Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.216.809
 
Lập-Ngôn Của Zarathustra
Nguyễn Quỳnh USA

Friedrich Niezsche - NGUYỄN QUỲNH Chuyển-ngữ zựa trên

Also Sprach Zarathustra (Đức-Anh) 2000, và

Thus Spake Zarathustra (Anh), 1964

 

 

JỚI-THIỆU

 

Chúng ta vẫn tiếp-tục đọc những tác-fẩm Triết-học tôi đang đưa lên Văn-chương Việt. Nhưng chúng ta không nên đọc hoài một thứ. Nhất là mỗi khi đọc xong chúng ta cần suy-ngẫm về đề-tài nêu lên câu-hỏi.

Xen kẽ vào đó, hôm nay tôi xin jới-thiệu Lập-ngôn của Zarathustra (Also Sprach Zarathustra) một trong những tác-fẩm quan-trọng nhất của Nietzsche. Cuốn sách này đã ảnh-hưởng đến suy-tư của tôi khi tôi 21 tuổi, để rồi vài năm sau tôi đã viết một bài ngắn, Đưa Vào Í-niệm Không Mầu và cuốn Hư-vô, Bất-tử.

Lập-ngôn của Zarathustra được viết theo thể văn-chương như truyện để ziễn-tả tư-tưởng trong Triết-học. Í này đã ảnh-hưởng đến Fong-trào Hiện-sinh (Existentialism) và rất thành-công trong một số tác-fẩm của Jean-Paul Sartre, ví-zụ La Nausée, Le Chemin de la liberté, Les Mouches, và Huis Clos.

Năm 2004-05 tôi đã jới-thiệu ZarathustraDer Wille tại Viện Triết-học Hànội coi như là một trong nhiều cách làm Triết-học. Mong rằng độc-jả Văn-chương Việt, đặc biệt các em sinh-viên ban Triết đọc kĩ  Zarathustra, và suy-ngĩ, để tránh những ngộ-nhận mà có người trong thế-hệ của tôi, vì không đọc kĩ hay không đọc Der WilleZarathustra nên đã có những fản-ứng rất “hư-vô” ở một ngĩa gần như bệnh-hoạn. Chẳng những thế, theo Anthony M. Ludovici (1909) có một số ấn-bản Zarathustra ở Đức, Anh, và Fáp đã ziễn-zịch sai lầm về tác-fẩm này, nên bất lợi cho sinh-viên.

Để minh-bạch, tôi xin trích ngay sau đây mấy zòng trong Lập-ngôn, đáng để cho chúng ta suy-ngĩ về hoàn-cảnh người Việt và nước Việt hiện nay:

 

Đây là lúc con-người cần sửa đổi mục-đích của mình. Đây là lúc cho con-người trồng mầm hi-vọng thanh-cao nhất.

            Bây jờ, mảnh-đất con người canh-tác vẫn còn fong-fú. Nhưng một ngày kia đất sẽ khô cằn và chẳng còn cây cao nào mọc nổi.(Nietzsche)

 

Đạo-đức trong Lập-ngôn nhằm nâng con-người lên cao, bằng cách fê-fán cá-nhân và xã-hội con-người, vượt ra khỏi quan-niệm cựu-truyền về Thiện-Ác, khác hẳn với Khổng-Mạnh chỉ biết tôn-thờ jai-cấp lãnh-đạo.

Chuyển tư-tưởng từ một ngôn-ngữ này sang ngôn-ngữ khác không fải là công-việc tra cứu chữ trong từ-điển. Chuyển tư-tưởng là một công-trình vất-vả và sáng-tạo – làm sáng-tỏ í của tác-jả, và đôi khi sửa chữa những chỗ tác-jả đã không rõ-ràng trong nguyên-tác.

Nguyễn Quỳnh

October 2011

LUẬN-ĐỀ CỦA ZARATHUSTRA

KHAI-TỪ

 

I

 

Khi ba mươi, Zarathustra xa nhà, xa cả cái hồ của mình để lên núi ở. Tại cao-nguyên, ông zi-zưỡng tinh-thần trong cô-tịch suốt mười năm không biết mệt. Nhưng cuối cùng ông đổi í, và một sớm bình-minh ông đứng trước mặt trời, nói với mặt trời như sau:

 

Mặt Trời, Người là một vì-sao vĩ-đại! Nếu Người không soi-sáng thế-jan làm sao Người cảm thấy Người hạnh-fúc!

