Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.181
123.221.992
 
Cuộc trở lại của những người Islamists
Hiếu Tân

Một dạng tự do đáng ngờ cho Bắc Phi

Clemens Höges và Thilo Thielke, spiegel

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,788397,00.html

 

 

Ảnh: AP

 

Những kẻ độc tài đã ra đi, nhưng ai sẽ thừa kế quyền lực ở Libya, Tunisia và Ai Cập? Ảnh hưởng của Islamist là rất lớn trên khắp khu vực và các nhóm chính trị bảo thủ đang phô trương sức mạnh. Những tháng tới đây sẽ quyết định Bắc Phi có thể ủng hộ dân chủ đến đâu.

 

Những hòm đạn nay trống rỗng sau cuộc chiến đấu gần đây được chất đống bên ngoài các trại lính ở sân bay Tripoli. Một trong các vị khách, mặc đồng phục quân đội, đang ngồi trong một chiếc ghế da sang trọng bên trong tòa nhà. Ông ta dận đôi úng lên tấm thảm dày, nét mặt ông ta rắn rỏi như đá tạc. Người đàn ông  nói một cách  chăm chú. Ông ta muốn mỗi câu ông ta nói ra được ghi vào băng video, và không điều gì bị hiểu sai.

 

Trong nhiều năm, các cơ quan tình báo Anh và Pháp đã săn lùng Abdel Hakim Belhaj, chỉ huy lữ đoàn Tripoli của quân nổi dậy Libya, tin rằng ông ta là khủng bố và đồng minh của lãnh tụ al Qaida lúc ấy là Osama bin Laden. Họ còn báo cáo đã cho bắt ông ta, dẫn đến việc ông bị tra tấn bằng các syringe và nước lạnh đóng băng. Tuy nhiên bây giờ Phương Tây và nhiều người Libya đang chăm chú theo dõi và đang nghe từng lời ông ta nói.

 

"Trong thực tế, đơn vị chúng tôi không có liên quan gì đến al-Qaida vào thời gian ấy" Abdel Hakim Belhaj nói. Belhaj, một cựu chiến binh trong chiến tranh Afghanistan và cựu chỉ huy Đơn vị chiến đấu của Islamist Libya (LIFG), đơn vị này đã bị chế độ của cựu lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi khủng bố, phải chạy sang ở Afghanistan trong nhiều năm. Belhaj, người Islamist dạn dày chiến trận, bây giờ là chỉ huy của tất cả quân nổi dậy ở thủ đô Libya.

 

Người của ông đi tuần trên những chiếc xe tải nhỏ, trang bị súng tự động trong khi các thủ lĩnh dân sự của quân nổi dậy tìm cách vạch ra một con đường cho tương lai của đất nước. Belhaj nói rằng chính quyền nằm "trong tay của nhân dân Libya," và người Libya bây giờ có thể quyết định họ sống cuộc đời của họ như thế nào. "Chúng tôi muốn một đất nước thế tục" ông nói thêm. Nhưng nhiều người Libya không tin một lời nào người Islamist này đang nói.

 

Những khác biệt sâu sắc

 

Dầu sao, có nhiều chuyện để đánh cược hơn là chỉ vấn đề về ai là người đang nắm quyền. Đó là về định hướng tương lai của Libya. Những cuộc nổi dậy của Mùa Xuân A Rập ở Bắc Phi đã kết thúc, và theo sau những thay đổi chế đô ở Tunisia và Ai Cập, một liên minh của những người Islamist và những người nổi dậy không theo đạo đã có những thắng lợi nổi bật ở Libya. Nhưng nay khi cuộc chiến đã hầu như chấm dứt, thì những khác biệt sâu sắc giữa hai nhóm này đang trở nên ngày càng rõ.

 

Như ở Tunisia và Ai Cập, chẳng bao lâu sẽ rõ nước Libya mới có thể dân chủ đến đâu. Liệu nó sẽ phát triển theo mô hình Thổ Nhĩ Kỳ, mà thủ tướng Thổ Recep Tayyip Erdogan gần đây đã cổ võ trong một chuyến đi nổi tiếng qua thế giới A Rập hay không? Hay là, trên một đầu khác của phổ này, nó sẽ theo gương nền chính trị thần quyền của Iran?

 

Các nền độc tài cũ đã thuận tiện đối với phương Tây, bởi vì chúng giữ những người Islamist trong vòng kiểm soát. Nhưng bây giờ khi nhân dân đã tự giải phóng cho mình, nền tự do của họ áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả Islamist lẫn thánh chiến Hồi giáo, muốn thấy luật Sharia được áp dụng trong mỗi nước của họ. Họ đang đòi phần của họ trong chính quyền, mà phần đó không thể là nhỏ.

