Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.125
123.228.133
 
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 5
Nguyễn Quỳnh USA

KÌ BỐN-b

 

Bây jờ Heidegger nêu lên câu hỏi nữa là làm thế nào cho sự fân-tích nguồn-sống-đang-ở-kia (Dasein) được rõ ràng qua fương-fáp Học-về-con-người (Anthropology), qua Tâm-lí Học, và qua Sinh-vật Học (Biology)?  Theo Heidegger, sau khi một đề-án đã được vạch ra bằng những fương-thức rõ ràng, thì điều quan-trọng trước tiên là loại bỏ ngay những jì xét ra vô tích sự trong thảo-luận. Thứ đến, chúng ta cho biết ngay nếu những nền-tảng truy-tầm đề-án và những cách đặt câu-hỏi thẳng vào nguồn-sống-ở-kia (Dasein) chưa được thực sự tra vấn theo tinh-thần Triết-học. [Chỗ này xin đọc thêm về  Husserl].

 

Để biết rõ cách fân-tích theo fương-fáp Học-về-con-người (Anthropology), Tâm-lí Học và Sinh-vật Học (Biology), chúng ta lại đặt câu hỏi về Bản-chất (Ontological). [Chổ này xin đọc thêm về Trần Đừc-Thảo]. Tuy nhiên, Heidegger đã lưu-í ngay và rất đúng là chúng ta fải cẩn-thận vì tính chất “Khoa-học” của ba môn kể trên chưa hoàn-bị. Để đúng là Khoa-học, cả ba bộ môn ấy cần fải được fân-tích theo cỗi-nguồn về Bản-chất (Ontological  problematics).

 

Xét theo Khoa-học của môn Sử (Historiology), chúng ta chỉ cần nhìn vào suy-tư trong tinh-thần Descartes. Nhờ Descartes chúng ta mới có Triết-học mới (Modern Philosophy), mặc zù ngày nay chúng ta fải công-nhận rằng người mở lối cho Tân Triết-học có tính Khoa-học fải là Spinoza. Chính Leibniz cũng đã fải đến gặp Spinoza nhiều lần, và rất tỏ lòng khâm-fục.

 

Zầu sao sự khám-fá ra “Cái tôi hiện-hữu” (Cogito sum) vẫn là công-trình của Descartes. Thế nhưng, trên thực-tế, và đúng như Heidegger đã thấy, Descartes không bàn đến “sự hiện-hữu” hay “nguồn-sống” (sum). Chúng ta thử hỏi nếu không có “nguồn-sống” hay “hiện-hữu” làm sao có “Cái tôi tư zuy”? Cũng vậy, nếu không có “nguồn-sống” làm sao có “zân-tộc”. Không có “zân-tộc” làm sao có “quốc-ja” và “nhà-nước”. Chẳng lẽ những thứ đó, như cái-tôi, zân-tộc, quốc-ja, và nhà-nước vươn lên từ sa-mạc hay từ hư-không? Bởi vậy, fân-tích của chúng ta fải nhằm đưa tới câu hỏi về Nguồn-sống (Sein) của sự hiện-hữu (sum). Theo Heidegger, chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ bản-chất của Nguồn-sông (Sein), khi ấy chúng ta mới hiểu Nguồn-sống (Sein) tiêu biểu cho cái-tôi tư-zuy rât đa-ziện (cogitationes) (trong trang 72, theo bản Anh-ngữ của John Macquarries và Edward Robinson, thì câu này có thể bị hiểu lầm, nguyên-văn “… can we grasp the kind of Being which belongs to cogitationes.” Vì chữ “kind” ở đây fải là vấn-đề cần được thảo-luận kĩ-càng, NQ). Việc đầu tiên fải làm là NẾU chúng ta đặt vấn-đề về “Cái-Tôi” như chuyện (zữ-kiện) ngay tức khắc (chữ proximately có hai ngĩa “gần nhất” và “ngay tức-khắc”) thì chúng ta sẽ không thấy vấn-đề trong hình-záng bên-ngoài hay hiện-tượng của cái-đang ở kia (Dasein).

 

Xét về bản-chất (ontologically), trừ fi “chủ-thề” đã được tìm-hiểu rõ ràng, nếu không mọi vấn-đề vẫn cần fải đặt ra với nguyên-hình là chủ-thể (subjectum), không cần biết đến kinh-ngiệm và já-trị sống (ontic) của một người mạnh thế nào trước “chất-tính của linh-hồn” hay trước “lí-tưởng trừu-tượng của í-thức”. Bản-chất của vấn-đề (The Thinghood) zù nằm trong lí-tưởng vẫn fải có cỗi-nguồn. Cỗi-nguồn ấy là bản-chất của nó fải thật rõ ràng nếu chúng ta thực-sự hiểu rằng khi chúng ta ngĩ đến Nguồn-sống (Sein) không hề mang mầu-sắc lí-tưởng, như Nguồn-sống của chủ-thề, của linh-hồn, của í-thức, của tinh-thần, hay của một-người. Những chữ này miêu-tả lãnh-vực hiện-tượng, cho nên chúng có “hình-tướng đã an-bài” [ausformbare]. Bởi vậy, trong thực-tế hay trong ứng-zụng chúng ta không nhận ra những chữ đó để đặt ra câu-hỏi về Nguồn-sống liên-quan tới chúng. Thế thì, chúng ta nên cẩn-thận zùng những từ-ngữ đó khi ziễn-tả “đời-sống” hay “con-người”.

