Sau mấy tháng chạy đua vào “Nhà Trắng” của hai đảng mạnh nhất nước Mỹ là Dân chủ và Cộng hòa; nay đã xong. Đánh dấu một ngày lịch sữ trọng đại của Mỹ cũng như cả thế giới.
Một kỷ nguyên mới được mở ra,một thay đổi lớn đã đến với Mỹ(change has come to America) Với hơn nữa số phiếu đánh hạ đảng Cộng hòa.Barack Obama trở thành vị Tổng Thống da màu đầu tiên,một dữ kiện chưa bao giờ có trong lịch sữ Hoa Kỳ.Tổng Thống thứ 44. Đêm thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2008 một đêm long trời lở đất(a landslide)trong cuộc bầu cử chiến thắng của đảng Dân chủ.
Barack Obama 47 tuổi;thượng nghị sĩ mới ra lò”rookie” của đảng Dân chủ thuộc bang Illinois. Ông là con của một người da đen gốc Kenya (Phi châu) và mẹ ông là người da trắng quê ở Kansas(USA).
Obama thắng cử Tổng Thống đem lại danh dự cho người da đen; đó là dấu hiệu đánh đổ hàng rào ngăn chận người da màu ra tranh cử Tổng Thống mà một đất nước xây dựng nền tản nô lệ và kỳ thị da màu qua mấy niên kỷ trước đây.giờ đây ông đã trở thành vị Tổng Thống đâu tiên
Mỹ-Phi châu(Africa-America) Obama đương đầu giữa sự tương quan chính trị hết sức cam go và ông đang đứng trước một tình thế đòi hỏi mà quyền lực chính trị toàn cầu nằm trong tay của một nhà lãnh đạo cao nhất nước.Một bản anh hùng ca(epic) được cất lên và đã khống lĩnh cả nước từ Đông sang Tây của đảng Dân chủ Mỹ.
Trước hằng ngàn cử tri ủng hộ Obama ở Đại Viên Chicago ông nói:”Nếu có ai ngoài kia còn nghi ngờ rằng nước Mỹ là một nơi làm nên được mọi điều,thì đâu còn lạ lùng gì nếu giấc mơ của những người sáng lập vẫn còn sống mãi trong lòng mọi người,ai còn đặc nghi vấn về sức mạnh của đảng Dân chủ;hôm nay là câu trả lời cho chúng ta. Đó là câu trả lời của những công dân trẻ tuổi,của những người già nua,giàu hay nghèo,Dân chủ hay Cộng hòa, đen,trắng, Mỹ La Tinh,những người Á châu,những người bản xứ Mỹ,người tàn phế hay không tàn phế;tất cả chúng ta chuyển thông điệp nầy đến với thế giới rằng chúng ta không bao giờ chọn lựa đỏ,xanh hay những màu sắc khác mà chỉ có một màu duy nhất là màu cờ của đất nước Hoa Kỳ mà thôi.Con đường trước mặt còn dài,ta phải kinh qua từng bước một,không thể một sớm một chiều mà hoàn thành sứ mạng một cách nhanh chóng được.Hởi công dân Mỹ; Tôi luôn luôn kỳ vọng những gì chúng ta gặt hái được hôm nay.
Sự thành công của Obama là sự đổi thay toàn diện,trong đó đường lối chính trị là chính.
Lần đầu tiên một gia đình Mỹ-Phi châu(African-American) trú ngụ trong lâu đài Bạch Ốc mà xưa nay dành cái quyền cho người da trắng và đã chuyển hóa cái hình ảnh của một quốc gia thiết lập nền tảng nô lệ và cuộc nội chiến Nam,Bắc tương tàn;liệu cho đến nay thế hệ nối tiếp có còn xung đột giữa ý thức hệ đó nữa hay không ?
Điều quan trọng của việc đắc cử lần nầy là đem lại lòng mơ ước của Mỹ da đen,họ đấu tranh trường kỳ đòi hỏi cho bằng được quyền bầu cử của một công dân đã góp phần xây dựng đất nước và giữ nước và họ đã xuống đường yêu cầu nhà nước thực thi dân qyền vào năm 1960 mà nay đã trở thành hiện thực.
“Nước Mỹ;bây giờ thật sự xa lìa khỏi cái thế giới của đọa đày , lòng tự hào và sự cố chấp về vấn đề nô lệ hóa” Obama nói.
Hôm nay; một người Mỹ da đen lên ngồi trên cái ghế Tổng Thống ở tòa Nhà Trắng đã làm xôn xao dư luận cả nước từ giới chính khách cho đến những người lao động chân tay. Đây là một điều tự hào không ít đối với Mỹ da đen mà xưa nay họ mang nặng một mặc cảm khó gọt rữa.Những chính khách cũng như sử gia cho đây là một việc xẩy ra ngoài dự kiến,một dữ kiện thay đổi bộ mặt Mỹ.Nó trở nên truyền thống(tradition)
cố hữu khó phai mờ trong tâm khảm của những người vốn bảo thủ.
