Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.222.425
 
Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa
Hiếu Tân

John Quiggin, September 13, 2011

http://nationalinterest.org/commentary/chinas-imminent-collapse-5880

 

 

Ảnh: Diễn đàn Kinh tế Thế giới

 

Cuộc họp hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos đã tỏ ra thành công đến mức đã tạo ra hàng loạt những sự kiện phụ hữu ích. Tôi đã nói tại một đôi cuộc như thế ở Australia và chắc chắn có nhiều cuộc khác nữa. Nhưng cái lớn nhất, chỉ đứng thứ hai sau bản thân WEF, là Cuộc họp hàng năm của Những Quán quân mới, được biết một cách không chính thức dưới tên những "Davos Mùa Hè."

 

Như cái tên chính thức của nó hàm ý, Davos Mùa Hè tập trung vào những vấn đề đang ảnh hưởng tới các nền kinh tế phát triển nhanh của châu Á. Năm nay, sự kiện này được tổ chức ở Đại Liên, Trung Hoa, dưới chủ đề "Làm chủ Tăng trưởng Chất lượng."

 

Cả chủ đề lẫn chương trình đều sặc mùi lạc quan về thành công tốt lành và chắc chắn của mô hình thị trường tự do được thu nhỏ trong những trang của National Interest, bằng luận văn của Francis Fukuyama "Kết thúc của lịch sử."

 

Chắc chắn là, các cuộc thảo luận Davos không đặc trưng bởi thái độ hân hoan chiến thắng thịnh hành vào những năm 1990, khi luận văn của Fukuyama xuất hiện. Con đường đi đến tăng trưởng có chất lượng có vẻ như bị vây bọc bởi những chướng ngại. Những chính sách khôn ngoan và những phán xét đúng đắn là cần nếu như những chướng ngại này có thể tránh được, và chính cái mục đích của Cuộc họp của Những Quán quân Mới này là cung cấp hướng dẫn để tìm đường lách qua những chướng ngại ấy.

 

Tuy nhiên chương trình tỏ ra có chút nghi ngờ rằng Trung Hoa và các quán quân mới nổi của châu Á sẽ trong một tiến trình thích hợp đi theo một phiên bản hơi đổi khác của con đường mòn đã được các nước đã phát triển đánh dấu, đạt được những định chế cần thiết như quy tắc thượng tôn pháp luật và nền dân chủ tự do trên con đường đó.

 

Dấu vết của việc đi theo con đường đã được sử dụng tốt đặc biệt rõ ràng trong những chủ đề như "đổi mới gãy vỡ" một lối nói hơi bị mòn nhẵn do Clayton Christesen của Trường Kinh doanh đại học Harvard tạo ra, trong những năm đầu bùng nổ những địa chỉ mạng "chấm com." Nó đã giúp thổi phồng chiếc bong bóng ngoạn mục đó, bây giờ nó đang được xuất khẩu để làm sủi bọt các nền kinh tế Đông Á theo cách ấy.

 

Câu chuyện lạc quan được đưa ra ở Davos không phải không có những kẻ phê bình. Một quan điểm khác khá phổ biến trong hai phe đối lập gay gắt: Những người trong tôn ti trật tự Trung Hoa lấy khái niệm "chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Hoa" ở một cái gì đó giống như giá trị bề mặt, và những người ở Hoa Kỳ vẫn giữ niềm hoài nghi truyền thống – hay thù địch với – Trung Hoa, hoặc là như một sự tiếp tục Chiến tranh Lạnh, hoặc là trên quan điểm cho rằng hai cường quốc lớn này cuối cùng thế nào cũng đụng độ nhau.