 

Ở đây chúng ta nên cẩn-thận nhận định về í-niệm sự-vật (Ding) của Heidegger. Cuốn Was ist ein Ding? của ông sẽ cho chúng ta rõ ngĩa “Ding” hơn. “Ding” không chỉ có ngĩa là “vật-thể” mà còn có ngĩa là “cơ-cấu” hay “sự-kiện” ở thế-jan hằng ngày chúng ta ngĩ đến. Trong tiếng Việt có hai từ chỉ cho sự-vật trong ngĩa rất siêu-hình. Hai chữ đó là “cái” như “cái kia” hay trong câu-hỏi “Cái jì thế”, và “sự” như “sự-kiện”, “zữ-kiện”.

 

Zo đó, theo Heidegger, người không fải là sự-vật (Ding), chẳng fải là một chất-tính, như “cái” hay “sự”, và zĩ-nhiên người không fải đồ-vật. Ngay cả Scheler và Husserl cũng đều khẳng định rằng người là một Vận-hành có lí sinh-tồn hợp-hiến hẳn-hoi (a Constitution) khác hẳn với vật-thể (Ding) trong Thiên-nhiên. Cách cư-xử (act) của con người không bao jờ là một vật-thể. “Cư-xử” (act) là một hoạt-động zính-liền với tư-zuy nhưng không fải là tâm-trí hoang-đường (psychical). Theo Heidegger, hoạt-động của tâm-trí hoang-đường là một cách trình bày những sự-kiện hay hoạt-động không có tính người hay zo hoang-tưởng. Ví-zụ trong Truyện Kiều:

 

Ông Đồng:         Người này nặng kiếp oan-ja,

                                    Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho! (Zựa vào hoang-đường)

Thúc-sinh:         Chẳng qua đồng-cốt quàng xiên,

Người đâu mà lại thấy trên cõi đời. (Zựa vào hiểu-biết zù có lầm lẫn)

 

Nói một cách khác, hành-động của con người luôn luôn theo í-chỉ hay mục-đích (intention), cho nên mọi hành-động có í-chỉ hay mục-đích quấn quit với nhau để tạo thành í-ngĩa. Vậy nên, Heidegger đã hỏi: “Í-ngĩa trong bản-chất (ontology) của việc làm hay cách cư-xử là jì?” Tiếp theo Heidegger lại hỏi Nguồn-sống (Dasein) nào của một người (hành-động) hiểu đúng theo bản-chất trong việc-làm có í-ngĩa này?

 

Để rõ vấn-đề, chúng ta fải tìm hiểu Nguồn-sống (Sein) trong cái toàn-vẹn của người hành-động. Con người trong í-ngĩa toàn-vẹn của con người khi jeo hành-động là mang cả xác-thân, linh-hồn, và tinh-thần của người đó. Chính xác-thân, linh-hồn, và tinh-thần hiện ra qua những thể-tài (themes) có tính hiện-tượng để chúng ta truy-tầm. Thế thì, Heidegger đề-ngị, trong vài trường-hợp có jới-hạn, chúng ta nên bỏ qua những điểm không rõ ràng trong bản-chất.

 

Câu hỏi về Nguồn-sống (Sein) của một người không fải là câu hỏi zễ trả lời, cho nên để trả lời câu hỏi ấy không fải là chuyện cứ gắn Nguồn-sống (Sein) vào xác-thân, linh-hồn, và tinh-thần lại với nhau là đủ, nhất là có những loại Nguồn-sống (Sein) không cho chúng ta rõ tính-chất của chúng, đó là chưa kể có những chỗ chúng ta cần fải đặt vấn-đề với Nguồn-sống (Sein). Như thế tất fải có cái jì nằm trong câu-hỏi về Nguồn-sống (Sein) của cái-jì-đang-ở-kia (Dasein). Cái jì đó, theo Heidegger, chình là hướng-đi (Orientation) hoàn-toàn bị “tô-mầu fóng đại” bởi Khoa-học về người (Anthropology) bởi Jáo-lí Thiên-chúa và bời jáo-lí cổ-truyền (Hi-lạp). Những nền-tảng thuộc về bản-chất rất thiếu-sót trong hai jáo-lí kể trên đã bị Triết-lí về cuộc-đời và khuynh-hướng cá-nhân bỏ qua không bàn đến. Có hai iếu-tố quan-trọng trong Khoa-học về người (Anthropology) trong truyền-thống [của những jáo-lí kể trên] như sau:

