Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.192
123.204.891
 
Quan Hệ Nhạc Và Lời Dân Ca
Tuấn Giang

Nhạc và lời dân ca các dân tộc quan hệ đến ngôn ngữ các thể thơ, văn. Dân ca Mông nhiều bài  loại bốn chữ giống như người Việt, loại bảy chữ loại tự do. Dân ca Tày Nùng, Thái, lời ca giống như các thể thơ bốn, năm, bảy chữ, thơ tự do, như văn biền ngẫu, ít thấy hoặc chưa thấy thơ lục bát.

 

Những điệu nhạc cùng lời ca, biểu hiện giai điệu, dấu giọng hình thành phong cách  làn điệu dân ca các dân tộc. Thơ nhạc là hai hình thức cảm xúc biểu hiện tư duy. Nhạc xuất phát từ thơ hay thơ từ nhạc, hai loại thể này khó tách biệt, tâm hồn nhạc chắp cánh cho thơ, hồn thơ ru điệu nhạc. Mỗi bài dân ca một ấn tượng xúc cảm, lời ca đồng điệu diễn tả tình cảm con người. Những bài hát ru Mông, đồng dao, giao duyên, mo then các dân  tộc còn mãi những ý tưởng thơ nhạc – nhạc thơ.

 

Những thể thơ dân tộc thường thấy hầu hết trong dân ca, dù phỏng dịch lời Việt hay nguyên bản tiếng dân tộc. Mỗi làn điệu dân ca giữ nguyên tính văn học ngôn ngữ thơ ca, dấu giọng tình cảm trong làn điệu. Dân ca Mông Tày Nùng Thái từ những bài hát nói ít nhạc điệu phức tạp đến những làn điệu da diết, lời ca giữ nguyên những hình thức văn học.

 

1. Thủ pháp phổ thơ.

 

Mối quan hệ nhạc, lời ca hình thành nguyên tắc phổ lời, thủ pháp diễn đạt giai điệu nhạc, lời ca. Những nguyên tắc xử lý vần điệu ngôn ngữ thơ, phân chia ca từ hình thành cấu trúc giai điệu nhạc, thơ. Từ mối quan hệ giai điệu lời ca ra đời câu hát, cấu trúc làn điệu dân ca.

 

Dân ca các dân tộc biểu hiện phong phú giai điệu lời ca qua hình thức lời thơ, mỗi loại dân ca cấu trúc đủ loại thể thơ, đáp ứng nhu cầu phát triển giai điệu nhạc. Mỗi loại thể dân ca, một hình thức lời ca, thể thơ phù hợp cảm xúc diễn tả tình cảm âm nhạc.

Loại hát ru không nhịp điệu gần ngữ điệu nói. Bài Ru con – dân ca Mông:

 

data/images/201111/hinhanh/10071652_1 tk.jpg

 

Nội dung ru con ngủ như cách nói thường, bé ngủ say nào… lời ca ba từ một tiết thơ: pi ngoa ô / pi ngoa ô… giống như thơ tự do theo nhịp điệu ba chữ một tiết nhịp.

Loại bài có nhịp, bài Gọi hồn – Mông, lời ca:

Pia dăng cứ và dăng dà

Chí dà chăng mò công mấy

Quy chồng cà mấy quy di

Pừ mây quy cù pừ pía tơ…

Lời ca hoà tiết nhịp phân ba: pia dăng cừ / và dăng dà…

Lời ca hoà cùng tiết nhạc:

 

data/images/201111/hinhanh/10071728_2 tk.jpg

 

Hát giao duyên, bài: Lượn cọi – dân ca Tày. Lời ca:

 

Hớ hơi! hà noọng

Ư bấc ư ư hơ

Hơi cạn noọng

 

Từ lân ơ giầu tiếng tiếng ơ

Lượn ư hi a noọng

Ư mỗi ư ư hơ

Hơi khi a noọng

Ư mỗi ư ư hơ hơi khi xuân

Về ơ tiếng ư lượn vang vang

ư a noọng.