 

Về quan điểm khác này, Trung Hoa (và có lẽ các nước châu Á khác) có thể trở nên giàu có mà không cần trở thành tự do hay dân chủ. Đã làm được thế, Bắc Kinh (và theo quan điểm của những người ủng hộ Trung Hoa về phân tích này) sẽ biến sức mạnh kinh tế của nó thành ảnh hưởng chính trị. Trên tổng thể, ảnh hưởng này sẽ tự nhiên thiên về một phiên bản mạnh của học thuyết không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền (ít nhất cho đến khi Trung Hoa đủ mạnh để toan tính về một sự can thiệp như thế) và ủng hộ các chính phủ chuyên quyền đủ mọi loại như một đối trọng với tuyên bố của những nước dân chủ tự do là những chính phủ hợp pháp duy nhất chân chính.

 

Trên bề mặt, những người ủng hộ quan điểm thứ hai có lý lẽ tốt hơn. Bên trong Trung Hoa hai mươi năm nay đã thấy tăng trưởng kinh tế khổng lồ, nhưng không có tiến bộ thực sự nào về hướng dân chủ. Những hy vọng mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ khơi lên năm 1989 đã bị nghiền nát, và hầu hết người Trung Hoa tỏ ra đã chấp nhận nguyên trạng chính trị và yên phận để kiếm tiền.

 

Việc khuyến khích những cuộc bầu cử địa phương ở những làng mạc nông thôn như một cơ sở diễn tập dân chủ hóa hóa ra đã lâm vào một ngõ cụt. Mặc dầu những hệ thống bầu cử địa phương đã có trong nhiều thập kỷ, nó vẫn không dẫn đến việc mở rộng hệ thống này ra những thành phố nhỏ, chứ đừng nói đến những thành phố lớn hiện nay là trung tâm của những hoạt động kinh tế. Và chính phủ trung ương không ngại ngần dẫm lên bất cứ làng xã nào coi các quyền dân chủ là quá nghiêm túc – chẳng hạn, bằng cách bầu cho những ứng cử viên không được chấp nhận hoặc đòi bãi nhiệm một lãnh đạo xã có những mối liên hệ quan trọng.

 

Trên thực tế hệ thống bầu cử địa phương có thể được coi như một cuộc rút lui chiến lược của Đảng Cộng sản, cách tốt hơn để bảo vệ độc quyền quyền lực ở quy mô toàn quốc. Không còn sót lại mối quan tâm ý thức hệ nào theo cách các làng xã đang được điều hành, việc rũ bỏ trách nhiệm đối với những công việc không mấy lợi lộc của chính quyền địa phương có ý nghĩa rất lớn.

Về phương diện quốc tế, Trung Hoa đã thiết lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) cùng với Nga và một nhóm các nước độc tài Trung Á (các tên nước có đuôi -stan) và với Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan là những quan sát viên chính thức. Nhóm này có một lợi ích chung trong việc cổ vũ quan điểm rằng không có mô hình chính phủ nào duy nhất phù hợp [cho tất cả], và rằng hoàn cảnh châu Á đòi hỏi các giá trị Khổng giáo về việc tôn trọng người cầm quyền.

 

Cuối cùng chính phủ Trung Hoa đã tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng việc kiểm soát đó vào các mục tiêu địa chính trị. Trong số những thí dụ nổi bật nhất là việc giữ độc quyền, thông qua cạnh tranh như ăn cướp, thị trường "đất hiếm" và áp đặt lệnh cấm lên nhập khẩu sang Nhật Bản sau khi nước này bắt giữ một thuyền đánh cá Trung Hoa trong vùng biển tranh chấp.   

 

Tất cả những chuyện này tạo vẻ ngoài về một chế độ thống nhất trong đó sức mạnh kinh tế và chính trị  được vận dụng phối hợp cùng nhau trong việc theo đuổi những lợi ích của dân tộc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi mô hình này đang hấp dẫn nhiều người Trung Hoa và được nhiều người phương Tây nhìn bằng con mắt vừa sợ hãi vừa thèm muốn.

