Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.185
123.211.336
 
Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương 1
Tuấn Giang

Phần I

Ca nhạc tuồng

 

Chương I

Nguồn gốc ca nhạc tuồng

 

 

Mỗi hình thái nghệ thuật hình thành từ tiền đề cuộc sống, hoạt động tinh thần con người, phản ánh ý thức xã hội. Nghệ thuật ra đời trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển, tạo ra lớp công chúng và các hình thức sinh hoạt mới. Tuồng như nhiều thể loại sân khấu dân tộc hình thành, ra đời trong truyền thống văn hóa nghệ thuật và các điều kiện xã hội.

 

Theo những nho sĩ phong kiến: Phạm Đình Hồ, Ngô Thì Sĩ, Lê Quý Đôn… ghi trong nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, văn hóa nghệ thuật nói tuồng ra đời dưới thời Trần. Các nhà nghiên cứu sau này Trương Vĩnh Ký, Đào Duy Anh, Đỗ Bằng Đoàn, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Trần Văn Khải, Đoàn Nồng, Lê Văn Chiêu , Đỗ Văn Rỡ… nói hát bội xuất hiện vào đời Trần. Nhận định chung giới nghiên cứu ở các thời đại khác nhau thống nhất, tuồng ra đời vào giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa dân sinh. Tư liệu về sự ra đời tuồng có nhiều công trình nhận định giống nhau, ở Nam Bộ từ 1838 đến 1970, biên soạn 12 bộ từ điển: Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Pháp Việt, Từ điển Việt la tinh, Từ điển Hán – Việt – Pháp… giải thích hát bội, nguồn gốc ra đời và ý nghĩa: hát bội. Qua đó, tuồng một đề tài nóng trong ngôn ngữ, đời sống văn hóa nghệ thuật dưới thời phong kiến và phong kiến thuộc Pháp. Lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều bài viết cho rằng: các nhà nghiên cứu hai thế hệ ở hai hoàn cảnh xã hội khác nhau, nhận định sự ra đời tuồng khác nhau. Các nhà nghiên cứu dưới thời phong kiến và thuộc Pháp ở phía Nam cho rằng: tuồng ra đời từ năm 1285, do Lý Nguyên Cát truyền dạy dân ta, tuồng có từ đấy. Còn những nhà nghiên cứu dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ra sức phản bác cho tuồng là của ta, việc Lý Nguyên Cát truyền dạy chỉ là sự ảnh hưởng, phát triển tuồng mà thôi. Đọc kỹ những nhận định của các nhà nghiên cứu: Trương Vĩnh Kỳ, Đoàn Nồng, Lê Văn Chiêu, Trần Văn Khải… mới thấy các thế hệ nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cả nước nhận định thống nhất: tuồng của dân ta, còn Lý Nguyên Cát  truyền dạy chỉ là phát triển lên. Ông Trần Văn Khải viết: “Qua đến đời Nguyên, bên Tàu (1285) tướng Toa Đô sang xâm chiếm nước ta, bị Hưng Đạo Vương đánh duổi. Khi quân Tầu thua chạy, quân ta bắt sống một số tàn quân trong đó có tên Lý Nguyên Cát biết múa hát. Nhà Trần bèn hậu đãi tên kép hát ấy để dạy cho người mình biết hát bội. Song dạy về hình thức mà thôi, như cách  múa men, vẽ mặt, mặc xiêm giáp… còn về nội dung, giọng hát, người mình đã có sẵn từ trước, nên không cần ai dạy. Nếu nói một người kép hát Tầu qua dạy cho người Việt các giọng hát thật là phi lý”. (*)Qua đoạn dẫn của ông Trần Văn Khải, khẳng định những điệu hát tuồng, nội dung tuồng có từ trước, còn Lý Nguyên Cát chỉ dạy về hình thức hóa trang, múa, phục trang nâng cao tuồng. Những nhận định của ông chứng tỏ tuồng có trước năm 1285, không phải do Lý Nguyên cát truyền vào nước ta. Ông Quách Tấn viết: “ hát bội từ Bình Định, do Đào Duy Từ biến chế chèo ngoài Bắc thêm lối hát địa phương bắt chước Chiêm Thành mà tạo ra nghệ thuật tuồng”. Tuy nhiên nghiên cứu sâu còn những nhóm người chính kiến khác nhau:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Nước non Bình Định – của Quách Tấn

Trích trang 9 – NTSK Việt Nam – NXB Nhà sách Khai trí – Sài Gòn 1967 (Bính Ngọ)

 

  • Tuồng từ Lý Nguyên Cát truyền dạy cho ta năm 1285 ra đời tuồng.
  • Tuồng có trước đó những điệu hát, múa, nội dung tuồng.
  • Tuồng bắt nguồn từ nhiều hình thức nghi lễ dân gian, các trò diễn Cầu hồn, Lễ hội Cầu ngư… phát triển thành tuồng.

Nhiều tác giả nghiên cứu tuồng, từ thời phong kiến đến nay, đưa ra ba điều kiện ra đời tuồng. Các nhà nghiên cứu Đoàn Nồng, Lê Văn Chiêu… dẫn thêm hàng chục tư liệu tuồng do Lý Nguyên Cát truyền dạy cho ta, những luận điểm của các ông nghiêng về nhận định tuồng từ Tầu du nhập vào nhưng cuối cùng ông lại kết một câu: “Ta chỉ cần khẳng định: tất một câu: đó là một loại hát tuồng cổ của Việt Nam”. Muốn làm sáng tỏ thêm tuồng nguồn gốc ra đời từ đâu, cần tìm lại bản chất cấu trúc hình thức nghệ thuật sân khấu tuồng. Sân khấu tuồng như chèo, cải lương, cấu thành trên nền tảng trò diễn dân gian và hình thức âm nhạc. Cấu trúc các điệu hát là cấu trúc hình thức sân khấu trong một kịch bản tuồng, nếu chỉ có lời thoại sẽ là kịch nói, nên nghiên cứu ca nhạc tuồng góp một nhận định nguồn gốc nghệ thuật tuồng.

 

1.Làn điệu, bài bản tuồng.

 

Những nhà nghiên cứu lý thuyết dựa trên tư liệu lịch sử, truyền thuyết… suy đoán nguồn gốc tuồng, còn nghiên cứu điệu hát, bản nhạc là thực tiễn cấu trúc nghệ thuật tuồng. Những thang âm, điệu thức, cấu trúc hình thức ca nhạc khẳng định nguồn gốc sân khấu tuồng. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc âm nhạc không xác định thời gian niên đại ra đời tuồng, nhưng làm sáng tỏ các giả thuyết: tuồng Việt – do Tầu truyền vào hoặc ảnh hưởng sân khấu Trung Hoa cổ đại.

 

Làn điệu bài bản tuồng ghi lại không nhiều, hiện nay có 20 điệu hát bài bản, không kể những làn điệu chưa ghi. Tính tổng số 34 làn điệu, bài bản. Những bản nhạc tuồng phổ biến sử dụng trên sân khấu còn ít, nhưng thiếu những bản: Nam, Khách, Tẩu mã… sẽ không thành tuồng. Các nhà nghiên cứu tuồng như Đoàn Nồng, Lê văn Chiêu, Trần Văn Khải… thường chia ba loại:

 

- Hát Khách

- Hát Nam

- Các điệu Nồi niêu (cách chia của Đoàn Nồng)

 

Ông Trần Văn Khải chia bốn loại:

  • Nói lối
  • Hát Nam
  • Hát Khách
  • Xướng.

 

Nhạc sĩ Lê Yên chia nhỏ chi tiết cụ thể, ông phân thành hệ thống hát Nam, hệ thống hát Khách, mỗi hệ thống có 5 điệu. Cách chia của các nhà nghiên cứu trước gặp nhau thống nhất về các hình thức hát Nam, hát Khách. Nhiều hình thức lý giải khác nhau cách chia bài bản, làn điệu tuồng, nhưng đi vào chi tiết từng tác giả lại gặp nhau. Giáo sư Đoàn Nồng chia hát Khách có các điệu: (*)

 

  1. Khách thường
  2. Phú lục
  3. Xướng – bạch
  4. Ngâm thơ
  5. Tẩu mã
  6. hát say
  7. Hát bài

 

Nhạc sĩ Lê yên chia hát Khách: (*)

 

  1. Khách thi
  2. Khách phú
  3. Khách tử
  4. Khách tẩu mã
  5. Khách tửu
  6. Khách Nam
  7. Khách oán

Các nhà nghiên cứu tuồng đi trước chia ca nhạc tuồng về chi tiết  tên gọi khác nhau đôi chút, nhưng đại quát giống nhau, thống nhất cách chia các điệu hát tuồng. Theo cách chia nhỏ các làn điệu, bài bản tuồng: làn điệu 4 làn, các loại nói:Thán, Hường, Ai, Dặm. Hát Khách 7 điệu, hát Nam 5 điệu, hát Nồi niêu cổ 10 điệu, mới 7 điệu, tổng số làn điệu cộng bài bản: 33 điệu. Đây là con số khá chuẩn xác theo cách chia của các nhà nghiên cứu về làn điệu bài bản tuồng. Chỉ với 33 – 34 làn điệu, bài bản tuồng nhưng những bài sử dụng còn ít hơn, phổ biến trên sân khấu thường thấy: 4 loại nói lối, các điệu Nam, Khách, Tẩu mã, hoặc thêm một số điệu lý vào ca nhạc tuồng. Các nhà nghiên cứu chia nhiều loại làn điệu, bài bản hát tuồng, nhưng chỉ nên phân biệt có  hai  loại  đơn giản: làn điệu, bài bản. Làn điệu là những hình thức nói lối, bài bản là những bài hát, điệu hát. Nhạc tuồng có hai loại: nói – làn điệu – hát bài bản.

 

1.1.Khái niệm làn điệu, bài bản tuồng.

 

Khái niệm làn điệu, bài bản gọi chung bài bản hát, làn điệu nói, sân khấu dân tộc, tuồng, chèo, cải lương. Từ cổ xưa đặt tên những điệu nói: nói lối, nói dặm, nói thơ, là cách nói khác nhau trên sân khấu tuồng chèo cải lương. Hát bài bản các

………………………………………………………………………..

*Trích trang 156 cuốn Nghệ thuật sân khấu hát Bội – Lê văn Chiêm – NXB Trẻ - 2007

*Trích trang 97 Âm nhạc tuồng – Lê Yên – NXB Thế Giới 1994

 

loại bài bản, Nam, Khách, Lý, Hò, Xẩm. Các loại hát ghi thành bài bản do nhạc sĩ sáng tác trong tuồng chèo cải lương. Xưa nay, các nhà ghi âm xuất bản phổ biến những bản nhạc tuồng, chèo, cải lương chỉ ghi âm bài bản, phần làn điệu không phổ biến. Vì sao có hiện tượng bỏ quên những điệu hát nói quý hiếm về mọi sắc thái, giá trị tình cảm sân khấu, đây là thiếu xót của giới nhạc sĩ chưa làm được, hay vì coi thường loại âm nhạc hát nói?

