Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.146
123.226.834
 
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit/ Nguồn-Sống Và Thời-Jan Của Heidegger 5
Nguyễn Quỳnh USA

KÌ BỐN-c

 

Thủa ấy, tức khoảng 1926, Heidegger đã để í đến cố-gắng mang những fương-fáp Khoa-học về người (Antropology) vào Tâm-lí Học. Nhưng theo ông làm như thể vẫn chưa thể nào bù-đắp được những thiếu sót của nền-tảng thuộc về bản-chất (ontology), ngay cả nếu lôi thêm Biology vào bộ-môn đó. Để có thể hiểu và có thể ziễn-tả được vấn-đề bản-chất, trước tiên Biology fải là “một Khoa-học về đời-sống” có nền-tảng thuộc về bản-chất (ontology) của đời-sống-ngay-ở-kia (Dasein), zù cho chưa hoàn bị.

 

Theo Heidegger, Đời-sống chính là một thứ Nguồn-sống (Sein). Chúng ta biết được hay đạt đến được í-ngĩa này vì đời-sống nằm trong cái cái-gọi-là-sống-ở-ngay-kia (Dasein). Như chúng ta đã biết, bản-chất (ontology) của cuộc đời rõ ràng trong cách trình-bày rất mực riêng tư của mỗi người. Thế nên, bản-chất ấy cho chúng ta biết từng trường-hợp nếu có cái jì gọi là nguồn-sống-thế-thôi (Nur-noch-leben). Theo Heidegger, đời-sống không chỉ là sống-đây-này và cũng không fải là Dasein (Lẽ-sống-ở-ngay-kia). Ngược lại đừng bao jờ định-ngĩa Dasein là cuộc-đời rồi thêm mắm thêm muối.

 

           

Khi bảo rằng xét về bản-chất (ontology) ba ngành: Khoa-học về Người, về Tâm-lí Học, và về Biology không đủ khả-năng và rõ ràng để trả-lời câu-hỏi về một loại Nguồn-sống có những thành-fần đúng i-như chúng-ta, chúng ta vẫn không fán-xét công-việc có chứng-cớ hiển-nhiên của ba bộ-môn trên. Chúng ta luôn luôn nhớ là jả-thiết và kinh-ngiệm của ba ngành trên không thể nào júp chúng ta hiểu được nền-tảng của bản-chất (ontology). Nhưng mọi nền-tảng của bản-chất vẫn luôn-luôn có mặt  ngay cả khi chúng ta mới có chút kinh-ngiệm về bản-chất. Tuy nhiên, theo Heidegger, nếu fương-fáp tìm-tòi có cơ-sở vững-vàng vẫn chưa thấy được nển-tảng với minh-chứng hiển-nhiên của bản-chất thì không có ngĩa nền-tảng ấy không vững, Nó cũng không có ngĩa nền-tảng ấy không có vấn-đề căn-bản xét theo Khoa-học thực-chứng. Ở đây, Heidegger không zùng chữ “Positivism”, mà ông zùng chữ “positive science”.

           

Trong fần bàn về Fân-tích Ngĩa-sống (Existential) và Ziễn-jải Sơ-khai về Sự-sống-ở-kia (Dasein), Heidegger còn nêu lên những khó-khăn tìm-hiểu Í-niệm theo Lẽ Tự-nhiên về Thế-jan. Theo ông, Ziễn-jải (cách viết hoa của Heidegger) Dasein (Sự-sống-ở-kia) không jống như khi chúnga ta mô-tả jai-đoạn sơ-khai của Sự-sống-ở-kia (Dasein) theo lẽ sống hằng ngày và qua fương-fáp của Khoa-học về người (Anthropology). Ông nhấn mạnh rằng Lẽ-sống hằng ngày không fải Cách-sống còn mang tính-chất sơ-khai (primitiveness) mà chính là sự có mặt của Nguồn-sống (Sein) trong Sự-sống-ở-kia (Dasein), ngay cả khi Dasein hoạt-động và fát-triển trong nền văn-hóa cao. Hơn nữa, theo Heidegger, ngay cả Sự-sống-ở-kia (Dasein) trong thể sơ-thai cũng có những điều-kiện rõ ràng của Nguồn-sống khiến cho Nguồn-sống không fải Lẽ-sống hằng ngày, mà fải gọi là Lẽ-sống-hằng-ngày-của Nguồn-sống (Sein). Nếu chúng ta fân-tích Dasein bằng cách nhìn vào “đời-sống của những zân-tộc còn sơ-khai” chúng ta có thể thấy í-ngĩa đúng (Bedeutung) vỉ Heidegger cho rằng trong đời-sống của những zân-tộc này “các hiện-tượng sơ-khai” thường ít bị che đậy và cũng ít fức-tạp zo suy-ziễn qúa chủ-quan về Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) mà ra. Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) trong jai-đọan sơ-khai thường hiện ra trực-tiếp với chúng ta. Thấy được sự-vật thô-sơ hay mộc-mạc có lợi cho cái-nhìn của chúng-ta vì nó trưng ra những cơ-cấu về bản-chất của hiện-tượng rất trung-thực.