Nhưng những cái vẻ ngoài có thể lừa dối. Các cường quốc lớn đã định hình hay đang vươn lên, có xu hướng đánh giá quá cao khả năng của họ điều khiển tiến trình của các sự kiện. Hoa Kỳ một thời gian dài dùng cấm vận như một công cụ của chính sách (hoặc ít nhất như một sự biểu thị cơn thịnh nộ chính trị), đáng chú ý nhất là cấm vận chống chính phủ Cuba. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thiếu một sự tham gia rộng rãi của quốc tế, những chính sách như thế may lắm là vô dụng nếu không rơi vào tình trạng phản tác dụng tệ hại. Anh em Castro vẫn nắm chính quyền dài dài sau khi những tay độc tài ít hung hăng hơn theo cảm quan của Mỹ đã bị đuổi ra khỏi đất nước hay bị tống vào ngục.

 

Việc cấm vận đất hiếm ít thành công hơn cuộc cấm vận Cuba, bị bãi bỏ chỉ sau năm tuần. Tác động duy nhất của nó là sự tranh giành trong số những người sử dụng đất hiếm để duy trì những nguồn cung cấp thay thế, dẫn đến việc mở lại những mỏ đã bị đóng do kết quả của cuộc cạnh tranh giá-thấp của Trung Quốc. Một vị trí giành được bằng giá đắt của sức mạnh thị trường đã bị vứt bỏ không thể lấy lại.

 

SCO cũng vô ích như thế. Nó đã không tạo được một ảnh hưởng quyết định lên các sự kiện ở Tây Á. Những hành động của Nga trong việc kích động những nước nhỏ li khai như Abkhazia và Nam Ossetia trực tiếp chống lại những quan ngại của Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ. Tương tự, tổ chức này có ít ảnh hưởng đối với sự sụp đổ của các chính phủ kế tiếp nhau ở Kyrgyzstan. Khi (và nếu) những kẻ độc tài ở các nước 'tên có đuôi –stan' gặp thách thức nghiêm trọng từ các thần dân của chúng, hiếm khi thấy SCO làm được gì nhiều, hoặc còn giữ được nhiều sức hấp dẫn với các nhà nước kế vị.  

 

Nếu Afghanistan là bãi tha ma của các đế quốc, thì châu Á đã từng là bãi tha ma của các tổ chức quốc tế, và SCO dường như cũng chịu chung số phận với SEATO, ASEAN, APEC, AP-6 và nhiều tổ chức khác. Những tổ chức này (SEATO chết vì thiếu sự quan tâm trong những năm 1970 nhưng những tổ chức còn lại vẫn còn tồn tại đến ngày nay)   đã tổ chức nhiều cuộc họp, nhưng khó mà chỉ ra được một thành tựu quan trọng nào trong khoảng thời gian giữa những cuộc họp ấy. Và phần lớn những tổ chức này có nhiều thành viên cố kết và căn bản hơn SCO, vốn giống như một "salon chối từ" (salon des refusés[1]) hình thành trong sự thách thức của các tổ chức tương ứng của các nền dân chủ tự do.    

                                                 

Cuối cùng có một câu hỏi lớn liệu Đảng Cọng sản Trung Hoa có thể duy trì độc quyền quyền lực của nó trong một nền kinh tế thị trường phát triển hết cỡ (hoặc có thể pha trộn) hay không. Trái ngược với một số hy vọng lạc quan, có ít lý do để nghĩ rằng sự phát triển của một nền kinh tế thị trường tự nó đủ để tạo ra một bước chuyển về hướng dân chủ. Đảng này đã hết sức thành công trong việc kết nạp những thành viên hàng đầu của khu vực kinh doanh và trong việc đảm bảo rằng họ có một khả năng thật sự để duy trì trật tự hiện tồn.

 

Mặt khác, như tấm gương của Mùa Xuân A Rập cho thấy, các chính phủ độc tài có thể dễ đổ vỡ hơn nhiều so với vẻ ngoài của chúng. Cái hệ thống đầu sỏ chính trị tự-bầucử chính mình đã nổi lên ở Trung Hoa từ sau cái chết của Mao đã là một nguồn ổn định nhưng không đưa ra được cách nào tốt để giải quyết những bất đồng cơ bản về các đường lối chính sách.

Tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của hai thập kỷ qua đã làm cho việc giải quyết các bất đồng trở nên tương đối dễ dàng. Chỉ cần thấy, đã có đủ thặng dư để thỏa mãn mọi lợi ích quan trọng và vẫn còn cho phép tăng nhanh thu nhập cho khối lớn dân cư, hay ít nhất những người ở khu vực đô thị là những người có thể tạo thành mối đe dọa đối với ổn định chính trị.

 

Hơn nữa, tấm gương Mùa Xuân A Rập gợi lên rằng một sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế có thể dẫn đến gãy vỡ đột ngột trong cái có vẻ ngoài là một trật tự chính trị đã được thiết lập vững vàng. Trong các nước dân chủ, những cú sốc kinh tế thường dẫn đến thất bại trong bầu cử cho chính phủ đương nhiệm, điều ấy ít nhất cũng cung cấp cho xã hội một ai đó để đổ lỗi, và một phép thử của cái giả thuyết rằng khủng hoảng là do lãnh đạo kém.

 

Trong một chế độ mà cấu trúc quyền lực nằm trong tay một nhóm nhỏ đóng kín như Trung Hoa, không có một cơ chế như thế. Hệ thống này có thể đổ vỡ từ bên trong, những bất đồng, bè phái, bên trong ban chấp hành trung ương tràn ra toàn đảng và cả ra ngoài xã hội. Như một lựa chọn, những cuộc biểu tình phản đối quy mô lớn của công chúng, kết hợp với những bất đồng vượt quá mức độ cần đến và có thể đàn áp, dễ kéo đến một sụp đổ nhanh chóng.

Với tính mờ đục của hệ thống này, không có cách nào nói trước một sự sụp đổ như vậy sẽ xảy ra khi nào và theo cách nào, trừ cái nhận xét rằng nó có thể được báo trước bằng một loại khủng hoảng kinh tế gì đó. Hơn nữa, không có cách nào nói trước liệu một cuộc khủng hoảng như thế có thể tạo ra bước chuyển biến tương đối êm đềm sang dân chủ, hay là một cái gì đó hỗn loạn hơn, hay có lẽ đẫm máu.

 

Một sự sụp đổ trật tự hiện tồn, đi kèm theo sự dâng trào đột ngột các yêu cầu dân chủ hóa chắc chắn sẽ là một ví dụ tốt nhất về một sự "đổi mới gãy vỡ." Nhưng có lẽ những người quăng ra câu này nên cẩn thận với điều họ muốn.



[1] Các salon nghệ thuật ở Paris trưng bày những tác phẩm bị giới hàn lâm thời thượng chối từ .

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2274
Ngày đăng: 30.09.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thực Hư Quanh Phát Hiện Chấn Động, Tốc Độ Ánh Sáng Chưa Phải Là Nhanh Nhất - Lương Thái Sỹ
Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa - Hiếu Tân
Phải chăng Einstein đã sai? Một Neutrino Nhanh-hơn-ánh-sáng có thể đang khẳng định điều đó. - Hiếu Tân
Điều lầm lỗi mà tôi thích nhất - Nguyễn Thị Hải Hà
Giáo sư Einstein, xin ngài cứ bình tĩnh. E vẫn còn bằng mc2. Chắc chắn thế … - Hiếu Tân
Báo Mĩ và Canada bình luận về tình hình Syria - Phạm Nguyên Trường
Can thiệp hay không can thiệp? - Hiếu Tân
Để yêu sách dầu mỏ, Trung Hoa không cần hải quân mạnh. - Hiếu Tân
Biển Nam Trung Hoa là tương lai của Xung đột - Hiếu Tân
Những người thua trận ở Libya - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)