 

Lời ca cùng giai điệu âm nhạc, phân tiết theo nhịp thơ - lời thơ tự do, hát trên nhịp 4/4 trữ tình rộng mở.

Bài Cò lẩu – dân ca Nùng. Lời ca:

 

Váng na mà te đu

Ố chim hụ mà ta tình

Dư nảy đoán tình pạc hào tam

Sói ăn vàm hàn va.

 

Mẹ ý đầu hởn coóc sè dầu mi lai

Sên sài dì mì tài

Dê dính oóc pư ư ư pa khai ố

Chính oóc cài pây slư…

 

Lời ca viết theo loại thơ năm chữ tự sự, tiết thơ tiết nhạc ăn nhập theo nhịp điệu thơ. Hết ý thơ, hết câu nhạc:

 

data/images/201111/hinhanh/10071800_3 tk.jpg

 

Bài Ngủ đi em – dân ca Thái. Lời phỏng dịch:

  

Nín đi! Em ngủ ngoan

Nhớ mẹ sáng lên nương

Mẹ nhớ thương mẹ nhớ con

Nín di con ngủ ngoan

Tháng năm mẹ yêu con

Ngủ ngoan nào lắng nghe

Nghe lời mẹ ru bé.

 

Lời ca bài Ru em phỏng theo thơ năm chữ, tiết nhịp thơ nhạc chung nhịp điệu hết ý thơ, kết câu nhac. Tiết thơ:

 

Nín đi / em ngủ ngoan

Nhớ mẹ / sáng lên nương

Nhớ mẹ / thương mẹ nhớ con…

 

Đặc điểm giai điệu âm nhạc sắp xếp theo âm luật dấu nhịp âm khu cao vần chắc vần bằng đi xuống âm trung, dấu nặng âm thấp. Quy luật  vận dụng dấu giọng làm rõ lời, hát rõ lời. Những âm láy vuốt lên, xuống, tạo cảm giác mới giai điệu đặc biệt.

 

Thủ pháp phổ thơ, phổ nhạc theo tiét nhịp thơ, hết ý thơ kết âm nhạc. Thủ pháp phổ thơ nhiều phụ âm láy, luyến làm rõ lời, tạo âm sắc mới giai điệu âm nhạc. Những âm láy, luyến thêm một nhân tố tạo cấu trúc đặc trưng giai điệu dân ca các dân tộc. Nghệ thuật phổ thơ dân ca các dân tộc theo quy luật cấu trúc:

  • Tiết nhạc nhịp thơ.
  • Ý thơ câu nhạc…

Phương pháp phổ thơ dân ca các dân tộc dựa trên nguyên tắc cấu trúc thơ hình thành cấu trúc nhạc, có lẽ thế giai điẹu những bài hát hoà nhập thơ ca ngôn ngữ văn học đồng biểu cảm. Cấu trúc tiết nhịp, nhịp điệu bài hát, là cấu trúc thơ, thể thơ, khổ thơ. Những bài dân ca không nhịp, loại hát nói, lời ca như lời nói, giai điệu nhạc lên xuống theo ngữ điệu ngôn ngữ tiếng nói đồng bào nhưng tuân theo âm luật. Những bài hát nói tuân theo nhịp điệu, ngữ điệu tiếng nói, tiết điệu nhạc, hết ý câu nói kết câu nhạc. Tiếng nói lên cao, giai điệu âm cao, vần chắc âm cao, dấu ngã, nặng âm thấp, đôi chỗ sử dụng âm láy, luyến làm mềm âm điệu mới. Dù ở thể nhạc nào, nguyên tắc phổ nhạc theo quy luật cấu trúc thơ nhạc dựa vào những thủ pháp nêu trên, là quá trình phát triển làn điệu dân ca.

