Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.168
123.203.584
 
Lịch sử cải lương 8
Tuấn Giang

Chương V

 

Sân khấu cải lương từ 1965 đến 1985

 

I.Sân khấu cải lương giai đoạn 1965 – 1975

           Năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miệt Nam ra đời tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam khắp các vùng nông thôn Trung – Nam Bộ. Ngày 5 – 8 1964, sự kiện Vịnh Bắc Bộ mở đầu cuộc chiến tranh trên cả hai miền Nam – Bắc. Năm 1965, cuộc chiến tranh bước vào thế phản công đến năm 1968, chiến tranh ác liệt kéo dài đến năm 1970, chuyển sang thế giằng co, hoà đàm, năm 1975 thống nhất đất nước. Hai miền Nam Bắc thông thương có điều kiện giao lưu hoà nhập văn hoá, nghệ thuật tạo điều kiện phát triển sân khấu và nghệ thuật cải lương.

           Hoạt động sân khấu cải lương chia thành hai giai đoạn, giai đoạn một từ 1965 – 1975, nghệ thuật cải lương hai miền khác biệt, cải lương Nhà nước xã hội chủ nghĩa (cải lương Bắc), cải lương vùng tạm chiếm Miền Nam, cải lương vùng giải phóng. Mỗi vùng miền có phương thức hoạt động biểu diễn định hướng mục đích nghệ thuật khác nhau nhằm tồn tại phát triển sân khấu cải lương. Cải lương Bắc vững mạnh toàn diện xây dựng thành công nền sân khấu xã hội chủ nghĩa, thường xuyên tổ chức các hội diễn nâng cao nghệ thuật diễn, hướng đề tài kịch bản phản ánh hiện thực cuộc sống. Những vở cải lương cổ hiện đại hoá, hiện đại hoá phương pháp dậo diễn dựng vở, hiện đại hoá bút pháp biên kịch, dù nói tích xưa nhưng nội dung còn nóng bỏng tính thời sự, thời đại là yêu cầu của cải lương Bắc. Những vở cải lương đương đại đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống con người mới, cụ thể hoá các chủ chương đường lối chính sách vào vở diễn. Nhiều vở cải lương đề cập đến những con người nơi đầu sóng ngọn gió, nơi mũi nhọn cuộc sống lao động sản xuất chiến đấu của người nông dân, công nhân, anh bộ đội, người trí thức hướng tới cuộc chiến đấu cùng đồng bào Miền Nam. Một số tác giả viết về anh bộ đội giải phóng chiến đấu trong lòng địch, người tình báo viên, o biệt động, những tấm gương anh hùng, dũng sĩ... Nhiều vở diễn có giá trị động viên tinh thần lao động sản xuất, chiến đấu, phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu tranh của quân dân Miền Nam anh dũng, kiên cường. Sân khấu cải lương Bắc trở thành thế mạnh viết kịch bản, biểu diễn những vở đề tài cuộc sống mới, nghệ thuật diễn nội tâm sâu sắc ca diễn truyền cảm... Sân khấu cải lương Bắc đạt nhiều thành tựu đổi mới nghệ thuật diễn, có thế hệ diễn viên ca diễn nắm chắc kỹ thuật bài bản, xây dựng thành công nghệ thuật cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa.

 

Miền Nam chia thành hai khu vực chính quyền giải phóng, cải lương hướng vào cuộc chiến dấu, bảo vệ quê hương, nhiều đoàn được chi viện đội ngũ tác giả, diễn viên Miền Bắc vào Nam xây dựng sân khấu hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vùng giải phóng các tỉnh dưới đồng bằng Nam Bộ thành lập các đoàn cải lương gần như mỗi tỉnh một đoàn, nghệ thuật diễn có điều kiện nâng cao các mặt đáp ứng bộ đội và nhân dân địa phương. Nhiều đoàn cải lương trong các đoàn văn công giải phóng có hàng chục vở diễn mới, phản ánh kịp thời tinh thần chiến đấu giải phóng đất nước, bảo vệ quê hương. Những vở diễn kịp thời ngợi ca người phụ nữ, nhân dân giữ đất, phá ấp chiến lược, động viên thanh niên vào quân giải phóng, hướng tới nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Những vở cải lương vùng giải phóng, những vở cải lương Bắc thiết thực tuyên truyền cho hai nhiệm vụ: đẩy mạnh sản xuất, làm hậu phương vững chắc giải phóng Miền Nam. Sân khấu cải lương là văn nghệ tuyên truyền mọi chủ chương đường lối chính sách của Miền Bắc, Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam, phục vụ đắc lực cuộc chiến đấu thống nhất đất nước. Có một thời văn nghệ tuyên truyền, nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực minh hoạ cuộc chiến, minh hoạ chủ chương chính sách, ngợi ca một chiều, nhận thức đơn luận duy lý nhưng có hiệu quả. Hiệu quả mà sân khấu cải lương đem lại hướng mọi người không sợ gian khổ hy sinh, sẵn sàng xông vào cái chết, gạt bỏ tất cả nỗi riêng tư ở phía sau, thực hiện mệnh lệnh chiến đấu vì Tổ quốc. Sự tác động của công tác tuyên truyền chính trị, sự phụ hoạ của văn hoá, nghệ thuật tạo thành dư luận xã hội biến thành sức mạnh chiến đấu trong từng con người chống lại lối sống hưởng lạc cá nhân, chỉ có nhiệm vụ ở phía trước. Con người và đồng đội trở thành mối quan hệ cộng đồng gắn bó cao đẹp. Sân khấu cải lương giải phóng góp phần cùng đồng bào Miền Nam xây dựng cuộc sống mới tiến lên dành độc lập, thống nhất đất nước.

 

Sân khấu cải lương vùng tạm chiếm, các đoàn hoạt động mạnh tập trung nhiều diễn viên tài năng, khi cuộc chiến tranh còn non yếu các đô thị yên ổn, nhiều đoàn diễn những vở cải lương quy mô có tính nghệ thuật, dân tộc. Cuộc chiến tranh ác liệt xâm nhập vào các thành phố một số đoàn tan rã, nhiều cuộc biểu diễn thiếu tính nghệ thuật, có không ít diễn viên cải lương an phận diễn cầm chừng, hoặc diễn chạy theo thị hiếu công chúng cải lương hương sa, diễm huyền, sexy, võ hiệp... Cá biệt có nghệ sĩ, diễn viên cải lương, ca nhạc nhẹ hát động viên lính cộng hoà đánh phá ném bom Miền Bắc. Tại các đô thị Miền Nam chiến sự ác liệt, lại có diễn viên, tác giả viết những vở kêu gọi tinh thần giải phóng dân tộc, tham gia biểu tình đòi thống nhất đất nước... Đứng giữa cuộc chiến, con người thường có những hành động khác nhau bởi sự tác động tâm lý mất điểm tựa vào từng thời gian, giao động đầu hàng, vững bước tiến lên luôn gặp sức cản bản năng. Vào thời khắc ấy, nhiều giải thưởng các hội ngừng hoạt động, sân khấu cải lương bồng bềnh theo thời cuộc. Qua chiến tranh như trận sóng thần ngổn ngang đổ vỡ, còn lại tình người trân trọng yêu thương. Giai đoạn sân khấu cải lương 1975 – 1985, những biểu hiện mới là bước ngoặt lịch sử đất nước trong trang, nghệ thuật cải lương thăng hoa rực rỡ.

 

Sân khấu cải lương qua mỗi giai đoạn lịch sử để lại những giá trị tinh thần văn hóa, nghệ thuật cao quý. Nghệ thuật cải lương mỗi giai đoạn lịch sử làm nên những thành quả xây dựng văn hoá tinh thần con người, hướng tới cái mới

 

1.Sân khấu cải lương vùng giải phóng

 

Sân khấu cải lương giải phóng trưởng thành vững mạnh, các đoàn tương đối ổn định hoạt động biểu diễn phục vụ bộ đội giải phóng, ảnh hưởng tới các vùng ven đô. Nhiều vở cải lương mới viết về cuộc sống chiến đấu của nhân dân, anh giải phóng quân đem đến hào khí, nghệ thuật mới được công chúng hưởng ứng. Nhiều đêm diễn có hàng ngàn người xem. Dù văn nghệ giải phóng không thể sánh kịp văn nghệ cải lương các đô thị về diễn viên ngôi sao, hình thức sân khấu, nhưng những vở diễn đầy sức sống mới, nghệ thuật diễn chân thành xúc cảm đã hấp dẫn hơn cải lương vùng đô thị.