Trong suốt mười năm Người jõi vào hang-động của tôi. Nếu không chỉ để cho tôi, cho con đại-bàng của tôi, và cho con rắn của tôi, thì ánh-sáng của Người đã trở thành vô-ích.

Sáng nào chúng tôi cũng đợi chờ Người, nhận nguồn sáng chan-hòa của Người, và đội ơn Người.

Thấy không! Tôi chán ngán minh-triết của tôi lắm rồi. Kìa ong làm quá nhiều mật; nên tôi zang mãi tay ra đón chút mật thừa.

Tôi sẵn sàng chia xẻ cho với những người khôn qúa hoá cuồng và cho tới lúc người ngèo được jàu-sang.

Cho nên, tôi xuống tận cùng vực-thẳm, cũng như Người bước vào đêm-tối, lặn sau biển-cả, thắp sáng âm-ti, Người là vì sao sáng zọi tâm-linh.

Jống như Nguời, tôi fải hạ-sơn, và như thế-jan thường nói, vì ai hay cho ai tôi bước xuống trần.

Thế thì, xin Người ban fước cho tôi với con mắt trầm-tĩnh của Người. Bất kì ai khi thấy con mắt của người, ngay cả những người tràn-trề hạnh-fúc, vẫn không kìm-hãm nổi lòng ganh tị với người.

Cho tôi chén nước sắp tràn đầy, zù trong đó có vàng, nhưng chảy đến đâu cũng fản-chiếu ân-sủng của người.

Kìa trông! Chén nước sắp cạn rồi, và một lần nữa Zarathustra trở lại làm người.

Thế là Zarathustra bước xuống trần.

 

2

           

Zarathustra xuống núi một mình mà không ai thấy. Nhưng khi ông ta bước vào rừng bất chợt có một cụ jà đứng ngay trước mặt ông ta, Cụ jà này ra khỏi chiếc jường gấp để tìm rễ cây. Cụ nói với Zarathustra:

“Lãng-nhân, ông đâu fải là người xa lạ với ta. Nhiều năm về trước đã gặp nhau mà. Tên ông là Zarathustra, nhưng nay trông ông “khác lắm!”

Hồi đó ông mang tro lên núi. Thế bây jờ ông có mang lửa về thung-lũng không? Nhỡ lửa cháy nhà sợ lắm ông ơi!

Vâng, tôi nhận ra Zarathustra. Mắt ông trong trẻo, miệng ông không có vẻ điêu-ngoa. Đi đứng không như fường tuồng.

Zarathustra trông khác lắm rồi. Zarathustra đã trở thành cậu bé, một người jác-ngộ. Thế thì ông sẽ làm jì trong trần-thế nơi con người còn u-mê?

Khi trong biển cả ông đã sống một mình, và rồi trong biển ông đã nên người. Than ôi! Bây jờ ông muốn vào bờ hay sao? Than ôi! Ông có muốn lê lết xác-thân của ông không?”

Zarathustra trả lời: “Tôi iêu nhân-loại!”

Hiền-jả hỏi: “Tại sao ta đã fải vào rừng và vào sa-mạc? Có fải vì ta đã qúa iêu nhân-loại không?

Bây jờ ta iêu Thượng-đế, chứ không iêu con người. Đối với ta con người kém lắm. Iêu người chết bỏ mẹ.”

Zarathustra trả lời: “Khi tôi nói tôi iêu nhân-loại có ngĩa tôi mang tặng vật đến cho nhân-loại.”

Hiền-jả nói: “Đừng cho con người cái jì cả. Nếu ông muốn thì tốt nhất ông nên júp con người mang gánh nặng của họ. Đó là điều con người mong muốn.

Tuy nhiên, nếu ông muốn cho con người cái jì thì chỉ nên bố-thí, nhưng fải để họ ngửa tay xin trước đã!”

Zarathustra trả lời: “Tôi không bố-thí. Tôi không tồi như thế!”