Người ta không nói đến sự hơn thua tranh cử vào ghế Tổng Thống của năm 2008 giữa Obama và Mc Cain mà người ta suy luận về vai trò lãnh đạo da đen, liệu có phản ảnh được điều mong muốn của nhân dân và tương lai của Hoa kỳ ?Cuộc bầu cử năm nay có nhiều lý do chọn lựa người lãnh đạo quốc gia;không những người da đen mà ngay cả người da trắng,vốn đã giàu lòng kỳ thị,nhưng cũng phải nghiêng về phiá Obama.Họ quên đi vấn đề dị chủng mà nhìn vào viễn tượng tương lai đất nước;mà Mỹ mấy năm qua rơi vào tình trạng khủng khoản kinh tế tài chính,họ không muốn Mỹ một lần nữa lâm vào hoàn cảnh của năm 1930 đã đưa nước Mỹ vào suy thoái kinh tế.Obama lên nắm chính quyền trong lúc kinh tế tài chính Mỹ đang trên đà xuống dốc và ngay cả thế giới cũng chiụ ảnh hưởng chung.Vì vậy họ mong chờ một nhà lãnh đạo có đầu óc cấp tiến đầy cương nghị để thay đổi bộ mặt của Mỹ hôm nay mà 8 năm qua người dân phải nằm trong cái thế “nhát gừng”của những người đương nhiệm.Obama ra tranh cử đúng lúc, đúng thời, đúng đất và đúng lòng dân.Một nước dẫn đầu về siêu lực toàn cầu,Obama đã thay đám“cựu thần”già nua làm trì trệ bước tiến xã hội Mỹ.Những ngày qua không khí bầu bán có phần lắng dịu,không còn xách động như những lúc ban đầu,bởi lẽ; chuyện đã rồi và chờ xem người thừa kế có đưa con tàu qua khòi cơn bão táp nầy không? Đó là vấn đề cần đặc ra lúc này.
Ngoài cái nhìn của người Mỹ; việc bầu cử cũng trở nên thời sự quốc tế.Rất nhiều nước lớn quan tâm đến một tân Tổng Thống có liên quan cần thiết đến những nước trong khối Bắc Đại Tây Dương,khối thị trường chung Âu châu,khối 8 C,khối thi trường Á châu,khối Trung đông trong đó kể cả chiến trường Afganistan, điều hy vọng giảm thiểu bớt nhiệt độ chiến tranh và khống chế được đám khủng bố thường xuyên đe dạo nền an ninh thế giới. Các nước tiến bộ,yêu chuộng hòa bình đang cần một con người như Obama,bởi tiếng nói cuả ông có một lý do chính đáng cho tình hình chính trị,kinh tế và khoa học kỹ thuật của đầu thế kỷ nầy.Những quốc gia chậm tiến hay mới phát triển đều hướng về nước Mỹ trong một chiều hướng thay đổi.Những quốc gia Trung Đông nhìn Obama là một hiện tượng đổi mới,họ tích cực ủng hộ Obama vừa qua.Về phía Á châu các nước có quan hệ phát triển kinh tế,hoặc trao đổi ngoại giao với Mỹ họ cũng đang trông cậy những gì sáng sủa và thích ứng với hoàn cảnh hiện tại hơn.
Ở Nhật bản cũng như các nước khoanh vùng đã cổ võ,vận động và chúc mừng thắng lợi Obama.Việc “lên ngôi” của một chính khách Mỹ đâu phải việc của họ,nhưng Nhật Bản,Trung Hoa,Tân Gia Ba và Việt Nam cũng đồng thanh với Obama vì họ có cái nhìn trong suốt vào chính sách đổi mới của Mỹ mà họ hy vọng “deal”(măc cả)một cách dể dàng với chính phủ Obama. Ở mỗi nước Á châu như đã một lần mang nặng dấu tích với Hoa Kỳ.Việt Nam là một quốc gia đáng lưu ý cuả Mỹ,dẫu rằng đã bình thường hóa về ngoại giao chính trị,giao thương kinh tế,trao đổi văn hóa giữa hai bên …nhưng bên trong của Mỹ vẫn còn vết sẹo trên lớp da mỏng ,dù đã lành nhưng không mất dấu.Hoàn cảnh đã đổi thay,cuộc thế đã đổi thay,Mỹ không thể đứng ngoại cuộc để nhìn những nước khác ồ ạt nhảy vào vùng đất”mới” nơi mà Mỹ đã một lần là “tình nhân”.
Người Mỹ nhìn rõ tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam.Một đất nước vươn mình như mãnh hổ,một con cọp Á châu (lời của đaị sứ Mỹ ở Việt Nam 2008)không nhập cuộc vào Việt Nam coi như Mỹ thất bại chiến lược một lần nữa.Việt Nam biết điều đó.Việt Nam là một dân tộc thông minh và mẫn cán,một dân tộc anh hùng có một tiềm lực võ trang lâu đời và Việt Nam có một thế đứng hiện nay trên trường Quốc tế.Obama có con mắt nhìn về Á châu; nhất là đối với Việt Nam .Obama chưa tới tuổi trưởng thành thì chiến tranh Việt Nam chấm dứt cho nên có một cái nhìn lạc quan hơn.
Cuộc chiến cũ trở nên xa vời với hiện tại,giờ đây chì còn là huyền thoại mà thôi. Mỹ cần có Việt Nam và ngược lại.Một đồng minh cần thiết trong mọi lãnh vực của quốc gia hai bên.
Trong bất cứ biến cố hay trong bất cứ mọi sắc luật (every event,every act) điều đó xẩy ra như một chu kỳ lịch sử;cho dù xẩy ra như một thảm kịch chăng nữa Hoa Kỳ vẫn tôn trọng lời cam kết như đã hứa.
Và Barack Obama hãy nhớ rằng ông đang nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ và thực hiện những yêu cầu cũng như hoài bão mà ông đã hứa với nhân dân Mỹ nói chung và thế giới nói riêng giữ vững nền hòa bình thế giới và sự hổ tương vĩnh cửu của một đất nước dẫn đầu …
(chestermere ca viếtxong 5/11/2008)
*files from Reuter AFP
*canwest news service.chicago USA