 

Sân khấu cải lương giải phóng gồm các đoàn Đồng Nai, Bến Tre, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Văn công giải phóng, T4... diễn những vở đề tài cuộc sống mới, những vở lịch sử... hướng về giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Theo chân anh giải phóng, từng bước trên chiến trường, các đoàn cải lương giải phóng biểu diễn ra những vùng chiến sự các liệt, nhiều nhạc sĩ, diễn viên, cán bộ đoàn hy sinh anh dũng trên chiến trường. Đội cải lương trong đoàn văn công giải phóng Nam Bộ, nhiều đêm diễn sát căn cứ giặc, lính nguỵ đến xem đoàn diễn, cảm hoá một số người dân, lính nguỵ hưởng ứng Mặt trận Dân tộc giải phóng. Đoàn Văn công Khu IX, năm 1970 diễn vở Hương bưởi, do các diễn viên Trọng Hữu, út Nghệ, út triều, hai ớt... Vở diễn thành công, góp phần cổ vũ tinh thần chiễn đấu gần đến ngày chiến thắng. Năm 1971, Đoàn Văn công R (chiến khu) vùng Đồng Tháp Mười, đoàn T4 diễn vở Cánh chim soi gương,trước đã diễn tại Sài Gòn năm 1966, do một nhóm nghệ sĩ của Hội nghệ sĩ ái hữu tổ chức, sau đêm diễn bị truy xét, một số người chạy ra vùng kháng chiến. Năm 1973, đoàn dựng vở Cây sầu riêng trổ bông của Trương Bỉnh Tòng, diễn tại các vùng ven Sài Gòn – Gia Định, đây là đoàn cải lương bán sát các chiến trường, có thời do ông phụ trách, nhiều đêm diễn được nhân dân các vùng đến xem hàng ngàn người cổ vũ đoàn. Dưới tỉnh, các đoàn cải lương giải phóng theo sát chiến trường. Ngày ấy, có khẩu hiệu nổi tiếng từ câu nói của bà Nguyễn Thị Định: một tấc không đi, một ly không rời, bám thắt lưng địch mà đánh. Các đoàn văn công ca múa, nhạc kịch, cải lương luôn đồng hành cùng anh giải phóng diễn động viên họ trước lúc ra trận, diễn ngay trên trận địa, diễn mừng công sau chiến thắng... Đoàn cải lương Bến Tre năm 1966 vở Ông Năm hạng của Đoàn Tứ. Năm 1968 vở Cây dừa đỏ của Trần Hà. Năm 1975 vở Rừng ông gốc – Huỳnh Thị Đằng... Năm 1961 đến năm 1975, đoàn cải lương Sông Hậu diễn các vở: Người con gái đất đỏ, Máu thắm đồng Nọc Nạn. Các đoàn cải lương giải phóng có 11 đoàn, số diễn viên có 82 người, số vở diễn 26 vở cải lương đề tài cuộc sống mới. Diễn viên cải lương vùng giải phóng có nghệ thuật diễn khá, không có hạng sao nhưng là sao của bộ đội, thanh niên xung phong trên chiến trường. Đoàn cải lương Sóc Trăng (1) thành lập ngày 1 – 5 – 1961, có sáu diễn viên: Ba Thu, Bảy Đủ, Việt Hải, Hữu Nghĩa, Hoàng Nam trưởng đoàn tuyển chọn, làm thủ tục lên ban tyuên huấn duyệt. Đoàn diễn các vở từ năm 1961 đến năm 1975, như Giữ đất, Hương bưởi, Người con gái đất đỏ, Cây dừa đỏ, Lá thơ cô Hiền của Thanh Hiền, Dòng máu của Trần Nam, Đâu có giặc ta cứ đi... Năm 1965 đoàn có 20 người đến năm 1969, hy sinh 10 người. Sau đoàn bổ xung 35 người đến ngày 13 – 12 – 1972, đoàn bị dội bom B52, chỉ còn lại 3 người là: Tám Gửi, Hoàng Nam, Hoàng Đông. Đến năm 1975, nhập lại với ca múa nhạc kịch đổi tên là đoàn Văn công Hậu Giang. Đây là đoàn cải lương chịu đựng trên chiến trường ác liệt nhất, hy sinh số người lớn nhất. Còn nhiều đoàn cải lương trong chiến tranh ác liệt, những người diễn viên là dũng sĩ hy sinh dũng cảm, phục vụ bộ đội trên chiến trường. Những gian khổ hy sinh mà người diễn viên phải chịu đựng chỉ những người có tinh thần thép mới vượt qua những ngày đói khát, đạn cối, bom bi, bom toạ độ, bom B52... Ai đã qua một trận bom B52, sống sót trở về thì nỗi ám ảnh sợ hãi kinh hoàng, kéo dài hàng mấy chục năm sau còn khiếp sợ. Vậy mà những cô gái tuổi mười tám đôi mươi, những chàng trai búng da sữa vào văn công giải

 ................................................................................

(1) Theo đoàn trưởng Hoàng Nam kể lại ký nhận với tác giả.

phóng, biểu diễn dưới làn mưa bom bão đạn, đó là ý chí con người dũng cảm bằng không sẽ chạy vào thành, chạy sang phía bên kia, sung sướng hơn khi ở với cái chết rình rập từng giây. Đó là tình cảm, tinh thần cao cả của người diễn viên các đoàn văn công giải phóng, sống và làm việc tất cả vì đất nước thân yêu.

 

Hoạt động biểu diễn các đoàn văn công cải lương giải phóng còn nhiều thiếu thốn, hình thức sân khấu, nghệ thuật diễn... chưa cao, nhưng các đoàn diễn ở đâu đem đến công chúng nhịp sống mới. Qua hàng chục vở diễn của các đoàn hầu hết là những vở đề tài cuộc sống mới,

đây là bước ngoặt lịch sử cải lương giải phóng, diễn đề tài cuộc sống mới bằng tình cảm chân thực và tinh thần anh dũng trên chiến trường Nam Bộ.

 

1.1 Nghệ thuật diễn

 

Từ năm 1965 đến năm 1975,các đoàn văn công giải phóng được trang bị máy phát điện, diễn có đèn điện. Ban ngày diễn dưới các hầm địa đạo chứa 200 – 300 người xem chưa hết chỗ, đèn bật sáng, một số điểm diễn ngoài trời không dám bật đèn nên thường diễn ban ngày. Vào năm 1972, có những thời gian hoà đàm các đoàn diễn dưới chân bốt đồn giặc ta và ngụy cùng xem, ngay những thời gian thuận lợi nhất sân khấu trang trí đơn giản, gọn nhẹ, không hoa lá màu mè.

 

Do hoàn cảnh chiến trường khó khăn, các diễn viên không có điều kiện nâng cao nghệ thuật diễn, sáu tháng mùa khô hành quân và diễn phục vụ bộ đội đến tận chiến hào, có nơi phục vụ từng thương bệnh binh. Sáu tháng mùa mưa về cứ, dựng tiết mục và phục vụ bộ đội trong cứ... Thời gian diễn không kể ngày đêm, nên mỗi vở dàn dựng hết sức nhanh gọn, luyện tập và diễn như một thói quen. Các nghệ sĩ diễn bằng kinh nghiệm và lòng nhiệt tình, các diễn viên thường không học qua trường lớp, họ học các thày cải lương từ bên ngoài có chút kinh nghiệm vào đoàn đi diễn. Mỗi người vừa diễn vừa học nâng cao chuyên môn ngay tại đoàn, người nọ truyền lại người kia qua thực tiễn trưởng thành lên. Bằng thực tiễn nghề nghiệp, kinh nghiệm chiến trường, các diễn viên cải lương giải phóng ca diễn chân thật, không khoa trương hình thức, ca theo nội dung tình cảm nhân vật, không khoe giọng ca, trưng mốt thời trang... Diễn viên cải lương giải phóng thành công các vai diễn đề tài cuộc sống con người mới, nhiều diễn viên được bộ đội giải phóng mến mộ. Một số diễn viên trở thành “hạng sao” của bộ đội trước đêm xuất kích, hành quân đi chiến đấu... được mời đến ca diễn động viên bộ đội giải phóng. Các diễn viên như Sáu Quả, Sáu Nở, Hồng Thắm, Năm Trinh,... (đoàn ánh Hồng Trà Vinh) Hồ Châu, Tư Đại, Tám Tám, Cẩm Linh, Hai Bông, Ba Lan, Mười Hạnh, Thu Hà, Tám Thạnh... (Kiên Giang), Thu Hồng, Lệ Hoa, Thanh Đời, Minh Tuấn, Ba Thu, Bẩy Đả, Việt Hải, Hữu Nghĩa, Cô Hoa, Chín Thuỷ (Đoàn Sông Hậu 1969), Thu Ba, Ba Bé, Hoàng Linh, Thanh Tiến, Mai Danh... Đoàn Cải lương An Giang... diễn vở Tô thuốc độc, Người con gái đất đỏ... bằng nghệ thuật diễn chân thực nhiệt tình. Nhiều vở diễn còn in đậm trong lòng nhân dân, bộ đội giải phóng như  vở: Em bé Tân Thanh (Minh Thuỳ 1962), Trang lên khỏi núi – Phan Thế (1963), Ông Năm Hạng (Đoàn Tứ 1965), Năm quân lương (Trần Ngọc 1973), Sóng cuốn đô thành (Huy Lam 1965), Lòng dân (Hoàng Nghệ 1965)...

 

Diễn những vở cải lương cổ, các diễn viên ca diễn bài bản gần với tuồng cổ, có cách điệu nhẹ hơn. Diễn những nhân vật cải lương cổ có tích bài bản nâng cao hiện đại, diễn những nhân vật con người cuộc sống mới gần với ngôn ngữ kịch nói. Mỗi vở diễn đạt mục đích đem đến người chiến sĩ tinh thần mới, động viên ý chí chiến đấu, là mục đích nghệ thuật cải lương văn công giải phóng.

 

Âm nhạc mỹ thuật.

Âm nhạc.

 

Âm nhạc sân khấu các vở mới thường có hai hình thức sử dụng âm nhạc, một là chép lại những bản nhạc của đoàn trước để dựng về tập lại. Hai với những vở mới, lấy bài bản hoà tấu nhạc nền, chỉ một số đoàn lớn có điều kiện viết nhạc cho vở diễn mới.

