm râu tóc hạ-thần dựng ngược.

 

75.                    Nhờ ơn hiền-giả Vyàsa 13, nên hạ-thần nghe được đạo Yoga kì-diệu, linh-thiêng, và vô-thượng mà Tôn-gỉa Krishna, Giáo-chủ đạo Yoga, đã hiện ra trước mắt hạ-thần, và chính Người đã nói.

 

76.                    Tâu Thánh-thượng. Mỗi lần nhớ lại cuộc đối-thoại kì-diệu và thánh-thiện này giữa Tôn-gỉa Krishna và Arjuna, tâm-thức hạ-thần lại phấn-khởi hoà-vui.

 

77.                    Tâu Thánh-thượng. Và cứ mỗi lần nhớ đến vóc-thể huyền-diệu của Tôn-giả Krishna, hạ-thần lại bàng-hoàng khôn-tả, và lại phấn-khởi hoà-vui.

 

78.                    Hạ-thần ước mong rằng ở đâu có Tôn-gỉa Krishna, Giáo-chủ đạo Yoga, và ở đâu có Đại-danh Cung-thủ Prithà, thì ở đó có huy-hoàng, vinh-quang, thịnh-vượng, và công-lí. 

 

           

Nghe kệ sáng trưng dòng Duy-thức,

Từ muôn phương noi đức từ-bi.

Đường trần đến để rồi đi,

Chiều hôm xịch bánh xe về cõi Tiên.

 

Nguyễn Quỳnh

NYC, 1976

 

 

ĐỐI-THOẠI MƯỜI TÁM

GHI-CHÚ

 

1.         Mahàbàho: Đại-tướng quân là danh-hiệu của Arjuna. Nhưng ở đây dùng để chỉ Krishna. Để thống-nhất và giản-di, tôi dùng “Bạch Đức Thế-Tôn”. Tôi cũng bỏ luôn danh-xưng “Kesinisùdana”, một danh-hiệu của Krishna, theo sự-tích trong Anh-hùng Ca Mahàbhàrata,  thần Chính-pháp (Vishnu), cũng là Krishna giết quỉ-vương Àura Kesin. Nguyên văn như sau:

 

 

1. Samnyàsaya mahàbàlo                       Với sự nhún-mình (khước-từ), Hỡi Đại-tướng quân (Tôn-hiệu của Krishna)

    Tattvam icchàmi veditum                    Chân-lí tôi muốn biết

    Tyàgasya ca hrsìkesa                        Và khước-từ, Hỡi Người có mái tóc ngắn cứng (Tôn-hiệu của Krishna)

    Tyàgasya ca hrsìkesa                        Phân-biệt, hỡi Người tiêu-diệt Kesin (Tôn-hiệu của Krishna).

 

Dịch cho suôi nghĩa:

 

1. Tôi ước ao muốn biết chân-tính của sự khước-từ (nhún-mình), hỡi Đại-tướng-quân, và sự từ-bỏ, hỡi Đấng có mái tóc cứng và ngắn, và sự khác biệt giữa nhún-mình và từ-bỏ, hỡi Người tiêu-diệt Kesin.

           

            Bản của Swami Pràbhupàda, giản-lược rõ ràng:

 

1. Thưa Nguyên-soái, tôi muốn biết mục-đích của sự khước-từ (Tyàga) và của đạo nhún-mình trong đời-sống (Sannyàsa), hỡi Anh-hùng tiêu-diệt qủi-vương Kesin. Người là thầy của mọi quan-năng (cụm-từ này không có trong nguyên bản).

 

Bản dịch của tôi năm 1968 như sau:

 

1. Thưa Tướng-quân (Krishna). Người là Đấng Chí-Tôn khuất-phục được qủi-thần (Kesin)! Xin cho tôi biết yếu-tính của đức xả-kỉ và sự từ-bỏ các công-nghiệp.

