Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.190
123.204.772
 
Trao Đổi Lại Với Giáo Sư Dương Chấn Ninh Về Kinh Dịch
Hà văn Thùy

Giải Nobel năm 1957 đưa tới cho Tiến sĩ trẻ Dương Chấn Ninh không chỉ một mà hai vương miện: vừa là khôi nguyên Vật lý, ông cũng là người siêu thành công trong lĩnh vực Dịch học. Vì vậy, hơn nửa thế kỷ sau, bài nói Ảnh hưởng của Kinh Dịch đối với văn hóa Trung Quốc tại Diễn đàn đỉnh cao văn hóa 2004 ở Bắc Kinh ngày 3/9/2004 *,  của ông được nhiều người quan tâm.

 

Xin trao đổi lại với Giáo sư hai vấn đề:

 

 1. Về nguyên nhân khiến cho khoa học cận đại không thể nảy sinh tại Trung Quốc.

Giáo sư Dương Chấn Ninh nói:


 “Vì sao khoa học cận đại không nảy sinh tại Trung Quốc ? Vấn đề này đã có rất nhiều người bàn thảo. Quy nạp lại, đại để có 5 lẽ sau.


Thứ nhất, truyền thống của Trung Quốc là nhập thế chứ không phải xuất thế. Nói cách khác là tương đối chú trọng thực tế, không chú trọng lý luận trừu tượng.


Thứ hai, [Trung Quốc áp dụng] chế độ khoa cử.


Thứ ba, [văn hóa truyền thống Trung Quốc] có quan niệm cho rằng kỹ thuật không quan trọng, cho rằng đó chỉ là “Kỳ kỹ dâm sảo” [sản phẩm kỳ dị mà tinh xảo].


Thứ tư, [văn hóa] truyền thống Trung Quốc không có phương pháp tư duy kiểu suy diễn.


Thứ năm, có quan niệm Thiên nhân hợp nhất.


Tôi cho rằng điểm thứ 4 và 5 có quan hệ khăng khít với Kinh Dịch.”

 

Dẫn ra năm lẽ trên, hẳn tác giả cho là đã đạt tới cùng kỳ lý của sự việc. Thực ra những lẽ đó mới ở mức nửa vời, là ngọn, là quả chứ chưa phải gốc. Phải tìm cái gốc của nó trong điều sâu xa hơn: bản chất của nền văn minh phương Đông.

 

Lịch sử chia loài người làm hai: phương Tây du mục và phương Đông nông nghiệp.

 

Do sống du mục, người phương Tây luôn phải đối mặt với những bất trắc của ngoại cảnh. Trong suốt lịch sử 10.000 năm như vậy đã mài sắc nhãn quan nhanh nhạy phát hiện những hiện tượng tiêu biểu nhất có thể làm lợi cũng như gây tai họa cho họ. Nhờ vậy, tư duy phân tích phát triển, trở thành một đặc tính bản chất.

 

Trong khi đó, do sống trong môi trường nông nghiệp ổn định, người phương Đông tìm ra lợi ích của mình từ hiểu biết mối quan hệ hài hòa giữa các yếu tố xung quanh. Ít nhất 15000 năm sống trong hoàn cảnh như vậy đã rèn luyện cho người phương Đông thói quen tư duy tổng hợp.

 

Từ lâu, người ta gọi là tư duy diễn dịch để đối chọi với tư duy quy nạp; tư duy phân tích để phân biệt với tư duy tổng hợp. Học giả Cao Xuân Huy gọi là chủ biệt để so sánh với chủ toàn… nhưng tất cả đều nhờ cảm nhận của trực giác.

 

Nhưng gần đây, bằng cách gắn điện cực vào các trung khu thần kinh khác nhau, người ta đã chứng minh được thói quen tư duy phân tích của người phương Tây và tư duy tổng hợp của người phương Đông một cách xác thực!