 

Các lữ đoàn Islamist chiến đấu tốt ở Libya. Trong thực tế, ngay cả nhiều thập kỷ trước các cuộc cách mạng ở Bắc Phi, họ là phe đối lập được tổ chức tốt nhất trong ba nước đó. Các lãnh tụ của họ bị giam cầm, bị tra tấn và bị giết. Những người Islamist đã trả giá đắt, điều đó làm cho những người ủng hộ họ thêm mạnh bạo. Họ cũng có nguồn tài chính lớn hơn các nhóm đối lập khác, một phần nhờ sự ủng hộ của các tù trưởng Hồi giáo vùng vịnh, như lãnh tụ Qatar.

 

Trong vòng bốn tuần nữa sẽ tổ chức bầu cử một ủy ban hiến pháp ở Tunisia, và các cuộc điều tra dư luận cho thấy đảng tôn giáo Nahda có thể chiếm tới 20-30 phần trăm số phiếu. Điều này có thể cho những người Islamist nhiều quyền lực hơn bất kỳ một đảng thế tục nào.

 

Tiềm năng lớn

 

Điều này không có gì ngạc nhiên vì những người Islamist có bộ máy vận động bầu cử lớn nhất, họ tài trợ cho việc nghiên cứu và các dự án xã hội, họ có mặt ở khắp nơi và truyền bá lòng mộ đạo. Phụ nữ đã than phiền về việc bị tấn công ở nơi công cộng giữa ban ngày. Khi một bộ phim phê phán tôn giáo được chiếu ở Tunis, những người Islamist ào ra dữ dội khỏi rạp và tấn công hành hung những người chủ rạp.

 

Những người quan sát ở Ai Cập tin rằng những người Islamist ở đó – Huynh đệ Hồi giáo và Salafist – giữ một tiềm lực giữa các cử tri. Huynh đệ Hồi giáo bây giờ tự gọi nó là đảng Tự do và Công lý, đã muốn thiết lập những qui tắc khắc nghiệt đối với những người phụ nữ nước ngoài mặc bikini trên các bãi biển Ai Cập. Các thành viên của giáo phái Salafist đã thành lập một số đảng khác.

 

Khi hai nhóm này tổ chức một cuộc tập hợp chung trên Quảng trường Tahrir ở Cairo, mười nghìn người đã có mặt để biểu tình ủng hộ một nhà nước Hồi giáo. Một số người trách cứ những  người Salafist về số vụ tấn công hung bạo vào các nhà thờ Cơ đốc Coptic gần đây đang tăng lên ở Ai Cập.

 

Tình hình ở Libya hỗn loạn hơn nhiều so với hai nước láng giềng, một phần là vì những người nổi loạn vẫn còn đánh nhau với những kẻ trung thành với Gadhafi còn sót lại. Tuy nhiên, Hội đồng Chuyển đổi Quốc gia, do Mustafa Abdul Jalil cầm đầu, và cái gọi là Ủy ban Thường vụ, dưới quyền chủ tịch của Mahmoud Jibril, đã trình bày lộ trình đến dân chủ kêu gọi cuộc bầu cử một quốc hội 200 thành viên trong khoảng tám tháng nữa. Trong khoảng một năm, quốc hội sẽ thảo ra một hiến pháp, tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp và cuối cùng sẽ tổ chức những cuộc bầu cử tự do.

 

Lãnh đạo quân đội Belhaj đã cảm thấy đủ mạnh để chống lại Jibril, người đang làm thủ tướng de factor (thực tế, không do bầu cử). Thật ra Belhaj đang cố đẩy Jibrrl ra khỏi cương vị của ông này.

 

Những cáo buộc tham nhũng

 

Nhưng hai người Islamist có ảnh hưởng nhất ở Libya có lẽ là anh em Salabi. Ismail Salabi chỉ huy một trong những lữ đoàn quân nổi dậy kiên cường nhất ở Benghazi. Em ông ta, Ali, được coi là một trong những lãnh tụ tôn giáo của đất nước, qua lại giữa Libya và Qatar, nước A Rập vùng Vịnh Persic đã cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy và huấn luyện binh lính của nó.

Anh em Salabi đã nhiều lần cố làm mất uy tín của Hội đồng Chuyển đổi Quốc gia bằng những cáo buộc tham nhũng. Ali tuyên bố hội đồng này đầy những "kẻ thế tục quá khích" những người đang cố loại bỏ các nhóm tôn giáo trước các cuộc bầu cử, và rằng Jibril muốn dẫn đến một "thời đại mới của bạo ngược và chuyên chính."