 

Trong bản dịch này (2005) tôi chỉ trình bày í-chính

 

1. Bạch Đức Thế-Tôn. Tôi muốn biết chân-tính của sự từ-bỏ bản-ngã và sự giã-từ.

 

2.         Kàryam: Hành-động hay bổn-phận sẽ được làm, theo tinh-thần tôn-giáo, như đã trình bày trong những cuộc đối-thoại trước, đó là: Đức Hi-sinh, Trong-sạch, Hạnh Bố-thí, và Trai-giới.

 

3.         Adthisthàna: Nền-tảng của hành-động. Có những dịch-giả cho là “xác-thân”. Dòng thứ hai của câu 14 cũng có nghĩa “người hành-động”, thay vì là “động-cơ hành-động”.

 

4.         Câu này có thể gây hiểu-lầm, nếu dịch như nguyên-tác:

 

            17. Yasya nàhamkrto blàvo        Người không ích-kỉ

            Buddhir yasya na lipyate Thông-minh của người không bị lệch-lạc

            Hatvàpi sa imàml lokan  Ngay cả giết những người kia (?)

            Na hanti na nibabhyate   Người đó không giết và không mang tội giết.

 

“Người kia” là ai? Nếu là đối-thủ của Arjuna, thì cần phải viết lại cho rõ. Nếu không bất cứ ai “không ích-kỉ” và “sáng suốt” cũng có quyến giết người mà vẫn không bị tội! Tôi thêm chữ “PHẢI” để ngầm hiểu là “bổn-phận chính-đáng phải giết” như khi ta phải giết kẻ thù phương bắc (kẻ thù dân-tộc), thì ta không có tội.

 

 

5.         Câu này cũng không rõ nghĩa. Nguyên-tác như sau:

 

40. Na tad asti prthivyàm và        Không phải ở hạ-giới

Divi devesu và punah                  Hay ở Thiên-cung với các chư Thần

Sattvam prakrtijàir muktam         một người, sinh từ bản-ngã vật-chất, thoát khỏi,

Yad ebhih syàt tribhir gunàih       Cũng từ đẳng-tính (Gunas)

 

Dịch cho xuôi tai:

 

40. Không có ai, dù ở Thiên-cung cùng với chư Thần, hay ở hạ-giới đã sinh ra mà lại thoát khỏi đẳng-tính (Gunas) trong thế-gian vật-chất.

 

Đã ở Thiên-cung thì còn dính dáng gì tới vật-chất. Ngược lại nếu còn dính-dáng tới vật-chất làm sao lại có mặt ở Thiên-cung? Tôi dịch lại cho rõ như sau:

 

40. “Đã sinh ra, dù NAY ở trên trời” tức là sinh ra từ kiếp người có dính líu tới quan-nămg, nhưng nhờ tu-tập, giác-ngô, nên NAY ở trên trời, thì cội-nguồn vẫn là vật-chất.

 

6.         Brahmakarma: Nghiệp hay việc-làm của giai-cấp tu-hành Bà La Môn.                    

 

7.         Ìsvarabhàvas: Bản-ngã chí-tôn, tinh-thần chí-tôn, tinh-thần vương-giả.

 

8.         Svadharmas: Đây ám-chỉ bổn-phận của mỗi giai-cấp. Như vậy thì bổn-phận hay hành-động xấu-xa vẫn phải làm. Nếu thế, nêu lên con đường giác-ngộ để làm gì? Đây là một mâu-thuẫn, trừ phi chữ Svadharmas phải đổi thành “chính-pháp”.

 

9.         Samnyàsena: Sự khước từ. Nhưng theo tôi, ở đây có nghĩa “nhún mình, hạ-mình, nhún-nhường” ví-du, A bảo: “B, ông là Thánh vì ông đã cứu nước!” B trả lời: “Không tôi không phải là Thánh. Tôi chỉ làm bổn phận mà thôi.”

