Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.194
123.207.752
 
Vaclav Havel, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc (cũ), từ trần ở tuổi 75
Hiếu Tân
THE ASSOCIATED PRESS, Hiếu Tân dịch

 

PRAGUE - Vaclav Havel, nhà viết kịch bất đồng chính kiến, người đã gắn kịch trường với chính trị để hạ bệ chủ nghĩa cộng sản một cách hòa bình ở Tiệp Khắc, đã trở thành anh hùng của cuộc đấu tranh hào hùng kết thúc Chiến tranh Lạnh, đã từ trần, thọ 75 tuổi.

 

Joel Robine/Agence France-Presse — Getty Images
Vaclav Havel năm 2009. Ảnh: Filip Singer/European Pressphoto Agency

Ông Havel mất hôm Chủ nhật (18/12) tại ngôi nhà nghỉ cuối tuần của ông ở phía bắc Cộng hòa Czech, Sabina Dancecova - trợ lý của ông cho biết. Havel là tổng thống đầu tiên của nước ông được bầu lên một cách dân chủ sau cuộc "Cách mạng Nhung" bất bạo động kết thúc bốn thập kỷ đàn áp của một chế độ mà ông chế giễu là "lố bịch" (Absurdistan).

 

Là tổng thống, ông đã giám sát cuộc chuyển đổi đầy trắc trở của đất nước sang dân chủ và nền kinh tế thị trường, cũng như việc tách thành Cộng hòa Czech và Slovakia một cách hòa bình năm 1993.

 

Ngay cả khi đã thôi chức vụ, ông vẫn là nhân vật có tầm cỡ thế giới. Ông tham gia "Châu Âu mới"- một từ do bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsdeld mới đặt ra - của các nước cộng sản cũ đã ủng hộ Mỹ khi các nền dân chủ của "Châu Âu cũ" phản đối cuộc xâm chiếm Iraq năm 2003.

 

Là người đốt thuốc lá liên tục, ông Havel có lịch sử bệnh đường hô hấp mạn tính từ những năm ông ở trong nhà tù cộng sản. Ông nhập viện ở Prague ngày 12 tháng Giêng, năm 2009, với chứng viêm không rõ căn nguyên, và đã trở nên khó thở sau một ca tiểu phẫu thanh quản.

 

Havel thôi chức năm 2003, 10 năm sau khi Tiệp Khắc tách và vài tháng trước khi cả hai nước gia nhập Liên hiệp châu Âu. Ông được vinh danh là người đặt nền móng cho việc đưa  nước Cộng hòa Czech vào khối 27 nước, và là tổng thống khi nó gia nhập NATO năm 1999.

 

E dè và ham đọc sách, với bộ ria thưa và mái tóc rối bù, Havel trở thành biểu tượng cho sức mạnh của một dân tộc đã thắng một cách hòa bình chế độ toàn trị.

 

"Lòng tin và tình yêu phải thắng thế dối trá và hận thù", ông đã nói một câu nổi tiếng. Nó trở thành khẩu hiệu cách mạng của ông mà ông nói ông đã cố gắng sống theo.

 

V. Havel được đề cử giải Nobel Hòa bình nhiều lần, và đã hàng chục lần được vinh danh trên khắp thế giới vì những cố gắng của ông trong vai trò đại sứ lương tâm toàn cầu, bảo vệ những người bị áp bức ở khắp nơi, từ Darfur đến Myanmar.

 

Trong số nhiều vinh dự là giải thưởng danh giá Olof Palme của Thụy Điển và Huân chương Tự do của Tổng thống, phần thưởng dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ, được tổng thống George W. Bush trao tặng vì là "một trong những anh hùng vĩ đại nhất của tự do."

 

Là một chiến sĩ hòa bình danh tiếng, trong số những người ông hâm mộ có những ca sĩ nhạc rock như Frank Zappa, ông không bao giờ thật sự rời bỏ quá khứ thanh xuân của mình và thường ký tên với một trái tim nhỏ như một nét hoa mĩ.

V. Havel lần đầu tiên làm nên tên tuổi của mình sau khi Liên xô dẫn đầu cuộc xâm lăng năm 1968 đập nát những cải cách Mùa Xuân Prague của Alexander Dubcek và những người cộng sản có đầu óc tự do khác trong nước Tiệp Khắc hồi đó.

 

Những vở kịch của V. Havel bị cấm khi những kẻ bảo thủ cứng rắn được Moscow dựng lên dập tắt mọi chống đối nhỏ nhất. Nhưng ông vẫn tiếp tục viết tạo ra hàng loạt tiểu luận bí mật phối hợp với tác phẩm của nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov như những phân tích thấu đáo và hùng hồn nhất về chủ nghĩa cộng sản đã làm gì cho xã hội và cá nhân.

 

Một trong những tiểu luận nổi tiếng nhất của ông "Quyền lực và tình trạng Vô quyền" viết năm 1978 mượn một cách tinh quái từ dòng đầu tiên bất hủ của Tuyên ngôn Cộng sản giữa thế kỷ 19, viết "Một bóng ma đang ám ảnh đông Âu: bóng ma của cái mà phương Tây gọi là 'bất đồng chính kiến'''.

 

Trong tiểu luận đó, ông khảo sát cái mà ông gọi là "nền chuyên chính của nghi lễ" - hệ thống Xô viết xơ cứng dưới thời Brezhnev - và tưởng tượng điều gì xảy ra khi một người bán rau quả bình thường thôi hát những khẩu hiệu cộng sản và bắt đầu "sống trong sự thật" và phát hiện lại "nhân thân bị đàn áp và chân giá trị của bản thân".