 

Nhiều người nghiên cứu âm nhạc gặp khó khăn tư liệu khi nói về làn điệu không có bản phổ cụ thể để phân tích, xác định đặc tính của các làn điệu. Ngay thuật ngữ làn và điệu nếu hợp lại và tách ra đã khác nhau, chèo gọi là làn, cải lương gọi là làn điệu. Làn là những hình thức nói lối, còn điệu là những điệu lý vào cải lương, là sự phân biệt trong ca nhạc cải lương. Còn thói quen thường gặp gọi chung các điệu hát nói chèo tuồng cải lương là làn điệu, không tách biệt làn – điệu thêm khó hiểu. Sau khi thống kê lại tư liệu mới thấy ngoài những điệu chèo phổ biến đã xuất bản, nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh có công sưu tầm, ghi âm phổ biến tập ca nhạc chèo: “ 150 làn điệu chèo”. Nếu bắt bẻ tên sách chưa chuẩn bởi trong tập sách này có những điệu hát nói, những bài bản chèo, nhưng lạ thay trong chèo không ai gọi là bài bản chèo, chỉ có một cách gọi là làn điệu chèo. So với cách gọi cải lương đã xuất hiện những thuật ngữ, khái niệm cách hiểu khác nhau. Cải lương gọi làn điệu, bài bản để phân biệt những điệu nói lối, những điệu lý thành một nhóm không có tác giả, còn bài bản là những bản nhạc do tác giả sáng tác có nhịp điệu phong cách riêng. Chèo gọi chung là làn điệu chèo thì cụm từ ghép làn và điệu đã phân biệt làn là những bản nhạc nói lối, điệu là những điệu hát có nhịp điệu riêng. Cuốn sách chỉ sai ở chỗ 150 làn điệu chèo khi thống kê toàn bộ tên bài hát là: 169 bài, đó là sự khác nhau giữa ruột và vỏ, nhưng điều quý giá tác giả đã ghi những điệu hát nói gọi là làn thì trong tuồng, cải lương ít người ghi. Các làn những hình thức nói của chèo có 27 loại theo ghi chép của Bùi Đức Hạnh hết sức phong phú: Vỉa Huế, Ngâm Sổng, Ngâm bốn mùa, Vỉa vỡ nước… là những sắc thái tình cảm, những cách nói. Muốn xác định làn điệu và bài bản, phải tìm hiểu cấu trúc âm nhạc để phân biệt hai thuật ngữ âm nhạc trong ca hát sân khấu tuồng, chèo, cải lương.

 

a.Làn điệu.

 

Làn điệu là những hình thức nói lối tuồng chèo cải lương, các nhà nghiên cứu xếp vào lại âm nhạc tự do. Âm nhạc tự do là loại có giai điệu nhưng không rõ nhịp, một hình thức nói trên giai điệu âm nhạc biểu hiện sắc thái tình cảm. Quan niệm: làn, điệu, bài bản, hơi là những thuật ngữ thường thấy nghệ nhân sử dụng, mỗi thuật ngữ có ý nghĩa khác nhau. Qua những bản nhạc ghi âm về 27 làn chèo của Bùi Đức Hạnh là những hình thức nói lối, hát nói không rõ nhịp điệu. Ví dụ đoạn nói Giáo đầu chèo:

 

Nam mô phật tử đường siêu khổ ải i   i   i   i

Một câu hát nói không có nhịp chỉ có cao độ tiết tấu nhạc, để diễn viên nói diễn tả tình cảm theo lời ca, những loại bài ấy gọi là làn. Một điệu Bạch trong tuồng:

 

Nguyệt thu hường lý nhớ tình xa.           

Ôi người về nơi đâu

Qua hai ví dụ hình thức hát nói chèo tuồng, là những bản nhạc có giai điệu, nhưng không định hình về nhịp phách. Mỗi bản nhạc ấy, mỗi diễn viên có cách diễn tả khác nhau, nói nhanh, nói chậm, buồn vui… Những hình thức âm nhạc cấu trúc mở gọi là làn. Làn là những bản nhạc có giai điệu, nhưng không xác định nhịp phách trong những hình thức hát nói của tuồng chèo cải lương.

 

b.Bài bản.

 

Bài bản là những bản nhạc trong hệ thống các bài hát, điệu hát tuồng chèo cải lương. Bài hát và điệu hát là sự khác biệt về cách gọi trong chèo còn cải lương gọi là bài bản do nhạc sĩ sáng tác như Văn Thiên Tường, Phú lục, Vọng cổ, còn điệu là những điệu lý từ dân ca vào cải lương: Lý lu là, Lý ngựa ô… Tuồng gọi chung có hai hình thức: làn điệu là những hình thức hát nói Thán, Hường, Xướng, Bạch, ngâm thơ, nói lối, nói Xuân, nói Ai, nói Dặm… bài bản tuồng là những điệu hát Nam, Khách, Tẩu mã…

 

Theo cách phân chia đơn giản, sân khấu tuồng chèo cải lương có hai hình thức âm nhạc: một hát nói – hai hát bài bản có nhịp phách. Phần này không cần ví dụ bản nhạc bởi số lượng hát nói trong tuồng có bốn loại, chèo 27 làn, Cải lương 5 loại, làn điệu, bài bản, tổng có 43 bản, nhưng báo cáo là gần 200 làn điệu(*), bài bản.. Chèo theo báo cáo của Vụ âm nhạc, Ban nghiên cứu Chèo là 200 làn điệu, thực chất thống kê không bỏ xót bài nào, nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh ghi được 169 làn điệu chèo, so với con số 200 làn điệu không thể tìm kiếm được. Còn Ban Nghiên cứu Tuồng báo cáo hơn 200 làn điệu… Những con số ấy quá cao so với thực tiễn, bởi thời bao cấp người ta thường báo cáo lấy thành tích theo quan niệm: Tuồng ra đời trước nhiều bài bản nhất, chèo thứ hai, cải lương sinh sau nên xếp thứ ba. Là cách nghĩ của lớp người thời bưng bít thông tin.Qua những bài bản hát chèo như các điệu sắp: Mưa ngâu, Qua cầu, Đan lồng, các bài bản cải lương: Văn Thiên Tường,  Duyên kỳ ngộ, Chiêu Quân… là bài bản. Tuồng: Hát Nam, Nam ………………………………………………………………………..

* Con số do Ban nghiên cứu Vụ Nghệ thuật công bố năm 1958

 

xuân, Nam ai, Nam Dựng, Nam chạy, Nam xuân ai, Nam lý, Nam Thiền (đi tu), Nam biệt, 8 điệu Nam. Khách: Khách thi, Khách phú, Khách tử, Khách tẩu, Khách Nam, Khách Bắc, 6 điệu khách. Là những bài bản trong hát tuồng. Những bản nhạc ấy cấu trúc giai điệu âm nhạc, chủ đề, phát triển chủ đề trên những giọng điệu âm chủ, chủ âm như đô trưởng, son trưởng… Cấu trúc âm nhạc chặt chẽ, có nhịp phách rõ ràng, dù người hát có thể co dãn nhanh chậm, nhưng không thể sai nhịp, bản hát ấy gọi là bài bản. Bài bản trong tuồng chèo cải lương, là những bản nhạc cấu trúc câu đoạn, nhịp phách diễn tả tình cảm tâm trạng con người. Những bản hát tuồng là bản nhạc cấu trúc giai điệu, nhịp phách khép kín, khác với làn điệu cấu trúc mở. Cấu trúc mở của làn điệu, người hát diễn đạt tự do theo sát lời thơ, cấu trúc khép kín của bài bản, diễn viên hát theo quy định nhịp phách, nếu hát tự do sẽ sai nhịp phách, là sự diễn tả khác biệt giữa làn điệu và bài bản.

 

Bài bản là những bản nhạc quy phạm nhịp phách, diễn tả tình cảm, không thời gian sân khấu tuồng.

 

1.2.Sự hình thành làn điệu, bài bản.

 

Ca nhạc tuồng như những hình thức âm nhạc chèo cải lương hình thành hai hình thức âm nhạc sân khấu: hát nói, hát bài bản. Hai hình thức âm nhạc trên diễn tả phong phú sắc thái tình cảm con người (nhân vật), tình huống sân khấu, là nguyên tắc cấu trúc âm nhạc sân khấu dân tộc. Mỗi hình thức âm nhạc có đặc tính, đặc điểm phong cách cấu trúc âm nhạc diễn tả hai đặc tính sân khấu: sắc thái tính cách nhân vật và tình huống tính kịch. Dù là hai hình thức âm nhạc cấu trúc khác biệt nhau về giai điệu, hình thức tác phẩm nhưng có chung những nguyên tắc, diễn tả tình cảm, sắc thái sân khấu: vui buồn, hờn dỗi, lo lắng, băn khoăn, giận dữ, uất hận… Những bài bản hát theo nhịp phách gò bó trong nhịp điệu, tiết tấu, thời gian nhanh chậm… nhưng mỗi loại bài bản phản ánh chung tâm trạng con người và tình huống kịch lại cấu trúc khác nhau, trong sân khấu tuồng chèo cải lương. Mỗi hình thức kịch hát ra đời cần có hai thể loại, hoặc hai hình thức âm nhạc: hát nói, hát bài bản, không có hai hình thức cấu trúc âm nhạc này không thể ra đời một hình thức sân khấu kịch hát.

 

Những làn điệu loại âm nhạc hát nói, (resitatip) khác với hát, khác lời nói thường ngày trong sinh hoạt. Nếu nói thường ngày đưa lên sân khấu tự nhiên những cuộc trao đổi đối thoại là kịch nói, hoặc một buổi tường thuật sinh hoạt của quần chúng không phải hát nói và hát bài bản. Hát nói ra đời từ cuộc sống sinh hoạt thường ngày của nhân dân, phản ánh tình cảm con người… nhưng không thể bê nguyên xi tiếng nói ấy lên sân khấu. Đây là nguyên nhân ra đời những hình thức làn điệu hát nói tuồng chèo cải lương. Do đặc tính phong cách bản địa, đặc điểm mỗi loại sân khấu có những hình thức hát nói khác nhau.

 

Hát nói chèo nhẹ nhàng gần với tiếng nói sinh hoạt đời thường, chỉ khác ở chỗ những tiếng nói ấy liên kết trong một cấu trúc âm thanh giai điệu, là sự khác biệt ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ tiếng nói. Chèo là sân khấu sinh hoạt thôn dã của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ, nơi ấy có lũy tre làng, cánh đồng thẳng cánh cò bay, bốn mùa thơm hương lúa mới, làng quê ngan ngát hương bưởi, hoa chanh… Cảnh tình ấy phả vào chèo những điệu hát uyển chuyển, những lời nói nhẹ nhàng mộc mạc chân quê. Những làn nói lối chèo gần với lời nói ngày thường, phóng lên ngữ điệu trong câu nói ngân nga ví dụ câu nói lối: Sử rầu *

 

Thương ơi   i    í  bằng    làm

 

Câu Sử rầu, nói như tiếng khóc, từ lời nói thường: thương ơi bấy lâu sắt cầm tịnh hảo. Hoặc câu Giáo đầu giống hệt lời nói thường hai từ Nam mô đầu câu, sau đó nâng lên thành nói lối chèo. Những điệu hát nói mang tinh thần cuộc sống đưa lên ngôn ngữ âm nhạc bắt nguồn từ tiếng nói con người. Chữ Nam mô là thổ âm đồng bằng, lối phát âm tròn vành rõ chữ cùng trên cao độ: rê rê = nam mô. Là dấu tích tiếng nói thường, từ đó cấu thành làn điệu, nói trên giai điệu âm nhạc là cách điệu ngôn ngữ nghệ thuật. Nói lối cải lương, phát triển từ cải cách hát ca – hát bội nói những điệu Nam, khách sang commedie, không hát mà nói có giai điệu. Vì nói có giai điệu, từ điệu Nam Khách, chuyển qua nói lối cải lương theo các loại hơi: Nam – Bắc, Oán, Dựng. Nói lối nói mềm không dấu của con người Nam Bộ giống như chất legato trong hát. Nói lối cải lương một hình thức nhạy cảm, bắc cầu, gắn kết chặt chẽ là mạch hàn bóng mượt với mọi lối ca hát nói. Nói lối, Nói thơ, Nói dặm… cải lương liên kết với các loại âm nhạc: dân ca, bài bản cổ, ca khúc mới… qua câu nói lối bắt vào các loại nhạc mượt như nhung. Đây là thế mạnh của nói lối gối bài ca trong làn điệu cải lương. Nói lối cải lương bắt nguồn từ ngôn ngữ cư dân Nam Bộ, nhiều câu nói lối đời thường, nâng lên thành ngôn ngữ âm nhạc. Câu nói lối cải lương:

 

Mưa thu buồn rơi rơi

Ôi nói không nên lời

Cùng ai trao gửi

Theo cánh chim tung trời ( vào vọng cổ)

Ai nhớ thương ai qua tiếng kèn lau nức nở

Giữa đồi xa vang vọng lại gió mưa rừng…

(trích tập Ca cổ - Viễn Châu)

…………………………………………………………………….

