Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.208
123.205.572
 
Khi các nhà xuất bản giẫm chân nhau
Tường Vy

Đồng thời, trên thị trường xuất hiện nhiều truyện tranh phản cảm. Điều đó cho thấy công tác quản lý chưa được chặt chẽ, còn lỏng lẻo.

 

Bát nháo trong lĩnh vực xuất bản

 

Từ khi công ước Berne bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam, các nhà xuất bản (NXB) tôn trọng bản quyền cũng bắt đầu bước vào cuộc chiến bảo vệ quyền lợi của mình. Hết NXB Trẻ công bố những tác phẩm sách bị in nhái kỹ thuật cao tràn lan tại các nhà sách đến Công ty Văn hóa Frist News phải tổ chức họp báo từ Nam ra Bắc để kêu cứu về việc sách của đơn vị vất vả mua bản quyền bị in lậu ở nhiều nơi.

 

Tuy nhiên, in lậu hay in nhái dù sao cũng là một hành động vi phạm pháp luật rõ ràng, còn điều mà những NXB lo lắng nhất chính là tình trạng giẫm chân nhau giữa các đơn vị xuất bản. Một trong những NXB hay bị rơi vào tình trạng này nhất có thể nói chính là NXB Trẻ. Giám đốc NXB Trẻ, bà Quách Thu Nguyệt, trong một cuộc họp báo đã từng cay đắng mà thốt lên: “Toàn các bậc đàn anh trong nghề, khó nói với nhau quá”.

 

Sự việc cuốn sách Nghệ thuật sống-cẩm nang để được tự tin và an toàn hơn do NXB Thanh Hóa liên kết cùng Công ty CPVH Nhân Văn thực hiện như giọt nước làm tràn ly. Ngoại trừ cái nhan đề là khác nhau, còn toàn bộ nội dung cuốn sách này được sao chép từ cuốn sách Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, do NXB Trẻ nắm bản quyền (tên gốc tiếng Anh là Being Happy của tác giả Andrew Mathews). Đây là một trong những tựa sách thành công nhất của NXB Trẻ thời gian qua và cũng là cuốn sách bị in lậu nhiều nhất. Thế nhưng, cuốn sách Nghệ thuật sống của NXB Thanh Hóa và Công ty CPVH Nhân Văn lại không phải in lậu, sách có đầy đủ giấy phép xuất bản (giấy xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số 75/XB – QLXB, do Cục Xuất bản cấp ngày 17-1-2007. Số đăng ký KHXB: 48-2007/CXB/71-10/ThaH. Quyết định xuất bản số 265/QĐ-ThaH, do NXB Thanh Hóa cấp ngày 12-4-2007. In xong và nộp lưu chiểu quý 1-2008.).

 

Một cuốn sách được xuất bản chính thức, hợp pháp lại vi phạm Luật Bản quyền một cách rất rõ ràng đến nỗi không cần phải tranh cãi xem nội dung có bao nhiều phần giống nhau. Mà không chỉ có thế, ngay khi việc xử phạt Công ty CPVH Nhân Văn đang diễn ra, các NXB Trẻ và Kim Đồng lại đang tiếp tục kiện những trường hợp xuất bản khác giẫm chân nhau, nhất là đối với một loạt tác phẩm của hai đơn vị này vừa mua bản quyền chưa kịp xuất bản đã bị các NXB khác “nhanh chân” xuất bản trước. Dĩ nhiên, người làm ăn chân chính nhưng đi sau lại là kẻ chịu thiệt thòi.

 

Lợi nhuận đè bản quyền

 

Có rất nhiều lý do mà các đơn vị đưa ra để giải thích việc vi phạm của mình. Có NXB thì đổ lỗi cho đơn vị liên kết xuất bản khi khẳng định rằng tác phẩm đã có bản quyền; đơn vị liên kết làm sách thì cho rằng họ bị lừa khi mua bản quyền của một đơn vị không có sở hữu bản quyền. Thậm chí, có khi còn đơn giản hơn như trường hợp một dịch giả mang bản dịch đến và cam đoan có bản quyền, thế là đơn vị làm sách cùng NXB tin ngay và cho sách ra đời.