 

2. Quan hệ cấu trúc thơ nhạc.

 

Cấu trúc thơ nhạc là hai hình thức độc lập, thơ cấu trúc lập tứ, ngôn ngữ diễn tả hình tượng cảm xúc tư tưởng tình cảm bằng từ ngữ và siêu văn bản. Nhạc cấu trúc âm thanh xây dựng hình tượng cảm xúc, diễn tả tình cảm tư tưởng con người trước đời sống tự nhiên xã hội. Thơ nhạc mỗi loại hình quy luật cấu trúc ngôn ngữ, hình tượng riêng nhưng chung mục đích biểu hiện cảm xúc tư tưởng tác giả, phản ánh hiện thực đời sống xã hội thời đại. Cấu trúc thơ nhạc là các loại hình nghệ thuật mang mối quan hệ phức tạp tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp nghệ thuật.

 

Cấu trúc thơ thiết lập mối quan hệ ngôn ngữ, nhịp điệu, âm luật vần điệu các thể thơ, biểu hiện nội dung cảm xúc. Cấu trúc nhạc liên hệ các mối quan hệ âm thanh tiết tấu, âm nhạc, làn điệu nhạc. Mỗi loại cấu trúc độc lập hoà chung mục đích thơ nhạc trong một làn điệu dân ca, biểu hiện cảm xúc con người miêu tả cụ thể và không cụ thể. Sự kết hợp hài hoà những hình mẫu độc lập cá thể riêng biệt thành ý thức chung, diễn tả chủ đề cảm xúc. Mỗi điệu dân ca là những kết hợp đồng điệu giai điệu âm nhạc, lời thơ mang nội dung ý tưởng tác phẩm. Giai điệu buồn lời ca sầu thảm, nét nhạc vui lời ca sôi động cùng âm nhạc biểu cảm. Những kết hợp tài tình, tinh tế lời ca, giai điệu nhạc từ hai tác giả thành một là sự gặp nhau đồng điệu tâm hồn dân ca, dân nhạc. Làn điệu dân ca, những sáng tác phi tác giả, lời ca có tác giả hoặc không. Hầu hết dân ca các dân tộc, lời ca sáng tác tập thể cùng giai điệu âm nhạc đồng diễn tả cảm xúc hiện thực đời sống tâm linh và tự nhiên xã hội, hình thành phương thức sáng tác dân gian.

 

Sáng tác dân gian là phương thức truyền miệng, nhưng những làn điệu dân ca bao gồm nhạc và lời, các nghệ nhân sáng tác theo phương thức nào? nhạc sau hay lời trước. Những hình thức sáng tác văn học dân gian mọi người đã truyền miệng những câu thơ, bổ xung qua nhiều thời gian thành bài thơ. Còn âm nhạc nếu chỉ truyền miệng những nét giai điệu ai sẽ ghi chép để truyền miệng? Nếu truyền miệng đến bao giờ thành một bản nhạc không lời? Vào thời đại nào thành một bản dân ca đầy đủ nhạc và lời. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian hầu hết những bản nhạc có lời ca, dù là những bản khèn bè Mông, Pí lè Thái, đàn tính Tày Nùng… Sau phần giai điệu thổi khèn hoặc gảy đàn, người ta hát theo bằng lời ca. Đấy là nguyên nhân tìm hiểu cấu trúc thơ nhạc giải thích cái nào trước, sau, vì sao thơ nhạc lại hài hoà biểu cảm.