*Trích nói Sử rầu trang 39 – 150 Làn điệu chèo – Bùi Đức Hạnh – NXB: Văn hóa Dân tộc năm 2006

 

Những câu thơ trên nói theo giai điệu âm nhạc gần ngôn ngữ nói thường, sau đó có nhịp điệu mau bắt vào câu Vọng cổ xuống hò. Những điệu hát nói cải lương như hát nói chèo, bắt nguồn theo giai điệu mang tính thổ âm thành các điệu hát nói sân khấu. Những điệu hát nói chèo cải lương, là dấu tích ngôn ngữ tiếng nói sinh hoạt thể hiện mọi tình cảm và tính chất sân khấu. Đó là quá trình ra đời hát nói, một hình thức âm nhạc không có nhịp phách, góp phần quan trọng quyết định sự tồn tại các hình thức sân khấu. Mỗi loại sân khấu kịch hát

phải có một hình thức hát nói, chỉ có bài bản sẽ là ca cảnh.

 

Hát nói tuồng.

Nhiều nhà nghiên cứu chia: bốn, hoặc năm loại hát nói, nhưng bốn loại là đủ: đối thoại (tranh luận), nói lối tâm trạng (vui buồn), nói lối bình thường (nói dặm), nói lối lúc tức giận, căm hời uất hận (nói lối xẵng)

 

Bốn loại nói lối tuồng đủ sức diễn tả tâm trạng, tính cách con người trong cuộc sống, trên sân khấu thể hiện tâm lý muôn vẻ trước mọi diễn biến tự nhiên.

 

Nói lối tuồng một bộ phận quyết định tồn tại nghệ thuật tuồng, những điệu nói lối bắt nguồn từ tâm lý con người mang bốn đặc tính: nói chuyện tâm sự, cãi nhau, tranh luận (đối thoại), buồn vui tự bạch nói một mình, than khóc, bày tỏ với mọi người ( nói lối tâm trạng) nói xẵng lúc tức giận… Nói lối tuồng khác nói lối chèo và cải lương. Nói tuồng là nói lối ngữ điệu, ngữ khí.

 

Nguyên nhân nói lối tuồng mang ngữ điệu, ngữ khí có vẻ xa rời cuộc sống đời thường, có thể là sự cách điệu vì nghệ thuật mà cắt đứt khỏi cuộc sống. Cách giải thích này chưa thỏa đáng, phải tìm ngữ điệu, ngữ khí bắt nguồn từ đâu, nếu không từ cuộc sống?

 

Ngữ điệu của tuồng dễ hiểu hơn, là cách nói ngôn ngữ có cách điệu theo nhịp điệu, nói có điệu bộ, là ngữ điệu. Ngữ điệu còn đồng nghĩa với nói theo những điệu hát nói khác nhau của tuồng, nói phải theo điệu không nói tự do đời thường, đây là quy phạm cách nói của tuồng.

 

Ngữ khí, là tiếng nói mang theo âm điệu thần khí, một quy phạm khác biệt với chèo cải lương. Ngữ khí là ngôn ngữ phát ra khác với nói thường, nói vận khí tạo âm vang là sự độc đáo khi thoại lời tuồng. Ngữ khí tuồng nói giọng thật, không nói giọng giả. Bộ phận phát âm: lưỡi khớp hàm, răng, vòm miệng, môi giống như một nhạc cụ kết hợp các bộ phận phát âm. Phát âm lời là tiếng nói bình thường, muốn có khí phải vận khí vào bộ phận phát âm mới có ngữ khí. Ngữ khí gồm: nguyên khí, tạp khí. Nguyên khí là nội lực khí khi thở tạo thành cột hơi để phát ra ngữ khí giọng thật. Còn một loại tạp khí phát ra giọng giả, thanh đới giả, là hơi tạo ra ngoài thanh quản, cột khí trong thanh quản giọng thật, ngoài thanh quản giọng giả. Ngữ khí phát âm từ trong thanh quản giọng thật âm vang nguyên khí, vận hơi đan điền là ngữ khí nói, hát tuồng. Ngày nay xuất hiện ca sĩ hát: Blue – pop – rock, không phải hát mà gào (belting) nhưng những lối hát âm thanh từ âm ngực tạo cột hơi mạnh, giọng giả. Dù họ gào, giọng thật tạo hơi ngực không phải hơi đan điền có chiều sâu nên chỉ là gào ngoài vòm miệng.

 

Ngữ điệu, ngữ khí tuồng là lối hát, nói mang đặc trưng kỹ thuật phát âm vận khí giọng thật tạo âm vang khác lạ biểu đạt tình cảm, thái độ con người trước những diễn biến xã hội. Những lối nói, hát ấy bắt nguồn từ cuộc sống, một số người cho là từ trận mạc, từ những chuyến đi biển “ăn sóng nói gió” phải nói to. Đó chỉ là những suy đoàn nhưng làm sao vận dụng vào nghệ thuật, tạo thành kỹ thuật hát tuồng là khoảng cách không thể có. Dù ngữ điệu, ngữ khí bắt đầu từ cuộc sống, do con người từng gặp ngữ khí xuất hiện khi nào, khi biểu đạt thái độ quát mắng, gọi nhau ở những khoảng không gian xa… ngoài ra ngữ khí đã xuất hiện ngay trong tiếng nói thường ngày. Người Bắc hà nói: Tôi đứng đây ghi thành nốt nhạc chỉ tiến hành quãng 2, người Miền Trung nói những từ trên phát âm thành quãng 4, cụ thể ngoài Bắc Son lá son miền trong son đố son… Cách nói cao giọng là ngữ khí khác lối nói thông thường. Qua những suy đoàn từ thực tiễn cuộc sống lao động, chiến đấu, thực tiễn ngôn ngữ cuộc sống, xuất hiện ngữ điệu ngữ khí. Ngữ điệu, ngữ khí ấy ứng dụng vào nói, hát tuồng không còn khoảng cách xa lạ mà từ thực tiễn cuộc sống. Hát tuồng là sự kết hợp ngữ điệu, ngữ khí cuộc sống tạo thành nghệ thuật kỹ năng hát tuồng.

 

Kỹ năng hát nói làn điệu, bài bản tuồng xuất hiện từ cuộc sống, mang tính thực tiễn ra đời những điệu hát tuồng.

 

1.3.Nội dung những làn điệu, bài bản tuồng.

 

Nội dung làn điệu bài bản tuồng, xét trên hai sự thể hiện âm nhạc và lời ca, nhưng xét giai điệu âm nhạc là phần quyết định tính chất nội dung, bởi lời ca luôn thay đổi. Lời ca thay đổi theo từng vở, từng bài do yêu cầu hoàn cảnh thay đổi nhưng giai điệu nhạc không thay đổi. Tính ổn định nội dung làn điệu, bải bản là sự ổn định lời ca, lời ca đặt sát theo giai điệu nhạc, dù có bao nhiêu lời mới nhưng nội dung dựa vào tính chất âm nhạc.

 

Âm nhạc làn điệu, bài bản phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, tình huống con người xã hội, đặc tính sân khấu. Vì tính bất biến ca nhạc sân khấu tuồng chèo cải lương có hai hình thức: làn điệu bài bản. Làn điệu những điệu hát - nói tự do, không nhịp phách theo quy định của câu nhạc, đoạn nhạc, nhịp điệu tiết tấu. Những hình thức hát tự do chỉ là sự co dãn tương đối, nếu quá đà hát sai bị người cầm chầu phạt theo quy phạm hát tuồng. Nội dung làn điệu bài bản bắt nguồn từ thực tiễn sinh hoạt đời sống con người, âm nhạc trong làn điệu, hay bài bản mang chất bi hùng. Bi và hùng là đặc tính sân khấu lời thán, nói hường đầy chất hùng, cái bi, sau này tuồng dân gian xâm nhập vào tuồng cung đình xuất hiện thêm chất trữ tình, cái hài. Sân khấu tuồng tô đậm một góc tối đời sống con người, những mất mát đau thương không gì tả nổi lại biến thành khúc tráng ca quy luật sinh thành. Những làn điệu tuồng còn thấy trong những đám tang người Việt xứ Bắc, mới đây nhiều nghi lễ Cầu hồn phục hồi ở các vùng Đông Anh, Phú Thọ, Thái Nguyên… hình thức nghi lễ còn nhiều dấu tích tuồng – nghĩa là tuồng phát triển từ những trò diễn xướng dân gian ấy. Nghi thức một buổi lễ Cầu hồn, khi quan tài người chết đang ở trong nhà, quay chân ra cửa, lúc đưa quan tài đi quay quan tài đầu ra trước theo ý thức khi sinh ra đầu đi trước, khi chết về với đất đầu phải ra trước. Đây là quan niệm chu kỳ vòng tròn khép kín một đời người sinh ra, lớn lên, ra đi về cõi vĩnh hằng. Lễ vật quả trứng, bát cơm, đôi đũa bông. Quả trứng thể hiện âm dương, mang mối liên hệ từ thủa Âu Cơ, bát cơm biểu tượng trái đất. Lễ thức có quan niệm tổ tiên, dòng giống, đôi đũa bông cắm vào bát cơm nối âm dương biểu trưng mây trời với đất, là sự biến hóa tái sinh con người. Còn nữa trên quan tài có vàng hương nến, bát nước biểu hiện âm dương, giữ lại bát nước là giữ lại sự sống…

 

Nghi lễ Chúc thực, nhắc con cháu nhớ công cha mẹ mà báo hiếu, nghi lễ này là hình thức diễn xướng, nơi làm trò đưa hồn đi, người đóng quỷ chặn đường, người đánh đuổi quỷ đưa hồn đi, ca nhạc ê chề tang thương, âm ỉ suốt đêm thêm những đoạn hò hét ấn tượng. Những người diễn trò hóa trang bôi phẩm, mặc áo mầu hồng tía… nhảy múa nói lên giọng ngữ điệu, ngữ khí giống y như tuồng.

 

Lễ đưa tang một số vùng phỏng theo tích bên Tầu, diễn tích Đường Tam Tạng thỉnh kinh, nhưng người Khme có tích Tôn ngộ không của họ không riêng Tầu mới có. Liên hệ đến sân khấu tuồng Trung Hoa có kinh kịch, Việt kịch, Triều Quảng, Nhật bản tuồng Nô, Ka bu ky, Khme – Rô băm, Indonesia có Wasang orang, Hàn Quốc: tuồng Pansori, Talmori… Cả khu vực Đông Nam Á có tuồng, là sự phản ứng dây truyền ra đời sân khấu tuồng cổ, mỗi nước có sân khấu riêng bắt nguồn từ trò diễn dân gian cổ, phần lớn từ phong tục nghi lễ. Trò diễn đưa tang có Đường Tăng, Tôn Ngộ Không… hộ tống hồn về cõi cực lạc, hình thức này nay không còn nữa. Những đám lễ đưa tang mới nhất ở các tỉnh xứ Bắc chỉ có người đóng quỷ, người đóng siêu nhiên có phép đánh đuổi quỷ đưa hồn đi an bình, mát mẻ về cõi âm. Những lời phán, những điệu hát còn đầy chất ngữ khí tuồng của các vai diễn trò Chúc thực, Đưa tang. Ngoài ra còn thấy nhiều trò diễn dân gian lễ hội khác, tục Lên đồng… mang dấu ấn tuồng. Những trò diễn dân gian, những điệu hát nói trong trò diễn xướng dân gian là nhân tố hình thành sân khấu tuồng.

