Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.182
123.222.521
 
Tưởng nhớ Vaclav Havel: Một người khổng lồ giữa những người bé nhỏ
Hiếu Tân

 

Ảnh: AFP

 

Erich Follath, Spiegel, 12/23/2011, Hiếu Tân dịc

http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,805536,00.html

 

Từ hôm Chủ Nhật, thế giới đã khóc thương cái chết của Vaclav Havel. Nhà lãnh đạo Czech đã sống một cuộc đời khúc khuỷu đi từ những xà lim nhà tù đến dinh tổng thống, từ thơ ca đến chính trị. Trong cuộc tưởng niệm riêng của ban biên tập SPIEGEL này, Havel được tường nhớ như một con người đã phấn đấu không mệt mỏi để "sống trong sự thật"

 

Chỉ nhìn qua các bạn bè của ông cũng đủ thấy Vaclav Havel không phải là một chính khách điển hình. Một con người thảo luận về Thượng Đế với nhà viết kịch Tom Stoppard và Dalai Lama và có thể nói chuyện công việc làm ăn với các nhạc sĩ được sùng mộ như Frank Zappa và thần tượng  nhạc rock Mick Jagger có thể là gì chứ không thể là một chính khách có sự nghiệp tầm tầm đi thẳng ra từ cỗ máy chính trị, một người chỉ biết nghĩ đến những liên minh quyền lực.

 

Tưởng tượng của Havel về res publica có lẽ gần nhất với khái niệm của Plato về ông vua hiền triết. Dù sao, là một nhà văn, một nhà đạo đức và tổng thống của đất nước ông, Havel đúng là như thế đấy. Tuy nhiên, tư tưởng Hy Lạp về nhà nước hoàn thiện giả định rằng mọi công dân có cùng hiểu biết điều gì là tốt - và điều đó không có chỗ cho những người bất đồng tư tưởng.

 

Và chính ở đây là cái gốc rễ của thế lưỡng nan nho nhỏ mà con người vĩ đại này thấy mình lâm vào: Havel chưa bao giờ dễ dàng bị xếp xó. Có lẽ điều này giải thích tại sao ông có một tính cách dễ chịu nhưng cũng hết sức khó khăn như vậy. Havel là một tạo vật của ánh sáng làm lóa mắt nhiều người, đặc biệt là những người chưa bao giờ tự mình đổ bóng.

 

Tôi nhớ lại cuộc viếng thăm Havel tại ngôi nhà nghỉ xoàng xĩnh của ông ở làng Vlčice, ở phía đông Bohemia, tháng Bảy 1989. Bộ ria của ông đốm bạc, khuôn mặt nam tính gân guốc kiểu Belmondo đầy những nếp nhăn, và bàn tay ông run rẩy, lúc nào cũng cầm một điếu thuốc. Tôi tự hỏi có phải ông vừa mới qua một đêm nữa trong xà lim mà nhà cầm quyền dựng ông dậy để chịu một trong những cuộc thẩm vấn kéo dài 12 giờ không. 

 

Không, ông trả lời. Ông đã thức đến sáng để nói chuyện với các bạn ông ở công đoàn Đoàn kết, Ba Lan. "Người Ba Lan đã tiến xa hơn chúng tôi," ông lầm bầm, choáng váng nhưng vẫn tỉnh táo. Một chiếc phong bì nằm trên bàn bếp giữa những chai vodka, bên ngoài ghi "Để gửi cho Z. nếu tôi bị bắt giam lần nữa." Chiếc phong bì chứa một bản nháp viết tháu bài diễn văn mà Havel dự định đọc ở Frankfurt, nơi ông sẽ được giới thiệu với Giải thường Hòa bình của Hiệp hội các nhà Xuất bản và Bán sách Đức. Như ông đã nghi ngờ, chế độ của Tổng thống Tiệp khắc lúc đó là  Gustav Husak đã từ chối cho ông ra khỏi đất nước để tham dự lễ trao giải thưởng đó.