 

Tuy âm nhạc chưa thực sự được đầu tư sáng tác nhưng các đoàn coi trọng bằng cách hoà tấu nhạc nền, chú ý tập ghép nhạc với ca diễn, có những thời gian dàn dựng tiết mục, họ luyện tập khá thuần thục ca nhạc, mục đích lấy âm nhạc tạo không khí, nâng cao vở diễn. Nghệ thuật kỹ thuật hoà tấu dàn nhạc không nâng cao, phần lớn mang tính thực hành biểu diễn, hoà tấu bài bản cổ là chính, tập những lớp khí nhạc mới rất ít. Do hoàn cảnh chiến trường, thiếu nhạc sĩ viết nhạc... khí nhạc dàn nhạc cải lương không phát triển, nhiều đoàn chỉ có hai ba nhạc cụ như ghi ta lõm, đàn kìm, nhị, hoặc thập lục, đàn bầu... Dàn nhạc không đồng bộ, thiếu nhiều nhạc khí mới, có đoàn còn sử dụng nhạc cụ phương tây đệm cho cải lương vì nằm trong đoàn văn công tổng hợp. Nhiều lần biểu diễn tổng hợp ca múa nhạc, kịch, cải lương, phần dàn nhạc có vẻ chính quy. Khi ca cải lương có dàn nhạc cổ đệm bài bản, phần tính kịch, chuyển cảnh... có dàn tân nhạc hoà tấu nghe xúc động hiện đại, nhưng không nhiều chưa phải hướng chính của cải lương giải phóng.

 

Ca nhạc cải lương giải phóng có sao hoà tấu như thế, ca nhạc tạo không khí vở diễn, người ca, ca chân thực ngọt mùi truyền cảm những tình cảm, tinh thần mới đến nhân dân và người chiến sĩ. Ca nhạc cải lương không có điều kiện nâng cao kỹ thuật, cải cách làn điệu cải lương, dù có sáu tháng dựng tiết mục, có đôi cuộc họp bàn tới chuyện cách tân ca nhạc bài bản nhưng thiếu thày ca kỹ thuật để đổi mới ca nhạc, nên ca nhạc cải lương giải phóng ít phát triển. Ca nhạc cải lương giải phóng đem đến người chiến sĩ bằng sự hồn nhiên, xúc cảm chân thực từ cuộc sống chiến đấu truyền cảm xúc ca diễn của diễn viên cải lương đến anh bộ đội giải phóng.

 

Mỹ thuật, phục trang.

 

Mỹ thuật, phục trang cải lương giải phóng nhiều hình thức trang trí sân khấu từ thực tiễn sân khấu, thực tiễn cuộc sống và thực tiễn vốn có của mỗi đoàn. Đoàn có điều kiện cảnh trí khá đầy đủ, một vở bảy cảnh, mỗi cảnh có đủ phông màn cảnh trí cho từng vở khá phong phú. Các đoàn cải lương giải phóng có hai hình thức biểu diễn, biểu diễn chính quy phục vụ một đại đội, một lữ đoàn, đêm diễn có đầy đủ dàn nhạc, phông màn, ánh sáng, cảnh trí như là đại diện lớn mạnh của sân khấu cách mạng. Tuy đồ sộ là thế nhưng còn cái gì đó chưa rực rỡ, lộng lẫy. Sân khấu còn mang tính dã chiến, sân khấu chiến tranh. Biểu diễn xung kích trang trí đơn giản, lấy nghệ thuật diễn thay cho nội dung hình thức sân khấu.

 

Mỹ thuật cải lương giải phóng sân khấu tả thực, ước lệ. Tả thực cảnh trí vẽ khái quát mảng khối, không vẽ tả thực chi tiết, tả thực ước lệ cảnh trí. Có nhiều vở tả chân một số cảnh vẽ tả thực độ ba cảnh, quay đi, quay lại diễn hết vở... đồ vật khá giản đơn, trên sân khấu đôi khi ước lệ là hoàng cung, chiến trường... Những đêm diễn xung kích một số vở trang trí cây thật, kết hợp với cảnh trí để diễn tả không gian sân khấu... Những hình thức trang trí không mới, không đẹp, sân khấu cải lương giải phóng cốt tạo ra một khoảng không gian vở diễn để phân biệt với cái không gian tự nhiên. Sân khấu tạo ra không gian nghệ thuật để diễn, qua đó giới hạn sân khấu diễn viên diễn chân thành, xúc cảm. Đó là sự diễn tả sâu sắc của sân khấu cải lương giải phóng. Phục trang những vở cổ là những mẫu quần áo các nhân vật hoàng tử, công chúa, vua, quan... cứ như thế vở nào mặc đều được. Vào thời gian tập huấn, các đoàn mang trang phục vở diễn mới đôi khi một hai, ba năm mới có một lần may trang phục, không có điều kiện dựng vở, lại may trang phục mới. Những vở cải lương đương đại còn đơn giản hơn, có vở may trang phục, nhiều vở diễn viên có sao mặc thế. Những vở nói về thanh niên xung phong, anh bộ đội giải phóng, diễn viên mặc luôn bộ quân phục mới nhất của mình lên sân khấu, coi đó là trang phục vở diễn... Mỹ thuật phục trang sân khấu cải lương giải phóng, trang trí vở diễn trên tinh thần tả thực như hiện có trong cuộc sống chiến đấu, ít có điều kiện mỹ lệ hoá sân khấu. Đôi khi ở chiến trường trang trí như thế lại không phù hợp, tất cả vì một sự chân thành như cuộc sống vốn có.

 

Mỹ thuật sân khấu cải lương giải phóng, tạo không gian sân khấu, tạo khoảng cách nghệ thuật với không gian tự nhiên để diễn, đây như một hình thức mỹ thuật mới của sân khấu chiến tranh. Mỹ thuật phục trang vở diễn hiện thực, tự nhiên, bình dị, tạo không gian nghệ thuật ca diễn cải lương.

 

  1. Sân khấu cải lương vùng tạm chiếm Nam Bộ.

2.1. Bối cảnh văn hoá xã hội Miền Nam

 

Năm 1965, nửa triệu quân Mỹ đổ vào Miền Nam, đường phố Sài Gòn, các đô thị Trung - Nam tràn ngập người Mỹ, văn hoá Mỹ thâm nhập vào đời sống nhân dân các đô thị, tầng lớp thanh niên chạy theo lối sống Mỹ khá nhanh nhạy. Lòng người ly tán, sự lãnh đạo của Mặt trận chưa kiểm soát nổi vùng đô thị, mỗi người hành động theo chí hướng riêng. Người làm thuê trong các quán Bar, nhà hàng khách sạn đầy ắp gái bao và bệnh hoạn (2). Nhật ký một số người Mỹ ghi lại: cứ ba cô bán hoa thì hai cô bị bệnh xã hội... Chính quyền Sài Gòn thay đổi liên tục, chính trị bất ổn, đới sống xã hội chao đảo, mọi người hưởng lạc, sống gấp.

 

Trong hoàn cảnh ấy, văn hoá nghệ thuật phát triển xô bồ, nghệ thuật Mỹ, ca nhạc Mỹ, phim trưởng Hồng Kông... tràn ngập các sân bãi. Phong trào cách mạng ở các đô thị chưa mạnh, số đông mất phương hướng chạy theo lối sống văn hoá bại phong, nghệ thuật phản văn hoá, nhạc vàng, phim con heo, nhạc sex... thưởng ngoạn trong nhà riêng, ngoài quán Bar. Lối sống tha hoá được đáp ứng công khai, trước tình hình rối ren, mất phương hướng của số đông những người sống gấp, một số tổ chức xã hội đứng lên tuyên truyền lối sống mới bảo vệ văn hoá dân tộc, liền bị truy xét, trong đó các đoàn cải lương mặc sức diễn các loại vô bổ. Những người yếu bóng vía đành phải chuyển sang kinh doanh văn hoá nghệ thuật, buôn bán văn hoá phẩm chiếu phim... những ban hát nhỏ tan rã, tuy vậy, từ năm 1965 đến 1975 tại Sài Gòn còn nhiều ban hát lớn, nhỏ. Những đoàn lớn như Dạ lý hương, Kim Chung, Thái Dương, Kim Chưởng, Hương mùa thu, Thanh Minh – Thanh Nga... theo một số nhà nghiên cứu cải lương cho rằng trong bối cảnh xã hội hỗn loạn, sân khấu cải lương càng hỗn loạn, số vở diễn có tới 400 – 500 vở, con số này quả không nhỏ, nhưng số người

........................................................................................................

2) Theo báo An ninh thế giới - 2007

lưu giữ chỉ có vài chục vở. Sau ngày giải phóng, cứ là sản phẩm văn hoá chế độ cũ bị đốt, phá sạch, ai lưu giữ là vi phạm nên tư liệu còn rất ít. Sân khấu cải lương có các khuynh hướng quen thuộc:

 

Cải lương kiếm hiệp - hương sa, sexy

Hai hình thức diễn cải lương thịnh hành nhất Sài Gòn, đến năm 1968, phong trào diễn cải lương giảm sút. Năm 1970, chính quyền Sài Gòn tổ chức lên dây cót văn nghệ sĩ, trao giải cho các vở: Thảm kịch tuổi xanh của Hoàng Khâm... theo Minh Văn, đây là loại cải lương loã thể. Ông còn dẫn năm 1972, “Hội nghệ sĩ ái hữu hội tụ 5.000 hội viên của 53 đoàn ca tại Sài Gòn, cho thấy xã hội các đo thị Miền Nam những năm chiến tranh ác liệt, hoạt động văn hoá nghệ thuật còn mạnh.

 

2.2. Mấy nét về cải lương thành phố.

 

Giai đoạn 1965 – 1970, là giai đoạn hưng thịnh phát triển đỉnh cao của cải lương Sài Gòn, sau đó chiến sự ác liệt lan tới các thành phố Miền Nam, sân khấu vùng tạm chiếm thoái trào, nhiều đoàn tan rã. Giai đoạn cao trào cải lương xuất hiện nhiều ban hát nổi tiếng, nhiều diễn viên ngôi sao, diễn các loại cải lương sân khấu rực rỡ. Nhiều nghệ sĩ ca diễn có phong cách riêng như út Trà Ôn, Kim Chưởng, Hoàng Giang, Thành Được, Phượng Liên, Hùng Minh, Hữu Phước, Diệp Lang, Bạch Tuyết, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu, Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, Thanh Tòng, Minh Cảnh, Minh Phụng, út Bạch Lan, Thanh Sang... chỉ tính các diễn viên nổi tiếng công chúng hâm mộ ở 53 ban hát, có 82 hạng sao. Bằng ấy ban hát và các diễn viên nổi tiếng, là sự hùng mạnh của cải lương Sài Gòn.