 

Những nhà sáng tác âm nhạc, nếu viết khí nhạc (nhạc không lời) chỉ một phương pháp sáng tác. Đầu tiên tìm cấu trúc ý tưởng tác phẩm giao hưởng, hoặc độc tấu nhạc khí, các hình thức ba đoạn đơn, kép, concerto, sonatte… ý tưởng chủ đề tác phẩm khí nhạc xuất hiện từ cảm xúc thực tiễn cuộc sống, hoặc dựa vào một ý tưởng văn học nào đó nẩy sinh cảm xúc thành ý tưởng tác phẩm âm nhạc. Phần sáng tác bài hát có hai phương thức tư duy, vận dụng ba hình thức sáng tác. Phương thức tư duy thứ nhất, cấu trúc nội dung cảm xúc tác phẩm âm nhạc. Sau những phương pháp tư duy cảm xúc vận dụng các phương pháp sáng tác tác phẩm âm nhạc là những bài hát. Thông thường các nhạc sĩ viết ca khúc chỉ vận dụng hai hình thức sáng tác: một là dựa vào một bài thơ phổ nhạc theo lời ca, hai sáng tác nhạc xong đặt lời ca theo câu nhạc. Hai hình thức sáng tác này nhiều cái hay và những hạn chế, đòi hỏi người sáng tác sau khi hoàn thành tác phẩm vận dụng ý thức cắt bỏ cảm xúc để câu nhạc cân phương, hoặc đúng nhịp điệu cảm xúc trong tổng thể cấu trúc tác phẩm. Không tỉnh táo xem lại từng câu đoạn sẽ bị nhạc chạy theo lời, hoặc lời theo nhạc lê thê lộn xộn, tác phẩm thiếu tính cấu trúc chặt chẽ. Phương thức vận dụng sáng tác giai điệu âm nhạc trước hoàn thành bản ca khúc trên giai điệu nhạc, âm nhạc cân phương ý tứ chặt chẽ, cảm xúc mãnh liệt, không xem lại phần cấu trúc văn học, lời ca gượng ép không thành văn hoặc thơ. Vận dụng hai hình thức: sáng tác này đòi hỏi mỗi nhạc sĩ giầu kinh nghiệm, biết cắt xén cân xứng, hài hoà thơ nhạc đồng biểu cảm tác phẩm. Hình thức thứ ba, ít người sáng tác theo cảm xúc thơ nhạc cùng một lúc, có người gọi là viết theo hình thức cuốn chiếu, viết câu nào, đoạn nào xong luôn đoạn ấy đến kết thúc bài hát. Hình thức này hài hoà thơ nhạc không gò ép bởi sự giao duyên thơ nhạc khá hay đồng cảm xúc, nhưng vẫn cần đến ý trí là ngọn đuốc soi lại tác phẩm để hoàn thiện các cấu trúc thơ nhạc.

 

Cấu trúc thơ nhạc là hai hình thức nghệ thuật khác biệt xa lạ, giao duyên thành một ý tưởng tác phẩm âm nhạc, một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ, âm thanh cấu thành bài hát. Một hình thức nghệ thuật cao nhất, biểu hiện cảm xúc con người thành tác phẩm đặc biệt diễn tả hiện thực tiếng nói tâm hồn.

 

Cấu trúc thơ nhạc là hai hình thức nghệ thuật khác biệt xa lạ, giao duyên thành một ý tưởng tác phẩm âm nhạc, một hình thức nghệ thuật ngôn ngữ, âm thanh cấu thành bài hát. Một hình thức nghệ thuật cao nhất, biểu hiện cảm xúc con người thành tác phẩm đặc biệt diễn tả hiện thực tiếng nói tâm hồn.

 

Qua những phương pháp sáng tác âm nhạc, kết hợp với các nhà sưu tầm tư liệu dân ca, nhạc khí các dân tộc chứng minh những bản nhạc phi tác giả là những bài hát, bản nhạc có lời. Dù là diễn tấu khí nhạc mo, then, nhạc lễ hội… đi cùng âm nhạc là lời văn. Các nghệ nhân dân gian sáng tác nhạc bắt đầu từ ý tưởng văn học, dựa vào ý tưởng văn học đặt giai điệu nhạc theo lời ca. Phương thức sáng tác truyền miệng này tạo sự hài hoà cấu trúc thơ nhạc, qua nhiều thế hệ thành bài dân ca hoàn thiện cấu trúc thơ nhạc. Dấu tích những bài dân ca các dân tộc hầu hết mang các thể thơ, riêng làn là những bài hát nói, âm nhạc không có nhịp giữ nguyên văn xuôi hoặc lời nói thường. Là sáng tác dân gian dân tộc chưa thành điệu hát có nhịp, nghệ nhân dựa theo lời nói, hát giai điệu vào để dễ nhớ những câu nói, bài văn tế… Hát nói thể loại âm nhạc dân ca đầu tiên, dần phát triển thành điệu dân ca các dân tộc.