 

10.        Có năm cảnh-vực của quan-năng  là:

            1.         Thính-giác (Sabda hay Sruti visaya)

            2.         Xúc-giác (Sparsa visaya)

            3.         Thị-giác (Rùpa visaya)

            4.         Vị-giác (Rasa visaya)

            5.         Khứu-giác (Gandha visaya)

 

Năm giác này cũng dính dáng đến năm quan-năng (Gunas) là:

 

            1.         Thượng-thanh khí

            2.         Không khí

            3.         Lửa

            4.         Nước

            5.         Đất

 

11.        Karma: Nghiệp-chướng, vì Arjuna sinh ra trong giai cấp võ-sĩ đạo, tức là sinh ra từ vật-chất, có cội-nguồn trong tiền-kiếp.

 

12.        Tôi dùng câu trong Cung-Oán Ngâm-Khúc của Nguyễn Gia-Thiều để diễn í quyền-năng huyền-diệu của Tạo-hóa (Maya). Khoảng năm 800 sau Công-nguyên, Samkara diển câu này như sau: “Phù-sinh như hình-nhân xoay quanh cái vòng trò chơi”, rất gần với í của Lão-tử, cho rằng thiên-điạ coi người như “chó rơm”. 

 

13.        Vyàsa: Là hiền-giả có công san-định những tập Vệ-đà, là cha của Pàndu và Dhrtaràstra, và là ông nội của Arjuna. Ông cũng là người san-định Anh-Hùng Ca MahàbhàrataChí-Tôn Ca.

 

 

 

THƯ-MỤC THAM-KHẢO

 

Thư-mục tham-khảo gồm hai phần A: Chí-Tôn Ca/ Bhagavad Gìtà  và B: Mahàbhàrata.

 

A. Chí-Tôn Ca/ Bhagavad Gìtà

 

Besant, Annie                            Bhagavad Gìtà or The Lord’s Song  (1953), Madras, Theosophical Publishing House.

 

Bolle, Kees W.                          Bhagavad Gìtà (1979), Berkeley, Los Angeles, University of California Press.

 

Deutsche, Eliot                          Bhagavad Gìtà (1968, 1982), Washingon D.C: University Press of America.

 

Egerton, Franklin                       Bhagavad Gìtà (1964), New York: Harper and Row.

 

Feuerstein, Georg                      Bhagavad Gìtà: Yoga of Contemplation and Action (1981), Humanities Press.

 

Herman, A. L.                            Bhagavad Gìtà: A Translation with Critical Commentary (1973), Springfield, Ill: C. C. Thomas.

 

Johnson, W. J.                          Bhagavad Gìta (1994), Oxford University Press.

 

Kapoor, J. C.                             Bhagavad Gìtà, an International bibliograhy of 1785-1979 Imprints (1983), New York, London, Garland Publishing, Inc.

 

Kripananda, Swmi                      Jnaneshwar’s Gìtà, a rendering of the Jnaneshwari (1988), New York: StateUniversity of New York Press.

 

Majumdar, S. K.                        Bhagavad Gìtà: A scripture for the future (1991), Berkeley, CA: Asian Humanities Press.

 

Mascaró, Juan                           Bhagavad Gìtà (1992), Baltimore, MD: Penguin Books.

 

Minor, R. N.                               Bhagavad Gìtà: an exegetal commentary (1982), New York: State University of New York Press.

 

Moser, Barry                             Bhagavad Gìtà: Krishna’s counsel in time of war (1986), New York: Columbia University Press.

 

Nguyễn, Quỳnh                          Chí-Tôn Ca /Bhagavad Gìtà (1972), Saigon, Quảng-Hoá.

 

Parrinder, Geoffrey                     Bhagavad Gìtà: A Verse translation (1974), London, Sheldon Press.

 

Prabhupada, Swami                   Bhagavad Gìtà As It Is, trans. By A. G. Krishna Warrier (1983, 1991), Indis: Sri Ramakrishna Math, Madras – 600004.

 

Saraydarian, H.                          Bhagavad Gìtà (1974), California: Aquarian Group, Agoura.

 

Sargeant, Winthrop                    Bhagavad Gìtà (1979, 1984), New York, New York: Doubleday & Company, Inc.

 

Srimati, Y. G.                            Bhagavad Gità: The song celestial (1965), New York: Heritage Press.