 

Sân khấu cải lương Sài Gòn mạnh về đội ngũ diễn viên, tác giả, nhiều về số lượng vở diễn, giàu có về trang thiết bị kỹ thuật sân khấu, nghệ thuật ca diễn có tiến bộ xa những giai đoạn trước. Các đoàn cải lương Sài Gòn tồn tại những ban hát nổi tiếng ở giai đoạn trước đến năm 70, tiếp tục tồn tại như Việt kịch Năm Châu, Công ty Cải lương Kim Chung, Minh Cảnh, Tấn Tài I, Tấn Tài II, Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ, Đoàn Tinh hoa, Hương mùa thu, Khánh Hồng, Việt Tân, Thuý Nga, Tấn Thành, Kim Hoàng, Song Kiều, Thủ đô, Mai Hoa, Kim Thanh, Thống nhất, Trâm vàng, Thanh Minh – Thanh Nga, Kim Chưởng, Dạ lý hương... Sân khấu cải lương Sài Gòn mạnh về số lượng, hình thức, nhưng nội dung còn nhiều hạn chế. Những vở diễn yêu nước, tiến bộ giai đoạn 65 – 75, ít xuất hiện, phần lớn là những vở võ hiệp, cải lương sexy, tình dục. Bên cạnh những lệch lạc biểu hiện qua nhiều vở diễn nổi bật, có một số vở tố cáo lối sống sa đoạ của xã hội Mỹ hoá, tình trạng loạn luân, tình dục tràn lan, kêu gọi mọi người hướng về đạo đức hiếu nghĩa thuỷ chung.

Đặc điểm nổi bật của các ban hát cải lương thành phố diễn nhiều tích loại tuồng khó xác định, nên tạm chia thành hai loại:

  • Cải lương võ hiệp
  • Cải lương hương sa sexy

Cải lương võ hiệp, còn gọi cải lương đánh trưởng Hồng Kông, đây là sự khác biệt với cải lương võ hiệp giai đoạn trước nghiêng về La Mã, ả Rập, phương Tây. Giai đoạn này nổi bật là cải lương trưởng Hồng Kông, dù là võ hiệp thì những câu chuyện tình vẫn khá nổi, nhưng những pha đánh võ giật gân làm nó lấn át các cuộc làm tình. Nên cải lương võ hiệp dù là những câu chuyện tình thì những cuộc thí võ nổi hơn, nhưng những đoạn tình cảm tâm lý không thiếu. Loại vở diễn cải lương võ hiệp là những chuyện trưởng, phim trưởng Hồng Kông, Đài Loan, Trung Hoa và một số tiểu thuyết phương Tây chuyển dịch sang cải lương. Những ban hát diễn cải lương võ hiệp có hai loại, loại đề tài cổ: dã sử, lịch sử, huyền thoại, cổ tích, dân gian, tuồng Việt, tường Tầu, tuồng Tây. Loại đề tài đương đại, những vở diễn đấu súng, dao găm, cung tên... ly kỳ giật gân khá hấp dẫn.

 

Nhiều ban hát diễn cải lương sexy, hương sa, nội dung là những câu chuyện tình tay ba, tay tư, éo le trắc trở, ngang trái lâm ly. Những vở diễn này gợi tình, tạo khoái cảm tò mò cho công chúng như các vở: Hoa rụng giữa cuồng phong, Người phản bội, Chuyện chúng mình, Chuyện tình tiền... có một chút tiến bộ nhưng những cảnh làm tình quá lộ liễu trên sân khấu, còn nhiều vở khác mạnh mẽ hơn như: Cho trọn cuộc tình, Bí mật của nàng, Bí mật của chàng, Vợ tôi là gái bán hoa, Gái điếm vợ hiền, Lấy chồng xứ lạ, Gái tắm hơi, Nữ hoàng về đêm, Tuyệt tình ca, Nỗi buồn người con gái... của nhiều tác giả ăn khách thời ấy: Điêu Huyền, Hà Triều, Hoa Phượng, Yên Ba, Hoàng Khâm, Ngọc Điệp... khá nổi tiếng.

 

Hoạt động các đoàn cải lương Sài Gòn nổi bật, hỗn loạn diễn nhiều vở cải lương dung tục, chạy theo thị hiếu công chúng làm mất thẩm mỹ văn hoá nghệ thuật cải lương. Bên cạnh đó còn những ban hát, nghệ sĩ tiến bộ diễn những vở tố cáo xã hội Mỹ hoá, bảo vệ văn hoá dân tộc, hướng tới tình cảm quê hương đất nước. Từ những hướng cải lương xô bồ, nghệ thuật diễn có phần tiến bộ, cả những điều không chấp nhận được của cải lương vùng tạm chiếm.

 

2.3. Nghệ thuật biểu diễn.

 

Nghệ thuật diễn cải lương nội đô, các ban hát giai đoạn này không chú ý tuyên ngôn, khuynh hướng, phong cách riêng, các ban như hoà chung một chí hướng. Nhìn lại tiến trình diễn cải lương từng ban hát lúc mới ra đời ở những giai đoạn trước, các ban chú ý nuôi dưỡng tác giả, tạo dựng khuynh hướng, phong cách riêng như nhiều ban xưa từng tuyên ngôn: cải lương tuồng Tầu, tuồng Tây, tuồng xã hội, trinh thám, kiếm hiệp kỳ tình. Nhưng những ban hát giai đoạn này không cần tuyên ngôn, người ta làm gì mình làm theo thế, nếu không có khách chuyển hướng ngay. Các ban diễn doanh thu phản ứng linh hoạt, kịp thời chạy theo thị hiếu công chúng, diễn cải lương các loại vì khán giả, vì doanh thu.

 

Những nghệ sĩ diễn viên chạy theo thị hiếu khán giả, có khán giả thì catse cao, nhiều nghệ sĩ cải lương sống đế vương, nhà cửa sang trọng, tiền sài như nước, ô tô thay như người đi chợ, chuyện cuộc sống không phải nghĩ. Đây là một động cơ làm cho lớp nghệ sĩ cải lương trẻ thời ấy chạy theo thị hiếu diễn cải lương sex gợi tình... Còn những ban hát dung túng diễn những vở cải lương dung tục vì doanh thu, tiền tài và lối sống gấp đã bỏ quên văn hoá sân khấu dân tộc, số ban hát nghệ sĩ vì nghệ thuật chỉ là số ít. Trong vô vàn sự lộn xộn, dung tục của cải lương hương sa, nhiều diễn viên đắm chìm vào lối diễn thô thiển, thì những diễn viên gạo cội như Năm Châu, Phùng Há, Kim Cúc, Ngọc Dầu, Thanh Nga, út Trà Ôn, Diệp Lang, Mộng Vân, Thanh Kim Huệ, Thanh Dung, Thanh Sang, Phương Quang... lại diễn kín đáo hơn. Nhiều người đi sâu ca diễn nổi tiếng bằng tên gọi đi liền với bài Vọng cổ. Nghệ thuật diễn thời ấy, trong mỗi diễn viên thường có hai loại ngôn ngữ biểu diễn. Một loại diễn dân tộc, ca và bộ ca hay, ngọt ngào và hành động diễn đúng mức, loại hai diễn dung tục gợi tình, vì đó là xu thế thời thượng, không diễn như thế ít được đồng tình. Dù rằng những hình thức diễn sex bị dư luận lên tiếng, công chúng phê phán, nhưng nếu là số đông chắc không thể hưng thịnh lối diễn cải lương hương sa. Nhìn lại nghệ thuật diễn cải lương giai đoạn trước, ngôn ngữ hành động diễn đâu đến nỗi dung tục quá mức. Nhưng phải nói ngay nhiều diễn viên trẻ diễn gợi tình, trong họ vẫn có một hình thức diễn thứ hai là ca diễn dân tộc. Vì những nhân tố tiến bộ ấy trong mỗi con người diễn viên, nên đặc điểm nổi bật nghệ thuật diễn của diễn viên là:

  • Diên ngoại hình có kỹ xảo, một phần nội tâm
  • Diễn xúc cảm, ca hay ngọt mùi.

Ca ngọt mùi là đặc điểm hàng đầu các diễn viên cải lương ngày ấy, nghệ sĩ diễn viên hầu hết luyện giọng ca ngọt mùi, phục trang lộng lẫy, tạo dáng đẹp, đó là sự chinh phục công chúng của các hạng sao cải lương. Ngôn ngữ hành động diễn khoa trương, ngoại hình, hình thức nhiều, nhưng những hình thức diễn tả tình cảm chân thật, ca ngọt mùi đã được các diễn viên khai thác thành thế mạnh ngôn ngữ hành động diễn. Dù bệnh hình thức, khoe dáng đẹp, phục trang mốt thời thượng là phổ biến, thì đôi chỗ diễn chân thực là điểm nhấn thành công của các diễn viên. Diễn giỏi ca hay, hình thức đẹp là thế mạnh của các diễn viên ngày ấy, kéo dài đến ngày thống nhất đất nước, họ làm dân Bắc Kỳ mê hồn về ca diễn. Dù tiếp quản thành phố, bị cấm nghe nhạc vàng, cải lương chế độ cũ bị tống vào một rọ là văn hoá đồi truỵ thì nhiều gia đình xứ Bắc, dân chợ búa, lao động thủ công, công nhân công nghiệp nhẹ, thợ thuyền, nông dân cứ sài món hàng văn hoá bị cấm. Những bản nhạc Trịnh quy là nhạc vàng, cải lương Sài Gòn cứ gặm nhấm trong các gia đình, cấm không nổi. Liệu có phải một nét thành công của nghệ thuật ca diễn mà các diễn viên đã khổ luyện để hấp dẫn công chúng?