 

2.1. Tính nhạc điệu thơ.

 

Thơ là ngôn ngữ từ vựng, mỗi từ ngữ một âm thanh theo thanh điệu ngôn ngữ thơ giầu nhạc điệu. Những diễn ngôn thông thường mang nhạc điệu, chưa kể đến tượng hình tượng thanh. Ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ âm nhạc là những thuộc tính khác nhau, nếu kết hợp lại là phương pháp phối âm thơ nhạc.

 

Tính nhạc trong thơ từ vần điệu đến ngôn ngữ thanh điệu các thanh: thanh không, bằng, chắc, hỏi, ngã, nặng. Sáu thanh ngôn ngữ tiếng Việt tuơng ứng với sáu nốt nhạc, sự tương ứng gần bằng nhau: thơ có sáu âm, nhạc bảy âm. Ngôn ngữ âm nhạc Việt thường theo thang âm từ ba đến năm âm, sáu âm, còn ngôn ngữ âm nhạc toàn nhân loại là bảy âm: Đồ rê mi pha son la si đô không kể những thang âm cá biệt. Nếu so sánh với thanh điệu tiếng Việt, ngôn ngữ âm nhạc chỉ có thanh bằng (đồ rê), thanh không (mi pha), thanh sắc (la si đố). Sự tương ứng này một giải quyết được ba thanh: không, bằng, chắc, còn cac thanh hỏi, ngã, nặng, giải quyết theo phương thức nào? Liên hệ vào từng bài dân ca, những thanh điệu ấy sử dụng ngọt ngào trong các nốt nhạc rõ lời. Những thanh điệu còn lại vận dụng theo sự phát triển giai điệu, các âm lên quãng tám hoặc lên cao vần chắc, những âm xuống thấp hỏi ngã nặng. Phần thanh điệu thơ văn giải quyết theo từng nốt nhạc, đáp ứng tính nhạc trong thơ. Tính nhạc trong thơ tương ứng:

  • Ngôn ngữ thơ văn: các thanh điệu, sáu thanh.
  • Ngôn ngữ nhạc: các nốt nhạc, bảy nốt nhạc.

 

Là so sánh trên thang âm bảy âm phương Tây, nhạc dân ca các dân tộc không thuộc hệ thống trên. Âm nhạc dân ca Việt, Mông Tày Nùng Thái… phổ biến từ thang ba âm đến năm âm, không có, hoặc chưa phát triển loại thang sáu âm. Những bài thơ, lời ca trong các bài dân ca vận dụng thang năm âm với sáu thanh điệu thơ là sự tương ứng ngôn ngữ thơ nhạc.

 

Mối quan hệ ngôn ngữ thơ nhạc, là quan hệ âm thanh giữa các vần điệu từ ngữ, thể hiện vào nốt nhạc. Mối quan hệ tính nhạc trong thơ không đồng nhất với nhạc, ngôn ngữ thơ  từ hệ thống cấu trúc tiếng nói. Ngôn ngữ nhạc, hệ thống cấu trúc giai điệu âm thanh tiết tấu. Nhưng giữa thơ nhạc mang mối quan hệ chung âm thanh, tiết tấu. Dù âm thanh thơ là tiếng nói, tiết tấu thơ là nhịp điệu phụ thuộc các thể thơ. Thơ lục bát, nhịp điệu 2/4 và 4/4. Thơ song thất lục bát, nhịp 3/4 và 4/4. Thơ năm chữ, nhịp 3/2 và 2/3. Thơ bốn chữ, loại hò vè nhịp 2/2. Những tiết điệu nhịp thơ, tính nhạc điệu như các thể thơ, kết hợp cùng vần điệu tạo thành tính nhịp điệu thơ. Nhạc điệu thơ cấu thành:

Nhịp điệu các thể thơ.