 

Những người Islamist bây giờ đang có kế hoạch thành lập một đảng tôn giáo. Tuy nhiên, nếu họ không thắng trong cuộc bầu cử, họ sẽ vẫn tôn trọng ý chí của nhân dân, Ali Salabi nói. Salabi khăng khăng nói rằng ông ta tin vào nền dân chủ.

 

Nhưng nhiều người không tin những kẻ quá khích như anh em Salabi, đặc biệt từ sau vụ giết Andul Fattah Younis. Là cựu bộ trưởng nội vụ của Gadhafi, Younis tham gia quân nổi dậy ít ngày sau khi các cuộc nổi dậy bắt đầu, và, với tư cách tổng tư lệnh của họ, ông đã phát triển quân đội. Đạo quân của ông là một trong ba đạo quân có mặt ở gần Benghazi vào ngày 28 tháng Bẩy. Cho đến nay vẫn chưa rõ ai đã bắn Younis và hai người đồng hành với ông rồi sau đó chôn các thi thể, mặc dù nghi ngờ chĩa vào những người Islamist.

 

Fathi Bin Issa, tổng biên tập của tờ báo Tripoli Arus al-Bahr, đang ngồi trong văn phòng dài, hẹp của ông, một căn phòng tràn ngập ánh sáng đèn huỳnh quanh lạnh. Lá cờ đỏ, đen và xanh lục của nước Libya mới treo gần bàn làm việc của ông. Bin Issa là người phát ngôn của quân nổi dậy ít lâu sau khi họ chiếm được thủ đô, và các biên tập viên của ông bây giờ viết đều đặn những bài đặc biệt về những người Islamist. Ông nói chỉ mới tuần trước thôi, ông đã nhận nhiều cú điện thoại dọa giết, những người gọi đến đe cho nổ tung văn phòng của ông.

 

Phần 2: Những mối quan hệ tốt và một chương trình nghị sự

 

"Ở đây có những người đang cố gắng xây dựng một Hazbollah của Libya," bin Issa nói. "Có một nguy cơ lớn là họ sẽ chiếm chính quyền." Các nhà báo nói, ở một số khu những sắc lệnh tôn giáo, gọi là fatwas, đã ban hành cấm phụ nữ đi ra nơi công cộng một mình. Ông cũng nói rằng một số salon thẩm mỹ đã bị đóng cửa, và những thành viên của một cảnh sát tôn giáo đã bắt đầu xuất hiện trên các đường phố. "Những người này có những mối quan hệ [ô dù] tốt, và họ có một chương trình hành động. Đó là điều khiến họ nguy hiểm đến thế." Theo ý kiến của Bin Issa, mội việc hiện nay phụ thuộc vào xã hội dân sự phản ứng với những thay đổi như thế nào. "Nếu chúng tôi không có khả năng đẩy những người này ra xa, chúng tôi có thể thấy tình trạng như ở Iran hay dưới thời Taliban," Issa nói.

 

Đại tá Al Ahmed Barathi, 53 tuổi, là chỉ huy mới của quân cảnh ở Tripoli. Đại bản doanh của ông ta đã từng là nơi đóng quân của lữ đoàn 32 khét tiếng, đó là bọn tra tấn và dẫn đầu bởi Khamis con trai Gadhafi. Các trại lính thì ở ngoại ô Tripoli, nơi đại tá Barathi đang ngồi trong văn phòng của ông ta bên một chiếc bàn lớn. Ông ta đang đeo một cặp kính râm và có đôi bàn tay thô ráp của người lính chuyên nghiệp, thế nhưng Barathi là người ăn nói mềm mỏng.

 

Viên sĩ quan này vốn quê ở Benghazi, ở đó nơi ông tham gia quân nổi dậy ngay lập tức. "Tôi đứng trước đơn vị của tôi và nói rằng tôi có ý định chạy sang phía bên kia. Tôi để cho mỗi binh lính tự quyết định có theo chúng tôi hay không. Toàn bộ đơn vị bỏ ngũ theo tôi."

 

Cuộc chạm trán nhỏ với những người Islamist

 

Barathi không lo ngại về các hoạt động của những người Islamist. "Người Libya không muốn bị những người ấy cai trị. Ngay cả Belhaj cũng đã nhận ra điều này và dè dặt trong những phát biểu của ông ta."