 

Nghệ thuật diễn cải lương tạm chiếm có những được mất, trong hoàn cảnh khó nói về cuộc sống, các nghệ sĩ đã có những cống hiễn nhất định cho sân khấu cải lương để sau này chuyển hướng thành nền sân khấu cải lương hiện thực xã hội, dân tộc và thời đại. Những thành công, những đổ vỡ để hôm nay và mai sau tiếp bước nghệ thuật biểu diễn sân khấu cải lương hiện thực đổi mới.

 

2.4. Âm nhạc, mỹ thuật

a. Âm nhạc.

 

Dù là văn hoá phản động, đồi truỵ nhưng còn đó một sản phẩm tinh thần nhân dân sáng tạo một thời của các văn nghệ sĩ, chỉ tiếc đến nay các Viện nghệ thuật không có nổi cuộn băng, một kịch bản về cái thời đã qua. Một số cá nhân lưu giữ đôi vở, chìm nổi đâu đó khó tìm được vật chứng đầy đủ như những gì đã nói ở trên. Tư liệu văn bản học thiếu, âm nhạc còn thiếu hơn, nhưng qua những tư liệu sống đã thấy sự đổi mới âm nhạc, một thế hệ nhạc công, nhạc sĩ mới làm đổi mới âm nhạc.

 

Những nhạc công, nhạc sĩ mới chưa đóng góp bằng tác phẩm khí nhac, ca khúc mới mang tính văn hoá, nhân văn, dân tộc, nhưng đổi mới không khí âm nhạc vở diễn. Dù đó là thứ âm nhạc ngoại lai nhưng làm hiện đại hoá ca nhạc cải lương, những vở diễn như Nữ hoàng về đêm, Gái bán bar... đưa nhạc tuýp, rock and roll... cùng những điệu nhảy rực rỡ sắc màu đầy gợi cảm, ca nhạc cải lương tiếp thu nhạc nhẹ Mỹ từ năm 65 các lọai: Sến, tuýp, rock and roll, pop, cha cha cha... là bước phát triển đổi mới ca nhạc cải lương tiếp cận nền nghệ thuật phương Tây hiện đại. Sự tiếp nhận nhạc nhẹ, những điệu nhảy Mỹ, lối sống Mỹ... vào cải lương tạo sân khấu mới, nâng cao các mặt trang trí, phục trang, kỹ thuật sân khấu... Nhưng sân khấu cải lương thành phố phát triển đa phong cách, diễn các hình thức cải lương:

  • Cải lương tuồng Việt
  • Cải lương tuồng Tầu
  • Cải lương ca nhạc nhẹ Mỹ

Mỗi hướng là một hình thức âm nhạc, cải lương tuồng Việt âm nhạc mầu vàng, nhạc buồn, nhạc sến thị dân ảm đạm, kéo theo suốt  quá trình phát triển cải lương. Vào giai đoạn hưng thịnh cuối cùng nhạc buồn càng mạnh, bởi nó phù hợp với tâm trạng thất vọng chán trường của phần đông thanh niên thị dân mất phương hướng, suốt ngày nhâm nhi ở các quán bar, nhà hàng lấy rượu làm vui. Có những giai đoạn nổi lên ca nhạc Triều Quảng, nhạc Mỹ, dù có xuất hiện hai hướng ca nhạc mới thì nhạc buồn luôn có mặt trong tất cả các vở cải lương than thân trách phận cho những mối tình tay ba, tay tư buồn đau. Ca nhạc cải lương đổi mới nhịp điệu, tiết tấu, âm điệu, một bước cách tân hiện đại. Dù những hình thức ca còn lai căng bê nguyên xi những bản nhạc Hồng Kông, Âu Mỹ vào ca nhạc cải lương, nhưng đã làm cho vốn bài bản làn điệu trình diễn trên sân khấu hiện đại hoá.

 

Nghệ thuật ca, phát triển hình thức ca tân nhạc, ca nhạc nhẹ với các bài bản cải lương theo nhịp điệu nhạc nhẹ, nhạc nhẹ hoá ca nhạc cải lương, cải lương hoá nhạc nhẹ. Mỗi ban hát, mỗi dàn nhạc có phương thức hoà tấu khác nhau, nhưng ca nhạc nhẹ hoá cải lương là hình thức cách tân xưa nay chưa có, chỉ có giai đoạn Mỹ hoá Miền Nam mới xuất hiện hình thức này. Bên cạnh những hướng cách chưa phù hợp với bản chất ca nhạc nghệ thuật cải lương, số dông lớp nghệ sĩ luôn giữ cho ca nhạc cải lương cải cách dân tộc hiện đại. Năm 1965, phát triển kỹ thuật ca cải lương nối bài Vọng cổ nhịp 32 với ca khúc mới, đặc biệt phát triển bản Vọng cổ nhịp 32, đây là sự phát triển cao kỹ thuật ca. Ca nhạc cải lương khá hoàn chỉnh kỹ thuật ca, ngâm, hò và các làn điệu, bài bản.

 

Ca nhạc cải lương chinh phục công chúng bằng kỹ thuật ca, giọng ca truyền cảm, ngọt mùi. Tuy nhiên từ những thành công kỹ thuật, nhiều ca sĩ chạy theo lối ca hình thức. Nhiều khi nói lối cương trò ra ngoài vở diễn, tự đứng ra so lo bài Vọng cổ với những bộ cánh tân thời rực rỡ gợi tình... Dù có những sa đà, quá khích trong ca diễn cải lương, nhưng ca nhạc cải lương đã đổi mới theo nhịp sống hiện đại.

 

b. Mỹ thuật, phục trang.

 

Mỹ thuật phục trang đồng hành cùng vở diễn, các ban hát đổi mới sân khấu, trang trí mỹ thuật tả thực đến mỹ lệ hoá sân khấu cải lương. Vở diễn kỹ thuật ca, cấu trúc mỹ thuật sân khấu tạo thành sắc màu với ánh sáng màu nhấp nháy lung linh đã hấp dẫn công chúng. Sân khấu hình thức, kỹ thuật chinh phục bằng hình thức và nội dung trước công chúng, một bước hiện đại hoá sân khấu cải lương.

Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, có hàng chục rạp hát diễn các vở cải lương Việt: Khối tình Trương Chi, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Thoại Khanh Châu Tuấn, Tống Trân Cúc Hoa... trang trí lộng lẫy những cảnh tiên sa non bồng thuỷ mặc, huyền ảo xem đến mê hồn, ấn tượng xúc cảm. Có thể coi đó là trang trí hình thức, nhưng đặt đúng chỗ khá thành công cùng với ánh sáng  đèn màu tô đậm màu sắc sân khấu cải lương tình cảm. Còn những vở cải lương hương sa mỹ thuật sắc màu lung linh, loè loẹt, nhưng đầy gợi cảm. Nhiều người lên án lối trang trí hình thức, kỹ xảo, nhưng công chúng đến xem đông chắc họ đã đồng tình với sự đổi mới mỹ thuật của các ban cải lương. Mỹ thuật sân khấu, không đơn giản là tả thực mà mỹ lệ hoá sân khấu những vở đời sống đương đại, mỹ thuật gợi cảm nhiều đoàn treo cả những bước tranh loã thể phóng to, những cuộc tình trong bóng tối nửa kín nửa hở... Mỹ thuật lộn xộn không theo tiêu chí nào, mục đích gợi tả hoặc cụ thể hoá... Bên cạnh cái dung tục thô thiển, có những vở diễn sạch sẽ dù không nhiều, nhưng mỹ thuật hướng tới sự hoàn mỹ. Mỹ thuật sân khấu cải lương phù hoạ cùng vở diễn, ánh sáng đèn mầu tạo một sân khấu hình thức biểu hiện cái văn hoá thị dân.

 

Phục trang cách tân đổi mới, ngay những vở cải lương cổ cách tân trang phục quấn áo công chúa, hoàng tử bó sát theo kiểu Tây âu hoặc Hồng Kông. Các nhân vật cải lương phục trang trung tính không rõ con người thời đại nào, người diễn viên lấy cái đẹp phô diễn, gợi tả làm phục trang nhân vật cải lương. Những vở đương đại xuất hiện kiểu tóc nam, nữ Hồng Kông, hoặc Âu Mỹ. Dù đó là nhân vật cải lương con người đương đại, nhưng trang phục là những mốt Hồng Kông, Âu Mỹ. Phục trang mỹ thuật sân khấu không nhằm chính hướng nội dung vở diễn mà lạm dụng mầu sắc, kỹ xảo, mốt thời trang biểu hiện thị hiếu tiêu dùng, quảng cáo cho lối sống Âu hoá.

 

Mỹ thuật phục trang cải lương có những bất ổn, hình thức, thiếu biểu cảm nội dung, nhưng ở một góc nhìn mới lại là sự đổi mới sân khấu cải lương, mỹ lệ hoá sàn diễn, nâng cao kỹ thuật sân khấu. Sân khấu cải lương kết hợp tổng thể ánh sáng, mỹ thuật, phục trang ca diễn, tạo thành sân khấu cải lương võ hiệp, diễm huyền hương sa. Đó là bước phát triển cải lương thành thị theo một loại sân khấu hình thức, chinh phục công chúng dưới mọi vẻ đẹp bên ngoài, có một phần nội dung bên trong theo hình thức của cải lương mỹ lệ. Sân khấu ấn tượng – hình thức.

