Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.215
123.206.473
 
Kính gửi: Đoàn chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga
Hà văn Thùy

Kính gửi:  Đoàn chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Nga

                 Tiến sĩ Pavel Posner.

 

Thưa quý Ngài,

Được biết Viện Hàn lâm Khoa học Nga quyết định xuất bản cuốn Lịch sử Việt Nam bằng tiếng Nga, tôi gửi tới quý Ngài lời cảm ơn chân thành đồng thời xin đề đạt tới quý Ngài ý kiến sau.

 

Cho đến nay, cũng như các Ngài, việc nghiên cứu lịch sử Đông Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng được tham khảo từ hai nguồn tài liệu chính là cổ thư Trung Hoa và khảo cứu của học giả phương Tây thời Viễn Đông Bác Cổ.

Nhưng thực tế cho thấy, cả hai nguồn tư liệu này có hạn chế rất căn bản sau:

  1. Các cổ thư Trung Hoa ghi từ thời nhà Chu (1100 năm TCN), trong khi nhà nước đầu tiên của Trung Hoa hình thành từ thời Hoàng Đế (khoảng 2600 năm TCN). Do bỏ trống thời gian dài hơn 1500 năm nên cổ thư Trung Hoa chưa biết tới thời kỳ đầu tiên trong sự hình thành nhà nước Trung Hoa cũng như các quốc gia phương Đông Khác. Do vậy, dù có tới 24 cuốn sử (nhị thập tứ sử), cho tới nay người Trung Hoa vẫn chưa biết cội nguồn tổ tiên, gốc gác của họ. Thêm vào đó, các sử gia người Hán sau này do tinh thần Đại Hán nên ghi chép lịch sử các dân tộc phương Đông khác thiếu trung thực. Vì vậy, cổ thư Trung Hoa không phải là tài liệu đáng tin để đựa vào đó viết lịch sử các quốc gia phương Đông khác, trong đó có Việt Nam.
  2. Tài liệu của các học giả phương Tây đi theo định hướng sai lầm: Phần lớn tri thức khoa học xã hội, nhân văn về phương Đông của học giả phương Tây dựa trên hai “định đề khoa học”:
    1. Văn minh nhân loại xuất phát từ vùng Mesopotamia, du nhập châu Âu rồi từ châu Âu qua Trung Á vào Trung Quốc. Cuối cùng, từ Trung Quốc lan truyền tới Đông Nam Á.
    2. Do hệ quả của thuyết Đa vùng của nguồn gốc loài người, nên suốt thế kỷ XX phổ biến quan niệm, người châu Á phát tích từ phía nam dải Thiên Sơn rồi dịch chuyển dần về phía Đông Nam, cuối cùng vào Đông Nam Á.

 

Do hai nguồn tài liệu như vậy nên suốt thế kỷ XX cho tới nay, trong giới học giả lưu truyền quan niệm Âu trung cho rằng châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại đồng thời quan niệm Hoa trung cho rằng Trung Quốc là trung tâm truyền bá văn minh ra châu Á.

 

Nhưng sang thế kỷ này, những phát kiến di truyền học xác nhận:

  1. Loài người được sinh ra từ quê hương duy nhất là Đông Phi.
  2. Người tiền sử đã từ châu Phi men theo bờ Ấn Độ Dương tới Việt Nam 70.000 năm trước, sau đó từ Việt Nam lan tỏa ra khắp châu Á, sang châu Mỹ và châu Âu. Văn minh nhân loại hình thành sớm nhất tại Đông Nam Á.

 

Như vậy, những “định đề khoa học” tạo thành quan niệm của học giả phương Tây về phương Đông đã sụp đổ, dẫn tới nhiều tri thức của thế kỷ XX về phương Đông sụp đổ theo.

Thực tế đó đòi hỏi phải viết lại lịch sử của các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam.

 

Dựa trên thành tựu khoa học mới, tôi  đã công bố ba cuốn sách: Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt (2007), Hành trình tìm lại cội nguồn (2008) và Tìm cội nguồn qua di truyền học (2011).