 

Năm tháng sau, ngày 29 tháng 12, 1989, cuộc "Cách mạng Nhung" đã quét chủ nghĩa cộng sản ra khỏi quyền lực ở Tiệp Khắc, và Havel, lãnh đạo của Diễn đàn Công dân bất đồng chính kiến đã đứng trên ban công nhìn xuống Quảng trường Wenceslas ở Prague, vì ông đã được Quốc hội được mới bầu đề cử làm người đứng đầu nhà nước. Và toàn dân tộc hoan hô ông. Nhà thơ-Tổng thống vẽ những trái tim đỏ lên bàn tay hàng trăm người chìa ra. Sau đó, ông đạp một cách mạnh mẽ qua những hành lang của Lâu đài Prague, trụ sở tôn nghiêm của chính phủ, trên một chiếc xe hẩy (scooter[1]) của trẻ con.

 

Con đường trở thành nhà văn bất đồng chính kiến

 

Trái ngược với nhiều người bất đồng chính kiến Đông Âu khác, người giúp chôn chủ nghĩa cộng sản ở Tiệp Khắc không bao giờ chơi với bọn môi giới quyền lực của chế độ cũ, một phần bởi vì ông xuất thân ở tầng lớp cao. Nền giáo dục tư sản của Havel vừa là một gánh nặng vừa là một đặc quyền. Nó định hướng sự phát triển của ông rất nhiều, mài sắc mọi tình cảm và xét đoán của ông.

 

Vaclav Havel sinh năm 1936 là con của một nhà kiến trúc và điền chủ giầu có. Chú của ông là một trong những nhà làm phim quan trọng của Tiệp Khắc. Năm 1948, khi những người cộng sản tịch thu tài sản của gia đình ông, những ngày thảnh thơi vô tư chấm dứt. Để kiếm sống, cha ông đã phải kiếm việc làm một chân nhân viên văn phòng, và mẹ ông làm người hướng dẫn du lịch. Bị ngăn cản không được vào đại học, Vaclav bắt đầu học nghề trong một phòng thí nghiệm hóa học, nhưng ông cũng bí mật dự các lớp buổi tối, tại đó ông đạt được bằng trung học và được tuyển vào một chương trình đào tạo kỹ sư giao thông thuộc trường Đại học Kỹ thuật Tiệp khắc ở Prague, trong đó chỉ còn một chỗ trống. Đơn xin vào Học viện Âm nhạc của ông bị bác bởi vì ông bị cáo buộc là không đáng tin cậy về mặt chính trị. Havel cũng say mê ngành sân khấu, nên ông đã làm một người phụ trách ánh sáng và thay đổi phông sân khấu và bắt đầu học một khóa đạo diễn hàm thụ.

 

Havel bắt đầu viết trong những thời gian rảnh rỗi. Được kích thích bởi nhà soạn kịch Romania-Pháp Eugene Ionesco, và đặc biệt bởi hiện thực kỳ quái của hệ thống xã hội chủ nghĩa xung quanh ông, Havel đã sáng tác những vở hài kịch châm biếm như "Bữa tiệc trong vườn," khiến ông được hoan nghênh ở nước ngoài và bị tẩy chay ở trong nước. Ông cũng trở nên nổi tiéng với những tiểu luận về bảo vệ cá nhân đối mặt với chủ nghĩa toàn trị, và cuối cùng ông tham gia ban biên tập tờ Tvár (Mặt)  một tờ báo chính trị văn hóa ra hàng tháng. Một bài diễn văn chống kiểm duyệt của ông đọc tại hội nghị các nhà văn năm 1967 đóng một vai trò quan trọng trong việc mở đường cho Mùa Xuân Prague một năm sau. Nhưng khi những xe tăng Liên Xô đàn áp một cách tàn nhẫn phong trào cải cách, Havel bị cấm xuất bản tác phẩm của ông.