 

Hơn 2000 năm trước, khi khám phá ra Nước, Lửa, Khí Đất là bốn yếu tố cấu thành vũ trụ, tư duy phân tích không hướng người phương Tây tìm hiểu sự tương quan giữa chúng mà đi vào tìm hiểu bản chất của những yếu tố đó. Nhờ thế mà biết nước là do kết hợp của Oxy và Hydro. Khí là hỗn hợp của O, H, N, CO2… Lửa là phản ứng đốt cháy nhiên liệu trong môi trường Oxy và trong đất chứa tới hơn 100 nguyên tố hóa học. Từ đó mở ra chân trời mênh mông cho khoa học.

Trong khi đó ở phương Đông, phát hiện ra Ngũ hành nhưng tư duy tổng hợp không hướng tới tìm hiểu bản chất của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Do không đi sâu nghiên cứu cấu tạo vật chất nên không thể có phát triển khoa học.

 

Thay vì quan tâm tới bản chất của Ngũ hành, tư duy phương Đông lại đi sâu khám phá tương tác giữa chúng, từ đó tìm ra sự tương sinh, tương khắc của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ rồi làm ra Dịch.

 

Có thể nói, không phát triển khoa học và làm ra Dịch là anh em sinh đôi từ bà mẹ tư duy tổng hợp, giống như hai mặt của tấm huy chương. Đấy là đặc điểm thuộc về bản thể của văn minh phương Đông, hoàn toàn không phải lỗi của kinh Dịch.

 

Cái lý của tự nhiên là họa trung hữu phúc. Tạo hóa không cho phương Đông tài làm khoa học nhưng dành cho họ nguồn đức lớn là nền minh triết nhân bản gói trong kinh Dịch. Sau hơn ba trăm năm, văn minh du mục phương Tây duy lợi được tiếp tay bởi cái tinh xảo khoa học đã tàn phá môi sinh và làm băng hoại nhân tính, đẩy nhân loại tới bên bờ hủy diệt. Làm cách nào đây cứu thế giới? Nhân loại chưa có câu trả lời. Nhưng có thể khẳng định, chỉ có thể tìm trong nền minh triết nhân bản phương Đông. Năm chục năm trước, từ nguyên lý tham thiên lưỡng địa nhi ỷ số của kinh Dịch, Tiến sĩ trẻ họ Dương khám phá ra sự vận hành của vũ trụ trong cõi vi mô: Do nguyên tử cấu tạo bởi 3 phần Dương và 2 phần Âm nên khi phân rã, lượng vật chật Dương được giải phóng chiếm 3 phần, còn vật chất Âm 2 phần! Nay, nguyên lý ấy dạy ta cách điều hành thế giới vĩ mô: Muốn tồn tại, sự vận động của vũ trụ phải theo chiều Dương. Nhưng văn minh du mục phương Tây đẩy Dương lên quá mức, khiến cho thế giới lâm vào trạng thái Dương cực thịnh, Âm cực suy vô cùng nguy hiểm. Nay đã đến thế cùng, Đông và Tây cần ngồi lại để tìm trong minh triết phương Đông cách điều hành thế giới theo lẽ tham thiên lưỡng địa: thế giới phải đi lên, phải theo chiều Dương nhưng Cha Trời chỉ nên chiếm ba phần, còn dành hai phần cho Mẹ Đất nhu thuận, cưu mang, nuôi dưỡng.

 

Giáo sư Dương Chấn Ninh nói: “Một đặc điểm của khoa học cận đại là phải thoát ra khỏi quan niệm Thiên nhân hợp nhất, phải thừa nhận đời người có quy luật của đời người, có các hiện tượng phức tạp của đời người; thiên nhiên có quy luật của thiên nhiên, có các hiện tượng phức tạp của thiên nhiên. Trời và người là hai chuyện khác nhau, không thể hợp làm một.”