 

II. Nghệ thuật cải lương Bắc

  1. Giai đoạn 1965 – 1975

 

Miền Bắc hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ nhất, xây dựng nền kinh tế cong nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng các đoàn nghệ thuật chính quy, hiện đại, chuẩn bị bước vào kế hoạch năm năm lần thứ hai thì cuộc chiến tranh ngày càng ác liệt. Miền Bắc không có điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, nhưng thực hiện chủ chương xây dựng các đoàn nghệ thuật theo hai hướng: biểu diễn chính quy, hiện đại, biểu diễn xung kích nhỏ lẻ, phục vụ chiến đấu. Năm 1966, mở đầu cuộc chiến tranh ác liệt, bộ máy tuyên truyền đưa ra khẩu hiệu “đạp lên đầu giặc ta đi”, “văn nghệ sĩ là chiến sĩ”, “tiếng hát át tiếng bom”. Cổ vũ hàng vạn thanh niên vào Nam chiến đấu ra tuyền Tuyến đánh giặc lập công. Nhiều đoàn thành niên xung kích, nhiều văn nghệ sĩ đi chiến đấu trên các chiến trường tuyến lửa khu IV, Trường Sơn vào các mặt trận Miền Trung và Nam Bộ. Từ năm 1966, nhiều đoàn cải lương, ca múa nhạc, dàn nhạc giao hưởng chia thành các đội xung kích, đi biểu diễn trên tuyến lửa, động viên bộ đội đồng bào địa phương, phục vụ sản xuất và chiến đấu.

 

Nhờ có nhiều năm xây dựng nghệ thuật trong hoà bình, sân khấu cải lương đổi mới phương thức phản ánh hiện thực, nghệ thuật biểu diễn thoát khỏi tình trạng nghiệp dư hoá các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Trước đây thực hiện văn nghệ đại chúng, các đoàn nghiệp dư thường diễn cùng những đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng sau năm năm xây dựng nghệ thuật khoảng cách đã khác biệt. Miền Bắc có 11 đoàn cải lương: Đoàn Cải lương Hải Phòng, Đoàn Cải lương Quảng Ninh, Đoàn Cải lương Hà Tây (Hoa Mai), Đoàn Cải lương Vĩnh Phúc, Đoàn Cải lương Nam Hà, Đoàn Cải lương Quyết Tiến, đổi tên thành đoàn Cải lương Bắc Thái, Đoàn Cải lương Kim Phụng, Đoàn Cải lương Tung Ương, đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn Cải lương Chuông vàng. Mấy năm sau do yêu cầu phục vụ bộ máy chiến tranh mở rộng trên cả nước xuất hiện thêm: Đoàn cải lương Thanh Hoá. Đoàn cải lương Thanh Hoá thành lập 1 – 5 – 1968, tên gọi khi ra đời là đoàn Cải lương Thanh Bình, là đoàn cải lương tập thể, hoạt động tại thị xã Thanh Hoá năm 1957. Năm 1968, chuyển thành đoàn cải lương Nhà Nước, do Nhà nước quản lý, cán bộ diễn viên vào biên chế, hưởng lương công chức. Năm 1998, chuyển đoàn cải lương Thanh Hoá vào Nhà hát Ca múa nhạc kịch Thanh Hoá.

 

Đoàn Cải lương Thanh Hoá, có truyền thống cải lương khá lâu đời như Đoàn Chuông vàng, Kim Phụng thành lập từ các đoàn cải lương tư nhân, có lớp nghệ sĩ diễn viên xuất sắc. Lớp nghệ sĩ đầu tiên NSƯT: Ba Thiềng, Ngọc Long, Hải Yến, ánh Nguyệt, Cao Khang, Phi Long. Thế hệ thứ hai những nghệ sĩ xuất sắc: Nguyễn Thị Điệp, Thuý Mười, Hồng Ân, Kim Thoa, Tiến Vụ, Nguyễn Thị Yến... Đoàn có dàn kịch mục 60 vở diễn, hàng chục diễn viên khá, được công chúng yêu thích, nhiều vở đoạt huy chương vàng qua các hội diễn.

 

Đoàn cải lương Hà Nam Ninh tiền thân là gánh hát chèo của gia đình nghệ sĩ  Nguyễn Văn Thành (tức trùm Thịnh) ra đời năm 1937,(4) khi Pháp chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ, gia đình chạy vào vùng rừng thông Thanh Hoá, gọi là đòan cải lương Thịnh Lạc. Những nghệ sĩ diễn viên trong đòan phần lớn là con cháu trong nhà như Minh Lý, Huỳnh Đắc, Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Văn Thành, Bích Ngọc, Thuý Mùi, Mạnh Tưởng, Văn Phúc...

 

Từ năm 1947 đến năm 1954 diễn các vở: Trình đông trình tây, Phụng nghi đình, Quan công thuỷ chiến, Tôn ngộ không đánh Bạch cốt tinh... hầu hết là cải lương tuồng Tầu. Đễn năm 1958, diễn các vở cải lương tuồng Việt: Triệu Trinh Nương, Ngô Quyền, Trần Bình Trọng, Lam Sơn tụ nghĩa, Lạc lối trở về, Gia đình cách mạng, Chiếc khăn hồng... Từ năm 1965 đễn 1975, diễn các vở: Lưới biển, Nguyễn Văn Trỗi, Dấu chân người trước, Tiếng trống sang canh, Lửa phi trường, Cùng một cuộc đời, Ngày tàn bạo chúa... Chỉ tính từ năm 1947 đến 1957, đoàn đã dựng và diễn thành công 11 vở cải lương được công chúng yêu thích. Lớp diễn viên đầu tiên của đoàn là bậc ông bà các thế hệ diễn viên sau trong một gia đình nghệ thuật, năm 1957, vào biên chế Nhà nước, đoàn đổi tên thành Đoàn cải lương Bình Minh, Hà Nam Ninh, Nam Định... Từ khi vào đoàn Nhà nước, đoàn hoạt động theo phương thức mới, thế hệ diễn viên trẻ chia thành hai phần, phần con cháu nhà nòi, phần những người mới tuyển ở địa phương lên đào tạo. Đoàn có đội ngũ diễn viên xuất sắc: Ba Bái, Huy Soái, Trần Tính, Quang Trí, Phạm Mỹ Hạnh, Trần Phương Thanh, Thanh An, Chí Mai, Hồng Thái, Kim Thoa, Thu Thuỷ, Hải Yến, Đại Phong, Minh Hùng, Hồ Hải... Đoàn Cải lương Hà Nam Ninh như nhiều đoàn cải lương Bắc Thái, Thanh Hoá, Hoa Mai... Từ năm 1966, liên tục đi biểu diễn chiến trường B, nhiều đoàn văn công sang chiến trường C, K.

 

Đôi nét hoạt động đặc biệt của một hai đoàn cải lương Bắc cho thấy sự lớn

.............................................................................................

(4) Theo Huy Soái - Đặng Tính, Quang Trí lẽ ra đoàn Nam Định phải lấy năm 1937, nhưng tỉnh chỉ láy từ năm 1947 mạnh ở các đoàn cải lương, giai đoạn 1965 – 1975, các đoàn nhanh chóng trưởng thành lớn mạnh về nghệ thuật có bề dày hoạt động nghệ thuật. Những thành tích hoạt động chiến đấu, qua các hội diễn còn nổi bật hơn sự phát triển nghệ thuật của các đoàn cải lương Bắc. Cải lương Bắc chuyển hướng cải lương phản ánh hiện thực cuộc sống mới, thành công vững mạnh về nghệ thuật biểu diễn, đa phong cách, đề tài cuộc sống mới. Nhiều đoàn cải lương xưa quá quen thuộc với cải lương tuồng cổ trở thành truyền thống của đoàn như Chuông vàng, Nam Định, Vĩnh Phú, Thanh Hoá... Hầu hết các đoàn cải lương Bắc quen diễn đề tài lịch sử, sang giai đoạn chiến tranh các đoàn diễn cải lương hiện thực cuộc sống mới thành thế mạnh, đây là bước ngoặt lịch sử cải lương Bắc.

 

Hội diễn sân khấu Miền Bắc năm 1970, đoàn Cải lương Chuông vàng vở Lửa Diên hồng – Chi Lăng. Đoàn cải lương Bắc Thái vở Cánh chim rừng – Ngô Mạn, Đoàn Cải lương Hải Phòng vở Hòn Đất – Thanh Tuyền, Đoàn Cải lương Quảng Ninh vở Quê than rực lửa, Thanh Đạm, Tùng Huy, Đoàn Cải lương Bến Tre – Long Châu Sa (Vĩnh Phú) vở Mê Linh khởi nghĩa – Trí Vượng, Đoàn Cải lương Nam Hà vở Trần Bình Trọng – Hồng Vũ, Đoàn Cải lương Hà Tây (Hoa Mai) vở Dấu chân người trước – Thuỳ Linh, Thanh Tuyền, Đoàn cải lương Kim Phụng vở Trương Vương – Việt Dung, Nhà hát Cải lương Trung Ương vở Bên dòng Nhật Lệ – Kính Dân, Đoàn Cải lương Thái Bình vở Đường lên phía trước – Thanh Long. Hội diễn cải lương năm 1970, kết thúc giai đoạn sân khấu chiến tranh, cải lương Miền Bắc có một giai đoạn phát triển cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nghệ thuật phục vụ cụ thể các chủ trương đường lối, chính sách của Nhà nước. Các văn nghệ sĩ sống khổ cực ba cùng, đi lao động cải tạo, lấy lao động chân tay thủ công làm mục đích cải tạo con người thành tài năng và nhân cách. Suốt mâý thập kỷ, các tác phẩm nghệ thuật phản ánh nghệ thuật chung một khuynh hướng, một phong cách trong tình thế ấy đã xuất hiện những tác phẩm tuyên truyền giỏi như bài hát Đường cày đảm đang có lời ca: Nước đủ phân gio nhiều, bón chăm sớm chiều... đã trở thành giai điệu hay, nhiều người yêu thích. Qua hội diễn sân khấu cải lương năm 1970, có 10 đoàn tham diễn bốn vở đề tài lịch sử, sáu vở đề tài cuộc sống mới. Sáu vở đoạt huy chương vàng: Lửa Diên hồng, Cánh chim rừng, Hòn Đất, Quê than rực lửa, Trưng Vương, Bên dòng Nhật Lệ. Số vở đề tài cuộc sống mới đoạt giải vàng nhiều hơn, khẳng định bước tiến mới cải lương Bắc phản ánh nhạy bán kịp thời cuộc sống sản xuất, chiến đấu ở các địa phương. Những vở diễn cải lương Bắc góp phần động viên mọi người vượt qua gian khổ hy sinh, dành chiễn thắng.

