Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.186
123.204.490
 
Động thái tiếp theo của Trung Hoa về vấn đề Bắc Triều Tiên sẽ là gì?
Hiếu Tân

 

HANNAH BEECH, Bắc Kinh, TIME chiều Thứ Tư 24/11/2010, Hiếu Tân dịch

 

Khói vẫn cuồn cuộn dâng lên từ hòn đảo Yeonpyeong của Nam Triều Tiên chịu trận dập pháo của Bắc Triều Tiên ngày 23 tháng 11, khi mạng CCTV Trung Hoa do nhà nước quản lý đưa lên hàng đầu những tin tức về cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên. Có vẻ như một động thái tự nhiên dù biết rằng đó là một trong những cuộc xung đột tồi tệ nhất giữa hai miền Triều Tiên trong vòng nửa thế kỷ, trong đó ít nhất hai người lính Nam Triều Tiên đã chết. Nhưng dù cho các cảnh chiếu trên video cho thấy rõ ràng Bắc Triều Tiên đã khởi đầu cuộc tấn công hòn đảo Yeonpyeong, bản tin của đài CCTV vẫn giữ một lập trường khác. Lời trách cứ không nhằm vào Bắc Triều Tiên, ngược lại, một chương trình thời sự dẫn lời tuyên bố chính thức của Bắc Triều Tiên, rằng thật ra chính Nam Triều Tiên đã tấn công trước. Trong lúc các nước đồng loạt lên án Bắc Triều Tiên vì cuộc giao tranh này, thì Trung Hoa, như thường lệ, cố tình làm ngơ.

Phần còn lại của thế giới có thể coi Bắc Triều Tiên như một nhà nước cực kỳ tàn độc, nhưng Trung Hoa có mối liên hệ lâu dài và mật thiết với nước láng giềng cô lập này của nó. Dù sao chăng nữa, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Bắc Kinh đã gửi hết đợt này đến đợt khác binh lính của Quân Giải phóng Nhân dân sang chiến đấu cho Miền Bắc. Chủ tịch Mao Trạch Đông đã có câu nói nổi tiếng gọi mối quan hệ giữa phe cộng sản là gần gũi như “răng với môi”. Ngay cả khi Bắc Triều Tiên ngày càng trở nên ngoan cố và khó lường, Trung Quốc cũng ngần ngại không muốn phê phán đồng minh cô lập của mình gay gắt quá. Lý do thật đơn giản: Không phải chỉ vì hai nước có chung mối ràng buộc lịch sử về tư tưởng hệ, mà Bắc Kinh còn muốn tránh một sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên vì sợ một trận đại hồng thủy của người tị nạn sẽ tràn ngập đông nam Trung Hoa. Nó cũng là một cái đệm quan trọng ngăn giữa Trung Hoa và một đồng minh quân sự lớn của Hoa Kỳ, là Nam Triều Tiên. Thật ra quan hệ giữa Bình Nhưỡng và đồng minh duy nhất của nó mật thiết đến mức lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il, vốn hiếm khi đi ra thế giới, đã hai lần viếng thăm Trung Quốc trong năm nay.

Nhưng chính sách giữ yên lặng về Bắc Triều Tiên làm tăng mối lo ngại rằng Trung Hoa không sẵn lòng tham gia vào các công việc của khu vực với mức độ xứng với vai trò một cường quốc đang lên của nó. Theo sau cuộc tấn công Yeonpyeong, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Kevin Rud, người đã có lần làm một nhà ngoại giao tại Trung Quốc, nói đến điều mà chắc chắn nhiều nước khác đang nghĩ “Tôi tin rằng điều quan trọng là ngày nay Trung Quốc phải dùng mọi ảnh hưởng của mình để tác động lên Bắc Triều Tiên.” Trận nã đạn pháo lên hòn đảo nhỏ xảy ra đúng một ngày sau khi một chuyên gia cao cấp Hoa Kỳ đến thăm một cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên, tại đó ông nói ông đã thấy hàng ngàn máy ly tâm được dùng để làm giàu uranium -  một bước then chốt trong công đoạn cuối cùng chế tạo vũ khí hạt nhân. “Đây là một phép thử lớn đối vói chính sách ngoại giao của Trung Hoa,” John Delury, một phó giáo sư đại học Yonsei ở Xơ-un nghiên cứu các quan hệ Trung Hoa - Bắc Triều Tiên, nói. “Trung Hoa cần vận động nhanh. Nó cần tìm cách để nhận rõ tính chất nghiêm trọng của tình hình và sau đó làm bất kỳ điều gì có thể để hướng chú ý vào đối thoại và đàm phán.”