 

Nội dung ca nhạc tuồng từ đó mang đậm chất bi thương, bi hùng, những làn điệu, bài bản đầy chất âm nhạc tráng ca.

 

2.Dàn nhạc tuồng.

 

Dàn nhạc tuồng thường sử dụng 7,8 hoặc 9 nhạc cụ, con số này tương đương với quan niệm con người có 7 và 9 số. Mỗi số một chức năng, mỗi nhạc cụ trong dàn nhạc thể hiện những đặc tính riêng. Tuy nhiên dàn nhạc tuồng tổ chức nhiều loại, những ban nhạc nhỏ chỉ cần 3 nhạc cụ, ban nhạc lớn 10 nhạc cụ, còn những năm 60 miền Bắc có dàn nhạc 15 – 20 - 30 nhạc cụ, định giao hưởng hóa các dàn nhạc dân tộc. Những hình thức dàn nhạc quá nhiều nhạc cụ, không còn là dàn nhạc tuồng.

 

Dàn nhạc tuồng có mấy hình thức biên chế:

 

1.Dàn nhạc 3 nhạc cụ thường có:

  • Trống chiến
  • Kèn bầu
  • Hồ

2.Dàn nhạc 8 nhạc cụ thường có:

  • Trống chiến
  • Chũm chọe
  • Kèn bầu
  • Nhị
  • Hồ
  • Sáo
  • Đàn bầu
  • Đàn nguyệt

 

Đây là dàn nhạc khá đầy đủ âm sắc, sự phong phú các nhạc cụ tạo không khí âm nhạc mạnh, hào hùng hỗ trợ diễn viên hát hào hứng.

 

3.Dàn nhạc 9 nhạc cụ, ngoài những nhạc cụ. kể trên bổ sung thêm trống, chiêng, tiêu, thập lục…

 

4.Dàn nhạc 10 nhạc cụ:

  • Trống chiến
  • Trống chầu
  • Trống cái
  • Trống cơm
  • Chũm chọe
  • Tiu cảnh
  • Kèn bầu
  • Nhị
  • Hồ

 

Dàn nhạc 15 nhạc cụ quá phong phú, bộ gõ kể trên thêm 10 nhạc cụ các loại: kèn bầu, thập lục, đàn bầu, đàn nguyệt, lứu.. Tùy theo người chỉ huy dàn nhạc, nhiều khi hay sử dụng cặp đôi nhạc cụ như tiêu – sáo, nhị - hồ, hoặc Hồ - nhị - lứu… Biên chế dàn nhạc tuồng hiện nay thường 7 – 8 nhạc cụ, phần lớn thuần chất nhạc cụ dân tộc, nhưng đôi khi có đàn organ, ghita điện… Dàn nhạc tuồng sau đổi mới, tuồng cách tân đã thay đổi âm thanh mầu sắc nhạc cụ.

 

2.1.một số niêm luật diễn tấu nhạc gõ tuồng.

 

Trống chiến nổi nhất, mang bản sắc diễn tả hào khí tuồng, đệm múa hát, diễn tả  trận đánh. Vị trí quan trọng trống chiến giữ nhịp giúp diễn viên nghe trống mà múa hát

 

Trống chầu, người cầm chầu có điểm gõ: mặt, tang và bên cạnh, các âm phát ra: rục, tang, cắc… Người cầm chầu đánh ngợi khen, hoặc phê phán diễn viên hát hay, hoặc mắc lỗi, khi nghe cắc, người diễn viên hát chưa đúng quy cách. Nghe tiếng rục, đánh trên mặt trống nhưng bịt lại, người diễn viên biết mình bị chê… Trống chầu có vị trí giữ nhịp đêm diễn, người cầm chầu nắm âm luật tuồng giữ luật lệ người cầm chầu để diễn viên diễn hào hứng qua tiếng trống chầu.

 

Trống cơm nguồn gốc từ vùng quan họ Bắc Ninh vào dàn nhạc tuồng xưa, nay thì có hoặc không. Trống cơm chỉ là nhạc cụ mầu sắc, thường đệm cho các điệu hát Nam, thêm chất giọng âm thanh ấm áp, êm dịu khá nổi khi đệm.

 

Trống cái, đánh một tiếng to đầu nhịp tạo không khí bất thường trước ba nhịp hòa tấu dàn nhạc, nhắc diễn viên bắt vào câu nói lối. Tiếng trống cái giống như người  nhạc trưởng giơ tay vẫy diễn viên chuẩn bị bắt vào câu ca.

 

Ngoài các loại trống trên, có ban hát xưa còn trống lệnh, ngày nay một số nhà hát sử dụng trống lệnh. Trống lệnh đánh những tình huống đột biến sân khấu, vua ra, hoặc mở màn đêm diễn.

 

Nhiều ban tuồng xưa sử dụng bộ gõ tuồng theo quy cách đánh trống gọi khán giả, kết hợp trống chầu, trống chiến, thanh la, chũm chọe hòa tấu, đông khán giả đánh trống lệnh mở màn. Bộ gõ tuồng hết sức phong phú nhiều loại nhạc cụ, hòa tấu quy định chức năng từng loại điều phối dàn nhạc, diễn tả không khí trận mạc, đệm cho ca diễn hiệu quả.

 

2.2.Chức năng các nhạc cụ.

 

Ngoài bộ gõ, nhạc tuồng nổi lên bộ hơi, trong đó kèn bầu thể hiện đặc tính ca nhạc sân khấu tuồng. Bộ hơi dàn nhạc tuồng có nhiều loại: kèn bầu, khèn Quảng Đông, tiêu, sáo. Loại kèn Quảng chỉ có ở một số ban hát tuồng Sài Gòn ra đời năm 1765, đến năm 1900 phát triển các ban: Bầu bòn, Dầu Tiếng, Lương Khắc Ninh (chủ báo Nông cổ Min đàm)…

 

Kèn bầu xuất xứ từ dàn nhạc bát âm, dàn nhạc tang ma người Việt cổ xưa đến hiện nay ngày càng thịnh hành. Hiện nay hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ có những phường Bát âm hoạt động như chuyên nghiệp, chuyên đi đánh thuê các đám tang, ngồi đồng. Đặc biệt các đám tang họ khấn bài bản, tổ chức đúng luật tục tang ma cổ. Các gia chủ thuê phường bát âm, họ tổ chức bài bản vào ra phúng lễ, các nghi thức: lễ Phục hồn, lễ Chúc thực, lễ Đưa tang, diễn trò đưa linh, đọc văn tế, khóc thuê. Khoán gọn cho họ hết sức chu đáo, bài bản khoa học, nghi thức không thiếu xót điểm nào. Ông trùm có những bài khấn xúc động, làm đám tang bi ai, mỗi lần thuê từ 1 đến 5 triệu đồng. Tùy theo mức độ hành lễ và thời gian định giá. Vì sao nhiều loại nhạc hơi hay, nhưng kèn Sona của phường bát âm lại chọn vào tuồng, thêm một dấu tích nhạc tuồng bắt nguồn từ đời sống, ở đây là đời sống tâm linh người Việt. Kèn bầu, một loại kèn thổi bằng răm, âm thanh mờ đục hòa quện vào tiếng khóc âm u mịt mờ sương khói, tạo cảm giác u mê hư ảo, nét đặc sắc của kèn đám ma. Vào tuồng hòa cùng trống phách tạo không khí bi ai, bi hùng. Kèn bầu diễn tả những tình huống bi ai, sầu thảm đau thương kèn đưa hơi nâng giọng diễn viên khiến người nghe rơi lệ. Bên cạnh những thành công của trống kèn bi ai, kèn di cùng bộ gõ lại tạo niềm vui hoan lạc, diễn tả những đặc điểm nổi bật ca nhạc tuồng. Sân khấu tuồng một phát hiện độc đáo miêu tả chiến trận, mất mát đau thương của con người như những đám tang ma. Nghệ thuật tuồng một góc khuất biến thành chất tráng ca, bi hùng trong đời sống tinh thần dân tộc, hướng tới sự hồi sinh trong mất mát đau thương.

 

Sáo đưa hơi hòa cùng giọng nữ cao làm phong phú chất thi ca trong sáng trữ tình, gợi nhớ đồng quê thôn dã.

 

Tiêu trầm ấm, gợi cảm những cảnh đêm trăng vọng nguyệt, ngâm thơ, hát đối. Tiêu gợi cảm mùi mẫn sâu thẳm cõi tâm linh hoài niệm hồn quê bóng nước, gương trời. Điệu ngâm thơ, hát Nam ai sầu thảm bâng khuâng, đẫm lệ.

 

Ngoài những nhạc hơi độc đáo, đắt giá trong dàn nhạc tuồng, đàn thập lục, chạy ngón rải gam, nhấn vuốt tạo sắc mầu lung linh khuấy động cả khung trời. Đàn bầu nỉ non, rên rỉ, ru ngủ vọng hồn gợi cảm quê hương nước mắt, đắng cay, ngọt mùi… mỗi nhạc khí thêm mầu sắc tạo những âm sắc riêng, gợi tả xúc động theo vốn sống mỗi người mà tưởng tượng ra những khoái cảm riêng tư.

 

Dàn nhạc tuồng, quy phạm nghiêm luật, mỗi nhạc cụ thể hiện khả năng biểu cảm, hòa đồng cả dàn nhạc mang lại mỹ cảm âm nhạc. Dàn nhạc tuồng hòa cùng sân khấu tuồng mang lại hiệu quả xúc cảm thẩm mỹ, dàn nhạc tuồng đương đại nhiều mầu sắc mới.

 

2.3.Nội dung biểu cảm của dàn nhạc tuồng.

 

Dàn nhạc tuồng cấu trúc nhiều nhạc cụ là những ban hát lớn, riêng bộ gõ nhiều loại trống to nhỏ, trống đại… tiu cảnh, chũm chọe, thanh la, mã lệnh, chiêng, cồng nhưng chỉ một người đánh. Các nhạc cụ đôi khi chỉ một người đánh hai, ba cái như hồ, nhị, líu, hoặc hồ trung, nhị, đàn bầu… Nhiều nhạc cụ trong dàn nhạc diễn tả phong phú chất khí nhạc, tạo mầu sắc âm thanh, càng nhiều nhạc cụ sức biểu cảm lớn.