           

Heidegger cũng bàn đến í mang Khoa Nhân-chủng Học (Ethnology) vào tìm hiểu vấn-đề bản-chất (ontology). Nhưng, theo ông zù cho Nhân-chủng Học có tham-zự vào việc tìm-hiểu bản-chất nói chung, ông vẫn thấy có những vấn-đề vướng-mắc i-như đã bàn tới ở các môn-học vừa kể. Xét cho cùng, chính Nhân-chủng Học đã ngầm cho thấy fương-fáp fân-tích về Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) của Khoa-học này vô-hiệu. Hơn  nữa, mọi Khoa-học thiên-về sự-kiện cụ-thể không thể nào đợi đến lúc những việc làm (ngiên-cứu) của Triết-học hoàn-tất. Vậy nên, chỉ còn cách gom lại tất cả những jì đã được khám-fá cụ-thể trong đời sống (ontically), rồi gạn lọc những thứ đó để vấn-đề bản-chất được rõ-ràng.

           

Zù cho fương-fáp zựa-trên kinh-ngiệm-sống (ontical) có cho chúng ta thấy những vấn-đề bản-chất (ontological) chúng ta vẫn còn một khó-khăn trong việc fân-tích kinh-ngiệm đời sống ở điểm khởi đầu. Tuy nhiên, đây là chuyện tìm ra í-niệm tự-nhiên ở thế-jan tuy ngứa mắtTriết-học nhưng Triết-học không muốn tham-zự. Theo Heidegger, zù bây jờ lãnh-vực truyền-thông hay hiểu-biết júp chúng ta biết tới những nền văn-hóa fức-tạp và những Lẽ-sống-ở-kia (Dasein), nhưng hiểu-biết ấy có vẻ jống nhau và qúa zư-thừa nên chúng ta không sao nhìn ra được vấn-đề chính đáng. Heidegger nhận thấy rằng sở zĩ chúng ta không nắm được iếu-tính đích-thực của hiểu biết vì fương-fáp tổng-hợp lẫn so-sánh có tính bao-quát và fân-loại của chúng ta. Chúng ta nên nhớ rằng đặt sự-kiện đa-ziện vào con số không júp chúng ta hiểu được những jì có mặt trước khi chúng ta fân-loại. Một trật-tự đúng fải là một trật-tự có nội-zung như là cái jì cụ-thề [Sachgehalt], còn nguyên vẹn trước khi fân-tích. Cho nên, nếu chúng ta muốn đặt những bức-tranh của thế-jan lại với nhau theo hệ-thống thì chúng ta fải có một í-niệm rất rõ ràng về thế-jan. Và nếu “thế-jan” tự nó là vận-hành cho Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) chúng ta lại fải biết rõ cơ-cấu căn-bản của Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) để jải-quyết chuyện thế-jan.

           

Heidegger đi tới kết-luận là tìm về bản-chất (ontology) chỉ là con đường ján-tiếp  đưa đến những fương-fáp cụ-thể. Bản-chất học có mục-đích riêng của nó là vượt xa hơn trong nỗ-lực đòi hỏi hiểu biết về những cơ-cấu (entities), còn câu-hỏi về Nguồn-sống kích-thích mọi tìm-tòi có tính khoa-học. 

