Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.147
123.226.046
 
Chuyện giếng nước Samari /Niêm hoa vi tiếu
Vũ Ngọc Anh

Chuyện giếng nước Samari

 

Trên đường lìa xứ Giuđê trở về xứ Galilê, phải đi qua xứ Samari.

Nhơn đi đàng mỏi mệt, vừa gặp một giếng nước, Đức Jésus cùng các môn đệ dừng chân nghỉ ngơi.

Nhân lúc ấy có một người đàn bà Samari đến múc nước, Ngài phán :  “Hãy cho ta uống” [Tân Ước – Giăng – 4:7]

 

Người đàn bà Samari thưa rằng:

-" Ủa kia ! ông là người Giuđa mà lại xin uống nước cùng tôi là người Samari sao?

(Số là, dân Giuđa chẳng hề giao thiệp với dân Samari.Giăng – 4:9)

 

Đức Jésus đáp rằng:"Phàm ai uống nước này vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước ta sẽ cho, thì chẳng hề khát nữa” [Giăng. 4:13]

 

Nghe thế, người đàn bà bèn thưa:"Thưa Ngài, xin cho tôi nước ấy, để cho tôi không khát và không đến đây múc nước nữa" [Giăng 4:15]

 

Người đàn bà mừng rỡ bỏ vò lại và đưa Đức Jésus về nhà mình để Ngài ban cho thứ nước ấy.

Đến nhà, người đàn bà bẩm:

-Thưa Ngài, xin Ngài ban cho chúng tôi nước của Ngài để tôi ngày ngày khỏi đi xa lấy nước cực khổ nữa.

 

Đức Jésus đáp:

-"Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời“ [Giăng - 4:14]

 

Người đàn bà nài nỉ:

- Xin Ngài ban cho ngay để chúng tôi có nước dùng ngay trong ngày hôm nay.

Đức Jésus bảo: Nước ta là Nước Sự Sống Đời Đời, là Nước Trời chứ không phải là nước uống hàng ngày. Muốn có nước uống hàng ngày thì hãy ra giếng múc.

 

Người đàn bà Samari nuốt xong miếng nước miếng:

- Mẹ ! Công toi một ngày !

 

 

Niêm hoa vi tiếu

 

Đức Phật hỏi Ca Diếp: -“Hoa đẹp ta cầm một đóa chơi…can cớ chi mà chú mĩm cười ?” (*)

Ca Diếp trả lời: “Thưa Như Lai, khi Như Lai đưa ra cành hoa…nó xuất hiện trước mắt con…làm con nhớ đến bài giảng về Thiền của Như Lai nên con không nín cười được.”

Đức Phật: “Bài giảng về Thiền của ta liên quan gì đến một cành hoa?”

 

Ca Diếp: “Như Lai nói  rằng:

- “Ta thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng

như những đóa hoa xuất hiện trước mắt một người.”

 

Đức Phật: “Thế thì sao…?”

Ca Diếp: “Đóa hoa Như Lai đưa ra trước mắt chúng con…con xem như một thánh đạo…

Vì con liễu được ý của Như Lai nên con không nhịn cười được…”

Đức Phật: “Thánh đạo đẹp như một cành hoa…không phải sao? Vậy sao ngươi cười?”

 

Ca Diếp: “Dạ, hoa thì đẹp thật…nhưng sớm nở…tối tàn…nên con cười cho cái vô duyên của một cành hoa……cười cho cái vô thường của thánh đạo…”

 

Đức Phật: “Vô thường là chuyện bình thường…có gì đáng cười !”

Ca Diếp: - Dạ vâng ạ, vô thường là bình thường thôi.

 

Con thấy “những giáo lý của thế gian là những ảo thuật của những tên phù thủy.”

Con thấy rõ “tư tưởng cao siêu của sự giải thoát như một miếng nhung vàng trong giấc mộng

và thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng như hững đóa hoa xuất hiện trước mắt một người

Con “xem sự thiền định như là một cột trụ trên núi cao” và Niết bàn là cơn mộng du giữa ban ngày !”

[Thiền sư MUJU “Góp Nhặt Cát Đá” tr.115-116 – Lá Bối 1972]

 

Cho nên con mắc cười cho cái vô duyên của một cành hoa !

Đức Phật:  Hảo ! Hảo ! “Thôi được…lại đây ta trao y bát…cho chú long đong suốt một đời !”                  [Viên Linh (*)]

 

 

Vào thời kỳ Nam Bắc triều (giữa thế kỷ V – VI), Phật giáo Trung Quốc bắt đầu có những trứ tác tự thuật về những “Pháp thống”. Đến thời Tùy Đường (589-907) các tông phái Phật giáo hưng khởi, lợi dụng cái quan niệm “Pháp thống” đương thời mà biên soạn riêng “Pháp hệ” để dương danh sự truyền thừa Chánh pháp Phật của tông phái mình.

 

Dĩ tâm truyền tâm, giáo ngoại biệt truyền, kỳ thật đó cũng là nét đặc thù của “phán giáo” và “lập tông” của Thiền Đốn Ngộ vậy.

 

Vây quanh việc truyền tâm ấn Phật, Thiền tông đã ghi chép rất nhiều câu chuyện Thiền thật sinh động (ngữ lục), thậm chí còn biên tạo Phật kinh để chứng thuyết Thiền, như chuyện “Niêm hoa vi tiếu”. Chính mắt Vương An Thạch (1021-1087) đọc được trong kinh “Đại Phạn Thiên Vương Vấn Phật Quyết Nghi kinh”, nhưng căn cứ theo các nghiên cứu của các học giả từ trước đến nay đều cho rằng đó là hoàn toàn do người sau biên tạo.

 

“Như Lai niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu”: chúng ta nhận thấy nó gần với lời của Trang Tử (Đạo gia) từng nói: “Mạc nghịch vu tâm, tương thị nhi tiếu” (không trái trong tâm, nhìn nhau mà cười), do đó thiền tông rất hân nhiên chấn phát tông môn y cứ theo truyền thuyết thần kỳ này của Thiền tông vậy.

 

http://www.giacngo.vn/phathoc/thientong/2008/05/29/565613/

 

Vũ Ngọc Anh
Số lần đọc: 2066
Ngày đăng: 17.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người Tình - Nguyễn Hữu Tình
Gái - Nguyễn Hữu Tình
Buồn Quán Nhỏ - Hà Thúc Sinh
Chết - Ngọc Châu
Giáng Sinh Ở Tokio - Nguyễn Thị Hải Hà
Giáng Sinh - Nguyễn Thị Hải Hà
Dòng sông của mẹ - Phạm Phương
Sóng động /Bảy Nữ Thiên Thần… /Nước đã nên thành rượu - Vũ Ngọc Anh
Giá Một Truyện Ngắn - Võ Xuân Phương
Ông già quê và người đàn bà quét mộ trộm - Nguyễn An Cư
Cùng một tác giả
Đặng Phùng Quân (truyện ngắn)
Cánh hoa vô ưu (tạp văn)
Đánh giặc (đối thoại)
Ta đi tìm Mình (tạp văn)
Thư mở...cho mầy (đối thoại)
Trái Cấm (tiểu luận)
“ Ừ ” (đối thoại)
Ngôn Pháp (nghệ thuật)
TomTom (tạp văn)
Chạy Mất Dép (tạp văn)
Thú tủi nhục (tạp văn)
Hóa văn (tạp văn)
Trái Cấm (tạp văn)
Vô ngôn sư (tiểu luận)
VÀNG và LỬA (tiểu luận)
Chuyện con tim (truyện ngắn)