 

Nội dung diễn tả âm nhạc xưa chưa có người sáng tác khí nhạc, các nhạc công sử dụng những bài hát làm nhạc mở màn thường hòa tấu bài Ru xuân, sau đánh các bài Nam, Khách, Tẩu mã tạo không khí sân khấu gọi khách rộn ràng đêm diễn. Nhạc chào khán giả, hạ màn, kết thúc… chỉ là những bài hát tuồng chuyển qua dàn nhạc với âm thanh cộng hưởng các nhạc khí kèn, trống tạo không khí tuồng hùng tráng. Từ nội dung bi – hùng. Bi – hùng hai đặc điểm nổi bật các nhạc cụ diễn tả, những cái bi tâm trạng tình cảm một khúc đàn bầu gợi tả. Cái bi hùng tình cảm đất nước, quân vương, người anh hùng tráng sĩ chết vì quê hương… hòa tấu cả dàn nhạc, kèn trống hòa những điệu buồn Nam ai tạo không khí bi hùng hiệu quả. Tuồng xưa không sáng tác khí nhạc chỉ sử dụng làn điệu hòa tấu rất hiệu quả, cảnh chạy giặc giã, đánh đuổi giặc, giặc chạy… vẫn bài Tẩu mã những cách diễn tả nhanh chậm, cường độ gợi tả tâm trạng, tình huống sân khấu đầy ấn tượng. Nhạc tuồng trải nhiều thế kỷ, các nghệ nhân sử dụng hòa tấu bài bản diễn tả không gian sân khấu gợi tả thành công. Khoảng từ năm 1827, khi tuồng phát triển gần khắp các tỉnh Bắc – Trung – Nam. Nhiều ban hát diễn các loại: tuồng cung đình, tuồng dân gian (tuồng hài, trữ tình tuồng văn) nội dung âm nhạc gợi cảm nhiều đặc tính mới, chất vui mừng, chất trữ tình, chất hài… chỉ trên bằng ấy làn điệu bài bản đạt hiệu quả cao. Chất nhạc trữ tình bản Ru xuân phóng khoáng, trang nhã, tạo âm thanh khoan thai tươi sáng, nhiều bản khác Nam xuân, Nam dựng thể hiện khí phách mạnh mẽ, Nam pha xuân, ai nửa vui, nửa buồn man mác… Nhạc hài diễn tả khó nhất, xưa không có nhạc hài, nhạc công, phóng đại nhại lại từng nốt nhấn to khập khiễng tạo sự hài hước… Mỗi nhạc công sử dụng làn điệu bài bản chuyển qua hòa tấu dàn nhạc, bằng nốt nhạc gợi tả không gian sân khấu, đáp ứng tình cảm nhân vật. Dàn nhạc diễn tả nội dung tuồng. Bộ gõ hòa tấu mang lại hiệu quả theo quy phạm tuồng cổ. Ngày xưa chưa có sáng tác nhạc, các nhạc công sử dụng làn điệu, bài bản tuồng theo nội dung biểu cảm sân khấu.

 

Dàn nhạc cổ xưa sử dụng làn điệu, bài bản tuồng diễn tả nội dung bi hùng sân khấu tuồng, gợi tả hiệu quả. Ngày nay, sáng tác nhạc khí, ca khúc mới vào tuồng khá nhiều nhưng chưa chắc đem lại hiệu quả như tuồng truyền thống. Nguyên nhân, người sáng tác tư duy giai điệu khí nhạc, phần nhiều các nhạc sĩ sáng tác nhạc tuồng là nhạc sĩ quen tư duy giai điệu ca khúc nên hiệu quả khí nhạc không cao. Những nhạc sĩ tư duy khí nhạc, nhạc giao hưởng mang sức biểu cảm mạnh mẽ, sâu sắc lại bị bật ra khỏi cái nền chung ca – nhạc tuồng. Đây là những hạn chế chỉ có ngành tuồng mới biết, chỉ những nhạc sĩ viết nhạc tuồng cần khắc phục hai giới hạn cần thiết:

  • Tư duy giai điệu khí nhạc mang âm điệu tuồng.
  • Loại bỏ tư duy khí nhạc xa lạ với âm hưởng làn điệu bài bản tuồng.

 

Tuồng mới, dàn nhạc, âm nhạc tuồng phát huy tính thống nhất sáng tác khí nhạc vào tuồng hòa nhập cùng bài bản đồng diễn tả ca nhạc tuồng. Sự thống nhất làn điệu, bài bản tuồng với những sáng tác mới là giữ hồn tuồng, gợi tả, biểu cảm, diễn tả những giá trị nội dung mới trên cơ sở ca nhạc tuồng cổ. Dàn nhạc tuồng đang thay đổi, đang đánh mất truyền thống vì diễn tả cái mới. Dàn nhạc tuồng có giá trị mỹ học sân khấu tuồng cần bảo lưu dàn nhạc cổ.

 

3.Nguồn gốc ca – nhạc tuồng.

 

Khảo sát ban đầu sự hình thành ca nhạc tuồng, những nhạc cụ, làn điệu, bài bản nhiều mối liên hệ trực tiếp từ đời sống văn hóa xã hội con người đất Việt. Những hình thức nghệ thuật, dân ca, nhạc cụ… các hoạt động nghệ thuật dân gian gắn với sinh hoạt cộng đồng dân tộc, từ văn hóa nguyên hợp ra đời các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, nhảy múa, ca hát. Riêng sân khấu sinh sau hình thành từ trò diễn xướng dần tách lên sân khấu. Tuồng đến nay còn đoán định từ trò diễn dân gian Cầu hồn, Cầu ngư… phát triển thành tuồng vào thế kỷ bao nhiêu chưa xác định rõ.

Những nhà nghiên cứu nhắc lại lịch sử tuồng ra đời năm 1285, do Lý Nguyên Cát truyền dạy ta, nói thế chưa chắc chắn tuồng của Trung Quốc truyền vào ta. Nhiều nhà nghiên cứu khác lại nói: Lý Nguyên Cát chỉ dạy về hình thức, còn nội dung người mình có từ trước, như vậy tuồng có trước khi Lý Nguyên Cát lập ban hát tuồng cung đình. Tuồng trước Lý Nguyên Cát là gì? Đang là câu hỏi chưa giải đáp sáng tỏ lịch sử tuồng. Qua những khảo sát ban đầu về âm nhạc phát hiện mối liên hệ nguồn gốc tuồng từ dân gian phát triển lên.. Nhiều dấu tích hoạt động đời sống dân dã thời xa xưa, từ nhạc khí, làn điệu đến một số hình thức nghi lễ mang bóng dáng tuồng. Mối liên hệ ấy ngày nay còn gắn với tuồng, người dân miền duyên hải tục lễ Cầu ngư, đi biển đánh cá, tế lễ, diễn trò thả cá cầu may, lễ Cầu hồn đồng bằng Bắc Bộ, có trò diễn đưa linh, đánh đuổi quỷ, đưa hồn về cõi Tây Thiên… Những luật tục ấy hiện nay đang gắn với tuồng, khi khảo sát các đoàn tuồng Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh, tuồng gắn với các hoạt động lễ hội tâm linh, chùa miếu, đình làng. Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Huế, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa, Nhà hát tuồng Đào Tấn… hiện còn khán giả truyền thống, dù không cao, không hoàn toàn tự nguyện, nhưng nhờ vào các hoạt động lễ hội tâm linh, nhiều đoàn tuồng chuyên nghiệp, nghiệp dư có đất diễn, doanh thu tồn tại. Riêng Bình Định 14 đoàn tuồng không chuyên hoạt động như chuyên nghiệp, đi biểu diễn doanh thu qua lễ hội tâm linh. Tuồng có mối liên hệ tâm linh từ xưa đến nay. Tuồng xuất thân từ nghệ thuật tâm linh, từ trò diễn Cầu hồn, Cầu ngư, Lên đồng… phát triển lên trò diễn sân khấu tuồng. Đây là nhận định còn mang tính võ đoán, nhưng đã có bằng chứng, giả thiết này có nhiều tính hiện thực bởi nhạc của tuồng có kèn đám ma, nội dung tuồng mang tính bi thương, bi hùng, hoạt động sân khấu tuồng hiện nay gắn với lễ hội tâm linh. Nếu không có mối liên hệ đời sống xã hội từ xa xưa, tuồng không thể gắn với công chúng lễ hội chùa miếu thời hiện đại.

 

Ngoài mối liên hệ đời sống tâm linh còn những điệu nói lối tuồng mang ngữ khí, ngữ điệu tương ứng với những hình thức nói lối của trò diễn Cầu hồn, Lên đồng xứ Bắc, Cầu ngư miền biển suốt dải đất Việt Nam. Tuồng còn có mối liên hệ ngôn ngữ tiếng nói vùng miền mang ngữ điệu, ngữ khí, nói thường, khi vào nghệ thuật cách điệu thành nói lối tuồng.

 

Nguồn gốc tuồng mới nghiên cứu qua một số nhận định, tác giả nghiêng về giả thuyết: tuồng do Lý Nguyên Cát truyền vào nước ta, dạy dân ta diễn tuồng. Sau khi nghiên cứu quá khứ, tìm hiểu thực tại tác giả nhận định: tuồng từ những hình thức diễn xướng tâm linh là trò diễn xướng dân gian như lễ Cầu hồn, Lên đồng, Cầu ngư, tùy theo mỗi địa phương tiến lên thành sân khấu tuồng. Tuồng xuất hiện đầu tiên từ lễ Cầu hồn, sau đó Lý Nguyên Cát đưa tuồng vào cung đình thành hình thức sân khấu có quy phạm nghệ thuật. Tuồng phát triển suốt khu vực Đông Nam Á, những nước có tuồng là tuồng của người bản xứ, nhưng phản ứng dây truyền lên cả khu vực theo luật – nền văn hóa lớn, tác động ảnh hưởng những nước nhỏ.

 

Tuồng Việt là từ người dân Việt mà có như tuồng Rô băm của người Khme, nhưng ảnh hưởng kinh kịch, Việt kịch Trung Hoa là sự giao thoa nghệ thuật từ ngoài vào. Mới xét trên mối quan hệ thực tiễn, liên quan giữa các giả thiết đời sống văn hóa xã hội, hoạt động con người từ lao động sản xuất đến tinh thần người xưa thấy những dấu tích tuồng Việt, nhưng còn những điểm lịch sử chưa thể làm sáng tỏ. Sau đây dẫn giải thêm thực tiễn nguồn gốc ca nhạc tuồng, những làn điệu, bài bản, mối quan hệ với âm nhạc người Việt.

 

3.1.Nguồn gốc làn điệu, bài bản.

 

Làn điệu bài bản là đặc điểm ca nhạc tuồng có hai hình thức âm nhạc diễn tả sân khấu, nội dung bi hùng của ca nhạc tuồng. Làn điệu là mối quan hệ chung sân khấu kịch hát Việt: chèo, cải lương, tuồng, mỗi hình thức sân khấu có loại hát nói riêng, nhưng đặc điểm chung giống nhau bài bản hát theo khuôn nhịp. Mỗi bài bản diễn tả đặc tính tâm trạng, tình cảm con người nhân vật sân khấu.