Hiền-jả cười vang rồi nói: “Thế thì nhớ nhé họ chấp-nhận tặng vật của ông. Con người không tin là chúng ta đem tặng-vật đến cho họ đâu. Bước chân của chúng ta không vang trên đường fố. Đêm đêm đi ngủ họ nge ngóng người lạ cho đến khi trời sáng rồi hỏi nhau về chúng ta: “Tên trộm ấy đi đâu rồi?

Đừng đến với con người, hãy ở trong rừng! Hãy đi cùng muông thú! Như tôi đây. Tôi như một con gấu sống jữa bao nhiêu là gấu. Như tôi đây. Tôi như một con chim sống jữa muôn chim?”

Zarathustra hỏi: “Thế hiền-jả làm jì trong rừng?”

Hiền-jả trả lời: “Ta viết bài ca tôn-vinh Thượng-đế. Ta hát những bài ca ấy của ta, Khi làm bài ca tôn-vinh Thượng-đế, ta cười, ta khóc, lẩm bà, lẩm bẩm một mình và ta ngợi ca Thượng-đế.

Khi hát, khi khóc, khi cưởi, khi lẩm bà lẩm bẩm ta ngợi ca Thượng-Đế của ta. Nhưng này, ông mang tặng vật jì đó cho người?”

Sau khi nge những lời hiền-jả nói Zarathustra kính cẩn cúi đầu chào: “Tặng vật jì tôi mang cho họ. Để tôi đi ngay e rằng làm mất thì jờ của hiển-jả!” Thế là họ chia tay. Hiền-jả và Zarathustra cùng cười vang như lũ học trò.

Tuy nhiên, khi có một mình, Zarathustra tự hỏi: “Thật không? Lão hiền-jả trong rừng ban nãy không biết rằng Thượng-Đế đã chết rồi sao!”

3

 

Khi tới một thành-fố gần đó, sát với rừng, Zathustra thấy một đám-đông quây-quần trong chợ chính, nge nói có một tài-tử sắp biểu-ziễn đi trên jây. Zarathustra nói trước đám-đông:

            Tôi sẽ chỉ cho qúi-vị Con-người Siêu-việt. Là người fải biết vượt lên cao khỏi chính mình. Làm sao để vượt lên khỏi con người?

            Cái jì sinh ra cũng có khả-năng vượt lên cao. Qúi vị có muốn là làn nước vượt lên khỏi ngọn-sóng lớn không? Hay là qúi vị muốn trở về làm súc-vật thay vì fải vượt lên hẳn con người?

            Đối với con người thì jã-nhân hay khỉ là ji? Cười như điên-zại là zấu-hiệu ô-nhục. Thế thì, đối với Siêu-nhân con-người là jì? Một tràng cười điên-zại, một zấu-hiệu nhục-nhằn.

            Qúi vị đã từ kiếp sâu-bọ trở thành người, nhưng trong lòng qúi-vị, qúi-vị vẫn là sâu-bọ mà thôi. Khi đã là jã-nhân hay là con khỉ, thì zù cho qúi-vị là người, qúi-vị vẫn chỉ là zã-nhân không hơn không kém.

            Ngay cả những người khôn-ngoan nhất trong qúi-vị cũng chỉ là một thứ khập-khiễng nửa vời jữa cây-cỏ và bóng ma. Nhưng, tôi đâu có muốn bảo qúi-vị là ma-mãnh hay là cỏ cây.

            Xin qúi-vị nhớ rằng, tôi chỉ cho qúi-vị trở thành Siêu-nhân!

            Siêu-nhân là í-ngĩa trên đời. Qúi-vị có thể nói Siêu-nhân sẽ là í-ngĩa của thế-jan hay trái-đất này!

            Qúi-vị là anh-em của tôi, nên tôi xin qúi-vị hãy trung-thực với mình ở thế-jan này, và đừng nge kẻ nào bảo qúi-vị tin vào những hi-vọng thoát-trần. Những kẻ nói thế là những tên ma-jáo đầu-độc qúi-vị,  zù cho chúng biết hay không biết jì về hi-vọng thoát-trần.