 

White, David                              Bhagavad Gìtà (1988), New York: P. Lang

 

Wood, Ernest                            Bhagavad Gìtà Explained (1954), Los Angeles, The New Century Bookshop.

 

Zaehner, R. C.                           Bhagavad Gìtà, with a commentary based on the original sources (1969), Oxford, Clarendon Press.

 

B. Mahàbhàrata

 

Những sách dẫn sau đây đều là những sách rút ngắn từ nguyên-bản trên 5000 trang.

 

Buck, William                            Mahàbhàrata (1973, 1999), Berkelry, University of California Press.

Chaitanya, Krishna                     Mahàbhàrata: a literary study (1985), New Delhi, Clarion Books.

Carrière, Jean-Claude                 Mahàbhàrata: a play, based upon the Indian classic epic (1987), New York: Harper & Row.

Dutt, Romesh C.                        Ramayana and The Mahàbhàrata (1966), New York: E.P. Dutton& Co, Inc.

Dutt, Romesh C.                        Mahàbhàrata, epic of the Bharatas (1972), Bombay, Jaico publishing House.

Hutchins, Francis G.                  Young Krishna (1980), Westfranklin, N.H: Amarta Press.

 

Ganguli, Kisari Mohan                Mahàbhàrata of Krsishna-Dwaipayana Vyasa (1972), New Delhi, Mushiram Manoharlal Publishers.

Lal, P.                                       Mahàbhàrata of Vyasa (1980), New Delhi, Viras.

 

Macfie, J. M.                             Myths and legends of India: an introduction to the studỳ of Hinduism (1924), Edinburg, T & T. Clark.

 

Macnicol, Nicol                          Hindu scriptures: hymns from Rigveda, five Upanishads, the Bhagavad Gìtà (1938) New York: Dotton & Co. Inc.

 

Murdoch, John                           Mahàbhàrata (1987), New Delhi, Asian Educational Services.

 

Narasimhan, Chakravarthi V        Mahàbhàrata (1965) New York: Columbia University Press.

 

Narayan, R. K.                           Mahàbhàrata (1978), New York: Viking Press.

 

O’ Connor, Garry                        Mahàbhàrata (1990), San Francisco, Mercury House.

 

Rajagopalachari, C.                    Mahàbhàrata (1985), Chowpatty, Bombay.

 

Rajagopalachai, C.                     Mahàbhàrata (1987), Bombay, Ramakrishna Vedante Centre.

 

Rao, Shanta Rameshwar            Mahàbàrata (1985), Hyderabad (India): Orient Longman.

 

Rice, Edwar P.                          Mahàbhàrata; an analysis and index (1934), London, Oxford University.

 

Seeger, Elizabeth                      Five sons of King Pàndu; the story of the Mahàbhàrata (1967), New York: W. R. Scott

 

Thoreau Henry David                  Transmigration of the seven Brahmans (1932), New York: W. E. Rudge.

 

Telang, Kàshinàth Trimbak          Bhagavad Gìtà, with the Sanatsugàtìya and the Anugìtà (1882), Oxford, Clarendon Press.

 

Van Buitenen, J. A. B.                Mahàbhàrata (1973), Chicago, University of Chicago Press

 

Van Nooten, Barend A.               Mahàbhàrata (1971), New York: Twaynr publishers.

 

Verma, Virendra                         Mahàbhàrata: the great epic of ancient India (1986), New Delhi, Pitambar pub. Co.

 

 

 

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2595
Ngày đăng: 17.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Anh-Hùng Ca Mahàbhàrata Và Xuất-Xứ Của Chí-Tôn Ca - Nguyễn Quỳnh USA
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Chí-Tôn Ca - Bhagavad Gìtà 1 - Nguyễn Quỳnh USA
Ngồi Bên Lề Rất Trái - Nhiều Tác Giả
Về một nhà thơ mới qua đời - Lê Văn Ngăn
Gặp Nhau Lúc-O-Giờ Với Trần Hữu Dũng - Nhị Ka
Bản Quyền Lục Bát 2-Trong-1, Tại Sao Không? - Bùi Hoằng Vị
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)