II

TRONG Í-NGĨA TỔNG-QUÁT SỐNG-TRONG-THẾ-JAN CHÍNH LÀ NỀN-TẢNG CỦA LẼ-SỐNG-Ở-KIA (DASEIN)

Cụm-từ “Sống-trong-thế-jan” của Heidegger có ngĩa trong bất-kì càch nói thế nào câu ấy tiêu-biểu cho một hiện-tượng chung (unitary) hay tổng-quát. Theo Heidegger, tuy í-niệm “Sống-trong-thế-jan” không thề nào chia ra thành nhiều nội-zung rồi lại ráp chúng lại với nhau, nhưng í-niệm “Sống” này không có ngĩa là không có những fần chính-iếu trong cấu-trúc í-niệm “Sống” ấy. Có ba fần-chính:

  1. Thứ nhất là í-niệm “trong-thế-jan”. Trong í-niệm này, chúng ta đi tìm cấu-trúc mang í-ngĩa bản-chất(ontology) của “thế-jan” (zấu ngoặc kép trong nguyên-tác của Heidegger, có ngĩa cái gọi là thế-jan chứ không chính xác) rồi chúng ta định-ngĩa tính thế-jan/worldhood.
  2. Thứ hai là đời-sống hay sự hiện-hữu (entity) tức là trong bất cứ trường-hợp nào Sống-trong-thế-jan fải là một hiện-hữu.
  3. Thứ ba là Trong Nguồn-sống (In-Sein). Theo lẽ này chúng ta fải khởi đầu với Nguyên-tắc Căn-bản (Constitution) của lẽ “sống-trong” hay “có-mặt-trong” (Inheit). Zĩ-nhiên Sống-trong-thế-jan là một trạng-huống của Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) và như thế Sống-trong-thế-jan là lẽ tự-nhiên (a priori) nhưng thực sự lại không gần với Nguồn-sống (Sein) của Dasein.

 

Theo Heidegger, trước khi đặt ba fần chính kể trên vào đề-tài thảo-luận, chúng ta hãy cố-gắng tìm hiểu rõ fần thứ ba trước. Chúng ta đặt câu hỏi về í-niệm: “Trong Nguồn-sống (In-Sein) có ngĩa là jì?” Để trả lời và cũng là để ziễn-tả í-niệm “Trong-Nguồn-sốngở trong thế-jan’”chúng ta nên hiểu Trong-Nguồn-sống chính là ‘Nguồn-sống trong cái-jì đó’[tức là Sein in …]. Heidegger chỉ-định rõ là chữ “in” ở đây chỉ vào “không-jan”. Điều này zễ hiểu là mọi sự-vật đều nằm trong không-jan và đều có liên-hệ với nhau, ví như: bàn-gế, lớp-học, nhà-trường …Thề thì, mọi đời-sống (entities) đều có Nguồn-sống (Sein) của chúng trong (in) không-jan hỗ-tương với nhau, và cùng chung Nguồn-sống (Sein). Heidegger luận rằng, Nguồn-sống-có-mặt-ngay-đây (Being-present-at-hand) chính là những sự-vật xảy ra trong thế-jan. Nói một cách khác, Nguồn-sống-có-mặt-ngay-đây TRONG cái jì đó có ngĩa là hiện-hữu-lúc-này. Thế thì, cũng theo Heidegger, Nguồn-sống-có-mặt-ngay-đây nên hiểu là Nguồn-sống-có-mặt-ngay-đây có ngĩa là Nguồn-sống-có-mặt-ngay-đây-cùng-với (Mitvorhandensein) – I như chúng ta đã gi ở trên: bàn-gế, lớp-học, nhà-trường …Liên-hệ như thế chính là sắc-thái của bản-chất (ontology), và cái “Trong-Nguồn-sống”  chính là một hiện-hữu (exsitentiale) của sự-vật khác hẳn với thân-xác của con-người.