Về phần mình, Trung Hoa nói rằng nó chỉ làm thế thôi. Vào Thứ Ba, Bộ ngoại giao Trung Quốc lại một lần nữa kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán sáu bên nhằm mục đích thuyết phục Bắc Triều Tiên ngừng theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Nhưng cuộc đối thoại giữa Bắc Triều Tiên, Nam Triều Tiên, Trung Hoa, Nga, Nhật và Hoa Kỳ đứt quãng cách đây hai năm khi Bình Nhưỡng bỏ bàn đàm phán và tuyên bố nó sẽ thực hiện làm giàu hạt nhân. Bây giờ Washington nói nó sẽ không trở lại đàm phán cho đến khi Bắc Triều Tiên thực hiện những lời hứa trước đây về dỡ bỏ các chương trình hạt nhân của nó. Một quan chức Nhà Trắng nói với ABC News rằng “việc nhen lại các cuộc đàm phán trong lúc có các báo cáo về cơ sở làm giàu uranium của Bắc Triều Tiên đang hoạt động, khác nào khen thưởng cho hành vi xấu [của Bắc Triều Tiên]” ông nói thêm rằng “chúng ta cần gửi một tín hiệu mạnh mẽ cho Trung Hoa, rằng họ phải đương đầu với Bắc Triều Tiên”

Trung Hoa chủ trương ngược lại, ám chỉ rằng việc Hoa Kỳ Và Nam Triều Tiên bác bỏ yêu cầu nối lại đàm phán là “thiếu xây dựng. “Việc Washington và Xơ-un từ chối đến bàn đàm phán chỉ có lợi cho Bắc Triều Tiên,” Shen Dingli, một giáo sư quan hệ quốc tế của đại học Phúc Đán ở Thượng Hải nói. “Khi đó Bắc Triều Tiên có thể nói ‘Hoa Kỳ Và Nam Triều Tiên không đến, tại sao chúng tôi phải đến?’ Vậy thì Trung Hoa có thể làm gì để thúc đẩy hòa bình và ổ định trong khu vực?”

Kêu gọi đàm phán sáu bên - cuộc đàm phán qua nhiều năm chẳng đưa lại kết quả gì - là một chuyện. Tích cực kiềm chế nước láng giềng cộng sản bất kham là chuyện khác. Trong cùng cuộc họp báo mà Bộ Ngoại giao Trung Hoa kêu gọi trở lại các cuộc đàm phán sáu bên, người phát ngôn Hong Lei còn đặc biệt nhắc đến cuộc nã pháo hòn đảo, rằng “Trung Hoa hy vọng các bên liên quan sẽ làm nhiều hơn để đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực.” Ẩn ý đã rõ ràng: Trung Hoa sẽ giữ vai trò quan sát “các bên liên quan.”  Nếu đây là thời điểm cho lãnh đạo khu vực, Bắc Kinh đã không sẵn sàng giơ tay.

Thật ra, Bắc Kinh không muốn trách Bắc Triều Tiên - hoặc, sát thực hơn, xem xét việc cắt giảm viện trợ kinh tế đáng kể của Trung Hoa cho Bình Nhưỡng - một lập trường rõ ràng trái ngược với chính sách đối ngoại tăng cường can thiệp vào các mặt trận khác của nước này. Mặc dầu Trung Hoa nói các quan hệ đối ngoại của nó được dẫn dắt bởi triết lý “vươn lên trong hòa bình” theo đó Trung Hoa không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, trong những tháng gần đây nước này đã giữ một lập trường đối đầu ngày càng tăng trong tranh chấp ở các vùng biển Đông Á. Tàu Hải quân Trung Hoa đã bắt giữ các đội tàu đánh cá của Việt Nam trong vùng biển mà cả hai bên đều khẳng định chủ quyền. Trong một diễn biến khác, sau khi lực lượng biên phòng duyên hải của Nhật bắt giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Hoa đã đâm vào một tàu tuần dương của Nhật trong một vùng biển tranh chấp khác, Bắc Kinh đã gây sức ép căng thẳng bằng cách cắt đứt các quan hệ ngoại giao cấp cao và ngừng xuất khẩu đất hiếm mà Nhật cần để chế tạo thiết bị công nghệ cao.

 Việc Trung Hoa đã im lặng không phản ứng trước một sự kiện bùng nổ khác của Triều Tiên - một tàu của Nam Triều Tiên bị đánh chìm trong tháng Ba vừa qua - chắc chắn không làm tăng hy vọng gìn giữ hòa bình vững mạnh trong khu vực từ phía Bắc Kinh. Trong nhiều ngày, trong khi các nước đồng loạt lên án Bắc Triều Tiên về vụ tấn công này, Trung Quốc vẫn giữ một thái độ im lặng khó chịu đối với vụ đánh chìm tàu tuần tiễu của Nam Triều Tiên, làm 46 người chết. Một cuộc điều tra dư luận cuối cùng đã kết luận rằng tàu Cheonan chắc chắn bị đánh chìm bởi một tàu phóng ngư lôi của Bắc Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng vẫn chối cãi không chịu thừa nhận các khẳng định của bản báo cáo. Khi vấn đề được nêu lên ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Trung Hoa cố gắng làm dịu đi sự chỉ trích của quốc tế về vụ tấn công tầu Cheonan.