Thanh điệu ngôn ngữ thơ.

Thanh điệu, nhịp điệu những bài văn, lời ca văn xuôi.

Ba nhân tố nhạc điệu thơ văn, cấu thành tính âm nhạc thơ văn, gồm tiết tấu nhịp điệu và thanh điệu, ngôn ngữ. Có thể so sánh như những vạch nhịp trong bản nhạc tương ứng với các vạch nhịp câu thơ, thanh điệu tương ứng với các nốt nhạc trên giai điệu các làn điệu dân ca. Tính nhạc điệu thơ văn, dù là những loại hình khác nhau, có hình thức cấu trúc âm nhạc gần nhau. Sự gần nhau ấy từ tiếng nói từng dân tộc, thơ văn mang nhịp điệu âm nhạc.

 

2.2.Sự biểu cảm hài hoà thơ nhạc.

 

Âm nhạc ra đời từ tâm lý bản ngữ, bắt nguồn từ cái gốc ngôn ngữ, thơ văn là nghệ thuật ngôn ngữ, hai loại hình đặc điểm chung nguồn gốc. Nghệ thuật âm nhạc xây dựng hình tượng âm thanh, thơ văn hình tượng ngôn ngữ diễn đạt chi tiết cụ thể khái niệm triết lý lập ý. Âm nhạc thơ văn nhiều nét tương đồng, tạo sự hài hoà ngôn ngữ nghệ thuật.

 

Hình tượng thơ diễn ngôn, miêu tả cụ thể, chi tiết hoặc khái quát để người đọc nhận biết cảm xúc ý tưởng tác phẩm. Hình tượng thơ là cấu trúc ngôn ngữ, phản ánh hiện thực đời sống xã hội qua tư duy mỗi cá thể, hoặc tập thể tác giả, phi tác giả. Hình tượng nghệ thuật, phản ánh đời sống dưới dạng cụ thể hoá cảm xúc tư duy bằng mỹ cảm hiện thực xã hội. Hình tượng âm nhạc, nghệ thuật cấu trúc âm thanh tiết tấu, biểu hiện cảm xúc nhà sáng tác trước hiện thực cuộc sống bằng giai điệu sâu sắc nhất để người nghe nhận biết ý tưởng tác phẩm. Phương pháp xây dựng hình tượng thơ, nhạc, hình tượng nghệ thuật, mang lại cảm nhận người nghe, đọc nhận biết cuộc sống. Những ý tưởng các loại hình nghệ thuật gặp nhau sự diễn đạt biểu cảm, ý tưởng thẩm mỹ, kinh nghiệm nhận biết hiện thực giá trị tác phẩm. Hình tượng nỗi nhớ, tình yêu, kỷ niệm theo cách diễn đạt chi tiết trong thơ của Hơ Rê (dân tộc Hrê).

 

Em yêu một chiếc mũ nồi.

Bạc màu sương gió nắng nôi dãi dầu.

Dịu dàng em đội lên đầu.

Ai ngờ nỗi nhớ, nỗi sầu đội theo.