           

Heidegger đã cố gắng làm sáng tỏ í-niệm “Trong-Nguồn-sống” (In-Sein) như sau: Như chúng ta biết chữ Sein (Nguồn-sống) là động-từ nguyên-mẫu. Nhưng khi chúng ta chia động-từ “sein” ở thì hiện-tại, ngôi thứ nhất, số it, chúng ta có: ‘Ich bin’và theo Heidegger, câu ‘Ich bin’ có ngĩa là ‘hiện-hữu’ (existentiale), cho nên ‘Ich bin’ trở thành ‘Tôi ở’ hay ‘Tôi ở cùng với thế-jan’ (“Ich bin bei der Welt” thay vì là “Ich wohne bei der Welt.”) Vậy nên, câu Trong-Nguồn-sống (In-Sein) là cách ziễn-tả mang tính-chất “hiện-hữu” (existentiale)  để chỉ Nguồn-sống của Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) và theo Heidegger, Nguồn-sống của Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) chính là Sống-trong-thế-jan ở mức tinh-ròng của nó (its essential state).

           

Thế nên, “Sống-cùng-với”  thế-jan cũng có ngĩa bị cuốn-hút trong thế-jan hay bị cuốn-hút vào sự hiện-hữu (existentiale) ở “Trong-Nguồn-sống (In-Sein)  Thế là, chúng ta thấy cấu-trúc của Nguồn-sống của Lẽ-sống-ở-kia (Dasein). Nếu vậy mọi í-niệm về Nguồn-sống fải được trình bày rõ rệt.

           

Là một hiện-hữu (existentiale), “Sống-cùng-với-thế-jan” không bao jờ có ngĩa “Sống-lúc-này-cùng-nhau với sự-vật hiển-nhiên”, mặc zù chúng ta có thói quen khi thấy hai vật cùng xuất-hiện một lúc bên nhau – chữ “bên” hay “bên-cạnh” trong tiếng Việt miêu-tả rất đúng chữ “bei” trong tiếng Đức – ví-zụ: Cái-bàn bên cái-tường. Chữ “bên” hay “bên-cạnh” chỉ rõ không-jan hay khỏang-cách jữa cái-bàn và bức-tường. Như vậy, theo Heidegger, khi chúng ta nói một sự hiện-hữu hay sự có-mặt này có thể đụng vào (berührt) một sự hiện-hữu hay có-mặt khác NẾU Dasein(Lẽ-sống-đang-có-mặt-ở-kia) của sự hiện-hữu (entity/existential) cho chúng ta thấy cả hai TUY cùng ở trong thế-jan nhưng cả hai lại không “đụng nhau” vì tính ĐỘC-LẬP trong Nguồn-sống (Sein) của chúng. Điều này cho chúng ta thấy rằng í-niệm “Trong thế-jan cùng-nhau” không có ngĩa là “đụng” nhau hay “cùng lúc” với nhau. Có như thế, Lẽ-sống-ở-ngay-kia (Dasein) mới hiểu rằng Nguồn-sống (Sein) của chính nó trong í-thức Sống-ngay-lúc-này là rõ rệt hiển-nhiên (Tatsächlikeit/factuality), đồng thời cũng cho thấy hiện-hữu (entity/existentiale) là Sống-trong-thế-jan với định-mệnh của nó trong Nguồn-sống (Sein) trong đó có những hiện-hữu khác ở thế-jan của nó. Cái-bàn trong í-ngĩa Lẽ-sống-ở-ngay-kia (Dasein) là có-mặt trong không-jan và câu “Trong không-jan” này chính là thế-jan chúng ta thường nói tới.

           

Vậy nên, chúng ta không thể cắt-ngĩa Trong-Nguồn-sống (In-Sein) theo cái nhìn bản-chất (ontology) bằng cách nêu lên vài sắc-tính của hiện-hữu (ontical characterization), ví-zụ, chúng ta nói í-niệm Trong-Nguồn-sống (In-Sein) trong một thế-jan là một sự-kiện tâm-linh, và zo đó không-jan của con-người chỉ zính-záng tới xác-thân thôi. Heidegger viết, “Chúng ta không hiểu được Sống-trong-thế-jan là huyết-mạch của Lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein) trừ fi chúng ta hiểu không-jan hiện-hữu hay không-jan có sự-sống của Lẽ-sống-đang-ở-kia (Dasein). Hiểu như thế, theo Heidegger, là hiểu theo tinh-thần của Siêu-hình Học (metaphysically), chứ không fải ngây ngô hiểu theo lẽ về bản-chất (ontologically) cho rằng “con-người là một Thứ có đời-sống tâm-linh zo sai-lẩm bị đầy “vào trong” một không-jan. Đây chính là những điểm sau này trong Hiện-sinh Chủ-ngĩa, Sartre đã khai-triển rất khéo bằng cách zùng thể-loại văn-chưong, như tiểu-thuyết và thoại-kịch.)