 

Hạ bệ chế độ

 

Vaclav Havel tiêu mất tổng cộng 50 tháng trong tù. Trong thời gian bị giam trong một xà lim lạnh và ẩm, ông viết "Những bức thư gửi Olga" xúc động, cho người bạn học trở thành người vợ đầu tiên của ông năm 1964 (sau khi bà mất năm 1996, ông cưới nữ diễn viên Dagmar Veskrmova).

 

Khi nhà hoạt động vì quyền công dân không ở tù, công an mật theo dõi những hoạt động của ông suốt ngày đêm, ngay cả trong khi ông làm việc trong một nhà máy bia. Đôi khi ông thấy thương hại những người canh giữ ông, trêu chọc mời họ uống với ông ở một quán rượu địa phương. Khi trời sương mù và ông bực mình vì bị theo dõi trong xe của ông, ông cố đánh lạc những kẻ theo đuổi bằng cách chạy xuống những con đường nông thôn. Havel vẽ trong những hoàn cảnh kỳ quặc ấy, viết những vở kịch phi lý và những thí nghiệm tinh thần thông minh cũng như nhiều cảnh phim lấy chủ đề tìm lại bản thân trong một nhà nước cảnh sát buồn nản.

 

Hiến chương 77 - một sáng kiến công dân mà ông đồng sáng lập, đã đẩy Havel lên tuyến đầu phong trào đấu tranh vì các quyền công dân. Là kẻ thù không thương xót của tính sợ chống đối và dạng cực đoan của tính thụ động của người Czech gọi là "chủ nghĩa Avejk" (một thuật ngữ lấy từ cuốn tiểu thuyết kinh điển Czech Thế Chiến I "Người lính tốt Svejk"), Havel liên tục cố gắng thuyết phục các bạn của ông ở phương Tây rằng "tự do"  không có ý nghĩa gì trừ khi nó thấm đẫm sự sống. Ông thương hại những kẻ tránh ông vì sợ rằng "bản chất không tránh khỏi của sự tiếp xúc của chúng ta" sẽ làm chính phủ ở Prague nổi giận một cách không cần thiết và do đó "đe dọa những nền tảng mong manh của một sự hòa dịu mới chớm." Ông nói rằng dù sao "Chính là họ chứ không phải tôi, đã tự nguyện hy sinh tự do của họ."

 

Havel không bao giờ là một tín đồ Thiên chúa ngoan đạo, nhưng ông có những quan hệ với những người có niềm tin tôn giáo vững chắc, như Vaclav Maly, một linh mục bất đồng chính kiến và người cùng ký Hiến chương 77. Sự quấy nhiễu của chính quyền của Tổng thống Gustav Husak đã liên kết Havel với Mali, cho họ một quyết tâm mà sau này Havel gọi là "một phương hướng, một mục đích", một cảm giác về chuyện có thế đổi họa thành phúc.

Năm 1989, Maly là một trong những người tổ chức những cuộc tập hợp cuối cùng đã lật đổ chế độ cộng sản, và sau đó ông đã đứng bên bạn của mình trên ban công nhìn xuống Quảng trường Wenceslas.

 

Những nỗi đau khổ của vị Tổng thống - Nhà thơ

 

Havel đạt được những thành tựu rõ ràng trong những năm đầu ông tại chức. Ông đàm phán với Tổng thống Gorbachev về việc rút quân đội Liên Xô, được hoan nghênh nhiệt liệt vì những quan điểm thân châu Âu trong nghị viện châu Âu, ký hiệp ước hòa bình với Đức và xin lỗi về việc trục xuất người Đức thiểu số khỏi Sudetenland sau Thế Chiến II mà ông gọi là "đáng bị chỉ trích về mặt đạo đức" - một cử chỉ hào hiệp nhưng đúng là không được lòng dân trong nước ông.