 

Sân khấu cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa có những đặc điểm nội dung đề tài phản ánh hiện thực cuộc sống mới, dù là cải lương tuồng cổ viết về đề tài lịch sử, dân gian, huyền thoại... mang tính hiện thực đương đại. Tính hiện thực của loại kịch bản này thường có hai đặc điểm, đặc điểm hiện thực lịch sử dựa vào những sự kiện, những tư liệu lịch sử để sáng tác vở diễn. Bên cạnh những tư liệu, sự kiện lịch sử, tác giả còn khái quát nội dung từ thực tiễn lịch sử rút ra bài học kinh nghiệm cho công chúng liên hệ tới hiện tại. Những vở cải lương lịch sử thường lấy gương xưa để nói hôm nay, có những vở diễn đầy tính thời sự nóng hổi như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Toản, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, Quang Trung... Các tác giả đặt tác phẩm vào  những giai đoạn lịch sử bản thân xã hội mới có những hiện tượng đáng ngại phải quan tâm như Giặc lăm le xâm chiếm ngoài biên ải, nội bộ lại có những bất đồng quan điểm, vở diễn lấy gương xưa nêu cao tinh thần đoàn kết, chống giặc là mục đích lớn, hoặc quá thân thiết đồng chí anh em, thì bài học chiếc nỏ thần cảnh tỉnh những cơn mơ... Sân khấu cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa đề cao tính hiện thực, phản ánh hiện thực, cấu trúc sự kiện, câu chuyện có thực qua tư liệu lịch sử, hoặc từ hiện thực cuộc sống. Những sáng tạo hư cấu xa rời hiện thực bị phê phán, thậm chí bị cấm công diễn, đó là phần hạn chế, nên không xuất hiện các trào lưu, trường phái nghệ thuật mới lạ. Nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa coi trọng tính đại chúng, phục vụ kịp thời, đó là những năm Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nghệ thuật và sân khấu cải lương thường xuyên diễn không bán vé, từ năm 1965, các doàn chỉ diễn phục vụ không đủ đáp ứng nhu cầu văn hoá, nghệ thuật của nhân dân. Nhưng nền nghệ thuật ấy, có một thời là công cụ đắc lực đoàn kết toàn dân, hướng lòng người vào mục đích dân tộc cao cả: đoàn kết, chiến đấu, xâu dựng quê hương. Sân khấu cải lương đã hoàn thành sự nghiệp văn hoá, nghệ thuật vì lợi ích xã hội, xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa.

 

1.2 Nghệ thuật diễn.

 

Sân khấu cải lương Bắc giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa, chống chiến tranh phá hoại đã có những thành công nâng cao nghệ thuật biểu diễn, đổi mới toàn diện thành nền sân khấu mới. Sân khấu cải lương hiện thực xã hội chủ nghĩa.

 

Sân khấu cải lương Miền Bắc trải qua giai đoạn cải lương kháng chiến bước đầu xây dựng nền nghệ thuật mới, sau chuyển sang giai đoạn hoà bình và quá trình cải tạo nghệ thuật. Nghệ thuật cải lương từ những hình thức trình diễn xưa cũ đã đổi mới thành nghệ thuật diễn hiện thực xã hội chủ nghĩa, diễn theo đạo diễn, thể hiện nội tâm tình cảm nhân vật. Vào năm 70, các đoàn tập huấn nghệ thuật diễn học tập nâng cao lần thứ hai theo hệ sân khấu xã hội chủ nghĩa do hai ông Đình: Đình Quang, Đình Nghi đưa về. Sân khấu cải lương một bước nâng cao nghệ thuật diễn, giai đoạn chống chiến tranh nghệ thuật diễn chưa định hướng rõ, thường diễn theo phương pháp hiện thực chung chung. Nhưng cải lương Bắc sau nhiều năm cải tạo đã chuyển hướng nghệ thuật diễn tiếp cận sân khấu kịch nói, từng bước kịch nói hoá sân khấu cải lương từ kịch bản đến nghệ thuật diễn, thậm chí cả âm nhạc, mỹ thuật sân khấu. Nghệ thuật diễn giai đoạn 1965 – 1975, các diễn viên diễn nội tâm đi sâu hành động nhân vật diễn xung đột hành động hình thể, nói đài từ gần ngôn ngữ kịch nói. Vì các diễn viên đào tạo tại chỗ còn có phần cải lương, những diễn viên được đào tạo tại trường học theo đài từ kịch nói. Tuy vậy, có nhiều vở diễn, vai diễn thành công bởi các diễn viên biết điều chỉnh giữa hành động hình thể với lối ca diễn tâm lý tạo ra nghệ thuật diễn biểu hiện nối tâm mạnh mẽ, sâu sắc. Điều ấy trở thành một khuynh hướng, xu thế diễn cải lương xung đột hành động mạnh. Công chúng xem nhiều thành thói quen, khi xem những vở cải lương ca diễn ngọt mùi thiếu xung đột hành động mạnh lại không hấp dẫn. Nhiều người còn cho những vở diễn như thế thiếu tính hiện đại, nghệ thuật diễn không cao... Chỉ khi giải phóng Miền Nam sự hoà nhập hai dòng cải lương người ta mới thấy cái sâu sắc của cải lương đi theo hướng nào? Sự sâu sắc của cải lương là xung đột bao biệt nội tâm, còn xung đột mạnh hành động ngôn ngữ ngoại hình là của kịch nói. Cải lương nói đài từ, ca diễn ngọt mùi, bằng không sẽ là kịch nói hoá cải lương. Cải lương Bắc đã có nghệ thuật diễn chân thực, nội tâm sâu sắc, đây là kết quả của giai đoạn sân khấu phục vụ sản xuất, chiến đấu từ cuộc sống của những người lao động trên các mặt trận sản xuất, chiến đấu. Dù nói đài từ, ca diễn chưa ngọt mùi, nhưng nghệ thuật diễn mạnh mẽ đem đến hệ thẩm mỹ mới cải lương anh hùng ca trữ tình. Nghệ thuật ca diễn nâng cao tính hiện thực tác phẩm, hiện thực cuộc sống, xây dựng ý chí, tình cảm, tâm hồn con người trong chiến tranh.

Cải lương Bắc ca diễn cứng rắn, mạnh mẽ không vàng vọt, uỷ mỵ, có phản ánh cái bi là bi tráng, bi hùng đầy chất anh hùng ca. Nghệ thuật diễn nội tâm, xung đột hành động mạnh mẽ không ẻo lả, đong đưa, ngoại hình của lối diễn cải lương xua cũ. Nghệ thuật diễn cải lương Bắc đã thành công một khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa của một thời đã qua.

 

  1. Âm nhạc, mỹ thuật.
  1. Âm nhạc cải lương.

 

Âm nhạc cải lương Bắc sau nhiều năm thử nghiệm các nhạc sĩ còn luẩn quẩn chưa có hướng ở mỗi tác giả, bước cải cách đầu tiên từ năm 1960, các đoàn phải sáng tác nhạc cho vở diễn mới. Các nhạc sĩ viết nhạc cho chèo, cải lương ứng dụng hình thức opera, operette vào cải lương đã bị sụp đổ. Bước tiếp theo viết theo hình thức chắp nối những mảng âm nhạc  trong một vở bao gồm những đoạn nhạc: Nhạc mở màn, nhạc chuyển cảnh, nhạc cao trào, nhạc kết. Những hình thức vụn vặt, các đoạn không ăn nhập vào nhau, có tên gọi phổ biến là nhạc nền. Nếu sân khấu dân tộc chỉ có nhạc nền thì vai trò âm nhạc chưa có vị trí quan trọng trên sân khấu, vì nhạc nền chưa đủ diễn tả hết những đặc tính sân khấu kịch hát. Sau một thời gian thử nghiệm, các nhạc sĩ tìm hướng mới cho sân khấu cải lương dân tộc, nhằm nâng cao sức diễn tả âm nhạc.