 

Đấy là gì nếu không phải tư duy phân tích, chủ biệt phương Tây? Nếu học theo tư duy ấy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở thành người phương Tây thứ thiệt mà sẽ tha hóa, vong bản, tiên thiên bất túc. Thế giới ngày nay không thiếu khoa học mà chỉ thiếu minh triết. Với hơn 15000 năm trồng lúa, người phương Đông mới hiểu được rằng vạn vật đồng quy nhi thù đồ. Vậy thì vì lẽ gì đại vũ trụ thiên nhiên, tiểu vũ trụ con người không Là Một? Cái tài sản vô giá ấy tổ tiên phương Đông để lại mà bây giờ không ít thức giả phương Tây đang tìm sao bỗng dưng đem vứt bỏ để học theo duy nhất lối tư duy xa lạ, trái với tự nhiên? Ta cũng từng gặp điều này ở một vài người trẻ Việt Nam: họ chủ trương thoát Á để phát triển! Đấy là sự ngộ nhận lớn do không hiểu bản chất văn hóa phương Đông. Họ không biết rằng, cái chủ toàn của văn hóa truyền thống một thời lép vế, đang là của để dành vô giá cho sự hữu dụng hôm nay. Vứt bỏ những nguyên lý minh triết của Dịch học, chúng ta tự làm mất mình, trở nên trắng tay trong cuộc học đòi vô vọng với phương Tây!

 

2. Về nguyên nhân làm cho Hán ngữ trở thành ngôn ngữ đơn âm.

 

Giáo sư Dương Chấn Ninh nói:

“Ta cũng có lý do có thể giả thiết những ngôn ngữ mà tổ tiên ta sử dụng hồi ấy là ngôn ngữ đa âm.”

 

Đúng như Giáo sư đoán định, từ xa xưa, toàn bộ ngôn ngữ Á Đông là đa âm mà nòng cốt là ngôn ngữ Mon-khmer của người Lạc Việt chủng Indonesian, nhóm dân cư đông nhất, giữ vai trò lãnh đạo phương Đông về xã hội và ngôn ngữ. 40000 năm trước, người Indonesian từ Việt Nam lên khai phá Hoa lục đã mang theo ngôn ngữ đa âm của mình.

 

Giáo sư tiếp:

 

“Tôi có một giả thiết mạnh dạn như sau : sự biến đổi đó chịu ảnh hưởng của Kinh Dịch. Tên quẻ [quái danh] là đơn âm. Càn, Khôn, .... đều đơn âm cả. Đó là những từ tầng lớp thống trị sử dụng, có tính chất thần bí, có ảnh hưởng lớn, đọc lên có sức mạnh. Lâu ngày nó sẽ hình thành một giá trị quan coi trọng ký hiệu [phù hiệu] đơn âm, về sau ảnh hưởng tới toàn bộ sự phát triển Hán ngữ.”

           

Đúng là chữ dùng trong kinh Dịch đều đơn âm. Nhưng từ đó mà cho rằng đơn âm của Dịch dẫn tới đơn âm của ngôn ngữ là không thuyết phục.

 

Tôi cho rằng, thực tế đã đi theo chiều ngược lại: ngôn ngữ đơn âm từ cuộc sống tràn vào Dịch!

Tôi cũng cho rằng, nguyên nhân trực tiếp và quyết định làm cho tiếng nói trở thành đơn âm là việc phát minh ra chữ tượng hình.

 

Chữ hình vẽ là chữ đơn lập, dùng hình vẽ làm ký hiệu ghi lại tiếng nói. Tiến tới mức cao hơn, người ta tạo ra những “bộ thủ” để ghép thành chữ biểu ý. Do không có vần kiểu alphabet nên chữ vuông không thể ghép lại thành chữ đa âm. Điều này khiến cho mỗi tiếng nói muốn được ghi lại, muốn được ký âm, buộc phải đơn âm hóa.

Blời à trời à thiên à thén à

Krong à sông à giang à jiang à

Tlủ à sủ à trâu à ngưu à níu à

Ngày nay người ta còn thống kê được rằng, trong tiếng Mân Việt có tới 20% không được ghi bằng chữ tượng hình mà chỉ được truyền khẩu, trong đó có nhiều tiếng đa âm.