Nhưng sau đó ông nói về những cuộc chạm trán nhỏ với những người Islamist và nói rằng người của ông đã đánh tan cả một đơn vị những người Islamist hồi đầu cuộc nổi loạn. "Những người Islamist đã bị các bộ lạc cô lập, những bộ lạc này không hề muốn họ. Sau khi chúng tôi ra tối hậu thư cho họ hoặc là chiến đấu bên cạnh chúng tôi hoặc hạ vũ khí, nhiều người giao lại vũ khí trong khi những người khác bỏ ngũ"

 

Sự bất đồng giữa những người Islamist và người dân Libya thế  tục thậm chí có thể có kết quả tích cực – chủ nghĩa đa nguyên đích thực – Aref Nayed nói, ông là điều phối viên của cái gọi là đội ổn định của chính phủ nổi dậy. Là một nhà doanh nghiệp giàu có của công nghệ tin học, học giả Hồi giáo và nhà triết học, Nayed thường có mặt ở tiền sảnh của khách sạn Corinthia ven Tripoli cùng với nhiều lãnh đạo chính trị của nước này.

 

Một con người bặt thiệp với bộ ria xén tỉa gọn ghẽ, Nayed đã từng du học ở Canada và Hoa Kỳ và đã làm việc ở Italy. Ông là người lão luyện trong việc vận động giữa các mặt trận đối nghịch.

 

"Đưa xã hội vào khuôn khổ"

 

Sau khi Giáo hoàng kích động những người Hồi giáo chống lại Nhà thờ Công giáo bằng một bài diễn văn vụng về năm 2006, Nayed là một trong số 138 học giả Hồi giáo ký một bức thư khởi động những cuộc đàm phán hòa giải. Khi Nayed tham gia vào Hội đồng Chuyển đổi Quốc gia, Vatican tuyên bố nó vui mừng thấy một người "bạn cũ" đã trở thành một nhân vật quan trọng ở Libya.

 

Nayed mơ về một cuộc thỏa hiệp giữa những người Libya thế tục và Islamist, một cuộc dàn xếp có thể trở thành một kiểu mẫu cho thế giới A Rập, trong đó những người Islamist có thể được nhìn nhận như một lực lượng chính trị, ngay cả trong khi phụ nữ có thể giữ những cương vị trong chính phủ. Nayed nói trong tất cả những chuyện này không có điều gì mâu thuẫn với những giáo lý của đạo Hồi. Người đứng đầu hội đồng là Abdul Jalil, một tín đồ Hồi giáo rất mộ đạo, cũng ủng hộ một sự thỏa hiệp. Abdul Jalil hình dung một nền dân chủ Hồi giáo ôn hòa với một hệ thống pháp luật dựa trên Sharia. Ngoài ra, Nayed nói, không phải các lãnh tụ chính trị mà chính các bộ lạc đang giữ cho xã hội vào kỷ cương nền nếp"

 

Trong khi ông đang say sưa trích dẫn những triết gia cổ, một khẩu súng rơi tuột ra khỏi chiếc áo choàng đắt tiền. Chiếc thắt lưng hẹp bản của ông không đủ chắc để giữ khẩu súng 9 ly nặng nề. "Tôi chẳng biết cách sử dụng nó," Nayed thì thầm. Ông nói rằng vệ sĩ của ông năn nỉ  ông đeo súng, để ông không bị rơi vào tình trạng không được bảo vệ khi ra trước công chúng.

 

Một bức ảnh lớn của viên tướng bị giết Younis treo trên Quảng trường Nghĩa sĩ – trước khi những người nổi dậy đến được gọi là Quảng trường Xanh - ở trung tâm thương mại Tripoli. Viên tướng khởi nghĩa biết cách sử dụng súng, nhưng điều đó đã không ích lợi gì cho ông cả.

 

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2184
Ngày đăng: 02.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Báo chí phương Tây bình luận về việc Putin tranh cử tổng thống: Putin hạ lệnh bầu Putin - Phạm Nguyên Trường
Tại sao các nhà nghiên cứu về Trung Đông không thấy trước Mùa Xuân Ả-rập - Trần Ngọc Cư
Sự sụp đổ gần kề của Trung Hoa - Hiếu Tân
Thực Hư Quanh Phát Hiện Chấn Động, Tốc Độ Ánh Sáng Chưa Phải Là Nhanh Nhất - Lương Thái Sỹ
Bàn về chiến sự tuần này: hãy nói về Trung Hoa - Hiếu Tân
Phải chăng Einstein đã sai? Một Neutrino Nhanh-hơn-ánh-sáng có thể đang khẳng định điều đó. - Hiếu Tân
Điều lầm lỗi mà tôi thích nhất - Nguyễn Thị Hải Hà
Giáo sư Einstein, xin ngài cứ bình tĩnh. E vẫn còn bằng mc2. Chắc chắn thế … - Hiếu Tân
Báo Mĩ và Canada bình luận về tình hình Syria - Phạm Nguyên Trường
Can thiệp hay không can thiệp? - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)