 

Sân khấu kịch hát có nguồn gốc cấu trúc ca nhạc giống nhau là: làn điệu, bài bản. Sự giống nhau về hình thức cấu trúc âm nhạc, hình thức diễn kể là hát nói. Hát nói một nguồn gốc chung âm nhạc sân khấu Việt, nhìn sang Kinh kịch, Việt kịch Triều Quảng Trung Hoa, hình thức hát nói không thành làn điệu. Hát nói kịch hát Trung Hoa chỉ là những câu nói Dặm xen các điệu hát, kịch hát của họ đối thoại nhiều từ nói dặm qua hát bài bản. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa những điệu nhạc Việt, nói lối với nói Dặm kịch nước ngoài. Nói Dặm là những lời nói nhân vật tuồng thể hiện tình cảm, tâm lý bình thường giống như ngoài đời nói chuyện với nhau. Tuồng không có nói thường, nói phải ngữ khí, ngữ điệu, nói Dặm là hình thức nói thường, có ngữ điệu lên cao xuống thấp, tiết tấu nhấn vào trọng âm. Nói lối thường trong tuồng gọi là nói Dặm. Nói lối chèo mang âm hưởng hát ví dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Nói Dặm cải lương mang âm hưởng dân ca đồng bằng Nam Bộ. Nói Dặm tuồng mang âm hưởng bài bản nhạc tuồng điệu Ai, điệu Khách, nếu chứng minh những bài bản nhạc tuồng sẽ làm sáng tỏ một phần lịch sử tuồng Việt. Riêng nói lối chèo phong phú: Nói Sử rầu, Sử vui, ngâm Sổng, nói Lửng, nói Lệnh, nói Rỉ vong, các loại vỉa: vỉa Huế, vỉa Thảm, vỉa Lão say… Hình thức nói lối chèo kết tinh của dân ca đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện những hình thức sinh hoạt người nông dân nông nghiệp. Nói lối cải lương tuồng quy tụ ở bốn hình thức: Xuân – Ai – Dặm – Ngâm. Đây là sự khác biệt chèo với tuồng, sự giống nhau giữa tuồng và cải lương. Sự giống nhau qua lề lối làn điệu hát nói tuồng và cải lương là bằng chứng lịch sử biện hữu cải lương ra đời, hình thành từ hình thức cải cách hát bội. Cải cách những điệu Nam, Khách thành nói lối cải lương, khẳng định thêm chân lý:

  • Tuồng Việt ra đời từ những trò diễn tâm linh, ngày nay còn công chúng vì những hình thức sinh hạt tâm linh gắn với tuồng.

 

Qua so sánh những làn điệu hát nói tuồng, chèo, cải lương giống nhau mối quan hệ hình thức cấu trúc, hình thức diễn kể, tạo thành những làn điệu cơ bản.

 

Phần bài bản, những bản nhạc có nhịp phách, nội dung âm nhạc diễn tả sắc thái tình cảm, nhân vật sân khấu. Bài bản tuồng chèo cải lương giống nhau cấu trúc thành hệ thống bài bản diễn tả tâm trạng, tình huống sân khấu. Hai đặc điểm chung sân khấu kịch hát Việt giống nhau, nhưng khác biệt nhau ở đặc tính, tính chất bài bản.

 

Bài bản chèo phong phú, trừ đi 27 làn điệu, chèo có 142 bài bản, tuồng trừ đi 4 làn điệu chỉ còn 30 bài bản – 30 bài bản tuồng chỉ có ba, bốn bài bản hay sử dụng, sử dụng nhiều. Nam Khách, Tẩu mã, Ru xuân, một số điệu lý, không sử dụng hết 30 bài bản trong một vở tuồng, hoặc trong hàng trăm vở tuồng chỉ sử dụng 4 loại bài bản phổ biến, những bản khác ít dùng. Muốn chứng minh nguồn gốc ca nhạc tuồng cần so sánh các mối liên hệ bài bản, làn điệu, cấu trúc thang âm điệu thức từng loại âm nhạc.

 

3.2.Cấu trúc làn điệu tuồng.

 

Làn điệu tuồng là những điệu nói lối, các nhà nghiên cứu chia thành 4 loại, nhưng thực tiễn có nhiều loại mỗi loại là những biến thể của một loại.

 

Nói lối: Thán, Hường, Bạch, Xuân, Ai… chỉ là một loại nói lối. Nói lối tuồng nhiều điệu, nhiều cung bậc khác nhau trên một làn điệu: Thán, nói một mình than thân trách phận. Bạch tự sự, tự bạch xưng tên, bày tỏ tâm sự… Nói lối theo các điệu hát như Oán, Ai, Xuân… theo các hơi.

Cấu trúc các loại nói lối tuồng phong phú nhưng phần âm nhạc là những nét giai điệu bình ổn hoặc nhảy quãng trong tiết tấu tự do.

 

3.3.Cấu trúc thang âm làn điệu.

 

Dựa trên cấu trúc giai điệu những hình thức nói lối tuồng tìm ra thang âm hình thức nói lối Tuồng. Dù có nhiều cách diễn tả phong phú, nhưng mỗi điệu nói chỉ thay đổi một âm, hai âm cấu thành điệu mới.

 

Cấu trúc thang âm các làn điệu nói lối, buồn vui, giận hờn, sầu thảm bi ai, dựa trên sự thay đổi thang âm cấu trúc giai điệu làn điệu. Điệu nói thường thang âm: Đồ rề pha son đố, có tính chất Nam ai, cấu trúc nghiêng về quãng 4 đúng tạo cảm giác man mác buồn – Khi nói giọng buồn: đồ rề son pha pha (mình còn thiếu chi em), khi nghiêng về son, quãng 5 đúng tạo cảm giác vui hơi xuân: pha son rề đồ đồ, pha pha son (xuân đến cùng mọi nhà hoa khoe sắc). Những thay đổi âm kết thành âm chính tạo cảm giác âm nhạc mới thay đổi cách nói cấu trúc giai điệu, diễn tả tình cảm.

 

Nói lối điệu Sẵng cấu trúc thang âm: đồ mi pha son đố như cách nói trên, người nói dựa vào lời ca làm thay đổi tính chất âm nhạc có thể là căm hờn, uất hận, ai oán, hoặc hừng hực niềm vui. Sự thay đổi âm kết chuyển âm phụ thành âm chính làm thay đổi tính chất âm nhạc, trạng thái tình cảm, hình thành thang âm, điệu thức. Tìm hiểu điệu thức:

  • Thán cấu trúc thang âm: đồ mi pha son xi đố

 

Bài thán này do bà Liễu hát năm 1957 lời ca:

Ớ á quân dân

Hứ non nước song ư hư đầy khói tỏa

Á ơ…. Ư hồn nửa giờ ư ư thanh ư thế hóa mây: ư ư bay ớ chị, chị Ơi trải bao thảm trạng ư bao căm tức ư…

Nói thường: Em công việc như thế này ta phải liệu làm sao cứu     Nước cứu dân chứ …(hát nói) há để ngồi yên.

Ta mau ớ mau tiến…

 

Cấu trúc giai điệu cao độ: đô sòn đô rế đố xi sòn… mí đô đô xi đô mí đô xi đô. Mí xi, xi son son pha (#4) mi đồ mi, son pha pha mi đồ pha…

Qua những nốt nhạc trên giai điệu Thán ta có thang âm: Đồ mi pha son xi đô, điệu thức đô trưởng.

Thang âm này là sự trùng lặp, giống nhau trong những thang âm năm dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Xét hình thức hát nói Điên! Điên… do cụ Nguyễn Nho Túy hát 1958, lời ca:

Ơ kìa kìa kìa kìa! Mi điên! Mi điên! Bớ bay điên

Điên điên điên bảo mà cơ duyên. Mày là thằng dở hơi…

Giai điệu những nốt nhạc: câu đầu nói tự do theo tiết tấu.

Câu hai: 

Điên điên… (xi đô đô phá si rê đô, Đô si son).

 

Từ những cao độ ấy có thang âm: phà sòn xi đô rê phá.Đây là loại thang âm thứ hai thuộc hệ thống thang âm dân ca, đồng bằng Bắc Bộ, thang 5 âm nhạc Việt.

Xét thêm điệu hát nói Nam chạy, do bác Tảo hát lời cổ năm 1957, tại Nhà hát Tuồng Việt Nam, ngày xưa là Đoàn Tuồng Trung Ương. Việc nước ta mau thưa lại kẻo cha già ái ngại, khôn thông ư …

Nặng nề chữ hiếu chữ trung (chớ mà)

Dê mong nghìn từ muôn chung đến mình

Gập ghềnh khứ lộ dục giã nhìn trên mộ mòn hư…

Nét giai điệu hát nói tự do trên cao độ không có nhịp là các nốt    nhạc: là phá mi rề mi, lá là mi phá mi…

 

Qua nét giai điệu ấy có điệu thức rê trưởng, cấu trúc thang âm: Rề mi pha lá rế. Đây là thang âm nằm ngoài thang âm dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dù dân ca Việt có loại 4 âm, nhưng thang âm này từ bài bản Nam ai thuộc hệ thống khác.

 

Qua cấu trúc thang âm làn điệu, có hai hệ thống, một hệ thống thuộc nguồn gốc dân ca đồng bằng Bắc Bộ, một hệ thống thuộc bài bản tuồng. Những bài bản ấy có nguồn gốc nào, sẽ xét vào phần bài bản. Từ hệ thống thang âm thứ nhất chứng minh những hình thức hát nói từ dân ca đồng bằng Bắc Bộ, là nguồn gốc ca nhạc tuồng. Nói lối có nhiều thang âm tạo điệu thức mới, nhưng quy tụ  lại thang âm 5 âm, cấu thành các điệu nói lối.

 

3.4.Mối liên hệ thang âm làn điệu tuồng với các loại dân nhạc.

 

Cấu trúc thang âm, hình thành điệu thức làn điệu tuồng, mỗi loại thang âm một loại điệu thức làn điệu hát nói tuồng, theo phương thức chuyển đổi âm chính làn điệu hát nói tuồng, mỗi loại phương thức chuyển đổi âm tựa cho các làn điệu tạo thành nhiều loại nói lối. Mỗi loại bắc cầu vào các bài bản: Nam ai, hát Khách, Bắc xướng, Khách thi, Khách phú, Khách Tẩu mã, Khách và Nam… Sự phong phú ấy, làm các làn điệu tuồng phong phú ngữ điệu, ngữ khí, diễn tả nội dung, đáp ứng mọi tình huống sân khấu.

 

Những làn điệu nói lối tuồng không có tới 27 loại như chèo, nhưng rút lại những điệu nói lối cơ bản chèo chỉ có 8 loại:

  1. Giáo đầu
  2. Nói sử
  3. Vỉa
  4. Nói lửng
  5. Nói lệch
  6. Nói hạnh
  7. Rỉ vong
  8. Ngâm

 

Những hình thức nói lối của chèo tổng kết lại so với tuồng không hơn bao nhiêu, theo cách chia nói lối tuồng của Lê Văn Chiêu, Đoàn Nồng,

Trần Văn Khải… Nói lối tuồng có 5 loại:

  • Lối Oán
  • Lối Xuân
  • Lối Ai
  • Lối Xẵng
  • Lối Thường

 

Cách chia này còn bỏ xót một số hình thức:

  • Ngâm thơ.
  • Nói Dặm.

 

Tuồng có 7 hình thức nói lối, là 7 làn điệu cơ bản, từ đó hóa thành nhiều loại nói lối ít nhất khoảng 24 loại, mỗi loại x 2 x 2( 6x2x2). Tổng số lên đến 24 hình thức nói lối, nói dặm, ngâm thơ khác nhau, hoặc còn nhiều hơn nữa.

 

Nhưng điều ấy không quan trọng, công trình này chỉ chứng minh những làn điệu tuồng có thang âm nguồn gốc âm nhạc Việt hay Hoa, để xác định nguồn gốc ca nhạc tuồng.

 

So sánh cấu trúc thang âm làn điệu tuồng với chèo, những điệu nói lối chèo thường cấu trúc thang âm qua hình thức: Nói vỉa, nói lệch, Giáo đầu… rề pha son la đô rế. Rề mi son la đô rế và sòn la xi đô rê són. Những hình thức nói lối tuồng có thang âm: Đồ rê pha son la đố.

 

So sánh những thang âm làn điệu chèo với thang âm làn điệu tuồng nhiều điệu nói lối tuồng cấu trúc thang âm giống hệt nói lối chèo. Thang âm làn điệu chèo là: Rề pha son la đô rế. Sòn la xi đô rê són và Rề mi son la đô rế thang âm làn điệu tuồng: Đồ rề pha son la đố và đồ mi son la đố.