Việc Bắc Kinh giữ im lặng không hành động có thể là vì, do tình thân giữa hai nước, Bình Nhưỡng không cảm thấy bị kiềm chế quá mức bởi người bảo trợ kinh tế của nó. Chẳng hạn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng nó không được báo trước vụ nã đạn pháo đảo Yeonpyeong. Delury thuộc trường đại học Yonsei nói “tôi thuộc trường phái đánh giá cao tác dụng đòn bẩy. Bắc Triều Tiên cứ việc theo đuổi chiến lược riêng của mình, và nó sẽ không bị Bắc Kinh kiểm soát gắt gao.” Nhưng vấn đề vẫn còn đó: nếu Bình Nhưỡng nghiêm chỉnh tin tưởng rằng Trung Hoa sẽ cắt nguồn viện trợ cho Bắc Triều Tiên, liệu điều ấy có chút tác dụng nào đến Kim Jong Il và người con được coi là kế tục ông, Kim Jong Un, hay không? và chắc chắn Bắc Kinh có thể sử dụng một số vốn chính trị của nó để ép Kim-cha và Kim-con chứ? (Tất nhiên Trung Hoa lý luận rằng cắt viện trợ lương thực có thể châm ngòi cho quá trình làm tan rã chế độ Bắc Triều Tiên - và Bắc Kinh thì không hề muốn gây ra hỗn độn trong vùng biên giới của nó.)

Trong khi đó các nhà hoạch định chiến lược địa lý bận rộn đưa cuộc tấn công hòn đảo vào viễn cảnh khu vực, với những đặc trựng Trung Hoa. Nhà Trắng đã nhất trí đẩy mạnh cuộc tập trận chung hải quân với Nam Triều Tiên. Một cuộc biểu dương lực lượng quân sự như thế có thể gây khó chịu cho Bắc Kinh, vì nó rất gần với Trung Quốc. Một Bắc Triều Tiên quỷ quyệt như vậy có lợi cho Bắc Kinh, đất nước cô độc này nhất định phục vụ cho một mục đích mạnh mẽ, làm vật đệm giữa Nam Triều Tiên, nơi có hàng ngàn lính Mỹ đang đồn trú. Ở Nhật, hàng ngàn binh lính nữa phục vụ trong các căn cứ quân sự Hoa Kỳ. Chính sách ngoại giao Trung Hoa không có ý nói rằng sự có mặt quân sự của Mỹ ở Đông Á đã là một vấn đề đủ để làm Bắc Kinh bực bội. Đầu năm nay Bắc Kinh đã rất tức tối khi Washington đẩy thêm một gói trọn 6 tỷ đô la vũ khí bán cho Đài Loan, một hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một tỉnh tách ra. “Tôi không thể chứng minh rằng Bắc Kinh liên hệ Bắc Triều Tiên với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài loan,” giáo sư Shen của đại học Phúc đán nói, “Nhưng tôi nghĩ, nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan thì nó không thể mong đợi Trung Quốc hành động vì quyền lợi của Mỹ trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Mọi việc đều có liên quan với nhau” Với những tính toán địa chính trị như thế thi thố trên khắp vùng Đông Á, bàn cờ Trung Quốc chỉ càng thêm phức tạp hơn nhiều.

 

HANNAH BEECH

Hiếu Tân dịch

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2923
Ngày đăng: 27.11.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đằng sau cuộc nã pháo của Triều Tiên: sự kế vị của Kim - Hiếu Tân
Bảo đảm chủ quyền và hoạt động kinh tế biển - Phạm Dương
Thay đổi có đến với Mỹ ? - Võ Công Liêm
Khi các nhà xuất bản giẫm chân nhau - Tường Vy
TP.HCM: Sẽ thành lập thí điểm tập đoàn báo chí - Quốc Thanh
Trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 1 : 48 giải thưởng được trao cho các tác phẩm báo chí xuất sắc - Vĩnh Xuân
45 hội viên mới của Hội Nhà văn Việt Nam - Hữu Việt
Ghi nhận từ trại sáng tác Thơ Tiền Giang năm 2006 - Võ Tấn Cường
5 năm - Một chặng đường văn học nghệ thuật - Thu Trang
Văn xuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long : cần một “Cú” đột phá ? - Nguyễn Tý
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)