            Chính chúng là những kẻ khinh-bỉ cuộc-đời, là những kẻ thối-thây rữa nát, và là những kẻ đầu-độc thế-tình khiến cho thế-jan mệt mỏi:  Hãy tránh họ đi. Một lời fỉ-báng Thượng-đế là một lời chửi rủa tục-tằn thô-lỗ nhất. Nhưng Thượng-đế đã chết rồi rủa sả làm jì. Rủa sả cuộc-đời hay trái-đất này là một tội gê-gớm nhất. Hãy coi cái tâm vô-thức cao hơn là í-ngĩa ở thế-jan.

            Khi linh-hồn khinh-bỉ xác-thân, thì sự khinh-bỉ ấy là một điều tuyệt-ziệu, vì linh-hồn muốn xác-thân hèn-hạ, zơ-záy, và đói-khát. Cho nên linh-hồn mới ngĩ cách ra khỏi xác-thân để xa-lánh trần-jan.

            Hỡi ôi, làm như thế chính linh-hồn hèn-hạ, zơ-záy và đói-khát. Thế thì chính linh-hồn có đam-mê ác-độc!

            Qúi vị, những người anh em của tôi ơi! Qúi-vị có biết xác-thân của qúi-vị ngĩ jì về linh-hồn của qúi-vị không? Linh-hồn của qúi-vị có ngèo khổ và có ham-muốn thấp-hèn không?

            Sự-thực thế này: con người là một jòng suối zơ-bẩn. Cho nên chúng ta fải là biển khơi zù có fải tiếp-nhận suối-nguồn zơ-bẩn nhưng như ta thường nói “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

            Này đây, tôi júp qúi-vị trở thành Siêu-nhân. Siêu-nhân chính là biển-cả. Trong lòng biển-cả sự khinh-bỉ của qúi-vị tiêu-tan.

            Kinh-ngiệm lớn lao nào qúi-vị có thể có? Fải chăng là lúc biết khinh-miệt. Là lúc qúi-vị fát-tởm hạnh-fúc, lí-trí và zanh-đức của qúi-vị.

            Đó là lúc qúi-vị nói: “Cái tốt về já-trị của mình là jì!” Là sự ngèo-nàn, là sự ô-nhiễm, và là ham-muốn thấp-hèn. Nhưng hạnh-fúc của tôi fải cho thấy sự-sống tinh-ròng!”

            Lúc qúi-vị nói: “Lí-trí của ta mạnh thế nào? Có fải lí-trí khát-khao hiểu-biết như con sư-tử thèm mồi? Chính lí-trí mới ngèo-nàn, ô-nhiễm và là ham-muốn thấp-hèn!”

            Lúc qúi-vị nói: “Zanh-đức của ta thế nào? Thực ra zanh-đức không làm tôi say mê! Tôi mệt vì cái tốt cũng như vì cái xấu của tôi lắm rồi. Zanh-đức (tốt xấu) đều ngèo-nàn, ô-nhiễm và là ham-muốn thấp-hèn!”

            Lúc qúi-vị nói: “Công-lí của ta thế nào? Tôi đâu có thấy tôi bừng sống và tăng sức-mạnh. Tuy-nhiên cái chúng ta gọi là công-lí hay lẽ-fải chính là sự bừng sống và sức-mạnh.”

            Lúc qúi-vị nói: “Tình-thương (không fải iêu-thương) của ta thế nào? Có fải tình-thương là cái thập-tự já trên đó có người bị đóng đanh vì người đó iêu nhân-loại hay không? Nhưng tình-thương của tôi không fải là cái thập-tự já ấy đâu.”

            Qúi vị có thực sự nói như thế không? Qúi-vị có thực sự kêu lên như thế không? A! Nếu tôi đã nge qúi-vị kêu lên như thế. Đó không fải là cái tội của quí-vị. Đó là sự ham-muốn thấp-hèn của qúi-vị vang tới trời xanh hay nói cho đúng đó chính là cái khát-khao tội-lỗi của qúi vị vang tới trời xanh!

            Đâu là ánh-chớp làm sáng-trưng qúi-vị? Đâu là cái điên-zại đã thấm vào qúi-vị?