 

Bốn câu thơ dẫn giải cụ thể em yêu cái mũ nồi, hiện ra tình cảm người đội mũ, yêu mũ một cách cụ thể bởi những gắn bó cuộc đời con người. Chiếc mũ không còn là vật dụng thông thường, tác giả khái quát tình cảm như người bạn đời buồn vui đi cùng năm tháng. Hình tượng thơ giúp người đọc cảm nhận sâu sắc, hào hứng ghi nhớ mãi cái bất ngờ dâng trào ở câu kết bài thơ Chiếc mũ nồi. Hình tượng thơ có ngôn ngữ diễn đạt cụ thể cảm xúc, còn âm nhạc lấy âm thanh diễn tả bằng cách nào miêu tả cụ thể cảm xúc? Âm nhạc là nghệ thuật trừu tượng, vì thế cấu trúc ngôn ngữ âm thanh giai điệu theo nguyên tắc, quy luật xây dựng cảm xúc tác phẩm. Bài dân ca Tày: Lượn mời:

 

data/images/201111/hinhanh/10071835_4 tk.jpg

 

Nét giai điệu mở đầu, xây dựng hình tượng âm nhạc chặt chẽ nhấn mạnh ý nhạc diễn tả bằng nét giai điệu chủ đề:

 

data/images/201111/hinhanh/10071912_5 tk.jpg

 

Mở đầu tiết nhạc đồ đồ mí, phát triển rê đồ rê mí đồ, kết thúc âm hình chủ đề tiết một, mở âm đô, kết âm đô. Sang tiết hai phát triển nhắc lại âm hình tiết tấu, nhắc lại phát triển âm hình là xây dựng hình tượng âm thanh giai điệu, giúp người nghe nhận biết cụ thể chủ đề âm nhạc. Không nhắc lại, phát triển nhắc lại, người nghe khó nhận biết hình tượng giai điệu âm nhạc. Những tái hiện âm hình lặp lại thời gian âm thanh, giúp người nghe ghi nhận hình tượng âm nhạc. Qua hình tượng thơ, hình tượng âm nhạc cho thấy phương pháp diễn tả khác nhau nhưng chung mục đích cụ thể hoá ý tưởng hiện thực cảm xúc thơ nhạc, là sự hài hoà thơ nhạc. Bài dân ca Lượn mời, hài hoà giai điệu nhạc, lời ca. Giai điệu nhạc đọc cảm nhận trên âm thanh các nốt nhạc biểu hiện tình cảm nhắn gửi nhớ về điều gì đó, tình cảm đằm thắm nhắn gửi ân cần. Phần giai điệu không cụ thể, những nốt nhạc nhắc lại nguyên xi cho cảm giác quen thuộc, ấn tượng đáng nhớ. Phần lời ca làm rõ nghĩa ý nhạc:

 

Hứ là ơ a ơi ơ

Ơi hư ha ơi

Nọng mở bài lăng

Là khai khẩu ước

Chào a xuân ơ ơi…

 

Sự hài hoà nhạc, lời ca đồng điệu diễn tả ý, hỗ trợ biểu cảm làm sáng tỏ giá trị hiện thực niềm mong ước. Cái hài hoà âm thanh giai điệu âm nhạc, cấu trúc thơ nhạc đồng biểu cảm tiếng hát. Dân ca quan hệ nhạc và lời chẳnmcj nhất, hài hoà rõ lời, rõ nhạc không gò ép lời và nhạc như sáng tác mới: em đá cho anh (thực chất lời ca là: em đã cho anh, hoặc kỷ niệm quê hương, hát thành ký niệm quế hướng…) Sự chuẩn mực hài hoà thơ nhạc là chuẩn mực cảm xúc, không sống sượng gò ép, đây là nghệ thuật dân ca. Những cảm xúc hài hoà ấy, biểu hiện nghệ thuật dân ca là tình cảm đến độ chín cao cảm xúc thẩm mỹ, không vội vã, sống gấp như những sáng tác chuyên nghiệp. Đây là hiện thực đời sống tác phẩm ca nhạc dân ca các dân tộc, mỗi làn điệu trải nghiệm nhiều người sáng tác truyền tụng hàng trăm năm, do thời gian gọt rũa tác phẩm chỉ còn những giai điệu vàng. Âm nhạc dân ca các dân tộc, hài hoà cao nhất nhạc và lời đồng biểu cảm ý tưởng thẩm mỹ dân tộc.