Đây là thang âm cấu trúc tương đồng: những bậc âm và quãng cơ bản: đồ mi pha son đố và rê pha son, giống nhau, còn tên các âm khác nhau do cách ghi âm ở giọng điệu khác nhau. Nói lối chèo các loại ngâm vỉa… nếu chuyển về giọng đô trưởng sẽ chung thang âm với nói lối tuồng: đồ rê pha son la đố, đây là sự tương đồng thứ nhất, sự tương đồng thứ hai thang âm này mang tính đặc trưng thang âm dân ca đồng bằng Bắc bộ. Sự giống nhau cấu trúc thang âm làn điệu chèo, tuồng, chung nguồn gốc âm nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ là nguồn gốc làn điệu tuồng.

 

Nghiên cứu thêm nói lối tuồng cấu trúc thang âm: đồ rê pha son đố, tương ứng với thang âm nói lối chèo giọng đô trưởng sẽ có chung một thang âm: đồ rề pha son la đố. Đây là hai thang âm làn điệu tuồng, chèo giống nhau hoàn toàn không sai lệch như so sánh ở hai thang âm đầu tiên. Hai thang âm đầu tiên những làn điệu tuồng và chèo khác nhau một chút cấu trúc quãng thang âm tuồng Đồ mi pha son đố thiếu âm la, còn chèo là rề pha son la đố. Thang âm làn điệu chèo thêm âm la cấu trúc 5 âm, làn điệu tuồng chỉ 4 âm có sự khác nhau đôi chút, nhưng hai thang âm ấy giống nhau ở quãng cấu trúc cơ bản của thang âm là quãng ba trưởng: đô mi pha rề pha son. Nhưng nghiên cứu đến hai thang âm tiếp theo hình thức nói của chèo, tuồng đã cho một thang âm giống nhau hoàn toàn. Qua đó, chứng minh những làn điệu tuồng chung nguồn gốc từ thang âm điệu thức dân ca đồng bằng Bắc Bộ, nhiều thang âm giống cấu trúc thang âm làn điệu chèo như hai cây cùng một gốc.

 

Qua những nghiên cứu so sánh, nghiên cứu cấu trúc thang âm điệu thức làn điệu tuồng từ thực tiễn đời sống xã hội đến âm nhạc có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nói người Việt. Những làn điệu tuồng xuất xứ từ nguồn gốc tiếng nói Việt, âm nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

 

3.5.Thang âm điệu thức bài bản.

 

Bài bản là những bản hát tuồng sử dụng trong vở diễn, mỗi bản cấu trúc nhịp phách âm thanh giai điệu quy phạmtheo nhịp phách âm nhạc. Bài bản tuồng diễn tả hình tượng âm nhạc, lời ca cùng âm nhạc tượng hình, tượng thanh, mô tả, biểu cảm cái hình dáng bên ngoài, diễn tả tâm trạng bên trong nhân vật. Bài bản khác làn điệu cấu trúc âm nhạc chặt chẽ, diễn tả phong phú có nhiều thể loại hình thức bài bản đáp ứng sân khấu.

 

Bài bản tuồng có nhiều loại, có thể chia thành ba hình thức bài bản sử dụng trong các vở diễn:

  • Những bài bản hát Khách
  • Những bản hát Nam
  • Những điệu lý.

 

Mỗi bài bản lại chia nhỏ nhiều cách biến hóa, những bản hát Khách sử dụng vào vở diễn các tình huống sân khấu.

 

Hát Khách:

  1. Hát Khách thường: nội dung kể chuyện, mô tả tình cảnh, cảm xúc…
  2. Hát Khách phú, bài hát của những người quyền uy, giầu có.
  3. Khách Thi, hát có múa, nói thơ…
  4. Khách tẩu hát, nói khi chạy giặc, chạy trốn…
  5. Khách tử, lúc lâm nguy như cảnh Linh Tá…
  6. Khách tửu, như kiểu lão say trong chèo, hát say lè nhè, xen nói say.
  7. Khách oán, tâm trạng oán hận, thất vọng tan vỡ…
  8. Khách Nam liên xương, từ biệt, tiễn biệt, đi xa…

 

Những bản Nam, diễn tả phong phú sắc thái tình cảm:

 

  1. Nam xuân, tả cảnh tình, hát khoan thai vẽ lên cảnh đẹp ngày xuân, diễn tả niềm vui…
  2. Nam xuân nữ, phong cách đặc trưng tuồng xuân nữ Huế.
  3. Nam bình, tự sự đến tâm trạng, giai điệu tự do, nói lối, nhưng đôi khi hát Nam, nên xếp thêm bản Nam bình tính chất buồn vui, man mác, còn gọi Nam pha…
  4. Lý Nam ai, hát ru, tính chất ngọt ngào mùi mẫn, dịu êm.
  5. Nam xuân nữ, ( nam chạy, nam pha) phong cách xuân nữ, hát nhanh thành Nam tẩu mã. Tẩu mã là bản nhạc lễ cung đình Huế. Bản nhạc dễ hát chỉ mấy âm: phá rê, phá rê, là đô là đô…

 

Những điệu lý, tuồng sử dụng những bản lý:

  1. Lý ngựa ô
  2. Lý Xẩm
  3. Lý Trăm
  4. Lý con cua

 

Ngoài những bản lý còn những bản vặt như Điên điên, tiễn biệt, Khải hoàn ca, Qua ải, Bài quân canh, Tán bộ, Bán quán, Lu xu, Giã bạn, Du xuân, Tẩu mã. Đây là những bài bản phổ biến sử dụng trong hát tuồng.

 

Hệ thống bài bản tuồng phong phú về hình thức thể loại, đa năng về tính chất, dù có nhịp điệu nhưng không gò bó khô cứng đông hộp vào nhịp phách. Mỗi bài bản có quyền co dãn, đặt ra luật lệ, lại tự phá luật, là quy luật chung của ca nhạc sân khấu kịch hát: chèo tuồng cải lương. Những bài bản dài đôi khi chỉ hát một câu, xen nói lối, lại hát tiếp, hat câu Khách chạy sang Nam, chuyển qua Lý… Dù mỗi lối hát nói có luật di chuyển, nhưng những hình thức ca hát ấy lại phá luật. Đôi khi lại thực hiện luật nghiêm khắc hát hết bản Khách, Nam, Lý… mới nói lối chuyển qua múa… Tính linh hoạt, ứng dụng bài bản tuồng vào tình huống sân khấu thể hiện hai đặc tính bài bản:

  • Tính dân gian
  • Tính bác học.

 

Từ làn điệu đến bài bản tuồng mang đặc tính dân gian bác học, là sự ổn định và phát triển tuồng. Khai thác hai đặc trưng âm nhạc tuồng, là hòa nhập ca nhạc tuồng trước nhịp sống mới.

 

3.6.Cấu trúc thang âm bài bản.

 

Cấu trúc thang âm là sự sắp xếp hàng âm thành thang âm của một bản nhạc, bài hát trên giọng chủ điệu. Giọng chủ điệu là điệu thức của bản nhạc bài hát, như  bài Vì nhân dân quên mình, viết trên giọng đô trưởng, người hát có thể chuyển giọng sang rê trưởng, si trưởng, mi trưởng… nhưng là giọng trưởng, không thể là giọng khác. Thang âm là hàng âm cấu trúc bản nhạc, điệu thức giọng chủ của bản nhạc, từ đó nghiên cứu cấu trúc thang âm bài bản tuồng tìm sự giống nhau và khác nhau trong bài bản. Sự giống nhau giữa các thang âm là cùng họ, cùng nguồn gốc ca nhạc.

 

Bài bản tuồng có loại sử dụng nhiều, loại ít, có loại giọng vặt, nhưng các bài bản tuồng ngắn gọn không dài dòng lê thê như ca nhạc cải lương. Bài Khách, sử dụng nhiều trong tuồng chỉ có 68 nhịp, nhịp 2/4. Bài hát cấu trúc hai đoạn đơn, Đoạn I, bốn câu. Đoạn II, bốn câu. Bài hát trên giọng pha trưởng theo giọng hat của ông Tảo. Cấu trúc thang âm bài Khách có hàng âm: Pha son xi đô rê phá. Thang âm bản Khách quan hệ cùng thang âm dân ca Bắc Bộ, hoặc hàng âm phổ biến nhạc Việt  xây dựng trên gam 5 âm. Dân ca đồng bằng Bắc Bộ, phổ biến hàng âm: đồ rê pha son la đố, tương đồng với phà son xi đô rê phá về cấu trúc quãng tiến hành bậc âm. Cấu trúc thang âm bản Khách tương ứng cùng thang âm điệu nói lối Điên! Điên! Điên: thang âm: phà son xi đô rê phá. Hai thang âm làn điệu và bài bản tuồng, điệu Điên điên, bài hát Khách chung hàng âm giống nhau, là một thang âm: phà son xi đô rê phá. Qua đó, chứng minh bài bản sinh ra từ làn điệu, làn điệu sinh ra từ dân ca – là nguồn gốc ca nhạc tuồng.

 

Bài Tẩu mã 40 nhịp, nhịp 2/4. Bài cấu trúc 2 đoạn đơn.. Đoạn I, hai câu, câu hai nhắc lại chủ đề giai điệu câu một. Đoạn II, hai câu không nhắc lại. Bài Tẩu mã do ông Tảo hát nên cùng một cao độ giọng điệu, dễ so sánh nhận diện thang âm, điệu thức. Bài Tẩu mã có hàng âm: Phà sòn xi đô rê phá giống như bài Hát Khách, điệu nói lối Điên điên, cùng nguồn gốc hàng âm dân ca Bắc Bộ. Phần thang âm bản Nam ai tuồng xin trích dẫn thang âm của nhạc sĩ Lê Yên * đã xác định chính xác hàng âm sau: đồ rề pha son đố, hoặc đồ rê mì son la đố.

 

Qua hai thang âm cấu thành bài Nam ai, thang âm chủ đạo đồ rề pha son la đố, nếu có thay đổi đồ mi pha son la đố, những hàng âm này thuộc thang âm dân ca Bắc Bộ. Những phân tích làn điệu, bài bản trên tìm ra nguồn gốc làn điệu bài bản những điệu hát tuồng xuất xứ từ dân ca Bắc Bộ.

 

Nghiên cứu thêm những bài giọng vặt ít xuất hiện, hoặc phần tuồng trong những bài bản và điệu lý. Bài hát Du xuân xuất hiện nhiều trong tuồng.* Bài Du xuân, bà Liễu hát – nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu ghi âm..Bài Du xuân, hát trên giọng son trưởng, lời ca cổ. Có thang âm: Sòn là đô rê pha son. Nghiên cứu bài Lý ngựa ô, dân ca Trung Bộ vào tuồng. Bài dân ca do Ông Tảo hát trên giọng rê thứ, cấu trúc thang âm:

rề mì son la đô rế.

 

So sánh hai thang âm bài bài Du xuân, Lý ngựa ô có sự trùng khớp như nhau:

Bài Du xuân, thang âm: 

                             

 

Bài Lý Ngựa ô, thang âm:

 

             

 

Quãng 2            Quãng  3           Quãng 2            Quãng 2            Quãng 3            Quãng 2

 

Hai thang âm bài Du xuân, bài Lý Ngựa ô giống nhau cấu trúc quãng: 2 trưởng, 3 thứ, 2 trưởng, 3 thứ và 2 trưởng. Điều đó chứng tỏ Lý Ngựa ô là bài dân ca hình thành trước, bài Du xuân sáng tác sau dựa theo âm điệu bài Lý Ngựa ô. Nghiên cứu giai điệu bài Du xuân nhiều tem chủ đề mang âm hưởng bài Lý …………………………………………………………………………

1*: Trích trang 10, những điệu hát tuồng phổ biến – NXB âm nhạc

 

Ngựa ô như tiết nhạc kết bài: la đố la son rề, giống như cấu: anh đưa nàng về dinh, anh í anh đưa nàng … hoặc tiết la la son la, con ngựa ô… Còn tìm thấy nhiều thang âm điệu thức trong:làn điệu – bài bản tuồng, xuất xứ nguồn gốc từ dân ca Việt.