            Đây này, tôi chỉ cho qúi-vị trở thành Siêu-nhân. Siêu-nhân là ánh-chớp. Siêu-nhân là cơn thịnh-nộ! [Chữ “frenzy/Raserei”, có ngĩa là “jận như điên” chứ không fải là “bệnh-hoạn” như có nhiều người hiểu sai ngĩa của Nietzsche. Cho nên họ tưởng rằng cứ “bệnh-họan tinh-thần” là trở thành “Siêu-nhân”. Chúng ta thường nge nói: “Thằng đó nó “khùng” lên rồi!” Có ngĩa người ấy vận-động sức-mạnh của đam-mê một cách lạ-lùng để đạt tới mục-đích, chứ không fải “khụ-khựa” nói năng ngạo-mạn, hoặc jả-vờ bệnh-hoạn. NQ]

            Khi Zarathustra ngừng lời, một người trong đám đông hô to: “Thế là chúng ta đã nge đủ về nhà ngệ-sĩ đi trên jây; đây là lúc chúng ta muốn gặp người đó!” Mọi người cười với Zarathustra. Nhưng nhà ngệ-sĩ đi trên jây lại tưởng những lời kia ám-chỉ về mình nên gã bắt đầu trình-ziễn.

 

4

 

            Tuy nhiên, Zarathustra nhìn mọi người rồi ngậm-ngĩ. Ông ta nói:

            Con-người là một sợi jây căng jữa con vật và Siêu-nhân. Sợi jây ấy căng trên vực-thẳm.

            Một bước đi trên vực-thẳm hiểm-ngèo, bước đi nguy-hiểm với đôi chân không, nguy-hiểm khi quay đầu nhìn lại, và nguy-hiểm khi run rẩy cũng như lúc ngừng chân.

            Con người vĩ-đại vì con người là cái cầu chứ không fải con người là mục-đích. Điều đáng iêu nơi con người vì con người có khả-năng vượt lên cao cũng như có khả-năng bước xuống đời (zấn-thân).

            Tôi iêu những người không biết sống ra sao khi họ bước xuống đời, vì có bước xuống đời rồi họ mới biết vượt lên cao.

            Tôi iêu những người thực-sự biết khinh-bỉ, vì có khinh-bỉ họ mới là những người biết mến-iêu sâu-sắc, để rồi chính họ là những mũi tên khát-vọng bay tới bến-bờ xa.

            Tôi iêu những người không vội vã đi tìm lí lẽ vượt xa khỏi những vì sao để bước xuống đời (zấn-thân) với những đức hi-sinh. Thực ra, chính họ hi-sinh cho thế-jan, để cho thế-jan của Siêu-nhân có thể từ nay đến với con-người.   

            Tôi iêu ai đã sống để biết và đã đi tìm để biết cho nên Siêu-nhân mới có thể có mặt từ đây. Đó chính là í-ngĩa bước xuống đời (zấn-thân) của người đó.

            Tôi iêu ai đã lao-tác miệt-mài và đã fát-minh để xây một cái nhà cho Siêu-nhân ở, và sửa-soạn cho Siêu-nhân ở thế-jan, với súc-vật và hành-tinh. Như vậy người đó mới thực sự thấy con đường bước xuống đời (zấn-thân) của chính mình.

            Tôi mến ai biết iêu zanh-đức của mình, vì zanh-đức là í-chí để bước xuống đời (zấn-thân)và cũng là mũi-tên hi-vọng.

            Tôi iêu ai không ích-kỉ ôm ấp tinh-thần riêng cho mình, và muốn có tinh-thần tràn-trề zanh-đức, cho nên người ấy đã bước đi như thề tinh-thần đang lướt qua cầu.

            Tôi iêu ai đã coi zanh-đức là chí-hướng và là định-mệnh của mình. Người đó đang tiếp-tục sống hay nói một cách khác, người đó có thực đang sống hay không? [câu này có ngĩa “sống một cách an-nhiên – có cũng như không. NQ]

            Tôi iêu ai không ham-hố qúa nhiều zanh-đức. Có một zanh-đức tốt hơn là có hai zanh-đức, vì biết một là biết rõ những căn-cơ thắt mở định-mệnh của mình.

            Tôi iêu ai có linh-hồn fóng-zật, không đón-nhận lòng biết ơn của người, vì người đó luôn luôn ban-fát điều lành và không bo bo jữ mọi thứ cho riêng mình.

