Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.212.030
 
Để yêu sách dầu mỏ, Trung Hoa không cần hải quân mạnh.
Hiếu Tân

Steve LeVine, Foreignpolicy, 20/9/2011

http://oilandglory.foreignpolicy.com/posts/2011/09/20/

to_assert_its_oil_claims_china_doesnt_need_a_big_navy

 

Philippines đã lao vào một cuộc tranh cãi om xòm với Trung Hoa về khoan dầu ở Biển Đông (biển NTH), Andy Higgins viết trên Washinton Post. Ấn Độ và Việt Nam cũng thế, Ishaan Thardoor viết trên Time, ông tự hỏi liệu có thể xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Trung Hoa và Ấn Độ hay không.

 

Biển NTH là một trong những điểm dễ bùng nổ của năng lượng của thế giới, ai có quyền thăm dò tìm kiếm kho báu vô chủ, nguồn tài nguyên dầu khí dưới đáy biển này. Trung Hoa đưa ra một yêu sách lịch sử gần như đòi toàn bộ các biển Nam Trung Hoa, nhưng phải đối mặt tranh chấp với Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Không ai biết có thật sự có một mỏ hydrocarbon bên dưới đáy một vùng biển rải rác những đảo này không. Nhưng đã có đủ bằng chứng để tạo ra một cuộc khủng hoảng về nỗi thèm khát dầu. Việc Trung Hoa lớn lên thành một cường quốc thế giới in dấu ấn vào cuộc va chạm này.

 

Điều này chẳng có gì là mới và đáng ngạc nhiên. Trong Monson, bài phân tích hấp dẫn Bob Kaplan về tâm điểm của tầng kiến tạo địa chính trị này, chúng ta đọc được sự leo thang kình địch về hải quân trong biển NTH, và cuộc xung đột có thể diễn ra trong tương lai ở Đại Tây Dương. Về mục đích của Bắc Kinh trong việc tăng cường lực lượng hải quân, Kaplan viết:

 

Trên hết, nhu cầu về năng lượng của Trung Hoa đã thúc đẩy cả chính sách ngoại giao lẫn chính sách an ninh quốc gia của nó; nhu cầu về một luồng chảy năng lượng đang tăng lên liên tục để duy trì đà tăng trưởng kinh tế mãnh liệt của nó. Mặc dầu nó ngày càng nhấn mạnh hơn đến than đá, năng lượng sinh học, năng lượng nguyên tử và các nguồn thay thế, Trung Hoa vẫn đòi hỏi dầu và khi đốt nhiều hơn...

 

Đồng thời các quan chức Trung Hoa thấy chính cái nhu cầu về nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ là một điểm gây áp lực mà một đối thủ tương lai có thể lợi dụng...nếu bạn điều hành Trung Hoa với trách nhiệm đưa hàng trăm triệu người Trung Hoa vào cơn đói năng lượng, lối sống trung lưu, cả bạn nữa, cũng sẽ đi tìm một hải quân đáng tin cậy để bảo vệ đội thương thuyền của bạn trên Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương.

 

Quả thật trong một báo cáo công bố ngày hôm qua, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã củng cố một phát hiện mới, rằng lòng thèm khát năng lượng của Trung Hoa và Ấn độ đang bốc cao – đến 2035, họ sẽ chiếm tới 31 phần trăm tiêu thụ năng lượng của thế giới, tăng lên từ 21 phần trăm năm 2008.

 

Nhưng phân tích này đi chệch quá xa trong tương lai, và bỏ qua những gợi ý của những kết quả gần nhất. Trung Hoa còn đang xa, rất xa mới ngang sức Hoa Kỳ trên mặt  biển, và điều đó ít quan trọng hơn người ta tưởng trong cuộc đối đầu bên miệng vực đang diễn ra trên biển NTH.

 

Trung Hoa không nói nó có thể thách thức hoa Kỳ trên bảy biển. Trái lại, như Austin Ramzy của tờ Time đã viết, thông điệp của Trung Hoa có tính chất địa phương – nó muốn ngăn ngừa Mỹ khỏi ủng hộ Đài Loan trong một cuộc đối đầu trực tiếp; và nó cũng thông báo đến những người khác trong khu vực rằng nó rất nghiêm chỉnh trong việc thúc ép những yêu sách lãnh thổ của nó. Các cường quốc địa phương như Philippines và Việt Nam, những nước ở những mức độ khác nhau có sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phản đối. Cũng như Ấn Độ, nước có hải quân của mình.

 

Những tiếng nói phải chăng đang thôi thúc khu vực này ngưng ngay cuộc va chạm. Mohan Malik, viết trên tờ Wall Street Journal, đề nghị triệu tập một hội nghị các cường quốc Hải quân trong khu vực để vạch ra những qui tắc quốc tế tránh đụng độ trên biển. Nhật bản cũng thúc giục tạo ra một bộ qui tắc ứng xử lưu thông trên biển.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2392
Ngày đăng: 24.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột - Hiếu Tân
Những người thua trận ở Libya - Phạm Nguyên Trường
Vương quốc trung bình - Trần Ngọc Cư
Trung Quốc – Ngày càng có nhiều cựu lãnh đạo lên tiếng - Phạm Nguyên Trường
Điều gì đang xảy ra cho những người bị lộ tên ở những nguồn tin WikiLeaks? - Hiếu Tân
Những bộ xương trong tủ áo của Đặng Tiểu Bình, tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bộ xương trong tủ áo của Đặng Tiểu Bình - Hiếu Tân
Giờ hoàng đạo của NATO - Phạm Nguyên Trường
Sự kiện 11/9 đã gây ra sự tụt dốc của nước Mỹ - Hiếu Tân
Từ ngày 11 tháng 9 đến mùa xuân Arab - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)