Nội dung cơ bản của ba cuốn sách là:

 

Đặt chân lên đất Việt Nam 70.000 năm trước, hai đại chủng người tiền sử Australoid và Mongoloid hòa huyết sinh ra bốn chủng người Việt cổ. Người Việt lan tỏa ra toàn bộ Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, châu Mỹ và châu Âu. Khoảng 15000 năm trước, người Việt sáng tạo nông nghiệp lúa nước, đưa lên xây dựng văn minh nông nghiệp trên đất Trung Hoa. Khoảng 2600 năm TCN, người Mông Cổ phương Bắc xâm lăng đất của người Việt ở phía nam Hoàng Hà, tạo dựng vương triều Hoàng đế. Do cuộc xâm lăng này, người Mông Cổ hòa huyết với bộ phận người Việt ở nam Hoàng Hà, sinh ra người Hoa Hạ. Đến thời Chu, vương triều của người Hoa Hạ là vùng đất hẹp ở lưu vực Hoàng Hà. Xung quanh nó là các quốc gia Việt: Ba, Thục ở phía tây; Ngô, Việt, Sở phía đông và Văn Lang phía nam. Nhà Tần xâm lăng, gồm thâu đất đai, dân cư và văn hóa các quốc gia Việt này vào bản đồ Trung Hoa. Người Việt cho người Trung Hoa không chỉ dòng máu trong huyết quản mà là toàn bộ nền văn hóa Việt trong đó có tiếng nói và chữ viết.

 

Như vậy, có thể khẳng định rằng, nhờ di truyền học, lịch sử đích thực của người Việt cùng các dân tộc phương Đông được phát hiện. Những cuốn sử phương Đông truyền thống dựa trên cổ thư Trung Hoa và tài liệu của học giả phương Tây thời thực dân đã bị thực tế bỏ qua. Những phát hiện trên nói lên sự thực, những cuốn sử hiện có trái ngược với sự thật, là sự bất công lớn với dân tộc Việt Nam. Từ địa vị tổ tiên của người Trung Quốc, người Việt bị biến thành con cháu họ. Từ vai trò chủ nhân của văn minh nông nghiệp, người Việt trở thành phụ thuộc, phải học người Trung Hoa từ lễ nghĩa đến tiếng nói và chữ viết… Đã đến lúc giới sử học phải đem lại công bằng cho người Việt và các dân tộc Đông Nam Á.

 

Một thí dụ tiêu biếu là cuốn The Birth of Viet Nam của Keith Weller Taylor. Là tác phẩm tiếng Anh sớm nhất về lịch sử Việt Nam, cuốn sách có tiếng vang ở phương Tây. Nhưng nay, do phát hiện mới, nó trở nên lạc hậu. Với người Việt Nam, cuốn sách không còn giá trị nhưng với người đọc phương Tây, nó lại là tài liệu đưa tới cái nhìn lệch lạc về lịch sử Việt Nam.

 

Do vậy, tôi đề nghị quý Ngài, tạm dừng việc xuất bản cuốn Lịch sử Việt Nam bằng tiếng Nga lại, khảo cứu thêm để biên soạn lại cuốn sách theo ánh sáng mới của Sự Thật.

 

Xin gửi tới quý Ngài lời chào trân trọng

 

Kính

 

Hà Văn Thùy

Nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa.

 

Địa chỉ: 184 đường Lê Lư, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú,

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tel: (08) 38610450

Email: thuyhavan@gmail.com

 

 

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 2379
Ngày đăng: 05.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trở về với bản gốc thơ nôm Hồ Xuân Hương - Nguyễn Khôi
Trả Về Bản Gốc Chinh Phụ Ngâm - Do Đoàn ThỊ Điểm Dịch - Nguyễn Khôi
Cái Gia Gia Là…Cái Nhà! - Vương Trung Hiếu
Tạp chí khoa học Nature lên tiếng về sự chính trị hóa trong khoa học qua đường chữ U 9 đoạn ở Biển Đông - Nguyễn Đức Hiệp
Lời Cuối Cùng Thưa Với Ông An Chi ! - Hà văn Thùy
Một phần ba ông Gia Cát - An Chi
Viết khi đọc: Đạp Chân Vào Bầu Trời(1) của Nguyễn Viện - Nguyễn Hồng Nhung
Quán Văn ra mắt văn học nghệ thuật số 001 ngày 15-10-2011. - Nhiều Tác Giả
Hợp chất hữu cơ tạo nên Hiến pháp Mỹ - Lê Hải*
Một thoáng Việt Nam giữa lòng châu Âu - Lê Hải*
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)