 

Nhưng ngay cả vị tổng thống - nhà thơ cũng không miễn nhiễm khỏi những sự thụt lùi trong các vấn đề chính trị thường ngày. Ông mắc sai lầm bởi vì đúng là ông quá ít tập trung vào các chi tiết. Hàng loạt sai lầm gợi lên rằng ông ngày càng mệt mỏi và cảm thấy bị kẹt bởi cương vị của mình, những sai lầm ngớ ngẩn trong đó có bình luận amatơ về hệ thống hiến pháp của nước Tiệp Khắc cộng sản và sự kiện con người khiêm tốn Havel ký đưa vào luật (mặc dù bất đắc dĩ) một điều luật bổ sung cấm "phỉ báng nguyên thủ quốc gia." Với thời gian, chứng loạn thần kinh của vai trò nước đôi tổng thống và nghệ sĩ, nhà chính trị thực tế và nhà đạo đức, trở nên rõ ràng một cách đau đớn.

 

Mặc dù ông không thể ngăn được sự tan rã của Tiệp Khắc, Havel vẫn là tổng thống của cộng hòa Czech thêm 10 năm nữa, thậm chí đưa đất nước thuộc Hiệp ước Warsaw cũ của ông vào NATO. Nhưng khả năng ra quyết định của ông dần dần bị xói mòn, và như ông than với SPIEGEL trong một cuộc phỏng vấn năm 1999, đã trở nên " khó sống trong sự thật khi gần như mọi người khác đều đã yên ổn trong những ngôi nhà dối trá của họ." 

Havel cũng có mối thù hận sâu sắc với Vaclav Klaus, người kế tục ông trong Lâu đài Prague. Là người cực đoan hâm mộ cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, Klaus chế nhạo Havel là "anh hề" cõi trên, mặc dầu Havel đã là người nhìn xa trông rộng trong lời kết án của ông về cái mà ông gọi là "chủ nghĩa tư bản mafia".

 

Havel rời khỏi sân khấu chính trị năm 2003, một vị tổng thống bị trừng phạt hơn là cay đắng. "Họ biến tôi thành một thứ huyền thoại", ông nói, "và nhân dân thích thứ huyền thoại gây choáng." Sau khi ông ra đi, uy tín đạo đức không thể nghi ngờ được của Havel tiếp tục khiến ông được chú ý, mặc dầu ông được coi như một tiên tri ở nước ngoài nhiều hơn ở trong nước.

 

Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng của chúng tôi, cách đây một năm, vị cựu tổng thống buồn thảm hốc hác nói với tôi "thần chết đã lảng vảng bên giường" hết lần này đến lần khác. Và hết lần này đến lần khác, ông đã đuổi được nó đi.

 

Đầu tháng Mười, Havel muốn đến gặp Dalai Lama một lần cuối. Nhưng cuộc gặp ấy không thành. Vaclav Havel mất trong giấc ngủ, Chủ nhật trước, ở tuổi 75, một người khổng lồ về chính trị và đạo đức trong thời đại của những con người bé nhỏ[2].

 



[1] Xe hẩy: thứ xe hai bánh của trẻ con, có chỗ đứng một chân còn một chân để hẩy.

[2] Nguyên văn Pygmy: người lùn Pigmy, rất lùn, sống ở Phi châu xích đạo.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2639
Ngày đăng: 29.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tương lai của Lịch sử. tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Tương lai của Lịch sử - Hiếu Tân
Vượt ra ngoài 'Thượng đế' - Hiếu Tân
Khóc Kim Jong Il - Trần Ngọc Cư
Nhân dân đấu với Putin - Hiếu Tân
Cái chết của Kim Jong Il: Một cơn ác mộng trước Giáng Sinh! - Hiếu Tân
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il , đã qua đời ở tuổi 69. - Hiếu Tân
Vaclav Havel, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc (cũ), từ trần ở tuổi 75 - Hiếu Tân
Đọc Haruki Murakami như thế nào? - Hiếu Tân
Cuộc trở lại kỳ ảo của Murakami - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)