            Tôi iêu ai không đỏ mặt khi thấy quân lúc-lắc không jeo đúng như í của mình, và còn biết hỏi: “Tôi có fải là tay chơi bịp-bợm không?” – Thế có ngĩa là người đó vui lòng chấp nhận ván bài.

            Tôi iêu ai nhìn rõ những lời vàng ngọc trước khi bước vào hành-động, luôn luôn làm nhiều hơn hứa, vì người đó biết tìm cách xuống đời (zấn-thân).

            Tôi iêu ai biết làm sáng tỏ những điều sắp đến, và học-hỏi được những điều đã qua, vì người đó biết chấp-nhận những jì có trong hiện-tại.

            Tôi iêu ai không “bốc fét” Thượng-đế của mình. Tức là người đó biết iêu Thượng-đế của mình. Người đó biết fải chấp nhận sự nổi-jận hay bất-bình của Thượng-đế.

            Tôi iêu ai có linh-hồn sâu-sắc ngay trong những fút đau-đớn nhục-nhằn, và có thể chịu nổi những vấn-đề nhỏ mọn để bước qua cầu.

            Tôi iêu ai có linh-hồn cao-thượng đến độ quên mình, vì cái jì cũng ở trong mình cho nên mọi thứ đều theo người đó vào đời (zấn-thân).

            Tôi iêu ai có tinh-thần fóng-zật và cởi-mở, cho nên trí-tuệ của người đó chứa đựng tấm-lòng. Có tấm-lòng như thế mới biết cách vào đời (zấn-thân).

            Tôi iêu ai như những jọt mưa tưới mát lòng người, vì người đó biết có zấu-hiệu của ánh-chớp sẽ đến và người đó tin vào những zấu-hiệu đó.

            Này bạn ơi, tôi là zấu hiệu của ánh-chớp và cũng là jọt mưa nặng hạt rơi xuống từ mây. Như vậy có ngĩa ánh-chớp chính là Siêu-nhân.

 

5

 

            Khi Zarathustra nói xong ông lại nhìn thính-jả và ông iên-lặng. Ông nhủ thầm: “Họ đang đứng ở kia, họ cưởi. Họ không hiểu mình nói jì. Chắc họ không thích nge những jì mình đã nói.

            Vậy thì có cần fải bợp tai họ để họ nge những jì họ thấy tận mắt không? Có cần fải khua đồ-đạc loảng-choảng như đập nồi niêu hay làm như mấy thầy-tu hô hào kỉ-luật? Hay là đám đông này chỉ tin vào những kẻ nói năng ngập ngà ngập ngọng?

            Những người này có cái jì làm họ kiêu-hãnh. Họ gọi cái đó là cái jì đã làm họ hãnh-ziện? Họ gọi cái đó là văn-hóa. Cái đó làm họ khác với trẻ mục-đồng.

            Cho nên, họ không thích nge điều khinh-miệt họ. Thế thì mình fải nói về lòng hãnh-ziện của họ.

            Tôi sẽ nói cho họ nge điều đáng khinh-bỉ nhất mà tôi gọi là “con-người cuối-cùng!

            Zo đó Zarathustra nói với đám-đông như sau:

            Đây là lúc con-người cần sửa đổi mục-đích của mình. Đây là lúc cho con-người trồng mầm hi-vọng thanh-cao nhất.

            Bây jờ, mảnh-đất con người canh-tác vẫn còn fong-fú. Nhưng một ngày kia đất sẽ khô cằn và chẳng còn cây cao nào mọc nổi.

Hỡi ôi! Một ngày kia con-người sẽ không còn khả-năng bắn mũi-tên hi-vọng vượt xa khỏi con-người và cánh-cung của hắn sẽ trở thành đồ bỏ!

Để tôi nói qúi-vị nge: Con-người cần đến sức hỗn-nguyên để sinh ra một vì sao uyển-chuyển. Để tôi nói qúi-vị nge: Trong lòng qúi-vị còn sức hỗn-nguyên.

Hỡi ôi! Rồi có lúc con-người không thể có một vì sao. Than ôi! Đó là lúc con người đáng khinh-bỉ nhất, vì hắn không biết tự khinh-mình.

