Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.077
123.233.580
 
Giá Một Truyện Ngắn
Võ Xuân Phương

Tốt nghiệp đại học sư phạm văn, Đức xin về dạy ở trường trung học Tuy Phước, những năm trước 75 làm giáo sư thì oai lắm, trẻ, nhà có tiền, vì học văn nên đọc các văn chương tiền chiến nhiều, Đức cảm thấy rằng mình cũng có năng khiếu viết văn, trong các nhà văn tiến chiến, anh thích lối sống của Nguyễn Tuân, người có tập tùy bút Vang Bóng Một Thời, gây mê mẩn biết bao người yêu văn, anh không thể mặc áo the, áo đoạn như ông Nguyễn, anh may một loạt các bộ áo bà ba màu sẫm mặc, sắm bộ ống điếu ba cái cỡ khác nhau, nhìn bộ dạng cậu giáo sư trẻ, 24, 25 tuổi, ngồi hút ống điếu, bên ly cà phê phin nhỏ giọt thấy cũng ưa! Tôi chưa thấy người dân tộc trẻ hút ống điếu, nhưng có lần lên Vân Canh chơi, tôi thấy các ông già dân tộc hút ống điếu có vẻ điệu hơn anh này. Cái thời những người có học còn được xã hội kính trọng, thì giáo sư càng được kính trọng hơn, nếu trong nhà trường các giáo sư toán được kính nể bao nhiêu thì giáo sư văn ngoài xã hội cũng được kính nể bấy nhiêu, những người đọc, nói theo sách thánh hiền, nếu trong các đám giỗ lại nghe thầy nói chuyện, lâu lâu thầy chen vào câu chữ Hán, hoặc thơ, hoặc văn được thuộc của các cụ xưa, thì người ta phục ra mặt, dù anh chẳng viết được chữ Hán nào!

Quê hương sau 1975, anh được giữ lại dạy, gia đình có tiền, sự phong lưu còn duy trì, nhưng dè chừng, sợ xếp vào loại có lối sống tiểu tư sản, thay vì hút ống điếu, anh hút thuốc rê, nhưng lâu lâu cũng đem các ống điều ra hút cho đỡ nhớ, không còn loại thuốc cho ống điếu nữa, nên dùng thuốc rê, mùi khó chịu, nhưng phong thái vẫn thấy lâng lâng.

 

Những khi dẫn học sinh đi lao động, ngủ lại trên Quang Hiển, Tân Vinh, những ngày học chính trị hè ngồi tâm sự với các bạn học và dạy văn cũ, anh thấy có cái gì thôi thúc, anh bắt đầu viết văn, anh rất mê phong cách của cụ Nguyễn, nhưng viết tùy bút thì không được, anh viết truyện ngắn, anh ghi lại các cuộc gặp của bạn bè, anh viết truyện: Chuyện chúng mình.

 

Đâu như gần một tháng, anh thông báo cho chúng tôi đến nhà vào chủ nhật, để nghe anh đọc truyện mà góp ý..

 

Khi tôi đến đã có Thanh và Trung bên chén trà, hôm nay mới có nước trà, từ khi viết truyện, anh chuyển sang uống rượu, tôi cũng thường được uống rượu với anh, tuần đôi lần vào các chiều không dạy, không trực và không lao động, để nghe anh nói diễn biến của truyện, chỉ dĩa dưa chua, và xị rượu là hai chúng tôi ngồi đến cơm chiều. Nay chắc đồ nhấm có khác, nghe có mùi rau thơm từ dưới bếp, tôi ngồi vào bàn, câu chuyện rôm rả quanh công tác ở trường.

- Sáng tới chưa, anh Đức ở dưới bếp hỏi với lên.

- Sáng nào! Sáng Nhạc Bất Quần hay Sáng cổ đại. Thanh hỏi trổng

- Sao lại có Sáng Nhạc Bất Quần, Sáng cổ đại nào nữa. Tôi hỏi Thanh

- Tay Thái Sáng nói một đàng, làm một nẻo, khi nói thì chín đức, khi làm thì bảy đức, nên gọi là Sáng Nhạc Bất Quần, tay Ngọc Sáng dạy sử nên gọi là Sáng cổ đại. Mà Sáng nào giờ cũng chưa đến

- Cái ông Thanh này, ông là chúa suy diễn. Đức nói với lên, tôi mỉm cười biết anh Thanh là dân văn khoa cũ, chơi chữ, bảy còn gọi là thất. Chị Đức bưng lên hai dĩa thịt gà bóp rau răm, ngon mắt, chúng tôi ngồi quanh trên chiếc chiếu, anh Đức nói, chờ Sáng một tí nữa, tôi bẻ miếng bánh tráng, chấm nước mắm, nhai, hỏi vọng xuống bếp

- Chị Đức đã để phần chị và hai cháu chưa? Đã đem lên đây chắc là hết đó! Chị Đức không tham gia vào chuyện rượu của chồng, chị là giáo viên dạy địa, cũng thích văn chương, nhưng sao khi chúng tôi bàn văn chương ở nhà chị thì chị rất ít tham gia, có anh bạn nói do anh Đức rất gia trưởng và thường cho là đàn bà.