 

1.                   Iếu-tố nhứ nhất cho là:  “Con-người” là con vật biết zuy-lí. Hiểu như thế tức là chỉ hiểu có một thứ Nguồn-sống (Sein) theo ngĩa Nguổn-sống (Sein) đang có mặt và ở lúc này (lúc này con người hành-động như con vật). Zo đó đã quên không để í đến một thứ Nguồn-sống (Sein) thuộc về “con-người”.

 

2.                   Iếu-tố thứ hai là:  Nguồn-sống (Sein) của bản-chất là người cũng như iếu-tính của con người là một bản-tính thuộc về Thần-học (Theology). Í-ngĩa “Thần-học” Heidegger nêu lên ở đây rất có í-ngĩa, vì có khởi đi từ í-ngĩa “Thần-học” nơi con người, [tức là không có ở con vật] nên chúng ta mới suy-ziễn hay truy-tầm Khoa-học về người (Anthropology) mà chúng ta gọi là “con người” khi chúng ta kết-hợp jáo-lí Thiên-chúa với jáo-lí cổ-xưa (Hi-lạp) lại với nhau.

 

Nhưng nếu chúng ta ziễn-jải Nguồn-sống (Sein) của Thượng-đế  theo lẽ bản-chất của tư-tưởng cổ-truyền (Hi-lạp) thì chúng ta sẽ thấy Nguồn-sống (Sein) có jới-han (ens finitum). Trong những thời-đại mới, định-ngĩa về Nguồn-sống(Sein) trong jáo-lí Thiên-chúa đã mất đi “í-ngĩa Thần-học”. Tuy nhiên, lí-tưởng hay quan-niệm “vượt lên cao” (transcendence) – tức là “người fải vượt lên cao hơn chính mình” lại đúng là lí-tưởng bắt nguồn từ jáo-lí Thiên-chúa, và đó chính là Nguồn-sống (Sein) của con người. Lí-tưởng vượt lên cao hơn (transcendence) không chỉ vẻn vẹn nằm trong trí thông-minh của con người. Lí-tưởng hay khả-năng “vượt lên cao” này rất khác với trí thông-minh và rất đa-ziện.

 

Cả hai iếu-tố kể trên đều rõ ràng trong truyền-thống của Khoa-học về người (Anthropology). Với định-ngĩa này trong tư-tưởng Hi-lạp và với minh-chứng của Thần-học đã cho chúng ta thấy nỗ-lực khẳng-định iếu-tính của con-người. Con người toàn-ziện mà câu-hỏi vế Nguồn-sống (Sein) của con người đã bị bỏ quên. Nguồn-sống (Sein) của con người fải là cái jì rõ-rệt, không cần minh-chứng vì Nguồn-sống ấy-đang-ở-ngay-đây như những jì đã đuợc sinh ra. Hai iếu-tố trên jao-kết với nhau để tạo-thành Khoa-học về người (Anthropology) trong những thời-đại mới trong đó í-thức (res cogitans) và kinh-ngiệm hay hiếu-biết zính-záng với nhau để tạo nên điểm khởi-hành của fương-fáp học. Nhưng xét về bản-chất (ontology) có thể là cái-tôi-đa-ziện (cogitationes) chưa được hiểu cặn kẽ hoặc cứ âm-thầm cho là nó đã rõ ràng như một zữ-kiện (given) khỏi cần thắc-mắc, cho nên mọi nền-tảng quan-trong thuộc về bản-chất của những vấn-đề hiểu biết con người một cách Khoa-học vẫn chưa được rõ ràng.

 

(Còn tiếp)   

   

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2405
Ngày đăng: 04.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhớ Nguồn 1 - Nguyễn Đăng Trúc
Người Thày Của Đời Sống - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 1 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche : Der Wille Zur Macht - Chí Hùng-Vĩ, (Í-Chí Vươn Tới Quyền-Lực) - Nguyễn Quỳnh USA
Tạp-chí Bách Khoa và văn-học miền Nam - Nguyễn Vy Khanh
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 4 - Nguyễn Quỳnh USA
Friedrich Nietzsche-Der Wille Zur Macht, Chí Hùng-Vĩ - Nguyễn Quỳnh USA
Trào Lưu Lãng Mạn Ở Phương Tây Và Việt Nam 2 - Nguyễn Phú Yên
Trào Lưu Lãng Mạn Ở Phương Tây Và Viêt Nam 1 - Nguyễn Phú Yên
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 3 - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)