 

Dĩ nhiên, những lý do như trên chỉ là sự ngụy biện, tất cả đều nằm ở vấn đề lợi nhuận. Các tác phẩm vi phạm bản quyền đều là những tác phẩm đã hoặc được cho là sẽ ăn khách. Những tác phẩm khó nuốt như triết học, khoa học chuyên ngành, không hiểu sao luôn thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn “cả tin” hay “bị lừa” như trên.

 

Sau một thời gian bị giẫm chân như vậy, NXB Trẻ đã phải tìm mọi cách tự cứu mình. Thụ động thì đăng danh sách những tác phẩm đã được NXB Trẻ mua bản quyền trên trang web của mình nhằm thông báo cho các đơn vị bạn biết để tránh. Còn chủ động là phái nhân viên đi tìm kiếm, canh chừng tại các trung tâm sách để phát hiện các trường hợp vi phạm. Chính những biện pháp này đã giúp NXB Trẻ phát hiện ra vụ vi phạm của cuốn Nghệ thuật sống...

 

Có điều các biện pháp trên chỉ mang tính đề phòng hay khắc phục chứ không thể ngăn được tình trạng giẫm lên nhau giữa các NXB. Ai cũng biết để xóa sổ tình trạng lộn xộn trong lĩnh vực xuất bản rất cần bàn tay của các cơ quan quản lý nhà nước, mà ở đây là vai trò của Cục Xuất bản. Thế nhưng, hiện nay các biện pháp ngăn chặn, kiểm tra, chế tài lại quá yếu. Việc xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản còn quá nhẹ, theo Nghị định 56/CP mức phạt tối đa 30 triệu đồng không đủ sức răn đe các đầu nậu sách. Ngoài ra, dù lúc nào cũng có sách nộp lưu chiểu, nhưng để đọc hết số sách lưu chiểu thì cục lại không có đủ người nên cũng không phát hiện được các vi phạm.

 

Ngày 1-1-2009, Luật Xuất bản mới sửa đổi sẽ chính thức có hiệu lực. Luật mới quy định các NXB phải đăng ký đề tài và chỉ khi nào Cục Xuất bản xác nhận thì đề tài đó mới được thực hiện. Để đáp ứng điều này, Cục Xuất bản sẽ yêu cầu kế hoạch đề tài của các NXB khi gửi lên đăng ký phải kèm theo bản tóm tắt nội dung, các văn bản về bản quyền… nếu đáp ứng đầy đủ cục mới xác nhận cho xuất bản. Điều này hy vọng sẽ tạo nên một thị trường sách trong sạch và ổn định hơn hiện nay.

 

Thật khó để bạn đọc phân biệt được đâu là sách bản quyền, đâu là sách vi phạm. Ảnh: T.V.

 

Tường Vy
Số lần đọc: 4305
Ngày đăng: 29.09.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
TP.HCM: Sẽ thành lập thí điểm tập đoàn báo chí - Quốc Thanh
Trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 1 : 48 giải thưởng được trao cho các tác phẩm báo chí xuất sắc - Vĩnh Xuân
45 hội viên mới của Hội Nhà văn Việt Nam - Hữu Việt
Ghi nhận từ trại sáng tác Thơ Tiền Giang năm 2006 - Võ Tấn Cường
5 năm - Một chặng đường văn học nghệ thuật - Thu Trang
Văn xuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long : cần một “Cú” đột phá ? - Nguyễn Tý
“Nguyễn Trãi” tái ngộ khán giả - Cát Vũ
Nhà báo Trần Thanh Phương: Vất vả với bút tích các nhà văn - Minh Huyền
Festival Huế 2006: Một Huế xưa huyền ảo - Bùi Ngọc Long
Những bài viết liên quan đến trang Sông Cửu Long: “Văn nghệ Sông Cửu Long” - đứa con cần “giá thú” - Hoài Hương