           

Ngày nay, chúng ta đã nge nói rất nhiều về cái gọi là có-một-thế-jan hay - một-môi-trường-sống-của-con-người (Umwelt), nhưng chúng ta không nge nói jì đền bản-chất (ontology) khi cái gọi là “”trong “có-một-thế-jan” còn bị bỏ trong cõi mơ-hồ. Theo Heidegger, cái “có” ấy chỉ có thể thấy trong sự hiện-hữu của Trong-Nguồn-sống (In-Sein) vì Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) chính là sự hiện-hửu của Trong-Nguồn-sống (In-Sein). Chỉ có hướng về cơ-cấu của bản-chất (ontology) trong suy-luận thế này thì “đời sống” theo ngĩa Nguồn-sống (Sein) mới gọi là “đời-sống” tư-nhiên (a priori) và có-ngĩa riêng-tư (…auf dem Wege der Privation…). Theo kinh-ngiệm sống (ontically) cũng như xét theo bản-chất (ontologically) chúng ta coi Sống-trong-thế-jan chính là ưu-tư của chúng ta. Nhưng trong fân-tích hay tìm-hiểu về Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) thì í-niệm Sống-trong-thế-jan cần một fân-tích có căn-bản từ đầu. Heidegger viết thêm về í-niệm Sống-trong-thế-jan như sau: Khi Sống-trong-thế-jan bày ra trong hiện-tượng, thì chúng ta fải thấy những jì che đậy và vứt chúng đi. Hiện-tượng luôn luôn lộ ra trong Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) bởi vì mục-đích của Dasein hay Lẽ-sống-ở-kia là quán-triệt Nguồn-sống. Trong Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) cũng như Lẽ-sống-ở-kia (Dasein) Nguồn-sống luôn luôn rõ ràng (bekannt) và được í-thừc như là một thế-jới khả-tri (Welterkennen) tựa như một miêu-tả rõ ràng nhất về liên-hệ jữa linh-hồn và thế-jan. Biết về thế-jan hay đưa con-người vào thế-jan là Sống-trong-thế-jan ngay cả khi con-người không nhận ra điều này. Tuy nhiên, Heidegger tiếp lời, vì chúng ta không thể nắm được cơ-cấu của Nguồn-sống, cho nên kinh-ngiệm về Nguồn-sống là một hiện-hữu (ontically) hay “tương-quan” jữa hiện-hữu (entity) của thế-jan và hiện-hữu của linh-hồn.

 

(Còn tiếp)

 

Nguyễn Quỳnh USA
Số lần đọc: 2400
Ngày đăng: 20.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhớ Nguồn 6- hết - Nguyễn Đăng Trúc
Nhớ Nguồn 5 - Nguyễn Đăng Trúc
Nhớ Nguồn 4 - Nguyễn Đăng Trúc
Một Tí “Rilke” - Nguyễn Quỳnh USA
Nhớ Nguồn 3 - Nguyễn Đăng Trúc
Nhớ Nguồn 2 - Nguyễn Đăng Trúc
Đọc Và Fê-Bình Sein Und Zeit Nguồn-Sống (Bản-Thể)Và Thời-Jan của Martin Heidegger (1889-1976)- 5 - Nguyễn Quỳnh USA
Nhớ Nguồn 1 - Nguyễn Đăng Trúc
Người Thày Của Đời Sống - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 1 - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Suy-Tư Hai (triết học)
Một Tí “Rilke” (tiểu luận)
Khoảnh-Khắc (tiểu luận)
Nắng Hè (tạp văn)
Fôi-Fa (tạp văn)
Bến-Xưa (tạp văn)