Này nhé! Tôi cho qúi-vị thấy con-người cuối-cùng.

“Tình-iêu là jì? Sáng-tạo là jì? Hi-vọng là jì? Ngôi sao là jì? Con người cuối cùng hỏi thế và hắn chớp mắt.

Ngày mai thế-jan này nhỏ bé, và con-người mơ thấy nhân-vật cuối-cùng kia làm bất cứ chuyện nhỏ nào. Loại người cuôi cùng ấy, như rận chấy trên mặt đất, sống lâu zài nhất.

Những con-người cuối-cùng vừa chớp mắt vừa nói: “Chúng ta đã tìm ra hạnh-fúc.”

Những con người cuối cùng ấy đã ra khỏi đất-đai khó sống vì họ cần ấm-áp. Ai cũng cần bạn để cọ vào nhau vì ai cũng cần ấm-áp.

Nhưng rồi chán nhau và không tin nhau nữa, họ có mặc-cảm tội-lỗi. Họ bước đi mệt mỏi. Chỉ có một thằng ngu mới còn loạng-choạng bước trên đá hay bước trên người!

Thỉnh-thoảng làm một tí độc-zược để có những jấc-mơ vui. Nhưng cuối cùng zùng qúa nhiều độc-zược đưa tới một cái chết nhẹ-nhàng.

Có người vẫn còn làm việc vì việc-làm để jiết thì jờ. Nhưng có người cẩn-thận vì sợ rằng việc-làm để jiết thì-jờ có thể trở thành fương-hại.

Có người không còn vấn-vương đến chuyện jàu ngèo. Vì cả hai jàu ngèo đều fiền-toái. Còn ai muốn cai-trị không? Còn ai muốn vâng lời không? Cai-trị và vâng-lời đều là những chuyện fiền-toái.

Không có kẻ chăn trâu, không có đàn trâu! Ai cũng muốn như nhau, ngĩa là bình-đẳng. Nhưng ai có những tâm-tình khác lạ thì cứ tự-nhiên vào nhà-thương điên.

Một người khôn-khéo nhất trong đám-đông vừa nói vừa chớp mắt: “ngày xưa thế-jan điên-loạn.

Ngày nay con người khôn-ngoan và biết mọi thứ xảy ra cho nên con người thích riễu cợt hoài. Con người vẫn còn xa-ngã nhưng đã biết cách đương-đầu, nếu không thì họ đã chết rồi.

Con người tuy có những thú vui nho nhỏ cho đêm cũng như ngày, nhưng con người cũng biết jữ jìn sức-khoẻ.

Những con người cuối cùng vừa nói vừa chớp mắt: “Chúng tôi đã tìm ra hạnh-fúc.”

Đến đây chấm-zứt Luận-đề Thứ-nhất gọi là “Khai-từ” của Zarathustra vì có những tiếng hét và tiếng cười của nhiều người khiến ông ta fải ngưng lời. Đám đông lên tiếng: “Zarathustra, cho chúng tôi con người cuối cùng ấy, chúng tôi sẽ tặng ông món-qùa Siêu-nhân!” Thế là đám đông cùng vui-sướng biểu đồng-tình. Nhưng Zarathustra lại cảm thấy buồn, nhủ-thầm trong bụng:

“Họ chẳng hiểu jì mình cả. Có fải vì mình đã sống lâu trên núi, tai quen nge tiếng suối chảy thông reo, bây jờ mình nói với họ ví như “đàn gảy tai trâu!”

Tâm-hồn mình thanh-tịnh và trong-trẻo như núi non buổi sáng. Nhưng những người này lại tưởng mình là con-người vô-cảm, và cho mình là một người nói móc họ với những lời riễu-cợt thâm-trầm hiểm-độc.

Bây jờ họ vừa nhìn mình vừa cười. Trong tiếng cười của họ để lộ là họ gét mình. Trong tiếng cười của họ có cảm-jác já-băng.”

 

(Còn tiếp)   

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2646
Ngày đăng: 14.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Suy-Tư Hai - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 2 - Nguyễn Quỳnh USA
Minh Triết -1 - Nguyễn Ước
Minh Triết -2 - Nguyễn Ước
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)