 

Sau hàng chục năm thử nghiệm các hướng viết nhạc cho chèo, cải lương, có những nhạc sĩ chuyên như Vũ Ngọc Quang, Xuân Hỷ, Kim Sinh... nhạc cải lương, Văn Thịnh, Ngọc Chung, Bùi Đức Hạnh, Hạnh Nhân, Lê Toàn... nhạc chèo. Những tác giả chuyên sân khấu dân tộc  xứ Bắc chưa có bút pháp viết nhạc cho thể loại kịch hát dân tộc. Thiếu sót này có lỗi của các nhà lý luận phê bình âm nhạc, vì phần lớn các bài viết nhận định âm nhạc về các tác giả thường có hai thái độ: khen nhiều, chê một tí, còn nhiều bài tâng bốc nhạc sĩ như thành công của một thiên tài âm nhạc, nhưng chính các nhạc sĩ xử lý âm nhạc qua mỗi vở diễn chẳng có gì sáng tạo chỉ là ngựa theo đường cũ. Nhiều vở viết giống nhau, chẳng nhạc sĩ nào có âm nhạc cho vở diễn một mảng hay thành tác phẩm khí nhạc để mọi người thưởng thức âm nhạc ra ngoài vở diễn. Các nhạc sĩ dù có trăn trở, đầu tư nhiều công sức cho vở diễn mới, nhưng thiếu phương pháp sáng tác khí nhạc cho sân khấu kịch hát. Thông thường các nhạc sĩ thường viết theo yêu cầu của đạo diễn chưa độc lập tư duy âm nhạc, hoặc đồng sáng tạo vở diễn để ra một tác phẩm khí nhạc cho vở diễn. Cảm thấy, nghĩ thấy đoạn này viết thế này, đoạn kia viết thế kia, chưa đồng nhất bút pháp sáng tác âm nhạc chung cho tổng thể vở diễn. Hình thức sáng tác này chỉ mang lại yêu cầu có nhạc cho vở diễn, đúng kế hoạch, đạt hiệu quả có bài hát hay, có đoạn nhạc hấp dẫn, “hay lắm” thế là gật gù thoả mãn, người nhạc sĩ vẫn đứng bên lề vở diễn. Âm nhạc sân khấu cải lương còn quá ít người chuyên viết nhạc cải lương, cuối cùng ai cũng là nhạc sĩ của chèo, cải lương. Vì lối viết nhạc nền, gặp sao viết thế chạy theo vở diễn ai viết cũng được. Âm nhạc sân khấu kịch hát thường có hai hình thức viết nhạc phổ biến, các nhạc sĩ có vốn bài bản, cải lương viết nhạc đầy chất âm giai cải lương, nhưng lại, thiếu sự diễn tả sâu sắc các nhạc khí mảng khí nhạc cho vở diễn. Bên chèo cũng tương tự, các nhạc sĩ chuyên chèo sáng tác khí nhạc không cao, hoặc ít có cấu trúc giai điệu âm điệu mới, chất giai điệu nặng tính ca hát, chưa mang chất giai điệu khí nhạc, âm nhạc cổ. Những nhạc sĩ không có vốn ca nhạc cải lương, chèo viết những mảng khí nhạc có chất giai điệu khí nhạc nhưng nó tách rời với âm diệu âm nhạc chung toàn vở, thiếu tính thống nhất chất liệu âm nhạc. Tuy nhiên, nếu tạo được những mảng khí nhạc hiệu quả vẫn thành công, ca nhạc sân khấu cải lương luôn tồn tại hai hình thức sáng tác nhạc. Một hình thức sáng tác nghệ nhân, hoặc dựa theo âm điệu bài bản cải lương sáng tác ca khúc mới, khí nhạc mới tạo sự thống nhất giai điệu âm điệu âm nhạc toàn vở là một tác phẩm âm nhạc. Hai là các nhạc sĩ sáng tác chất khí nhạc mới, ca khúc mới vựơt khỏi âm điệu cải lương mang sức diễn tả, biểu cảm cao. Từ xưa dến nay, sân khấu cải kương đã tồn tại hình thức viết nhạc này, công chúng chấp nhận đồng tình, điều ấy không có gì xa lạ với ca nhạc cải lương. Nhưng sang những năm đầu thế kỷ mới, sự sáng tạo một tác phẩm sân khấu, không còn là những tác giả độc lập: tác giả kịch bản, hoạ sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, diễn viên hoà đồng là một tác giả. Mọi sự sáng tạo ngôn ngữ từng loại hình nghệ thuật của từng tác giả mang tính độc lập riêng biệt lại hoà một nhịp đập thống nhất biểu hiện vở diễn, nghệ thuật hậu hiện đại thống nhất hoà đồng tinh tế trong diễn tả, đặt tác phẩm trong môi trường xúc cảm đồng hiện.

 

Mấy nét khái quát về quá trình viết nhạc cho sân khấu truyền thống, cải lương là loại thể dễ hoà nhập nhất sau hàng mấy thập kỷ các nhạc sĩ cải lương chưa tìm ra bút pháp, phương thức viết nhạc cho cải lương.Nhiều bản nhạc của các nhạc sĩ đã từng viết cho 50 – 60, hàng trăm vở cải lương trở thành hàng chợ, kiếm tiền trong quên lãng, hay chỉ là những bản nhạc hoàn thành kế hoạch cho các đoàn. Mỗi nhạc sĩ hãy lựa chọn chắt lọc mỗi tác phẩm âm nhạc cho các vở cải lương thành những CD riêng, sau khi đoàn công diễn, sẽ phát hành CD âm nhạc của mình tách khỏi vở diễn, đó là mong muốn thành công của ca nhạc cải lương đương đại.

Âm nhạc cải lương giai đoạn chiến tranh đã viết nhiều vở diễn, thành công không cao, chỉ làm được vai trò nhạc nền cho vở diễn, âm mhạc những vở diễn kịp thời như Đâu có giặc ta cứ đi, ánh lửa, Đường phố Sài Gòn dậy lửa, Góp phần chiến thắng, Anh hùng, lửa phi trường, Thanh gươm cô đô đốc... âm nhạc Phó đức Phương, Đắc Nhẫn, Đức Minh, Vũ Ngọc Quang... ca nhạc gây không khí nhạc nền. Những vở hội diễn, âm nhạc nghiêm túc hơn, có nhạc cao trào, diễn tả, đặc tả, ca khúc tâm trạng, biểu hiện sâu sắc. Âm nhạc sân khấu cải lương thời chiến đáp ứng nhu cầu phục vụ, chưa có hướng riêng của mỗi tác giả, sau năm 1975, âm nhạc sân khấu cải lương có bước chuyển mới.

 

  1. Mỹ thuật, phục trang.

 

Sân khấu cải lương những năm chiến tranh, mỹ thuật có hai hình thức trang trí phù hợp hoàn cảnh từng vở diễn. Những vở chính quy, mỹ thuật tả thực lộng lẫy, hoành tráng của lớp hoạ sĩ mới: Phùng Huy Bích, Huy Văn, Hà Quang Sơn, Doãn Châu, Bùi Huy Hiếu... cùng những hoạ sĩ cũ Mộng Goòng, Trọng Can, Nguyễn Hồng... Mỹ thuật cải lương đổi mới cách trang trí tả thực với ước lệ. Vẽ cảnh trang trí đẹp, hoà sắc cải lương tươi mát.

 

Những vở cải lương tham dự hội diễn sân khấu Miền Bắc như Cánh chim rừmg, Bên dòng Nhật Lệ, Quê than rực lửa, Hòn đất... Mỹ thuật đem đến không khí chân thực. Những mảng màu ước lệ, gợi tả quê than hừng hực khí thế thi đua lao động, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng than. Mỗi cảnh trí như một bức tranh sinh động minh hoạ vở diễn, đặc biệt sắc màu rực lửa chiến tranh, có thể hơi khô cứng có phần kịch nói hoá, nhưng là những vở trang trí thành công về đề tài chiến tranh. Bốn vở cải lương đề tài cuộc sống mới của các hoạ sĩ đoạt giải A tại hội diễn, là thành công mỹ thuật sân khấu đề tài cuộc sống mới. Những vở đề tài lịch sử mỹ thuật tôn trọng những chi tiết lịch sử, các hoạ sĩ thường tạo tông màu chung từ tổng thể sân khấu đến phục trang theo những mô tuýp gam màu, phản ánh hiện thực. Mỗi cảnh trí mang một chủ đề làm rõ ý tưởng vở diễn, hỗ trợ không gian sân khấu, giúp người xem cảm nhận không khí từng cảnh. Phục trang nói rõ con người nhân vật thời nào ra thời ấy, không chung tính thời nào cũng được. Đây là nét nổi bật mỹ thuật phục trang những năm 70, luôn trân trọng sự thật lịch sử mang tính thời đại.

 

Từ hội diễn năm 1970, mỹ thuật cải lương tả thực lộng lẫy, ước lệ cảnh trí mảng khối, bục bệ tạo không gian sân khấu. Những vở cải lương đương đại cảnh trí tượng trưng, ít thay đổi nhiều làm dán đoạn vở diễn. Những vở diễn xung kích trang trí ước lệ, mỗi vở chỉ có hai ba cảnh, vẽ trên vải thuận lợi chuyển cảnh và vận chuyển. Mỗi vở diễn xung kích cảnh trí mang tính gợi tả, phác hoạ một phần không thời gian cho người xem, trên nền không gian ấy, nghệ thuật ca diễn làm chủ sân khấu. Mỹ thuật sân khấu những năm chiến tranh có hai hình thức biểu hiện: trang trí chính quy hiện đại, nhỏ lẻ, hỗ trợ vở diễn. Mỹ thuật tả thực – ước lệ – coi trọng sự thật lịch sử, sự thật cuộc sống mang tính thời đại.

 

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 4408
Ngày đăng: 26.10.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lịch sử cải lương 7 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 6 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 5 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 4 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 3 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 2 - Tuấn Giang
Lịch sử cải lương 1 - Tuấn Giang
50 năm trong một liên hoan - Hiền Lương
Trò chuyện giữa Ea Sola và Hoa Hạ - Nguyễn Thị Minh Ngọc
Quá trình hình thành nghệ thuật sân khấu cải lương : Từ ca ra bộ đến hình thành .phần 1 - Nguyễn Ngọc Bạch
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)