Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.183
123.218.191
 
Can thiệp hay không can thiệp?
Hiếu Tân

Isabella Mroczkowski, The Diplomat, 22/9/2011

http://the-diplomat.com/china-power/2011/09/22/to-interfere-or-not-to-interfere/

 

 

 

Isabella Mroczkowski là trợ lý nghiên cứu của  Dự án 2049, Washington. Bài báo gốc xuất hiện trên blog của  Dự án 2049. 

 

 

Trên sân khấu, các nhà ngoại giao Trung Hoa liên tục quảng bá chính sách ngoại giao được nhắc đi nhắc lại của nước này, là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Thế nhưng tiến trình phản ứng của Trung Hoa với những cuộc khủng hoảng ở Libya và lập trường của nó đối với cuộc trưng cầu ý dân của Sudan, cho thấy rằng nó không phải là một qui tắc sắt thép và rằng những toan tính khác có thể đang lôi kéo những đường khâu may chắp vá của cái gọi là học thuyết này. Iran cho ta một trường hợp thú vị để nghiên cứu, khi có những dấu hiệu cho thấy một sự quay ngoắt tương tự trong sự vờ vịt mà Trung Hoa sắp diễn.

 

Trong khi các lãnh đạo Trung Hoa cứ một mực nâng Tehran lên như một "đối tác anh em" và chống lại những hình phạt của Liên Hiệp Quốc nhằm chặn đứng những tham vọng hạt nhân của Iran, thì những hành động gần đây của Bắc Kinh lại chẳng ăn nhập gì với thuật hùng biện ngoại giao của nó. Các báo cáo gần đây tiết lộ rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Hoa đã hãm lại đầu tư vào dầu khí ở Iran. CNPC tập đoàn dầu khí quốc doanh lớn nhất của Trung Hoa đã hoãn lại việc khoan thăm dò các giếng ở mỏ khí tự nhiên South Pars, dự án phát triển năng lượng lớn nhất của nước này. Tập đoàn Sinopec, hãng dầu khí lớn thứ hai Trung Hoa đã hoãn ngày khởi động dự án phát triển dầu Yadavaran trị giá 2 tỉ $ và CNOOC (Tập đoàn Dầu khí Biển Quốc gia Trung Hoa) đã rút nhân viên của nó ra khỏi dự án khí đốt North Pars.

 

Một sự chuyển hướng vĩnh viễn sang quan điểm "đi chậm" có lẽ có ý nghĩa quan trọng bởi vì sự rút lui của Trung Hoa có thể làm suy yếu nền kinh tế Iran và như vậy làm suy yếu hàng ngũ lãnh đạo hiện nay của Iran dưới quyền Mahmoud Admadinejad, chính quyền của ông này đã chịu sức ép nặng nề bên ngoài cũng như bên trong  từ "Phong trào Xanh" nổi  tiếng.

 

Iran thiếu cơ sở hạ tầng để lọc hóa dầu và khai thác khí đốt có hiệu quả, và do đó phải dựa phần lớn vào đầu tư và chuyên gia công nghệ nước ngoài. Trung Hoa theo truyền thống đã đáp ứng chỗ thiếu hụt này, năm 2009 Trung Hoa đầu tư 29,71 tỉ $ vào khu vực năng lượng của Iran, một khối lượng khổng lồ so với 250 triệu $ gồm những khoản đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc, và Malaysia gộp lại. Năm 2010, Iran cũng là nước lớn thứ tư nhận đầu tư 'non-bond' của Trung Hoa.

Tuy nhiên những hình phạt gần đây của Hoa Kỳ và quốc tế đã chặn ngừng đầu tư nước ngoài vào Iran và góp phần làm cho mức sản xuất dầu hằng năm của Iran giảm đi 9,5 phần trăm. Một nghiên cứ của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã dự tính rằng xuất khẩu dầu của Iran có thể rớt xuống zero vào năm 2015. Với việc Nhật Bản và Hàn Quốc đã rời bỏ Iran, Trung Hoa có thể là cọng rơm cuối cùng đối với khu vực dầu mỏ chiến lược của Iran.

 

Chỉ có thời gian mới có thể nói rõ việc gần đây Trung Hoa làm chậm lại đầu tư vào khu vực dầu mỏ của Iran là bản chất lâu dài hay chỉ là một chiến thuật nghi binh. Với ý nghĩ ấy, thì điều quan trọng là xét xem những chiến thuật đằng sau các hành động của Trung Hoa: Trung Hoa đang phản ứng lại chính sách cây gậy và củ cà rốt của Mỹ hay là tự nguyện rút lui khỏi Iran để cải thiện hình ảnh quốc tế của nó. Hiểu rõ chiến lược nào đang tác dụng trong việc chuyển hướng chính sách Iran của Trung Hoa sẽ giúp cho các mục tiêu chính sách Hoa Kỳ đối với Trung Hoa dễ dàng hơn.

 

Trong khi tình trạng không chắc chắn về những ý định của Trung Hoa ở Iran cho thấy cần thận trọng là đúng, có lẽ điều gây bối rối nhất là sự khác nhau xa giữa lời nói hùng hồn của Bắc Kinh với những hành động của nó. Trong khi những mâu thuẫn như thế trong các trường hợp của Iran, Sudan và Libya là những lập trường thuận lợi cho Hoa Kỳ, thì việc Trung Hoa có thi hành đúng các hiệp định của nó hay không là chuyện đáng ngờ, một cảnh giác về mức độ tin cậy mà Washington nên đưa vào [xem xét] các hiệp định song phương của nó với Bắc Kinh.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2099
Ngày đăng: 25.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Để yêu sách dầu mỏ, Trung Hoa không cần hải quân mạnh. - Hiếu Tân
Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột - Hiếu Tân
Những người thua trận ở Libya - Phạm Nguyên Trường
Vương quốc trung bình - Trần Ngọc Cư
Trung Quốc – Ngày càng có nhiều cựu lãnh đạo lên tiếng - Phạm Nguyên Trường
Điều gì đang xảy ra cho những người bị lộ tên ở những nguồn tin WikiLeaks? - Hiếu Tân
Những bộ xương trong tủ áo của Đặng Tiểu Bình, tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bộ xương trong tủ áo của Đặng Tiểu Bình - Hiếu Tân
Giờ hoàng đạo của NATO - Phạm Nguyên Trường
Sự kiện 11/9 đã gây ra sự tụt dốc của nước Mỹ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)