Muốn xác định kinh Dịch tạo ra sự đơn âm của ngôn ngữ Trung Hoa hay ngược lại, điều cốt yếu là cần phải xác định được thời điểm xuất hiện sách Dịch cũng như thời điểm ra đời của chữ tượng hình.

 

Khảo cổ học cho thấy, tại di chỉ Giả Hồ 9000 năm trước, người Việt cổ đã khắc chữ tượng hình trên yếm rùa. Sớm hơn nữa, tại chi chỉ Bán Pha 2, gần thủ phủ Tây An tỉnh Thiểm Tây, có tuổi 12000 năm, người ta tìm được trên một bình gốm, văn bản chữ tượng hình gần gũi với Giáp cốt văn đời nhà Thương.

 

Trong khi đó, kinh Dịch xuất hiện muộn hơn nhiều. Giáo sư Dương nói: “Chu Dịch hình thành khoảng 1000 năm TCN.” Nói như vậy chỉ đúng một phần bởi lẽ Chu Dịch không tự thành tự lập mà kế thừa từ Liên Sơn Dịch của Phục Hy, Quy Tàng Dịch của Thần Nông. Theo truyền thuyết, Phục Hy sống khoảng 4000 năm TCN, vậy muộn nhất Dịch cũng xuất hiện từ thời điểm này. Dù có vậy thì rõ ràng Dịch ra đời sau chữ tượng hình rất lâu!

 

Và một sự thật không thể chối cãi: Chu Dịch được viết bằng chữ vuông. Chữ phải có trước rồi mới có cái để viết sách chứ!

Như vậy, có thể khẳng định là chữ vuông đã làm cho ngôn ngữ Trung Hoa đơn âm hóa rồi từ đó

mà vào kinh Dịch.

 

Kết luận

 

Là một uy tín lớn về Vật lý và Dịch học nên tiếng nói của Giáo sư Dương Chấn Ninh rất có trọng lượng, không chỉ trong giới khoa bảng mà càng lớn hơn trong công chúng. Nhưng do chưa thông  hiểu lịch sử kinh Dịch cũng như lịch sử hình thành dân tộc và ngôn ngữ Trung Hoa, ông đã nói những điều không phù hợp với sự thực.

 

Tranh luận với ông để làm sáng tỏ chân lý khoa học là điều cần thiết.


Rất mong sự phản hồi của quý vị thức giả.

                                                              

28.11. 2011

 

*杨振宁:《易经》对中华文化的影响
Nguồn: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=4501
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2507%3Anh-hng-ca-kinh-dch-i-vi-vn-hoa-trung-quc&catid=100%3Avn-hoa-lch-s-trit-hc&Itemid

 

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 2946
Ngày đăng: 23.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trao đổi về giống chim - Vương Trung Hiếu
Tây Cũng Tam Sao Thất Bản - Vũ Anh Tuấn
Hội thảo Thơ Việt Nam Hiện Đại Nhìn Từ Miền Trung: Những Vấn Đề Còn Đó… - Bùi Công Thuấn
Hướng đi tới cho tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa - Thái Văn Cầu
Nhân ngày 1/12(2011) Ngày Thế Giới Phóng Chống HIV/AIDS: Đức Giáo Hoàng không dùng bao cao su - Vũ Ngọc Anh
Lâu Đài Sụp Đổ Suy Ngẫm Từ Công Trình Khoa Học Lớn - Hà văn Thùy
Hiểu Việt Nam qua Wikileaks - Lê Hải*
“Thông Điệp Lọ Lem” - Vũ Ngọc Anh
Đa Đoan - Nguyễn Càn Tử
Từ Hài Cú Nhật Bản, Lục Bát Ba Câu Nguyễn Tôn Nhan, Ý Niệm Rời Về Haiku Việt Của Chu Ngạn Thư - Ngô Nguyên Nghiễm
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)