Tuồng ra đời từ đồng bằng Bắc Bộ, các làn điệu, bài bản mang âm điệu dân ca Bắc Bộ, vào miền Trung bổ xung thêm bài bản mới mang âm điệu, tiết tấu dân ca Trung Bộ. Tuồng xuống Nam Bộ, thêm làn điệu mới âm điệu dân ca đồng bằng Nam Bộ. Ca nhạc làn điệu, bài bản tuồng nguồn gốc từ dân ca ba miền, cái nôi tuồng đầu tiên hình thành làn điệu, bài bản tuồng từ dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Ông Trần Tấn Đắc nhận định võ đoán rằng điệu Ai, hoặc bản Nam Ai tuồng, cải lương có nguồn gốc dân ca Chăm, có GSTS nước ngoài về lại nói theo làm nhiều người hùa theo. Xin nghiên cứu thêm một chứng minh thang âm âm nhạc dân ca Chăm. Sau giải phóng Miền Nam năm 1977, tác giả cùng nhóm nghiên cứu văn hóa, mỹ thuật, âm nhạc, múa Chăm vào vùng Thuận Hải, Phan Rang nghiên cứu, sưu tầm. Tác giả có dịp nghiên cứu những bản nhạc tang ma, cưới hỏi, phong tục, hát dao duyên… Chăm. Tư liệu của Viện Nghệ thuật, sau chuyển về Viện Âm nhạc ghi âm, xuất bản những bài dân ca Chăm. Qua đó rút ra một số thang âm nhạc Chăm phổ biến các bài dân ca: Thay mai, Cuh lăm, Pitrapo, Chây Prây… có các loại:

 

Rề mì son la xi rế. Rề mì(#) pha la xi rế. Đồ rê mi son la đố.

……………………………………………………………………………….

2*Trích trang 164,phần thang âm Nam ai – cuốn Âm nhạc Tuồng – Lê Yên – NXB Thế giới – Hà Nội 1994

 

So sánh thang âm bài Thay mai (Bóng ai) với thang âm bản Du xuân, cấu trúc khác nhau ở quãng 3 thứ bên trên không giống nhau. Điệu Du xuân vui, điệu Thay mai man mác buồn, khác nhau về đặc tính âm nhạc điệu hát.

So sánh thang âm điệu Patrapô với điệu Khách tuồng, là hai thang âm khác nhau, điệu Khách thang âm: phà son xi đô rê phá. Điệu dân ca Chăm (Patriapô) thang âm: rề mi(#) pha la xi rế. Quãng 4 tăng là quãng đặc trưng dân ca Chăm. Những thang âm làn điệu bài bản tuồng không có.

 

So sánh thang âm điệu Chăm bài Chây Prây: Đồ rề mì son là đố thang âm này gần giống những thang âm dân ca Việt, nhưng nó khác ở quãng đặc trưng: đồ rề mì son. So với thang âm điệu Khách, điệu Nam trong tuồng không giống nhau. Thang âm điệu Nam Ai: đồ rề pha son la đố. Cấu trúc điệu Nam quãng 2 trưởng và 4 đúng, còn điệu Chây Prây là quãng 3 trưởng và 5 đúng là sự khác biệt nhạc tuồng với dân ca Chăm.

 

Còn nhiều bài bản tuồng so sánh với dân ca Chăm, qua những thang âm điệu thức cấu trúc âm nhạc chưa tìm thấy sự ảnh hưởng dân ca Chăm vào tuồng. Tuy nhiên không loại trừ có chiều ảnh hưởng ngược trước những nền dân ca nhỏ bé, tác động vào nền âm nhạc lớn. Song qua những liên hệ so sánh làn điệu bài bản tuồng với dân ca Chăm, chưa thấy sự giống nhau để kết luận. Nhiều nhà nghiên cứu hay nói theo cảm tính cải lương ảnh hưởng ca nhạc Chăm, xin nói ngay những bài bản, làn điệu cải lương xuất xứ từ dân ca đồng bằng Nam Bộ. Bản Vọng cổ là bản sáng tác dựa trên giai điệu bài Lý Chiều chiều, một nét giai điệu thanh cao – cao sang, đượm buồn. Mấy câu đầu bài Vọng cổ không buồn: Từ là từ phu tướng, bảo kiếm sắc phong lên đường… cảm xúc hoài niệm, tự hào mong nhớ. Nét nhạc âm hưởng bài Lý Chiều chiều. Nhà nghiên cứu Lư Nhất Vũ, Nguyễn Văn Hoa, Minh Luân… tìm ra thang âm điệu thức dân ca Nam Bộ, cấu trúc những quãng đặc trưng khác biệt dân ca đồng bằng Bắc Bộ… Là những đặc tính âm nhạc dân ca các dân tộc, vùng miền, vì thế ca nhạc cải lương mang bản sắc dân ca Nam Bộ.

Âm nhạc là tiếng nói tâm lý bản ngữ các dân tộc vùng miền, mỗi dân tộc có thang âm âm nhạc cấu trúc riêng không giống nhau ở những quãng đặc trưng mầu sắc. Thang âm âm nhạc chung cả khu vực Đông Nam Á giống nhau thường thang 5 âm, nghe cấu trúc na ná như nhau ví dụ, nhiều bài dân ca Trung Hoa thường có thang âm: cung thương dốc trủy vũ, nhiều bản đô cung, son cung: đồ rề mì son la đố, sòn là đô rê mi són… giống hệt như thang âm dân ca Việt, nhưng khác ở quãng mầu sắc. Những bản nhạc Hoa mầu sắc tiến hành quãng 4 đúng dân ca Hoa đặc trưng như câu nhạc: La son mì son đô la sòn la, trích bài Mẹ là người tốt nhất ( tư liệu qua mạng). Quãng đặc trưng son đố tạo bản sắc âm nhạc Hoa, hoặc đồ pha hát Quảng...

 

Qua những thang âm dân ca, Việt kịch, Triều Quảng Trung Hoa, tuồng điệu Nam Ai có quãng 4 đồ pha, nhưng không ảnh hưởng nhạc Hoa, bởi cấu trúc giai điệu không tạo quãng tuyền luật như nhạc Hoa. Sự ảnh hưởng nhạc Hoa, nhạc ngoại… nhập vào tuồng, cải lương thường có hai hình thức tiếp nhận: một có làn điệu sáng tác phỏng theo điệu nhạc ngoại, hai do các diễn viên thích mốt thời thượng cứ hát nhạc ngoại vào nhạc ta. Hiện tượng này cải lương từ năm 1921 đến 1954, ảnh hưởng mạnh nhất cải lương hát Quảng, chèo Nguyễn Đình Nghi ca Quảng, tuồng hát Quảng. Những hình thức ảnh hưởng ngoại nhập ấy không có gốc, hết thời mọi thứ qua đi không còn dấu tích trong làn điệu, bài bản âm nhạc tuồng chèo cải lương.

 

Kết luận:

 

Nguồn gốc ca nhạc tuồng bao gồm: làn điệu, bài bản (nhạc hát) qua nghiên cứu cấu trúc thang âm điệu thức giai điệu âm nhạc làm sáng tỏ nguồn gốc ca nhạc tuồng. Ca nhạc tuồng như nhạc chèo, cải lương có những hình thức âm nhạc giống nhau của một hình thức cấu trúc sân khấu dân tộc bản địa.

 

Sau những liên hệ so sánh cấu trúc thang âm, giai điệu làn điệu, bài bản tuồng với thang âm điệu thức dân ca Bắc Bộ, Trung Bộ, dân ca Chăm, dân ca Hoa, Kinh kịch… có những sự tương đồng, khác biệt. Sự tương đồng giống nhau cả khu vực Đông Nam Á có tuồng, có âm nhạc phổ biến thang âm 5 âm. Nhiều nghiên cứu cấu trúc mỗi loại thang âm cấu thành quãng mầu sắc khác nhau – tạo phong cách âm nhạc vùng miền, là đặc tính âm nhạc mỗi dân tộc mang theo tâm lý bản ngữ. Kết hợp nhiều công trình nghiên cứu âm nhạc của các nhóm nghiên cứu âm nhạc Thụy Loan nói về Ca nhạc tài tử - điệu thức âm nhạc người Việt, Lư Nhất Vũ, Minh Luân, Hà Ngọc Chảng… khẳng định làn điệu, bài bản tuồng có nguồn gốc:

  • Xuất xứ từ dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
  • Phát triển làn điệu nói lối, bài bản từ dân ca ba miền.
  • Ảnh hưởng một phần nhạc kịch Trung Hoa từ ngoài vào.

 

Nguồn gốc ca nhạc tuồng hình thức ca nhạc sân khấu cổ của người Việt, cấu trúc dàn nhạc là nhạc khí Việt, khi phát triển tiếp nhận một số nhạc khí Trung Hoa và phương Tây. Qua những phân tích bài bản, làn điệu nghiên cứu thực tiễn tuồng trong mối quan hệ đời sống xã hội đương đại kết luận:

  1. Tuồng từ trò diễn xướng dân gian phát triển thành sân khấu.
  2. Tuồng đến Lý Nguyên Cát (1285), phát triển vào cung đình thành tuồng cung đình thêm tính quy phạm sân khấu. Đây là giai thoại lịch sử khi nào nghiên cứu ngôn ngữ kịch bản tuồng cổ chứng minh vào thời ấy có tuồng thì thuyết này mới đứng vững.
  3. Ca nhạc tuồng hình thành từ ca nhạc dân ca ba miền cấu thành bài bản, làn điệu tuồng.
  4. Tuồng quá trình phát triển tiếp nhận một số nhạc khí, bài bản ngoại nhập, ảnh hưởng từ ca kịch Triều Quảng.
  5. Tuồng, cải lương không ảnh hưởng ca nhạc Chăm Pa.
  6. Làn điệu bài bản tuồng không ảnh hưởng ca nhạc Trung Hoa.
  7. Sự ảnh hưởng nhạc Triều Quảng là từ ngoài vào vở diễn, không nằm trong làn điệu bài bản tuồng.

 

Ca nhạc tuồng, sân khấu tuồng là hình thức ca kịch cổ, có tính dân gian, bác học đang phát triển trước cuộc sống mới, cần bảo vệ bản sắc tuồng như một hình thức văn hóa kinh điển Việt Nam.

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 5249
Ngày đăng: 15.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bảo tồn nghệ thuật cổ ca Hát Bội phải là một quyết tâm. - Trịnh Thanh Thủy
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần IV: Những lá bài và kết quả của sự giao thoa văn hóa Việt – Chăm - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần III: Đánh bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần II: Sân khấu bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần I: Hô bài chòi - Nguyễn Lệ Uyên
Nguồn gốc bài chòi Phú Yên - Nguyễn Lệ Uyên
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba ,Người góp phần chấn hưng, bảo tồn, truyền bá, phát huy nền âm nhạc dân tộc - Võ Quê
Ưng Bình Thúc Giạ Thị sống mãi với lời ca Huế - Võ Quê
Tây Tiến ,Thơ: Quang Dũng - Tăng Tấn Lộc
Người con gái quê hương - Châu Thanh
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)