Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.056
123.234.944
 
Nhật Chiêu, Nhà phê bình viết văn :“Chữ nghĩa, Cuộc chơi hào hứng nhất!”
Đông Dương

Được biết đến như một nhà phê bình, giảng dạy văn học, tên tuổi của ông đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ sinh viên Khoa học Xã hội Nhân văn. Gần đây trên mặt bằng văn chương lại xuất hiện cái tên Nhật Chiêu dưới những truyện ngắn huyền ảo, mang đậm phong cách riêng được các nhà văn chú ý và bạn đọc tán thưởng. NXB.Hội Nhà Văn cũng vừa cho ra mắt tập truyện Người ăn gió và Quả chuông bay đi của ông. Có tín hiệu nào mới khi nhà phê bình viết truyện ngắn? 

 

-Trên báo Thanh Niên Chủ Nhật số 63 ra ngày 4.3.2007 vừa giới thiệu truyện ngắn Mưa mặt nạ của ông. Là người nghiên cứu có nhiều dịp cọ xát với các lý thuyết, trào lưu văn chương thế giới… khi viết truyện ngắn ông tự đặt ra cho mình cách thế nào?  

 

Nhật Chiêu: Tôi viết truyện ngắn sau khi đã có một thời gian dài nghiên cứu giảng dạy văn học nước ngoài. Từ đây, tôi muốn tự mình làm một cuộc phiêu lưu văn học hơn là theo những bước chân của người khác. Nói cách khác, tôi muốn mở rộng thể truyện ngắn để nó không còn chỉ là một thể văn xuôi tự sự ngắn, mà, nó có thể dung hợp hầu hết các thể loại văn chương từ thần thoại, truyền thuyết, du ngôn, cách ngôn, công án thiền tông, kịch, thơ ca, tin tức hàng ngày, lời đường phố… Những biên thùy, biên độ giữa mơ và thực, cổ và kim, truyền thống - hiện đại, điên và tỉnh… đều bị làm nhòe đi. Chỉ như thế truyện ngắn mới hiển lộ những khả tính phi thường của nó khi  đem lại cho bạn đọc  cảm giác bất ngờ nhất.

 

-Nhiều truyện trong tập như Động Từ Thức, Trầm tư trong gương, Thời gian của giấc mơ… bạn đọc đã tìm thấy hiệu quả của “ thi pháp cổ điển”. Tìm về và phát huy tối đa tính ưu việt của  mô hình Truyện cực ngắn, Truyện ngắn trong lòng bàn tay, Truyện chớp… liệu ông có  “hiện đại hóa”, làm mới lại truyền thống?

 

-Truyện ngắn có thể dài cả trăm trang hoặc có thể ngắn hơn một trang. Truyện cực ngắn nó được nén lại như một bài thơ ngắn và do đó có khả năng tạo nghĩa rất lớn. Tôi cho rằng đó là một thể loại phù hợp với thời hiện đại. Người ta có thể đọc khi uống một tách cà phê và sau đó có thể nhớ lại và ngẫm nghĩ về nó suốt cả nhiều ngày sau. Ví dụ một nhân vật tắm biển trong truyện Mất tích của tôi sau đó bị sóng biển lấy mất hết trọng lượng của y. Y nhẹ tênh đến mức không thể để lại dấu chân nào trên cát. Câu chuyện chỉ có vậy và được kể lại bằng một vài câu nhưng tôi chắc chắn mỗi người đọc sẽ tìm thấy ở nó những ý nghĩa rất khác biệt. Không có vấn đề hiểu đúng hay sai. Không có chân lý nào ở đây. Khơi mở biên độ và khám phá của mọi người là mơ ước của tôi.

 

-Là một nhà phê bình chuyển hướng viết văn xuôi ông bất ngờ gây được nhiều chú ý của dư luận. Ong nghĩ sao về điều này?

 

-Thực ra tôi vẫn đang tìm tòi thử nghiệm nhiều cách viết khác nhau. Tôi cũng cho rằng không phải mọi truyện ngắn của mình dễ dàng được đồng cảm. Cho nên nếu như có lời khen hoặc lời chê thì tôi đều quý. Vì như thế mới đúng bản chất của phiêu lưu, mới đúng là cuộc chơi chữ nghĩa.  Bởi với tôi, dù nghiên cứu, giảng dạy hay viết văn,  văn chương luôn là cuộc chơi hào hứng nhất…

 

Chú thích ảnh:

1. Nhà nghiên cứu, nhà văn Nhật Chiêu  (ẢNH: ĐÔNG DƯƠNG)

Đông Dương
Số lần đọc: 1685
Ngày đăng: 06.04.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đạo diễn – Nghệ Sĩ Ưu Tú Trần Mỹ Hà: Tôi vẫn đi tìm tôi - Võ Ðắc Danh
Nhà điêu khắc PHẠM VĂN HẠNG “Vượt qua lời nguyền của cha” - Nguyễn Tam Phù Sa
Chủ nghĩa hậu hiện đại - Lê Tân
Nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan: Bộ sách tôi thích nhất còn chưa ra đời…! - Lý Đợi
Phải loại bỏ khái niệm “cấm kỵ” ra khỏi sáng tác văn học : “tôi ủng hộ mọi sự bứt phá” - Lê Anh Hoài
Có một người văn như thế : Vũ Ngọc Tiến phỏng vấn Hoài Anh - Vũ Ngọc Tiến
Trương Trọng Nghĩa: “Sự buồn tẻ làm thui chột ý thức sáng tạo...” - Phong Điệp
Nguyễn Chí Hoan Trả lời phỏng vấn của Lê Anh Hoài - Lê Anh Hoài
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trả lời phỏng vấn - Lê Mỹ Ý
Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa,Tiếp cận nhân cách học của Đỗ Lại Thuý - Nguyễn Nhật Ninh