 

Bản thân ông đã biết sự đàn áp ấy một cách trực tiếp.

 

Sinh ngày 5 tháng Mười năm 1936 ở Prague, con của một gia đình giàu có đã mất tài sản lớn của mình cho cuộc quốc hữu hóa cộng sản năm 1948, Havel bị từ chối một nền giáo dục chính qui và cuối cùng có được bằng tốt nghiệp một lớp học ban đêm rồi bắt đầu làm người kéo phông màn trong rạp hát.

 

Hoạt động chính trị của ông bắt đầu hăng hái nhất vào tháng Giêng 1977, khi ông là đồng tác giả Hiến chương 77 về quyền con người, và sự nghiệp đó đã thu hút sự chú ý rộng rãi của phương Tây.

 

V. Havel đã bị bắt rất nhiều lần và đã mất bốn năm trong các nhà tù cộng sản. Những bức thư ông gửi từ nhà tù về cho vợ ông đã trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. "Những bức thư gửi Olga" trộn lẫn triết lý với một dòng suối lời khuyên kiên định cho người vợ mà ông coi là cố vấn và người bạn tốt nhất của ông, và là người khoan dung cái tội 'hoa lá' có tiếng của ông cùng nhiều nhược điểm khác.

 

Những sự kiện tháng Tám 1988 - kỉ niệm lần thứ 20 cuộc xâm lược Hiệp ước Varsaw - lần đầu tiên gợi ý rằng V. Havel và các bạn ông có thể một ngày nào đó thay thế ban lãnh đạo đã từng bỏ tù ông.

 

Hàng ngàn người đa số là thanh niên biểu tình tuần hành qua trung tâm Prague, hô vang tên ông và tên người anh hùng của nhà viết kịch, Tomas Garrigue Masaryk, nhà triết học là tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc sau khi nó được thành lập năm 1918.

 

Vụ bắt bớ Havel tháng Giêng năm 1989 và những người biểu tình khác trên đường phố và phiên toàn xử ông sau đó đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong nước và ở nước ngoài. Áp lực đòi thay đổi mạnh đến nỗi cộng sản phải thả ông vào tháng Năm.

 

Mùa thu năm ấy, chế độ cộng sản bắt đầu sụp đổ khắp Đông Âu, và tháng Mười Một Bức tường Berlin sụp đổ. Tám ngày sau, cảnh sát cộng sản tàn nhẫn đập tan một cuộc biểu tình của hàng ngàn sinh viên Prague.

 

Đó là tín hiệu mà Havel cùng đất nước ông đã chờ đợi. Trong vòng 48 giờ, một phong trào phản đối rộng rãi mới đã hình thành, và một ngày sau đó, hàng trăm ngàn người Czech và người Slovak chiếm các đường phố.

 

Ngày 29 tháng Mười Hai, 1989, V. Havel được bầu làm Tổng thống Tiệp Khắc bởi Quốc hội lúc đó vẫn còn là cộng sản. Ba ngày sau, ông nói với dân tộc trong một thông điệp Năm Mới phát trên truyền hình "Từ một dân tộc đầy tài năng và có chủ quyền, chế độ đã biến chúng ta thành những con đinh ốc nhỏ trong một cỗ máy khổng lồ kỳ quái, rầm rập và khủng khiếp."

 

Mặc dầu ông tiếp tục được coi như một tiếng nói đạo đức khi ông công khai chỉ trích những yếu kém của xã hội ông dưới chế độ dân chủ, cuối cùng ông đã ngả theo tiếng gọi của thói thường và quyền lực. Khẩu hiệu của ông - "Điều gì trái tim nghĩ thì lưỡi nói" - đã bị đổi thay theo chính sách hàng ngày.

 

Một cuộc sống hậu- cách mạng chứa chất nhiều thách thức.

 

Tháng 7 năm 1992, đã trở nên rõ ràng rằng liên bang Tiệp Khắc đang tiến tới chia rẽ. Coi đó là thất bại cá nhân của mình, V. Havel từ chức tổng thống.

 

Nhưng ông vẫn được nhân dân yêu mến và được bầu, không có ai tranh cử, làm tổng thống nước Cộng hòa Czech mới.

 

Tháng Mười hai năm 1996, chỉ 11 tháng sau khi người vợ đầu của ông, Olga Havlova chết vì ung thư, ông mất một phần ba lá phổi bên phải trong cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính.

 

Ông bỏ thuốc lá và cưới Dagmar Veskrnova, một nữ diễn viên rực rỡ kém ông gần hai mươi tuổi.

Đầu năm 2008, Havel quay về với mối tình đầu của ông: sân khấu. Ông công bố một vở kịch mới, "Ra đi", nói về những cuộc đấu tranh của một lãnh đạo để ra khỏi chức vụ, và tác phẩm này được hoan nghênh nhiệt liệt.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2539
Ngày đăng: 19.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc Haruki Murakami như thế nào? - Hiếu Tân
Cuộc trở lại kỳ ảo của Murakami - Hiếu Tân
Các cải tổ tại Miến Điện bắt đầu thu hút du khách - Trần Ngọc Cư
Christa Wolf, nhà văn nổi tiếng nhất của Đông Đức đã ra đi ở tuổi 82 - Hiếu Tân
Khế ước tan vỡ - Trần Ngọc Cư
Giải Goncourt được trao cho 'nhà văn ngày Chủ nhật' - Hiếu Tân
Trung Quốc diễu võ giương oai - Phạm Nguyên Trường
Các ông lớn ở châu Á đụng độ trên biển - Phạm Nguyên Trường
Kiếp sau của Tây Tạng - Hiếu Tân
Sự sụp đổ của các chế độ độc tài - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)