Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.184
123.216.040
 
Giải Goncourt được trao cho 'nhà văn ngày Chủ nhật'
Hiếu Tân

Giáo viên sinh học Alexis Jenni đoạt giải văn chương hàng đầu nước Pháp với cuốn tiểu thuyết Nghệ thuật chiến tranh Pháp ( L'Art français de la guerre)

 

Alison Flood, Guardian. Thứ năm 3/11/2011 

 

http://www.guardian.co.uk/books/2011/nov/03/prix-goncourt-sunday-writer-alexis-jenni?newsfeed=true

 

 

Alexis Jenni, người đoạt giải Goncourt chụp ảnh sau khi giải được công bố

Ảnh: Trago/ Getty Image

 

Một giáo viên môn sinh học ở Lyon đã đoạt giải thưởng văn chương danh giá nhất nước Pháp, Giải Goncourt, cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.

 

Alexis Jenni, tự mô tả ông là người viết không chuyên, - một "nhà văn Chủ nhật" – vừa được công bố là người đoạt giải Goncourt trưa hôm qua sau khi Viện Hàn Lâm Pháp bỏ phiếu năm trên ba tặng thưởng cuốn sách đầu tay của ông Nghệ thuật chiến tranh Pháp đứng trước tác giả được giải Carole Martinez. Giải Goncourt chỉ có 10€ tượng trưng nhưng nó đảm bảo tác giả đoạt giải bán được ít nhất 400. 000 bản.

 

Một hành trình qua lịch sử quân đội Pháp ở Đông dương, Algeria và trong nước, cuốn tiểu thuyết 600 trang của Jenni được kể qua con mắt của Victorien Salagnon, một cựu binh chiến tranh sau trở thành một họa sĩ, và chàng trai trẻ mà ông dạy vẽ để đổi lại việc viết câu chuyện cho ông. "Tôi thấy dòng sông máu chảy qua thành phố yên bình của tôi, tôi thấy nghệ thuật chiến tranh Pháp, là cái không bao giờ thay đổi, và tôi thấy hỗn loạn luôn luôn xảy ra vì cùng lý do, vì những lý do của Pháp không bao giờ thay đổi", Jenni viết trong cuốn tiểu thuyết. "Victorien Salagnon cho tôi toàn bộ thời gian, qua cuộc chiến tranh ám ảnh ngôn ngữ của chúng tôi."

 

Trên tờ báo Pháp Le Figaro, nhà thơ và nhà văn Morocco Tahar Ben Jelloun trong ban giám khảo giải Goncourt mô tả cuốn tiểu thuyết đoạt giải là một "tác phẩm văn học lớn động chạm đến lịch sử của nước Pháp." Ông nói, nhờ Jenni, "hàng triệu người trẻ tuổi sẽ suy ngẫm về chiến tranh ở Đông dương, ở Algeria, và ở Pháp ngày nay". Đồng sự của ông trong ban giám khảo Bernard Pivot nói cuốn tiểu thuyết là "sáng tạo, thú vị, say mê [và] siêu phàm".

 

Viết trong năm năm, Nghệ huật chiến tranh Pháp là bản thảo hoàn chỉnh thứ ba nhưng là bản thảo đầu tiên của ông được xuất bản, gửi qua bưu điện cho chỉ một nhà xuất bản, Gallimard, nơi người ta chụp vội lấy nó và đã bán được 56.000 bản. Người thầy giáo 48 tuổi đã hứa sẽ không từ bỏ công việc của mình sau khi đoạt giải, Jenni nói với tờ báo Pháp Le Monde hồi tháng Tám rằng "cách đây một năm tôi không hề nghĩ tôi là cái gì khác hơn là một nhà văn ngày Chủ nhật. Hôm nay đúng là tôi đã ở nơi mà tôi muốn đến, nhưng ở nơi mà tôi chưa bao giờ nghĩ tôi có thể đến."

 

Tác giả viết blog về  cuộc sống hằng ngày ở Lyon trên site của ông Voyages pas très loin, gia nhập vào hàng ngũ những người đoạt giải Goncourt gần đây Michel Houllebecq và Jonathan Littell, và những người đoạt giải trong quá khứ bao gồm cả Marcel Proust và Simone de Beauvoir. Ngày hôm qua còn có Giải Renaudot được tặng cho cuốn truyện về nhà văn Nga Limonov, của  Emmanuel Carrère.

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2504
Ngày đăng: 04.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trung Quốc diễu võ giương oai - Phạm Nguyên Trường
Các ông lớn ở châu Á đụng độ trên biển - Phạm Nguyên Trường
Kiếp sau của Tây Tạng - Hiếu Tân
Sự sụp đổ của các chế độ độc tài - Phạm Nguyên Trường
Bài nói của tổng thống Barack Obama nhân sự kiện nhà cách mạng thiên tài Muammar Gaddafi “đang sống chuyển sang từ trần”. - Phạm Nguyên Trường
Những mối lo ở phía Đông của nước Nga - Phạm Nguyên Trường
Bọn độc tài bị lật đổ, số phận của chúng ngày càng gay go thêm - Phạm Nguyên Trường
Mùa xuân Miến Điện - Phạm Nguyên Trường
Trung Quốc: Bá quyền về sông nước - Phạm Nguyên Trường
Bài phát biểu của tổng thống Barack Obama nhân dịp năm học mới (2009-2010) /năm học mới (2010-2011) /năm học mới (2011-2012) - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)