- Các chú yên tâm, tất cả đã có phần rồi. Tôi nhớ câu chuyện anh Tuấn giáo viên toán ở trường kể ở quê anh, có nhà kia đãi bạn đến chơi, cũng dĩa thịt gà, hai người đàn ông gật gù nói và gắp, câu chuyện rôm rả, dĩa thịt ít quá nên chủ nhà chỉ ngồi gắp chiếu lệ, còn một miếng thịt trong dĩa, cả hai đưa đẩy qua lại, sau cùng chủ nhà gắp bỏ vào chén bạn, bỗng nghe có tiếng trẻ con, thôi gắp hết rồi, té ra khi nãy giờ, cha và bác ăn thịt gà, không để ý hai đứa nhỏ thập thò từ nhà dưới, nhìn, thèm thuồng, chỉ chờ cả hai bỏ đũa, bảo lên dọn xuống, trong dĩa còn một hai miếng thịt thì mừng biết bao, Sáng đến.

- Tôi ghé trường xem có công tác gì không, gặp anh Quá nói chuyện lâu quá.

- Khi nãy giờ tụi tôi cũng chờ lâu quá. Anh Thanh nói vui, ai cũng biết nay là mồng bốn, phiên chợ cây Da, tay này chở vợ chạy chợ xong mới đến.

 

Anh Đức mời anh Sáng ngồi vào chiếu, vậy là năm người, anh Trung nói vui, ngũ hổ bình tây, anh Thanh nói ngũ hổ đại chiến nhứt kim kê, tôi dân khoa học, thôi cười góp vui.

- Lâu nay, các anh biết mình viết truyện, đây là truyện đầu tay, hôm nay mời các anh đến, nghe và góp ý, anh cười nhìn chúng tôi, nên chân tình nghe. Để lời góp ý chân tình hơn, mời các bạn nâng ly. Chúng tôi nâng ly, anh Thanh tạo tiếng kêu trót, nghe vui tai, lâu nay thường uống rượu mật đường, nay uống rượu gạo thấy ngon. Anh Sáng đưa đũa đến miếng thịt đùi, ngần ngừ, rồi chuyển qua gắp miếng da kèm vài cọng rau răm, nhai nhỏ nhẹ, nói.

- Chúc mừng anh Đức có đứa con tinh thần đầu lòng xinh đẹp, chúng ta nâng thêm một ly nữa. Anh Thanh nói, chúng ta chưa biết mặt đứa con của anh Đức, sao biết xinh đẹp. Sang cười đưa, thấy mặt anh Đức thì suy ra con của ảnh chớ.

 

Anh Đức đưa tay mời mọi người gắp, chị Đức khéo tay, nên cả khối lượng và chất lượng hai dĩa thịt đều tăng, tôi đề nghị anh Đức đọc truyện, anh đưa tay rót rượu, nâng lên chậm rãi uống hết ly rượu, và đọc, sau mỗi đoạn, anh dừng lại giải thích tại sao phải viết thế này, tâm lý nhân vật phải diễn biến thế kia, hình như anh đang đứng trên bục của trường Nguyễn Du! Chai rượu vơi nhanh, hai dĩa thịt còn rau răm nhiều, nắng đã lên cao, anh Đức đề nghị cổi đồ ngoài, chỉ còn đồ lót cho thoải mái, truyện chỉ quanh chuyện của bốn anh em chúng tôi thôi, Trung hôm nay đến dự nghe vì anh cũng dân văn khoa cũ, chị Đức ở dưới bếp nói lên

- Ổng viết truyện đó mà hút hơn năm lạng thuốc, tôi ghi lại hết sổ tiền chi phí, thuốc, rượu cho truyện này qui ra vàng gần một chỉ đấy.

- Anh trở thành nhà văn lớn, được giải thưởng, thì chị tha hồ sắm lại cây cất vào tủ.

- Cây của ổng thì có!

 

Anh Thanh cười khã khã, nói

- Cây của ảnh mà cất vào tủ chị thì sướng quá rồi còn gì. Chị Đức đỏ mặt, nói

- Cái chú này!  ./.                           

Võ Xuân Phương
Số lần đọc: 1645
Ngày đăng: 07.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ông già quê và người đàn bà quét mộ trộm - Nguyễn An Cư
Hoa Ngọc Anh - Nguyễn Hữu Duyên
Chùm truyện ngụ ngôn nho nhỏ - Phạm Phù sa
Dưới Bóng Cây Xoan Trà - Xuân Tuynh
Cô Giáo Ăn Cơm Bằng Muỗng - Hồ Việt Khuê
Buồn Một Mình - Lê Văn Thiện
Những Mảnh Vỡ (28) - Nguyễn Thị Hậu
Gió Chướng *** - Võ Xuân Phương
Sông Trăng - Lưu Quang Minh
Mưa trong vườn nhà cô Françoise - Nguyễn Nghiệp Nhượng
Cùng một tác giả
Đêm Nghe Gà Gáy (truyện ngắn)
Hoa Mai Nở Muộn (truyện ngắn)
Gió Chướng *** (truyện ngắn)
Đường Chỉ Tay (truyện ngắn)
Ông Ba Say (truyện ngắn)
Chợ Hoa Ngày Tết (truyện ngắn)
Đêm Nghe Gà Gáy (truyện ngắn)
Mùi Lạ (truyện ngắn)
Rượu Người (truyện ngắn)
Hơn - Sức (truyện ngắn)
Bọn Bốn Đứa (truyện ngắn)
Bông Sen Trắng (truyện ngắn)
Hương Bùn (truyện ngắn)