 

Quan hệ thơ nhạc dân ca các dân tộc, biểu cảm ngôn ngữ cảm xúc từng tộc người. Mỗi làn điệu dân ca phản ánh tâm trạng tình cảm con người cùng nhịp điệu thơ, hình thành những bản hát xúc cảm trước cuộc sống tự nhiên.

 

Tư những tình cảm sâu sắc những áng thơ văn qua nhiều lần sáng tạo trở thành ý tưởng âm nhạc, nghệ nhân dân gian sáng tác các làn điệu dân ca hoà đồng ngôn ngữ thơ nhạc. Nội dung hình thức những bài dân ca, cấu trúc giai điệu cùng lời ca âm luật vần điệu thơ văn. Mỗi nốt nhạc, hoặc nhiều nốt diễn tả lời ca ý tình thuần thục. Dân ca các dân tộc, phương pháp phổ nhạc hài hoà rõ lời, ý thơ, ý nhạc đồng biểu cảm. Nét nhạc vui lời ca bay bổng, nét nhạc buồn thơ văn tâm trạng. Giai điệu mỗi bài dân ca một nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu thơ hài hoà:

 

Giai điệu làn điệu dân ca biểu cảm.

Lời ca giàu hình ảnh bổ trợ cảm xúc âm nhạc.

Hài hoà âm luật vần điệu thơ, âm hình chủ đề thơ, âm

hình chủ đề giai điệu nhạc.

 

Mỗi hình thức cấu trúc âm hình chủ đề giai điệu, một hình thức lời ca, dù là những hư từ ư ứ i a, hư là… hoà vào giai điệu nhạc biểu cảm một trạng thái tâm hồn cụ thể hoá cảm xúc âm nhạc. Giai điệu làn điệu dân ca Mông Tày Nùng Thái, gợi mở cảm xúc lời ca diễn giải cái âm nhạc còn bỏ ngỏ hướng người nghe cảm xúc đến sự hoàn mỹ. Quan hệ thơ nhạc dân ca các dân tộc, mối quan hệ hài hoà đồng diễn tả cảm xúc giai điệu âm nhạc. Phương pháp sáng tác thơ nhạc trong dân ca từng tộc người, dù khác nhau nhưng chung một mục đích diễn tả cảm xúc, biểu dạt ý ý niệm tác phẩm. Mối quan hệ hài hoà thơ nhạc, biểu hiện cảm xúc trong sáng tình cảm từng làn điệu dân ca, đỉnh cao phương pháp tư duy hiện thực xã hội. Quan hệ thơ nhạc dân ca các dân tộc, là bài học biểu cảm âm nhạc sâu sắc, kinh nghiệm nghệ thuật cho sáng tác nhạc và lời ca đương đại.

Tuấn Giang
Số lần đọc: 3578
Ngày đăng: 10.11.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quy Luật Phát Triển Giai Điệu Loại Thể Dân Ca Các Dân Tộc. 1 - Tuấn Giang
Quy Luật Phát Triển Giai Điệu Loại Thể Dân Ca Các Dân Tộc. 2 - Tuấn Giang
Âm hưởng dân ca - Nguyễn Đức Hiệp
Những khúc dân ca đậm nét Tây Ninh - Nguyễn Đức Thiện
Nghệ nhân TRẦN KÍCH khổ luyện và tài hoa - Võ Quê
Ca Huế trên đất Mỹ - những kỷ niệm - Võ Quê
Quan họ Bác Ninh đi về đâu thời hội nhập quốc tế ! - Nguyễn Văn Hoa
Dân ca của DÂN TỘC THÁI ở HOÀ BÌNH - Nguyễn Thị Thu Hiền
Hát lý và những điệu lý dễ thương của Nam bộ - Nguyễn Hữu Hiệp
Rộn ràng câu hát người Chăm - Xuân Nhật
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)